SỰ TÍCH CÁ GỖ QUÊ ” BÁC ” VÀ PHÁT MINH CÁ SẮT CAPUCHIA.

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail
Cá Gỗ, Cá sắt , ai ngu hơn ai ?
May be an image of food and indoor
Jean Lacouture, một học giả Pháp chuyên viết tiểu sử các nhân vật nổi tiếng trên thế giới, đã bắt đầu cuốn sách Président Hồ Chí Minh bằng câu chuyện cá gỗ. Ông kể rằng HCM sinh ra ở Nghệ An, nơi có đời sống rất kham khổ, nơi mà những nhà nho thường dọn bữa ăn với một con cá bằng gỗ để che mắt người ngoài khỏi thấy được sự nghèo túng của họ, vì họ cho rằng nghèo là một chuyện xấu hổ đáng che dấu….
Cái tinh thần chuộng bề ngoài sợ sự thật đó còn lưu lại ngày nay ở Việt Nam để sinh ra một thứ văn hoá chạy theo khoa bảng, chạy theo “hoành tráng” mà bên trong thì trống rỗng. Hàng trăm ngàn tiến sĩ mà không làm nổi một cái đinh vít cho ra hồn mà vẫn huênh hoang là đỉnh cao trí tuệ.
Trong khi đó thì tại Campuchia, một nước láng giềng nhỏ bé mà Jean Lacouture đã gán cho mấy chữ không lấy gì vui là “Cộng Sản Nhà Quê”, thì họ đang có một đầu óc thực tế hơn là các “đỉnh cao trí tuệ” Việt Nam.
Trước hết người Campuchia, không bị mặc cảm mà nhìn đúng sự thật để học hỏi và thâu nhận chất xám đến từ mọi nơi. Một nông dân Việt Nam có sáng kiến cải tạo những vũ khí phế thải thành những xe tăng đại bác tối tân thực dụng, đang bị Việt Nam nghi ngờ và coi thường, nếu không muốn nói là khinh bỉ vì không có bằng tiến sĩ, thạc sĩ, giáo sư, phó tiến sĩ v…v…Thế nhưng anh nông dân này được đón tiếp rạng rỡ ở Campuchia như là một nhà sáng chế vũ khí có tầm cỡ và được phong ngay hàm Đại tướng. Tiết kiệm được cho Cam-pu-chia khỏi tốn hàng tỷ bạc mua vũ khí Nga Tàu để….vứt đi.
Campuchia đã thiết kế và sản xuất được xe hơi với giá rẻ và ít hao xăng, một cần thiết cho các nước mới mở mang phải biết liệu cơm gắp mắm.
Còn Việt Nam thì chỉ mới biết lắp ráp xe của các hãng ngoại quốc, do người ngoại quốc điều khiển và chỉ mới ở giai đoạn gia công, trong khi bao nhiêu đầu óc Việt Nam đang phí phạm ở khắp thế giới vì điều kiện chính trị không cho phép phục vụ đất nước.
Thủ tướng Hun Sen có người con trai là Hun Manith, được đào tạo tại trường West Point Hoa Kỳ, một bảo đảm về tư cách và khả năng cá nhân mà cả thế giới hâm mộ, thì chỉ giữ một chức vụ khiêm nhường tại bộ Quốc phòng (Giám đốc sở Tình báo). Khi được hỏi có tham vọng thay thế cha hay không, thì chàng trai 34 tuổi này trả lời rằng đó là chuyện định đoạt do bầu cử. Còn ở Việt Nam thì các thái tử đỏ đã bắt đầu được cài vào những chức vụ then chốt để sẵn sàng nối ngôi.
Trong khi Việt Nam đang say sưa với cái hào nhoáng bên ngoài đang cho dân ăn bánh vẽ nghĩa là ăn những con cá gỗ thời đại Hồ Chí Minh (theo nghĩa bóng) mà bụng vẫn đói mèm, thì ở Campuchia chính phủ đang cho dân ăn những con cá….sắt (theo nghĩa đen) để chửa bệnh thiếu máu.
Trên thế giới hiện nay có ba tỷ rưởi người bị bệnh thiếu máu vì thiếu chất sắt (anémie ferriprive), đó là bệnh của nhà nghèo, nhất là ở những nước kém mở mang vì thiếu dinh dưỡng.
Sắt là chất cần thiết để tạo nên hạt máu đỏ trong đó có chứa một chất protein gọi là hemoglobin (huyết cầu tố) có nhiệm vụ chuyên chở dưỡng khí (O2) hút được trong không khí từ phổi đến các tế bào, các mô. Cơ thể thiếu sắt sinh ra thiếu máu, thiếu dưỡng khí, thiếu sự sống….
Một sự tình cờ đã đưa con cá sắt nhảy lên bờ để cứu sống được hằng triệu người trên thế giới.
Cách đây ba năm, một sinh viên Canada 26 tuổi, Christopher Charles, vừa đậu xong bằng cử nhân ở đại học Guelph, Toronto, chọn đi nghỉ hè ở Campuchia, đồng thời chàng cũng giúp những nhà khoa học địa phương để cho thêm chất sắt vào thức ăn hầu làm giảm chứng bệnh thiếu máu rất phổ biến tại Campuchia. Ở đây 60 phần trăm phụ nữ phải làm việc vất vả ở tuổi rất sớm, ăn uống thiếu thốn, thiểu thịt đỏ, trái cây, đồ biển v.v…
Họ thường bị mất máu trong các kỳ kinh nguyệt và mỗi khi sanh đẻ, ảnh hưởng đến sự chậm phát triển não bộ nơi thai nhi v.v… nghĩa là ảnh hưởng đến sức khỏe của cả dân tộc. Các thứ thuốc chứa chất sắt thì đắt đỏ so với túi tiền của họ.
Chris Charles lấy đó làm đề tài nghiên cứu để lấy bằng tiến sĩ. Trong ba năm trời chàng làm việc trong những túp lều tranh, không nước, không điện để xử dụng máy vi tính, phải học tiếng Campuchia, nhất là học nghệ thuật lấy máu bệnh nhân từ những chiếc thuyền nan chòng chành trên sông Mékong….
Thoạt tiên Charles đề nghị các bà nội trợ nấu ăn bằng những cái nồi bằng sắt nhưng không ai nghe vì vừa nặng vừa đắt tiền. Đề nghị bỏ một khoanh sắt vào nồi canh cũng không ai theo. Ý kiến chạm một cái hoa sen bằng sắt thì cũng bị chê vì hoa sen là để cúng Phật chứ không phải để bỏ vào nồi canh. Sau cùng có lẽ vì được gợi ý bởi cuốn sách Président Hồ Chí Minh của Jean Lacouture về con cá gỗ nên Charles đề nghị chạm hình con cá vừa hấp dẩn vừa rẻ tiền thì được chấp nhận ngay. Một bác thợ rèn ở đầu xóm có thể làm việc đó với giá 1,5 đô la Mỹ
Con cá của BS Charles đem lại 75% nhu cầu về sắt hằng ngày cho một người lớn. Đàn ông cần 9mg, đàn bà 16mg mỗi ngày. Chỉ cần nấu ít nhất 10 phút để cho cá….chín. Vắt thêm chút chanh vì acide citrique và acide ascorbique (vitamin C) trong chanh làm dễ hấp thụ chất sắt và để mùi vị thêm hấp dẫn, không thua gì tô canh chua cá bông lau mà người dân Campuchia thích ăn hằng ngày.
Ở đây hiện có trên 2500 đang “ăn” cá sắt. Cuộc khảo sát cho biết phân nửa người dùng sau 12 tháng thì không còn thiếu sắt trong cơ thể nữa, hết những triệu chứng của bệnh thiếu máu như mỏi mệt, tim đập nhanh, người xanh xao, chóng mặt nhức đầu, kém trí nhớ…. Họ thấy yêu đời hơn và năng động hơn. Chính phủ Campuchia đang khuyến khích sử dụng rộng rãi trong dân gian.
Tôi còn nhớ vào năm 1982, khi bà bs Dương Quỳnh Hoa còn làm Giám đốc Trung Tâm Nghiên Cứu Dinh Dưỡng Nhi Khoa tại bệnh viện Nhi Đồng 2, Sai-Gòn, một hôm có phái đoàn đài BBC đến thăm, thấy có nhiều trẻ em bị mù vì bệnh khô mắt (xerophthalmia) vì thiếu vitamin A, thì được bs Quỳnh Hoa giải thích:
“Ở đây chính phủ thích choàng khăn quàng đỏ lên cổ các em hơn là phát cho các em mỗi ngày một viên vitamin A để khỏi bị mù”
Một câu nói còn ý nghĩa đến ngày nay, gần nửa thế kỷ sau, để thấy rõ chính sách lo cho dân của cộng sản Việt Nam. Khi bà bộ trưởng y tế Kim Tiến thờ ơ trước các em bé chết vì chích thuốc ngừa mà bận lo đi nếm nước piscine để kiểm soát lượng thuốc khử trùng chlorine, thật là một cử chỉ phường tuồng vô liêm sĩ.
Trong khi anh cộng sản “nhà quê” (chữ của J.Lacouture) đã biết lo sức khỏe cho dân bằng cách khuyên ăn cá sắt thì Việt Nam còn cho dân ăn cá gỗ dài dài….
Cá sắt, cá gỗ, ai ngu hơn ai?
Phương Vũ Võ Tam-Anh