‘SÀI GÒN XỬ TỬ” CỦA EDDIE ADAMS

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail

http://www.nguyetsanlonghoa.net/images/bt1009Eddie-Adams-01.jpg  Bức hình “giết một ông tướng”

Để nói về tầm lợi hại của hình ảnh, người ta thường ví von: ”một tấm hình bằng ngàn chữ”. Nhưng đối với Eddie Adams, một phóng viên nhiếp ảnh của hãng thông tấn Mỹ Associate Press (AP), thì môt tấm hình của ông, như ông tự nhận định: đã “giết chết một vị tướng” và hơn thế nữa cũng chính bức hình này đã thay đổi cuộc diện của chiến tranh Việt Nam. Bức hình nổi tiếng đó, đã được ông đặt tên là “Sài Gòn Xử Tử”

Bức Hình Sài Gòn Xử Tử ( Saigon Execution)
Tác giả : Triều Giang
Diễn đọc Thanh Phuơng

 

http://1.bp.blogspot.com/_L5TI-crGvVg/StvfkyP4PPI/AAAAAAAAAIA/rT9DGPMKkgw/s400/ed.jpg

http://www.nguyetsanlonghoa.net/images/bt1009Eddie-Adams-02.jpg

http://www.nguyetsanlonghoa.net/images/bt1009Eddie-Adams-03.jpg 

 

Bức Hình Đưa Sự Nghiệp Của Phóng Viên Nhiếp Ảnh Lên Đỉnh Vinh Quang
“Sài Gòn Xử Tử” của E. Adams Triển Lãm ở Đại Học Austin
Triều Giang“Sài Gòn Xử Tử”, tấm hình “giết một ông tướng” chụp cảnh Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan sắp bắn đặc công Nguyễn văn Lém trên đường Lý Thái Tổ, Chợ Lớn trong cuộc tổng tấn công tết Mậu Thân 1968 . (Hình của Eddie Adams Photographic Archive di_05291.The Dolph Briscoe Center for American History. The University of Texas at Austin)

 Những hệ quả ca một bức hình. – Lời xin lỗi và chuộc llỗi của một phóng viên có lương tâm và trách nhiệm. http://www.nguyetsanlonghoa.net/images/bt1009Eddie-Adams-01.jpg
– Bộ sưu tập trị gííá 7 tới 8 triệu đô la đã được tặng cho Đại học UT Austin.Bức hình “giết một ông tướng”Để nói về tầm lợi hại của hình ảnh, người ta thường ví von: ”một tấm hình bằng ngàn chữ”. Nhưng đối với Eddie Adams, một phóng viên nhiếp ảnh của hãng thông tấn Mỹ Associate Press (AP), thì môt tấm hình của ông, như ông tự nhận định: đã “giết chết một vị tướng” và hơn thế nữa cũng chính bức hình này đã thay đổi cuộc diện của chiến tranh Việt Nam. Bức hình nổi tiếng đó, đã được ông đặt tên là “Sài Gòn Xử Tử” (Saigon Execution), chụp hình Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan, Tổng Giám Đốc Cảnh Sát Quốc gia, Nam Việt Nam đang chỉa súng vào đầu Đại úy đặc công Việt Cộng Nguyễn văn Lém tay đang bị trói ngoặt phía sau, tại một góc đường Lý Thái Tổ, khu Chợ Lớn trong cuộc tổng tấn công tết Mậu Thân năm 1968. Nguyễn văn Lém trước đó đã giết ít nhất là 8 người trong đó có toàn bộ gia đình của một sĩ quan dưới quyền tướng Loan.

Sau khi bức hình được chụp, Nguyễn văn Lém bị bắn chết, Tướng Loan khoảng 3 tháng sau bị bắn gãy chân phải trong một trận chiến truy lùng cán binh CS vẫn còn đang ẩn núp tại ven đô. Ông được đưa sang Úc để chữa trị. Vì vết thương quá nặng, ông xin được chuyển sang bệnh viện quân đội Mỹ Walter Reed Army Medical Center tại Washington nhưng đã bị Quốc hội Mỹ từ chối nhiều lần. Chân phải của ông đã bị cưa. Năm 1975, trước khi Sài gòn thất thủ, ông có yêu cầu cho ông và gia đình ông được tị nạn tại Mỹ nhưng đã bị từ chối. Cuối cùng ông và gia đình đã được đưa ra khỏi Việt Nam bằng phi cơ của Việt Nam cùng với làn sóng người tỵ nạn. Ông và gia đình ông định cư tại tiểu bang Virginia, ông mở tiệm Pizza đề sinh sống. Ở đây, ông và gia đình cũng không được yên thân. Khi người địa phương biết được thân thế của ông, tiệm Pizza của ông đã mất rất nhiều khách và phải chịu nhiều cảnh khủng bố tinh thần như những cuộc vận động trục xuất ông và gia đình ra khỏi Mỹ với lý do ông là “tội phạm chiến tranh (war crime, hoặc một người nào đó đã để lại hàng chữ hăm doạ “Chúng tôi biết ông là ai” (We know who you are) trên bức tường trong nhà vệ sinh của tiệm.

Ông Loan mất vì bệnh ung thư vào năm 1998, hưởng thọ 67 tuổi.

Riêng Eddie Adams, tấm hình của ông đã đưa ông lên đỉnh đài danh vọng của nghề nghiệp, ông đã được lãnh giải Pulitger Prize, giải thưởng cao quý nhất của ngành truyền thông Hoa Kỳ và tấm hình lịch sử của ông được bầu là một trong những tấm hình quan trọng nhất trong cuộc chiến VN. Có thể nói mỗi khi tên tuổi Eddie Adams được nhắc tới, người ta liên tưởng ngay tới bức hình “Sàigòn Xử Tử”. Một bức hình khác cũng là một trong những bức hình gây nhiều ảnh hưởng vào thời này, đó là bức hình của một phóng viên nhiếp ảnh người Việt, ông Huỳnh Công Út, phóng viên của AP , còn có biệt hiệu là Nick Út chụp hình bé gái Phan Thị Kim Phúc, 9 tuổi, bị phỏng vì bom Napalm, trần truồng chạy trên đường lộ tại Trảng Bàng. Ông Nick Út cũng được giải Pulitzer Prize và bức hình của ông được chọn là hình của World Press Photo of the Year năm 1972.

“Bức hình đã nói dối vì chỉ nói một nửa của sự thật”
Nhưng tai ương chỉ thực sự đã xảy ra cho Việt Nam Cộng Hoà sau khi “Sàigon Xử Tử” được đưa lên báo chí Mỹ rồi trên toàn thế giới cùng với đoạn phim ngắn của đài truyền hình NBC chiếu toàn bộ cảnh xử tử. Dư luận thế giới và đặc biệt dư luận Mỹ đã đổi hẳn cách nhìn về chiến tranh VN và Việt Nam Cộng Hoà ngày càng mất dần sự hỗ trợ của người dân Hoa Kỳ. Những cuộc biểu tình chống chiến tranh trên đường phố, trong các trường đại học bắt đầu nổi dậy tạo những áp lực nặng nề cho chính phủ Hoa Kỳ và cuối cùng họ phải “rút lui trong danh dự” vào năm 1973, để mặc đồng minh Nam Việt Nam chiến đấu trong tuyệt vọng để cuối cùng rơi vào tay của Cộng Sản ngày 30 tháng 4 năm 1975. Sau cuộc chiến là cảnh hàng triệu người Việt Nam phải chạy trốn Cộng Sản và nhiều trăm ngàn người phải bỏ thây trên biển cả Thái Bình Dương, hàng triệu người bị cầm tù không hề được đưa ra tòa xét xử, và cả hai miền nam bắc Việt Nam hoàn toàn rơi vào gọng kềm sắt máu cuả nhà cầm quyền CS.

Eddie Adams sau đó đã bị ray rứt và thật hối hận vì bức hình của ông đã triệt tiêu tất cả danh dự của một vị tướng đã chiến đấu anh dũng và hy sinh một phần thân thể cho đất nước ông. Tướng Loan và gia đình của ông cũng đã phải chịu quá nhiều oan ức khi cuộc chiến đã qua, cũng chỉ vì bức hình. Eddie đã phát biểu: “ Vị Tướng giết Việt Cộng; tôi đã giết ông Tướng với chiếc máy hình của tôi. Cho tới bây giờ, hình ảnh vẫn là một thứ vũ khí mạnh nhất trên thế giới. Mọi người vẫn tin vào nó. Nhưng hình ảnh cũng nói dối, dù là ảnh thực không hề bị sửa chữa. Hình chỉ nói một nửa của sự thật… Điều mà bức hình “Sàigon Xử Tử” đã không nói lên, đó là: “ Bạn sẽ làm gì nếu bạn là vị tướng trong thời điểm đó, nơi chốn đó, trong cái ngày nóng bỏng đó, bạn bắt được một tên địch mới vừa nổ tung một, hai, hoặc ba người Mỹ?. Khi chụp tấm hình này, tôi chỉ muốn nói lên những gì đã xảy ra trong cuộc chiến, tôi không cố ý muốn hại bất kỳ ai.”

Lời xin lỗi và chuộc lỗi của kẻ có lương tâm và trách nhiệm
Eddie sau đó đã tìm gặp Tướng Loan để xin lỗi trực tiếp. Tướng Loan đã không thù hận hay cay đắng, ông chấp nhận lời xin lỗi của Eddie và nói rằng “Ông chỉ làm phận sự của ông, cũng như tôi đã làm phận sự của tôi”. Và trong cuộc phỏng vấn của báo chí khi có tin tướng Loan từ trần vào năm 1998, Eddie đã ca tụng Tướng Loan là một anh hùng.

Eddie Adams còn một nỗi hối hận khác đó là cuộc chiến đã đem lại một kết quả thảm khốc cho người dân Nam Việt Nam. Khác với hầu hết những người làm truyền thông Mỹ đã tìm được vinh quang nghề nghiệp bằng cuộc chiến VN và đã đóng góp không ít cho sự thất thủ của miền nam Việt Nam, cho đến hôm nay với bao thảm cảnh đã và đang xảy ra cho Việt Nam, họ vẫn chưa một lần nhìn lại việc làm của mình để nhận ra sự thật. Eddie Adams đã không chỉ hối hận và nói lời xin lỗi xuông, ông đã tìm cách chuộc lỗi của mình bằng cách trở về biển Đông chụp những bức hình, một lần nữa gây xôn xao dư luận thế giới và nhất là Hoa Kỳ, những bức hình nói lên cảnh đau thương của người Việt Nam vượt biển đi tìm tự do trong cái chết để tìm sự sống.

Bức hình nổi tiếng được ông đặt tên là “Chiếc thuyền không có nụ cười” chụp hình một bà mẹ ôm đứa con đã chết cứng trong vòng tay, một đứa khác đang mệt lả sau lưng bà. Gương mặt của người phụ nữ diễn tả sự đau đớn tột cùng, và ánh mắt của bà nói lên tâm trạng của thuyền nhân; mỏi mệt, đau đớn, hoảng sợ, và tuyệt vọng. Ông đã dùng bức hình này để đặt tên cho bộ sưu tập mang tên “Con Thuyền Không Có Nụ Cười”. Bộ sưu tập nói về thảm cảnh của thuyền nhân này đã được gửi lên Quốc hội Hoa Kỳ trong cuộc vận động cho việc Hoa kỳ chấp nhận người Việt tị nạn tại Hoa kỳ mở đầu cho cuộc di dân của gần 2 triệu người Việt Nam vào Mỹ trong gần 35 năm qua và còn đang tiếp diễn.

Tất nhiên, những đóng góp của Eddie trong cuộc vận động này chỉ là sự mở đầu, đã phải có nhiều cuộc tranh đấu gay go khác trong nhiều thời điểm khác nhau để cuộc di dân khổng lồ mà trong lịch sử người Mỹ chưa bao giờ dành cho bất kỳ cựu đồng minh nào trên thế giới. Phóng viên nhiếp ảnh Eddie Adams với lương tâm và trách nhiệm, ông đã can đảm nhận lỗi và chuộc lỗi. Và đã nhiều lần ông nói lên lòng mong mỏi của ông là được mọi người biết đến tên tuổi của ông bằng sưu tập “Con thuyền không có nụ cười” gồm những bức hình giúp người, chứ không phải bằng bức hình “Saigon Xử Tử”, một bức hình đã hại người.

Triển lãm và chiếu phim về cuộc đời và tác phẩm của Eddie Adams
Eddi Adams sinh năm 1933, mất năm 2004. Ông bắt đầu sự nghiệp nhiếp ảnh ảnh từ những năm còn học trung học tại Hensington, tiểu bang Pensylvania. Ông từng là nhiếp ảnh viên của binh chủng Thủy Quân Lục Chiến trong chiến tranh Triều Tiên. Năm 1962, ông cộng tác với AP. Sau 10 năm ông đổi sang tuần báo Time. Năm 1976, ông trở lại làm việc cho AP và là phóng viên nhiếp ảnh duy nhất được giữ danh hiệu Thông tín viên đặc biệt của hãng thông tấn này. Từ năm 1980 tới khi ông mất vào năm 2004, ông làm nhiếp ảnh viên cho báo Parade chuyên cho tin về những nhân vật nổi tiếng, những vấn đề về sức khoẻ, và những tin đặc biệt cần biết. Trong suốt thời gian làm việc tại đây, hình của ông được chọn làm bìa cho trên 350 số báo. Ngoài Pulitzer Prize, Eddie nhận trên 500 giải thưởng nhiếp ảnh báo chí Hoa kỳ và trên toàn thế giới.

Di sản vĩ đại của ông bao gồm 200 bộ Anh trải dài với slides, âm ảnh, hình, băng ghi âm, băng hình, bản tin, nhật ký, bản thảo. Bên cạnh phần lớn là những hình ảnh, tin tức về chiến tranh Việt Nam, còn có những bộ sưu tập ông đã bỏ nhiều thời gian và tim óc để thực hiện như bộ sưu tập nói lên cảnh nghèo tại Mỹ, những người homeless, Mẹ Teresa, hình ảnh về Brazil, những cuộc biểu tình chống chiến tranh và đặc biệt là hình ảnh của một số nhân vật nổi tiếng trong mọi lãnh vực cùng thời với ông như TT. Ronal Reagan, Filadel Castro, Clint Eastwood, Bette Davis, Bill Cosby,…

Tháng 9, 2009 vừa qua, quả phụ Alyssa Adams đã tặng toàn bộ di sản kể trên cho Đại học Texas (UT) tại Austin để đại học này thành lập một thư khố dùng làm tài liệu giảng dạy cho ngành nhiếp ảnh. Ông William Powers Jr., Hiệu trưởng Đại học UT tại Austin đã tuyên bố trong một thông cáo báo chí rằng:” Eddie Adams là một ký giả nhiếp ảnh với một thiên tài. Bộ sưu tập của ông đem đến cho đại học thêm một nguồn tài liệu vô giá để giúp chúng ta tìm hiểu về lịch sử Hoa kỳ vào thế kỷ 20 và đặc biệt cho ngành nhiếp ảnh báo chí. Chúng tôi thật mang ơn bà Alyssa Adams về món quà vĩ đại và quan trọng này.” Ông Powers còn cho biết trị giá của bộ sưu tập này khoảng 7 tới 8 triệu đô la.

Một bức hình trong sưu tập “ Chiếc Thuyền Không Có Nụ Cười” của Eddie Adams chụp về thảm cảnh của thuyền nhân Việt Nam. (Hình của Eddie Adams Photographic Archive di_05297.The Dolph Briscoe Center for American History.The University of Texas at Austin).

Đại học UT tại Austin đã thực hiện một cuộc triển lãm đầu tiên gồm 28 bức hình chọn lọc và một số hình bià của báo Parade để giới thiệu bộ sưu tập Eddie Adams. Cuộc triển lãm sẽ kéo dài tới ngày 16 tháng 1, năm 2010 tại The Dolph Briscoe Center for American History Research and Collection, tại số 1 đường University Station D1100, Austin, Texas, 78712. Giờ mở cửa từ 10 giờ sáng tới 5 giờ chiều từ thứ hai tới thứ sáu. Thứ bảy nếu không có football game hoặc là ngày lễ, sẽ mở cửa từ 9 giờ sáng tới 2 giờ chiều.

Một buổi chiếu phim “An Unlikely Weapon: The Eddie Adams Story”, phim tài liệu về cuộc đời và sự nghiệp của Eddie Adams sẽ được tổ chức tại Blanton Auditorium tại Edgar A Smith Building, Blanton Museum of Art, tại số 200 E. MLK Blvd. Austin, TX. 78701, vào lúc 6 giờ tới 8 giờ 30 tối thứ tư 28 tháng 10 sắp tới với sự góp mặt và phát biểu của bà Alyssa Adams và một số nhân vật quan trọng khác. Nhân dịp này, người viết đã liên lạc để phỏng vấn bà Alyssa Adams để tìm hiểu sâu sa về những suy nghĩ và cảm tưởng của bà cũng như của chồng bà khi còn sinh tiền về chiến tranh VN, về con người VN và những trăn trở cũng như những điều khiến cho chồng bà thay đổi cái nhìn về chiến tranh VN. Mời quý độc giả đón coi.

Mọi chi tiết về cuộc triển lãm và chiếu phim vào cửa tự do nói trên, xin liên lạc với cô Erin Purdy. Điện thoại số 512-495-4692.

 Triều Giang (Tháng 10/2009)

https://phailentieng.blogspot.com/2021/02/sai-gon-xu-tu-cua-eddie-adams.html?fbclid=IwAR08RYC0c5ZOlWFX2gisMQK3A1KxdK44T8prUFu4_qZ1vOjFrE4VLJDdSKM