Thư Họa của Thi Họa Gia Vũ Hối tặng NS Anh Bằng
NỖI LÒNG NGƯỜI ĐI & Nhạc sĩ ANH BẰNG (Phan Anh Dũng)
Một ngày mùa Xuân, tôi nhận được email của Việt Hải (VHLA), Chủ Bút của Văn Đàn Đồng Tâm (VĐĐT), mời qua Quận Cam California tham dự ngày ra mắt sách vinh danh Nhạc sĩ Anh Bằng vào ngày Chủ Nhật 12 tháng 7, 2009. Sau đó, lại biết thêm tin Trung Tâm Asia (TTA) sẽ tổ chức vào trưa ngày thứ bảy 11 tháng 7 một buổi trực tiếp thu hình Asia số 62 tại Long Beach Performing Arts Center để kỷ niệm 30 năm thành lập và vinh danh Nhạc sĩ Anh Bằng (NS AB), người sáng lập TTA. Đang lưỡng lự có nên đi hay không thì nhận được email về ngày đám cưới của anh chị NVK-KO cũng sẽ cử hành ở Little Saigon vào chiều tối 11 tháng 7! Như thế thì thật không uổng công bay về Cali tham dự 3 cuộc họp mặt và nhân thể thăm một số thân hữu và gia đình ở San Jose luôn!
Trong chương trình ra mắt sách vinh danh NS AB, Việt Hải yêu cầu một số ca sĩ tài tử hát những tác phẩm của NS AB. Tâm Hảo nghĩ đến nhạc phẩm đầu tay “Nỗi Lòng Người Đi” nổi tiếng của Ông. Chúng tôi đã liên lạc qua email với NS AB, hiện cư ngụ ở Nam Cali và sau đó là NS Lê Dinh (NS LD), cư ngụ ở Montreal, Canada, để xin “bản gốc” bài “Nỗi Lòng Người Đi”. Chỉ trong thời gian ngắn, sau vài thư từ qua lại, chúng tôi đã có nhiều cảm tình với hai nhạc sĩ đàn anh vì họ rất cởi mở và không quản ngại khi tôi hỏi xin bản nhạc hay trả lời một số thắc mắc …
Trong lúc Văn Đàn Đồng Tâm thu bài vở để in quyển sách “Kỷ Niệm về Nhạc Sĩ Anh Bằng” thì tôi nghĩ đến thành lập một trang nhạc đặc biệt về Ông trong phần Nhạc của website Cỏ Thơm. NS AB sáng tác rất nhiều và hiện nay, tuy đã 84 tuổi, nhờ “còn trái tim 30” nên Ông vẫn sáng tác những bản nhạc trữ tình như: “Anh Còn Yêu Em”, “Anh Còn Nợ Em” cho những ca sĩ trẻ của TTA … Ngoài bản nhạc “Nỗi Lòng Người Đi”, Tâm Hảo và tôi thích: “Nếu Vắng Anh”, được nhiều thính giả ưa chuộng qua tiếng hát ca sĩ Lệ Thanh và Mai Hương và sau đó là Hà Thanh, Xuân Thu … ; “Khúc Thụy Du” (lời từ thơ của Du Tử Lê) đầu tiên nghe thấy thấm thía qua giọng hát trầm đặc biệt của Thùy Dương; “Người Thợ Săn và Đàn Chim Nhỏ” điệu tango được Khánh Ly diễn đạt rất hay; Trúc Đào (lời của Nguyễn Tất Nhiên) … Chúng tôi cũng thích giai điệu và lời thắm thiết của “Đêm Nguyện Cầu” (sáng tác của nhóm Lê Minh Bằng tức Lê Dinh, Minh Kỳ và Anh Bằng). Theo NS Lê Dinh, bài này nhóm sáng tác năm 1966 do Elvis Phương hát đầu tiên.
Đọc bài viết của Phạm Kim, Chủ Nhiệm Tuần Báo Người Việt Tây Bắc Hoa Kỳ, mới biết NS AB thích một số nhạc phẩm như “Tiếng Ca U Hoài”, một thời được phát thanh thường xuyên qua tiếng hát của Thanh Thúy. Có lẽ, mỗi nhạc sĩ đặc biệt yêu quý một bản nhạc nào đó do mình sáng tác vì lý do nhạc thuật, vì thời điểm hay vì đối tượng đặc biệt. Tôi tin chắc một điều: tác phẩm nghệ thuật nào tồn tại với thời gian phải được sáng tác trung thực, không hư cấu vì thế “dễ đi vào lòng người” và dễ đem đến rung cảm …
Phan Anh Dũng ( Mùa Hạ 2009)
Tâm Hảo hát NỖI LÒNG NGƯỜI ĐI với hòa âm của Nhạc Sĩ Thanh Trang
NS Anh Bằng & Tâm Hảo ( 12 tháng 7, 2009)
“Ngày Tôi Về” – Nhạc: Anh Bằng, Thơ: Phạm Thiên Lý ; Tiếng hát: Hạt Sương Khuya
NHẠC SĨ ANH BẰNG SAU 50 NĂM SÁNG TÁC (Phạm Kim)
* Khúc hát ‘top hit’ hiện nay: Anh Còn Yêu Em
Khi nghe CD “Anh Còn Yêu Em” trình làng trong năm 2008 của Anh Bằng (phổ thơ Phạm Thành Tài) cùng với Khúc Thụy Du (phổ thơ Du Tử Lê), chúng ta thấy mélody qua dòng nhạc của người nhạc sĩ từng trải mênh mang như sóng nhưng cũng trỗi dậy căng tràn nhựa mới.
Người phụ trách nhạc yêu cầu Orchid Lâm Quỳnh cho biết “Anh Còn Yêu Em” là ca khúc top hit được yêu cầu liên miên trên truyền hình. Với lời thơ: “Anh còn yêu em, Nụ hôn sim tím, áo nhàu qua đêm” “Anh còn yêu em, như rừng lửa cháy, anh còn yêu em, như ngày xưa ấy, Anh còn yêu em, Lồng tim rạn vỡ, anh còn yêu em, bờ vai mười sáu”, và “Bạch đàn thâu đêm, Thầm thì tóc rủ, Chiều xuống mờ sương, cửa đóng rèm buông”… “Buồm trăng giương cánh, khi thủy triều lên, sóng xa êm đềm” “Anh còn yêu em – Chênh vênh mi buồn”, mélody của ca khúc này bắt được bằng những rung động của lời thơ, như chính Anh Bằng là người làm thơ, sống động như đó là nội dung cuộc sống của ông.
Ðồng thời còn có những bài hát khác cũng phổ từ những lời thơ như “Anh còn yêu em, bờ vai 16” hay “Anh biết em đi chẳng trở về”, nghe âm điệu cứ như là những ca khúc trẻ nào như của lứa tuổi mới lớn, 18 đôi mươi của ông từ trên nửa thế kỷ trước “Nỗi Lòng Người Ði”: “Tôi Xa Hà Nội năm lên 18, khi vừa biết yêu…”. Nên CD “Anh Còn Yêu Em” xuất hiện năm 2008, Anh Bằng như trở lại thời mới lớn khi vừa mới biết yêu? Từ đấy, người thưởng ngoạn tưởng như Anh Bằng sáng tác bởi chính cuộc sống lãng mạn rung cảm đắm say của ông.
* Tại sao?
Cuộc đời của Anh Bằng đã trải dài ra, từ “những đồi sim” của thời làm bạn cùng xóm làng với Hữu Loan (thập niên 1940), ở vùng cửa Thần Phù Thanh Hóa, tới những đêm lắng nghe tiếng hàng bạch đàn gió lay, như tóc xõa ở Quy Nhơn (1957 và thập niên 1960), qua những ca khúc sáng tác từ cảm nhận khi sống bỡ ngỡ những năm đầu tỵ nạn, bát ngát đồi hoa tím ở thành phố nhỏ dưới 5,000 dân ở Washington tới Quận Cam: Rung cảm khi nhớ lại đồi ấu thơ, cánh buồm căng tuổi trẻ và chênh vênh ở tuổi bất cứ nào khi nhìn nhau qua hàng mi buồn nuối tiếc – Chênh vênh như gần như xa, lảo đảo vì mất mát..
Theo nhà văn Trần Khánh Liễm: “Ba Làng có hai vườn thông thật đẹp và đầy mơ mộng, mà những ai thích nhạc đều ra đó để lấy cảm hứng. Những buổi chiều Chúa Nhật các tu sĩ của Tiểu Chủng Viện thường lên núi Thủi chơi, nơi này có những đồi hoa sim trải dài cho tới sườn núi và tận cùng ra tới biển với những tảng đá to lớn phía cạnh bãi. Những đêm khuya khi trời đẹp chỉ nghe tiếng sóng êm từ từ đổ, để ru hồn người vào giấc đông miên… Còn khi biển động thì… ôi thôi, sóng lớn như vỡ bờ!”.
Trong đời sống thực, Anh Bằng đã rời Sài Gòn trong chuyến bay từ Tân Sơn Nhất vào ngày 29 Tháng Tư, cùng với vài người con, trong số đó có Thy Vân vừa tuổi trăng tròn, nhưng vợ ông và vài người con khác còn kẹt lại. Ông đến trại tị nạn, được một phi công của hãng hàng không Alaska bảo trợ đến Connecticut, rồi sau đó về Enumclaw, ngoại ô Seattle, tiểu bang Washington. Tại đây, Thy Vân đã tốt nghiệp trung học, trước khi cả gia đình (thêm Trần Ngọc Sơn, Trần An Thanh) di chuyển về ở Quận Cam và chủ trương Trung Tâm Asia.
Và phải chăng như nhà thơ Du Tử Lê thổ lộ trong đoạn “Hãy nói về cuộc đời khi tôi không còn nữa!”.
“Hãy nói về cuộc đời”: Ngay khi tác giả nay còn sống nay, thì đáng quí hơn là khi tác giả đã ra đi mất rồi, mới ca tụng chiêu hồn sao?
* “Tôi Xa Hà Nội, khi lên 18 khi vừa biết yêu”…
Anh Bằng sinh ra và lớn lên tại vùng đất phù sa Tân Bồi, Thần Phù, làng Ðiền Hộ-Thanh Hóa. Năm 1953, người anh của ông là Ðại Úy Trần An Lạc, chỉ huy trưởng Lực Lượng Tự Vệ của Ðức Cha Lê Hữu Từ, bị Việt Minh lùng bắt gắt gao. Cùng lúc Việt Minh muốn đe dọa Ðại Úy Trần An Lạc, đã ra thêm bản án tử hình cho người anh là nhạc sĩ Trần Văn Mão và hai người em, là ông Trần Tấn Mùi (trước 1975 là dân cử của tỉnh Lâm Ðồng-VN) với cậu em út Anh Bằng để tiêu diệt lòng cương quyết bảo vệ khu tự trị, nếu ông Trần An Lạc không chịu ra hàng.
Vì Anh Bằng không ra khỏi “vùng Tề” và khu Tư (từ Thanh Hóa tới Nghệ An) để trốn tránh như các người anh khác, nên đã bị bắt, bị kết án và đi tù Lý Bá Sơ… Mãi đến khi Việt Minh ám sát được Ðại Úy Trần An Lạc (trong lúc ông này ngồi trên xe jeep chỉ huy từ tòa Ðức Giám Mục Lê Hữu Từ đi ra, bị mai phục bắn hạ), thì án tử hình cho Anh Bằng mới được giảm. Theo lời ông Thơ Ðường-Phạm Ngọc Pháp, phụ tá LM Nhạc (Ấp Hàng Dầu, sau được đổi tên là An Lạc) kể rằng tên giáo xứ An Lạc đã được đặt cho một xóm họ đạo di cư tân lập sau 1957 ở ngoại ô Sài Gòn, vùng Ông Tạ). Nhưng ông vẫn còn bị giam tù với những cực hình khắt khe, cho đến khi có Hiệp Ðịnh Genève thì mới được thả, khi ấy Pháp vừa nhẩy dù xuống Phát Diệm. Anh Bằng đưa vợ con vào Nam. Vợ ông, người bạn đời giản dị bình thường, vẫn gắn bó chung dưới một mái nhà trên 60 năm qua…
Nhiều người dân làng còn nhắc nhớ, nhà văn Trần Khánh Liễm nói: “Có một thời 3 anh em ông Anh Bằng, có người anh cả là nhạc sĩ đàn phong cầm rồi đến hai ‘ca sĩ’ Trần Tấn Mùi và Anh Bằng là các giọng hát chính: Ông Mùi là giọng hát nam solo, hai anh em cùng có giọng hát nổi tiếng át hẳn bạn đồng lứa”. Các tiếng đàn tiếng hát đồng lớp với Anh Bằng lúc bấy giờ là Linh Mục Hương Tiến, Linh Mục Ðinh Trí Thức, ông Ninh Phúc Duật, và Trần Khắc Kỷ (cụ Chánh Kỷ đã qua đời gần đây tại Nam Cali), cũng như một số bạn lớp trên như Linh Mục Thanh Lãng, GS Phạm Việt Tuyền, LM Nguyễn Duy Vi, Nguyễn Hữu Chỉnh, Ðức Giám Mục Nguyễn Sơn Lâm, LM Trần Khắc Hỉ, Vĩnh Phò, Phạm Tế Mỹ, chánh án tòa nhân dân Phạm Ngọc Hoan (thân phụ của cựu Giám Ðốc Cục Tình Báo Trung Ương Phạm Văn Huấn, bố vợ của nhạc sĩ Lê Văn Khoa), những người trong làng danh tiếng như Sơn Ðiền-Vũ Ngọc Ánh, Sư Huynh Phạm Ngọc Hóa (hiệu trưởng Taberd/ Viện Ðại Học Lasan), Bác Sĩ Trần Kim Tuyến, nhạc sĩ Nguyễn Khắc Cung (cùng người Ðiền Hộ), giám đốc Viện Quốc Gia Âm Nhạc Sài Gòn, thân phụ ông Cung là cụ Bố Chánh Tỉnh Thái Bình Nguyễn Lập Lễ. Ngoài ra, Anh Bằng cũng là lớp đàn anh tại Ba Làng của Trần Khánh Liễm, TNS Nguyễn Gia Hiến, Nguyễn Tiến Hỷ, Ðàm Quang Hưng, TS Nguyễn Xuân Phong, TS Nguyễn Tiến Hưng (phụ tá tổng thống, đặc trách liên bộ, đặc trách kế hoạch VNCH). Trẻ nhất là nhạc sĩ Trường Sa, GS Phạm Thiên Hùng, Trần Anh Liễn. Ðồng thời một vài nhân vật kể trên cũng đều là bà con họ hàng, làng nước với nhạc sĩ Anh Bằng. Sau ngày gia đình đón từ Lý Bá Sơ trở về, ông có chuyển ra Nam Ðịnh và Hà Nội trước khi di cư vào Nam, trôi dạt không có một mảnh giấy tờ, lý lịch nào của những năm học chuyên cần, xuất sắc từ Ba Làng nữa.
Những người bạn đồng trang lứa hoặc nhỏ tuổi hơn nhưng có đầy đủ giấy tờ bằng cấp từ những năm học Ba Làng, thì đã được giữ những chức vụ khá lớn. Còn Anh Bằng sau tháng năm tù đầy chỉ có hai bàn tay trắng, may Pháp ngữ rất thông suốt, Anh ngữ cũng khá giỏi và cũng nhờ thời gian tự học với một vài trí thức trong tù, ông lại trở thành một nghệ sĩ sáng tác nhạc. Trách vụ này, ông đã đa mang trên vai tròn suốt một đời sau đó.
Vào Nam, ông phục vụ quân đội trong ngành Công Binh từ 1957, ở Quy Nhơn (lúc ấy Thy Vân mới vừa ra đời sau các anh chị mang tên: Dân, Việt, và Nam). Sau đó ông được chuyển về Tiểu Ðoàn Chiến Tranh Tâm Lý nhờ sáng tác các vở kịch đoạt giải Văn Học Nghệ Thuật Toàn Quốc của Tổng Thống Ngô Ðình Diệm, suốt thời gian này gia đình nhạc sĩ Anh Bằng ít liên lạc với họ hàng anh em.
Giải ngũ năm 1962, khi đang được trọng dụng nhờ tài năng văn nghệ trong Tiểu Ðoàn Chiến Tranh Tâm Lý, ông liên lạc lại được với anh em họ hàng ruột thịt, sau đó ông cùng vợ con về sống tại Bà Chiểu. Ðây là quãng thời gian ông sáng tác rất mạnh, và gắn bó chặt chẽ gần gụi với các hệ thống truyền thanh Quốc Gia và tư nhân.
* Tâm hồn nhạc sĩ luôn sống động, như mãi vẫn tươi mới
Trong khoảng thời gian 1956-1958, Anh Bằng soạn vở kịch thơ dài khoảng 3 giờ “Ðứa Con Nuôi” đoạt giải thưởng hạng nhất của giải thưởng văn học nghệ thuật và kịch nghệ của tổng thống VNCH. Liên tiếp những năm sau đó, ông soạn thêm những vở kịch nổi danh thời ấy như: Hoa Tàn Trên Ðất Ðịch, Lẽ Sống và Nát Tan…
Những vở kịch này đã được các đài phát thanh diễn lại nhiều lần, nhưng chẳng ai biết Anh Bằng là tác giả! Ông thích sống đời nghệ sĩ tự do, và phát triển trong lãnh vực sản xuất âm nhạc, phát thanh, ông liên tiếp có nhiều tác phẩm best seller và lập nhiều cơ sở kinh doanh liên hệ đến ca nhạc, như 3 quán ca nhạc Làng Văn. Cuộc sống vẫn thật yên tịnh, ông luôn tự chế, chỉ muốn là người nghệ sĩ hết sức lãng mạn, nhưng không bao giờ đi quá xa, và luôn giữ được vai trò người cha trong gia đình, một nghệ sĩ chừng mực, nghiêm chỉnh sáng tạo.
Nhờ tài năng diễn xuất kịch nghệ, được trọng dụng trong quân đội một cách công bằng, ông luôn khiêm tốn, chừng mực: Là tác giả không ai ngờ được của các khẩu hiệu tuyên truyền, các bài viết chiến dịch cho “Binh Méo-Cai Tròn”, “Huynh Ðệ Chi Binh” thường được ban hài hước nổi tiếng nhất thời ấy là nhạc AVT trình bày, với mục đích nêu cao tâm tình của người lính, tránh chia rẽ.
Nhạc sĩ Anh Bằng thường nhớ lại những năm cuộc chiến cao độ, thính giả ái mộ và yêu mến ca nhạc chính là anh em quân nhân tiền tuyến hoặc hậu phương và những người tình, người thân yêu của lính… Ðó là thời thành tựu của những ca khúc hát mỗi ngày, trên hệ thống Phát Thanh Thương Mại tại Sài Gòn. Khi ca khúc “chạm” đến trái tim người nghe rồi sẽ được yêu mến, đón nhận, chỉ giản dị thế thôi… Như “Nửa Ðêm Biên Giới”, “Căn Nhà Ngoại Ô” v.v… dành cho đại chúng, và sau này “Khúc Thụy Du”, hoặc cuối đời: “Anh Còn Yêu Em”, thỏa mãn cả mọi thính giả dù là kén chọn nhạc, khó tính, thích nội dung bài hát có chiều sâu ý nghĩa, hay là đại chúng thính giả ưa nhạc đa sầu đa cảm.
Cũng như những năm ở hải ngoại này (lần thứ nhì lập nghiệp trở lại, cũng giống như bao nhiêu năm trước tại quê nhà, vẫn bắt đầu lại từ đầu với hai bàn tay trắng), sáng tác của Anh Bằng có thêm những nét xúc cảm mới, đưa vào dòng nhạc mélody của sức sống mới dựa trên kho tàng âm nhạc Việt, bằng xúc cảm vượt trội hơn cả so với những nhạc sĩ đã thành danh trước đây.
Những người hát nhạc Anh Bằng, như Nguyên Khang, Y Phương, Thiên Kim, họ thể hiện thật tươi mới qua các DVD và CD Asia trong vài ba năm gần đây… Họ cũng khiến ta liên tưởng tới mươi năm trước với Như Quỳnh, Mạnh Ðình tiếng hát sở trường những khúc hát mộc mạc bình dị như “Chuyện Tình Hoa Sim”, “Chuyện Giàn Hoa Thiên Lý”. “Chuyện Tình Hoa Trắng”, bài hát ra đời sau nhưng vẫn tươi mới hơn những ca khúc tương tự về đồi hoa sim thơ Hữu Loan, đã vang dội sân trường Thanh Hóa (quê Hữu Loan), nối lên cùng với Sông Lô của Văn Cao rung động cả vùng khu Tư, trong lúc ấy Anh Bằng đang được giáo dục và học thuộc sách nhạc Cantique de la Jeunesse của nhà dòng.
Từ thập niên 1965-1975, với những ca khúc top hit như: Nếu Vắng Anh, Giấc Ngủ Cô Ðơn, và khi sang đến hàng loạt sáng tác như “Chuyện Tình Lan Và Ðiệp 1, 2, 3…” ra đời cùng với các nhạc phẩm khác của Sóng Nhạc, lúc ấy Anh Bằng đã là người nhạc sĩ sống rất phong lưu, bằng tài và chuyên cần, tự mình tạo ra; đi lại bằng xe Toyota tư nhân mới, tiền bạc vô nhiều không kể, không nhạc sĩ sáng tác hoặc nhà văn có tác phẩm nào có thể giầu bằng.
Có nhiều người vẫn nêu câu hỏi: Tại sao tác giả Anh Bằng lại sống thầm kín, khiêm cung, tránh cho in hình (dù là một nghệ sĩ… rất ăn ảnh) và tránh trả lời các cuộc phỏng vấn của báo chí?…
Có lẽ hiểu được ông vì bị chi phối bởi quan niệm cổ về nghiệp “xướng ca vô loài”: Dù rất thành công về tài chánh và trở thành ‘bố già’ trong lãnh vực nghệ thuật sân khấu, ông không hề khuyến khích hoặc đào tạo con cháu nối tiếp đường đi của ông, ngoại trừ một khi lớp hậu duệ tự ý thức và tự chọn lựa.
* Trọn cuộc đời giữ tâm hồn thơ và mộng: Anh Còn Yêu Em
Khởi đi từ những năm xa xưa mới đến Hoa Kỳ và định cư tại một thành phố nhỏ của TB Washington trước khi về Cali chủ trương một trung tâm ca nhạc đã lớn mạnh và rất danh tiếng hiện nay, nhạc sĩ Anh Bằng tâm sự rằng: “Trong tủ thơ của mình có trân trọng hàng ngàn tập thơ và các sáng tác của nhiều tác giả thương mến gửi tặng, Anh Bằng trân trọng từng bài thơ, đọc thường xuyên rất kỹ, không bỏ sót…”.
Theo lời ông, tác giả đều rất quý mến những ca sĩ hát nhạc Anh Bằng hay, dù mới đây nhất qua ca khúc Anh Còn Yêu Em, như Nguyên Khang, Y Phương, Thiên Kim, cũng như xa xưa có Phương Dung, Thanh Thúy, Thanh Tuyền… đầu thập niên 1980 ở hải ngoại có Lệ Thu, Ngọc Lan, Hải Lý. Họ hát Hạnh Phúc Lang Thang rồi đến Như Quỳnh mà theo lời ông những tiếng hát hát thành công đoạt trong list nhạc top hit… Tất cả, cho dù bao giờ, lúc nào ông cũng đều dành cho những tiếng hát nhạc của mình: sự cảm mến… Dù mười năm qua, ông không còn thưởng thức qua thính giác được tiếng hát nào qua thanh âm nữa. Có chăng ông chỉ còn ân cần xem lại hình ảnh, qua DVD và ghi nhận từ những lời khen ngợi, cảm kích của thính giả.
Nhạc sĩ Anh Bằng cho rằng dù nhà thơ Phạm Thành Tài (thơ phổ cho ca khúc Anh Còn Yêu Em) chưa nổi tiếng “nhưng thơ có hồn, thơ gây cảm xúc cho người viết nhạc”… và ‘cả hai ca khúc Anh Còn Nợ Em và Anh Còn Yêu Em đều hay’. Trong ca khúc này, ta thấy mênh mông cả khung trời Thanh Hóa, rồi đến Quy Nhơn và quãng đời lưu vong Quận Cam, tất cả đều phảng phất nét lãng mạn chôn giấu.
Ðiểm đặc biệt là có một vài ca khúc tác giả rất bằng lòng thì lại không được đón nhận mạnh, còn một số ca khúc tác giả không thích lắm thì lại được đón nhận nồng nhiệt (tuy vậy Anh Bằng cũng nói rằng: trường hợp này ít khi xảy ra…) – Có những tập thơ hay (đối với chủ quan của Anh Bằng), ông nói: “mình đọc đi đọc lại nhiều lần – thấy sung sướng” và “ngược lại cũng có những bài thơ của các tác giả danh tiếng nhưng lại vẫn chưa tìm ra được nét ưng ý để phổ thành ca khúc… Tác giả BH nhận định: “Tâm hồn nhạc sĩ Anh Bằng qua thính giả khắp nơi ghi nhận, càng những năm về sau Anh Bằng càng thơ mộng, trẻ trung, yêu thiết tha cuộc đời này, âm thanh vang xa…”.
* Những ca khúc nổi như cồn rất hiện tượng, thời thập niên 1960
Nếu Vắng Anh là ca khúc đầu tiên của Anh Bằng được in trên bản nhạc giấy với số lượng bán rất cao (đó là nét đặc thù của nền âm nhạc miền Nam trước 1975) và cùng thời trên dĩa Sóng Nhạc-Asia qua tiếng hát Lệ Thanh, tiếng hát sắc sảo rất hay, nhưng ít chịu xuất hiện trên sân khấu hoặc chịu in hình ca sĩ trên bài hát ngày ấy. Ca khúc thứ nhì lại do Thanh Thúy được mời trình bày mang tên: Giấc Ngủ Cô Ðơn, và kế đến là tác phẩm thứ ba mang tên: Ðôi Bóng với Phương Dung rồi sau đó mới đến Lẻ Bóng một lần nữa lại được Thanh Thúy trình bày. Nhưng trước khi cho ra mắt 4 tác phẩm được các ca sĩ thượng thặng thời đó trình bày, Anh Bằng còn có Tiếc Thầm, (một ca khúc cổ võ cho cao trào đi quân dịch, bảo vệ đất nước tự do cho người dân) ít người nghĩ đến tên tác giả, đã do ban AVT trình bày lần đầu được phát nhiều lần trên màn ảnh truyền hình mới ra đời được chiếu lớn trên toàn quốc cho đợt thử nghiệm truyền hình đen trắng, chưa hết lại còn những bài hài hước dựa trên ý thơ Hồ Xuân Hương, khiến ai cũng nhớ, cũng cười thoải mái với Em Tập Vespa, hoặc Ðánh Cờ… Riêng bài Huynh Ðệ Chi Binh thì lại là một đề tài phẩm bình về sự chia rẽ trong quân đội rất ý nghĩa khi kêu gọi đoàn kết giữa hàng tướng lãnh để chống Cộng, bảo vệ người dân…
Trong sáng tác mạnh mẽ bội phần với thời trước 1965, Anh Bằng liên tiếp cho ra đời: Nửa Ðêm Biên Giới, tiếng hát Thanh Thúy, Tiếng Ca U Hoài (một trong những ca khúc tác giả rất thích, rất hài lòng và biết được rằng không thành công như những ca khúc khác), sau đó là những ca khúc mở lối cho cao trào phát thanh thương mại như: Hai Mùa Mưa, Căn Nhà Ngoại Ô, Gõ Cửa… cùng với cả trăm sáng tác khác, với nhiều khúc hát slogan, khúc hát chiến dịch tuyên truyền mà Anh Bằng viết không cần lưu lại tên tác giả dù với ông, không một việc làm hoặc sáng tác nào mà ông coi nhẹ, không đặt trọn vẹn trái tim với tinh thần phục vụ.
Tên của từng bài hát và tiết tấu cùng chọn ca sĩ thời bấy giờ nằm trong tay nhạc sĩ, sự tìm chọn ca sĩ, tập luyện và cùng nhau đi thu băng chung cả là một công trình kéo dài cả tuần lễ, và nhạc sĩ vừa có quyền vừa thể hiện vai trò rất quan trọng trong tiến trình trình diễn… Cho đến khi “Chuyện Tình Lan và Ðiệp 1, 2, 3…” ra đời đã đánh dấu mức cực thịnh của những fans ái mộ và nhu cầu nghe, thưởng thức loại nhạc tình cảm gần gụi của Anh Bằng.
Sau đó sáng tác “Chuyện Tình Trương Chi” tuy số thu có thua Chuyện Tình Lan Và Ðiệp nhưng thính giả đại đa số vẫn khát khao thưởng thức và mua các bản nhạc giấy xuất bản với số lượng đáng kể, và số thu tài chánh đã vượt trội một ca khúc có tựa đề tương tự , đó là “Khối Tình Trương Chi” của nhạc sĩ thành danh Phạm Duy: Dù ca khúc ký tên Phạm Duy này là loại nhạc noble, được đánh giá sang cả, nhưng ít ai bỏ tiền ra mua nhạc giấy bài này, hoặc yêu cầu nghe qua các chương trình Phát Thanh Thương Mại thường nhật so với Anh Bằng.
Trong khi các chương trình phát thanh thương mại, quyến rũ đông đảo thính giả, từ học sinh, thanh niên, bạn trẻ, quân nhân tiền tuyến, em gái hậu phương, cả giới lao động thợ thuyền, cả những bạn gái trẻ nhọc nhằn gánh nước cũng dành dụm đồng tiền khó kiếm, mua nhạc giấy hoặc dĩa nhạc Chuyện Tình Lan Và Ðiệp. Những tháng năm đó có phong trào “say mê” với các chương trình Phát Thanh Thương Mại, tư nhân là chủ tràn ngập những quảng cáo như ta vẫn thấy ngày nay rất nhiều ở Hoa Kỳ.
Một trong những sáng tác mới và rất sung mãn gần đây của Anh Bằng là “Khóc Mẹ Ðêm Mưa” qua tiếng hát Ðặng Thế Luân, Nhạc sĩ Anh Bằng tâm sự rằng: “Mẹ mất sớm, người anh cả (bị Việt Minh ám sát từ sớm) khiến Anh Bằng lúc nào cũng chơ vơ nhớ và cần mẹ, nhưng đến khi người anh từ trần ngày 29 tháng 4-2006, khiến nhạc sĩ Anh Bằng cảm nhận như một mất mát thật lớn lao đã xảy ra cho mình”. Nước mắt và xúc động rất chân thật nhiều tháng đã khiến cho ca khúc sống thật và thương cảm, gieo cảm xúc cho hầu hết người nghe qua ca khúc…
* Phong phú sáng tạo, nhanh chóng chinh phục trái tim của khán thính giả
Tính tình kín đáo, thiện cảm của Anh Bằng khiến những ‘sếp’ lớn trong ngành âm nhạc tuyên truyền cũng chẳng bao giờ biết Anh Bằng chính là tác giả những sáng tác như Tiếc Thầm, và là tác giả những vở kịch được quân đội diễn nhiều nơi. Một tâm hồn nghệ sĩ tiềm ẩn biết bao thơ mộng mà bây giờ sau hơn 50 năm nhìn lại sự nghiệp, nhiều thính giả mới thầm thán phục thêm khi nghe những ca khúc lãng mạn chân tình như: Khúc Thụy Du, Anh Còn Yêu Em, Khóc Mẹ Ðêm Mưa… Tiếc Thương trong DVD Lá Thư Chiến Trường muộn màng ra đời. Và đến nay, gần như không DVD Asia nào có sáng tác mang tên Anh Bằng mà không được chờ đón.
Trở lại với các sáng tác như bài “Chuyện Giàn Thiên Lý” cảm nhận từ ý bài thơ Nhà Tôi của Yên Thao, hoặc Trúc Ðào, ý thơ của Nguyễn Tất Nhiên. Theo nhà văn Phạm Quốc Bảo: “Chúng ta thấy các bài thơ dài thượt, khó bắt được âm điệu để diễn tả những ý thơ, thế mà qua tay nhạc sĩ Anh Bằng, ông tỏ ra rất dễ dàng nắm bắt được ý chính những rung cảm mạnh mẽ nhất, thô sơ nhưng gần gũi nhất, để người nghe sẽ nhớ ngay, hiểu ngay và có thể hát lại dễ dàng, họ sẽ yêu thích và ghiền… Và công lao chính là nhờ âm điệu của dòng nhạc tài hoa, dù chỉ cảm nhận một vài ý thơ, nhưng không bao giờ Anh Bằng quên trang trọng đề tên nhà thơ qua tác phẩm ấn hành.”
Kiếm được một bài nhạc sẽ ăn khách rất khó, kiếm được một bài thơ hay trở thành ca khúc lại càng khó hơn nữa, nhưng Anh Bằng đã “đeo” cho bài thơ một đôi hia bảy dặm, nó đã bay bổng xa tới tận đâu đâu… “Chỉ cần 32 trường canh”, ông đủ diễn tả cho thính giả biết tựa đề, nét lãng mạn và nội dung của bài thơ bài hát… và như ánh sét, nhanh chóng đi ngay vào tận mỗi trái tim. Ông biết trước loại nhạc nào quần chúng thích, kể cả vào những năm sau những đảo chính, chỉnh lý, biến động ở Miền Nam, người dân cần những tình cảm mới, nguồn xúc động tươi tắn, gần gũi, bình dị và trong thời điểm này có những sáng tác cho chiến dịch, như “Nửa Ðêm Về Sáng”, “Nửa Ðêm Biên Giới” như các khẩu hiệu cổ động, nó phát xuất từ Anh Bằng: Chỉ trong thoáng chốc ngồi ở bàn viết và liền được tung lên phát thanh, vang dội toàn quốc ngay sau đó…
* Triệu phú (VNCH) thời Sóng Nhạc-Asia
Nhạc sĩ Anh Bằng quá dầy kinh nghiệm phát hành, phân phối của trung tâm Dĩa Sóng Nhạc, từ những năm điều hành hệ thống âm nhạc ở các đài Phát Thanh Quốc Gia, cho tới các chương trình Phát Thanh Thương Mại. Cái nhìn viễn kiến của ông, theo lời anh Trần Văn Khải là “nhìn ra biển rộng mênh mông chân trời bao la, và tiến mạnh, chứ không chỉ là cái nhìn nhỏ hẹp trong ao hồ nhỏ bé”. Âm nhạc và văn nghệ miền Bắc chỉ có kho súng đạn, chiến đấu trong khi miền Nam là một kho tàng nhạc giá trị tình tự và nhân bản.
Dù trong một hai năm đầu lớp dạy nhạc Lê Minh Bằng khu nhà thờ Tân Ðịnh Sài Gòn, mới chỉ vừa đào tạo đã có được thêm Trang Mỹ Dung và Giáng Thu… cho các chương trình phát thanh kịp một năm trước khi miền Nam thất thủ vào tháng Tư 1975. Ðó là những năm hợp tác tuyệt vời của bộ ba: Lê Dinh đến Canada (sinh năm 1934, là viên chức trọng yếu phụ trách Tân Nhạc của Ðài Phát Thanh Sài Gòn), Nhạc Sĩ Minh Kỳ (1930-1975), đi tù và chết và Anh Bằng, trong cái tên ghép ba người: Lê-Minh-Bằng.
Ra hải ngoại, Anh Bằng khởi nghiệp ban đầu với người cháu là nhà tổ chức ca nhạc Trần Thăng, chung sức lập ra Trung Tâm Dạ Lan khoảng năm 1984.
Ông vốn sẵn có tài, có sáng tạo và người cháu có tài chánh, nhiệt huyết và sáng kiến; nên những năm đầu tiên rất thành công đáng kể. Trong dịp này, Thy Vân cũng xuất hiện trên một số bìa băng cassett nhạc khi hát một vài ca khúc, nhưng sau đó Thy Vân biến dần vào lãnh vực tổ chức. Cô có ý muốn phát triển lớn rộng hơn, và Asia ra đời từ đó. Khi rời Dạ Lan cũng là lúc Thy Vân không còn hát và bắt đầu điều hành, phát triển Asia dưới sự hướng dẫn và công sức của thân phụ. Nhờ vậy, Asia đã lên rất cao.
So sánh với vài nhạc sĩ có tiếng, có tài và thế lực giao tế rộng, sáng tác mạnh như Hoàng Thi Thơ, Phạm Duy nổi bật trong giới văn nghệ nhờ báo giới luôn nhắc nhở khen ngợi, cũng phải chịu nhượng bộ trong khung cảnh xa lạ xứ người… Từ đó mới thấy sự chọn lựa đúng lúc và có kế hoạch cũng như tài năng phong phú, nhạc sĩ Anh Bằng lớn lao vượt trội là như thế!
Soạn nhạc để có người yêu mến, và có số thu tài chánh khó ai có thể ngờ tới… Không đáp ứng được quần chúng qua một vài ca khúc thì bị loại bỏ. Có lẽ như thế mà những ca khúc gần đây mới là cảm nhận nét lãng mạn, tài hoa, như mỗi loạt nhạc ra đời của Asia, và Anh Bằng nói riêng là thêm một đợt đón nhận mới, lạ kỳ!
Nhạc sĩ Anh Bằng thập niên qua đã có góp phần viết script, chọn nhạc, soạn nhạc, cùng đóng góp ý kiến trong việc chọn ca sĩ và ca khúc… góp sức đưa Asia lên mức thành công rất cao. Tâm niệm của Anh Bằng là “đáp ứng quần chúng, muốn người nghe thỏa mãn tâm sự của nghệ sĩ sáng tác; như vậy có nghĩa là tác phẩm đã thành công…”. Cũng như khi lập ra lớp huấn luyện nhạc trước 1975, ông cũng cũng có một lý do đặc biệt: “vừa đào tạo, vừa tìm kiếm ra tài năng mới”.
* Ðối thủ trong âm nhạc của Anh Bằng? Có hay không?
Ðã từng sống trong Lý Bá Sơ, từng đêm nghe tiếng cai tù đánh thức những người bạn đồng tù khác, thức dậy, trói ké, mang ra sân bắn hoặc mang đi điều tra hành hạ có lẽ là nỗi ám ảnh khôn nguôi trong đầu của nhạc sĩ… thiếu ăn, thiếu áo quần, thiếu một mảnh chăn đơn để che đắp cái rét giá tù đày… nhưng tác giả Anh Bằng luôn nở một nụ cười, không chua cay oán thù, dù “không bao giờ đội trời chung với chủ nghĩa và chính sách từ những năm trước 1954, và chủ nghĩa CS kéo dài những năm sau đó…”. Ðối với người nhạc sĩ đầy tấm lòng nhân ái này, ông luôn có một nụ cười tươi tắn cho cuộc sống, hầu như không bao giờ ganh ghét.
Không bận lòng với ai, chỉ phấn đấu say mê làm việc, thúc đẩy tự chính mình, nhưng luôn tươi tỉnh với một câu nói như giờ thúc quân (kinh nghiệm từ gian khổ). Ông thường thúc đẩy: “Khi làm việc thì phải tiến lên, phải ‘sắt máu’, ý của ông chỉ muốn diễn tả lòng quyết tâm. Ông không tranh giành với đồng nghiệp hoặc với một ai, vì bản tính chân chất hiền lành… nhưng có thể chỉ ngoại trừ với lập trường và vì lằn ranh trong cách sống?
Theo ông, qua những lần thổ lộ ở tại xứ người, thì: “Trong khi chúng ta cố mang lại những lạc quan, kêu gọi chiến đấu bảo vệ đồng bào, bảo vệ sự sống còn và nhân bản tại miền Nam thì lại có những người cố tình phản chiến, kêu gọi hòa bình bằng mọi giá như thể là họ luôn lên tiếng nói: chúng ta hãy đầu hàng đi!”.
Chế độ VNCH lúc ấy chẳng phải là không chặt chẽ trong chủ trương kiểm duyệt ca nhạc chiến đấu: Các ca khúc trước khi được in, được phát trên các đài phát thanh, hoặc trước khi được thu dĩa, đều trải qua những con mắt kiểm duyệt gắt gao. Vẫn theo ông “thậm chí có những sáng tác khi cho phát thanh, thu dĩa tạm gọi là “đầu Ngô mình Sở”, vì các con mắt kiểm duyệt, các sếp kiểm duyệt, mỗi viên chức, mỗi nhạc sĩ, thêm câu này, thay chữ kia, bớt, cắt chữ nọ, để thích hợp với chính sách… nâng cao tinh thần cùng chiến đấu”. Thế nhưng nói riêng về mặt tuyên truyền thì chúng ta làm sao mà cản nổi khi cứ 3 ca khúc phản chiến, kêu gọi buông súng thì chúng ta mới có kịp một sáng tác nỗ lực chiến đấu như của Anh Bằng, Duy Khánh, Trần Thiện Thanh, (1 sáng tác chống tàn ác, bảo vệ tự do thì có ngay 3 ca khúc phản chiến kêu gọi buông súng hòa bình mọi giá!!) khiến cán cân lực lượng tuyên truyền chúng ta bị xâm lấn bởi phe phản chiến, làm lợi cho đối phương… Chẳng hạn, khi Trịnh Công Sơn mô tả cảnh “các bà mẹ chết vì chiến tranh vì bom đạn” để phản chiến, thì nhạc sĩ Anh Bằng vội vã soạn ngay ra đời ca khúc có những hình ảnh tương tự, nhưng dưới con mắt của một chiến sĩ đấu tranh có chính nghĩa cho tự do: “Một bà mẹ ôm con chết trong tay mình nhưng cảm thông sự hy sinh chiến đấu của đất nước” là vì giặc phá hoại, và người dân Miền Nam, yêu chuộng tự do, nỗ lực “tự vệ”…, hoặc nói lên nỗi khổ chiến tranh qua ca khúc “Nó”, hoặc Ðêm Nguyện Cầu… Ðiều trái nghịch là một số những kẻ thụ hưởng trong miền Nam tự do thì thích âm nhạc phản chiến, trái lại rất nhiều cán binh cộng sản và dân chúng miền Bắc lại ưa chuộng tìm nghe, chép chuyền tay những lời nhạc về “người mẹ ôm con chết vì bom đạn của kẻ chủ trương chiến tranh” của Anh Bằng, hoặc ca khúc “Nó” “Ðêm Nguyện Cầu”, “Nỗi Lòng Người Ði” để soi chiếu lại cuộc đời của họ quá nhiều bất hạnh: Các cán binh miền Bắc vẫn lén lút thích thú say mê ca khúc “Tôi xa Hà Nội năm lên 18 khi vừa biết yêu”… như những món hàng “độc”, được ưa chuộng và đánh giá cao… Phải chăng trước những trách nhiệm tự chọn lựa qua cuộc sống dân sự, trong vai trò Tâm Lý Chiến, tác giả Anh Bằng cũng phải đối kháng với Trịnh Công Sơn, mỗi người một lý tưởng. Theo lời anh Trần Minh: “Nhạc Sĩ Anh Bằng muốn dùng nhạc của mình góp phần làm suy thoái tinh thần sát máu của các chiến binh sinh Bắc tử Nam, với ước mong miền Nam được yên bình, giặc từ Bắc không thể xâm lấn vô Nam… Những kẻ phản chiến, hình như, đã góp phần làm mất miền Nam, là nỗi đau đớn suốt trong quá trình những sáng tác phản chiến đó ra rả tại nhiều nơi trong và ngoài thành phố.”
Nỗi đau đớn này dằn vặt tác giả Anh Bằng, khiến ông giới hạn nhạc tình của mình để hướng vào góp phần trực tiếp hoặc gián tiếp qua những ca khúc ca ngợi cuộc chiến đấu cho tự do dân chủ.
Có lẽ cho đến hơn 33 năm sau miền Nam thất thủ, tâm sự của nhạc sĩ Anh Bằng qua thổ lộ vẫn chưa nguôi ngoai… Lý do chỉ giản dị có thế… Theo lời anh Trần Thăng, giám đốc/sáng lập Hollywood Night/Dạ Lan nói: những người như ông “không ngại chống lại một chủ nghĩa sai lầm, với tiếng nói và tấm lòng chân thật.”
Ông vẫn có thổ lộ đôi lần: “Tương lai, một đất nước Việt Nam, rồi sẽ không còn CS”, hình như ông luôn lạc quan như thế, “nhưng không hẳn chúng ta chỉ ngồi chờ đợi sự sụp đổ, ta phải góp phần tích cực thì ngày ấy sẽ đến”…
Một đời tận tụy, với trên 500 sáng tác, trong đó rung cảm của ông trải ra với độ 200 bài phổ thơ. Nhưng trên tất cả vẫn là một tấm lòng trọn vẹn với đất nước của một nghệ sĩ có lý tưởng, dù rất thành công nhưng xem ra ông vẫn thấy không được như mơ ước: Quân đội đã là lò luyện thép nhưng cũng là tháp ngà cho một số người khác kiêu binh. Anh Bằng đã hưởng những phúc lợi từ các lò luyện thép và có những người cũng đã “đứng dậy được” sau những “cú đấm thôi sơn” của vận nước mà không thiếu gì những người đã cũng như tiếp tục gục ngã, mà có mấy ai vững niềm tin “sau cơn mưa trời đã lại sáng’… Riêng Anh Bằng, như người tù vượt ngục Papillon, đã “đứng dậy được”…
Và bao nhiêu năm đã trôi qua, nước chảy qua cầu, tác giả Anh Bằng với trái tim nhân ái, nụ cười hiền lành từ thời học tập ở Ba Làng (cùng chất chứa đau thương Lý Bá Sơ sau đó), tấm lòng với âm nhạc luôn tươi tắn, nhạc tình Anh Bằng cuối đời vẫn thêm mới mẻ, đi vào từng trái tim, và ở lại lâu dài (so với sự đào thải nói chung… nhanh đến độ tàn nhẫn hiện nay, nhất là tình trạng nhạc trong nước), qua một số sáng tác mãnh liệt và lâu bền, vừa lòng mọi giới mộ điệu ở trình độ thưởng ngoạn khác nhau.
Vẫn đi tiếp một quãng đời, khởi đi từ một bản án tử hình, chàng trai Anh Bằng lúc nào cũng như mới lớn 18 tuổi, tươi tắn nhựa sống, dù nay ông đã bước qua sinh nhật thứ 81.
* Người biến những cô Tấm thành siêu sao Diva nhạc Việt
Ngày xưa ông đã sáng tác có “Chuyện Tình Lan và Ðiệp”, bây giờ qua Hoa Kỳ ông lại tiếp tục sáng tác có Chuyện Tình Hoa Sim, Chuyện Hoa Trắng, Chuyện Giàn Hoa Thiên Lý: Ðề tài cũ nhưng vẫn được đón nhận và hay vượt trội, ngoài ra còn có ca khúc, ý thơ của Nguyễn Tất Nhiên: Trúc Ðào…
Tuy vậy những năm đầu khi chưa thành Trung Tâm Ca nhạc tại Hoa Kỳ, ông đã có những ca khúc sáng tác như: Huế Xưa, Cõi Buồn được đánh giá là cũng hay, nhưng không được hưởng ứng nồng nhiệt.
Sang đây, Chuyện Tình Hoa Sim làm kỷ niệm vào nghề của Như Quỳnh, khi cô mới tới Hoa Kỳ. Ngày ấy, Như Quỳnh được nhạc sĩ Trúc Giang, thân sinh nhạc sĩ lắm tài Trúc Hồ (đang nối nghiệp tài năng nhạc Anh Bằng?) giới thiệu tại nhà thờ Tam Biên quận Cam-Cali, và cùng với dòng nhạc lãng mạn tình tứ, Như Quỳnh là mặt nổi của dòng nhạc Anh Bằng được đại chúng yêu mến. Những tài danh 10 năm qua, 20 năm qua, hoặc 40 năm về trước… và mới nay thôi cũng chỉ là một sự nối tiếp: Anh Bằng đã từng gò luyến láy những năm xa xưa cho Phương Dung, Thanh Thúy, Thanh Tuyền. Sự nổi tiếng của những tên tuổi này trong làng âm nhạc, từ trong nước đến hải ngoại, nói lên được rằng, cây đũa thần đủ sức biến cô Tấm thành công nương được hay không?
Nơi đây, với nhạc sĩ Anh Bằng trong vài chục năm qua, câu trả lời là có “tên tuổi thành danh là một initial cho một bài mới sáng tác”. Khác với nhiều người nói chung – chưa kịp được khen ngợi đã bị loại bỏ – quên lãng, chính vì đó là những cái hay ngay từ bước đầu, giống như chương trình thương mại Anh Bằng góp công sức ngày xưa thật khó khăn, nhưng thành công ngay. Ðịnh luật chung: Phải tài hoa mới được trao phó cho, để tạo được những bước nổi lên đình đám… Một ca khúc mới, một bài thơ mới, một tiếng hát mới, có nổi được trên sân khấu (hoặc có cơ hội bước được lên sân khấu) và được vang dội khắp nơi, cũng đã là chuyện khó.
Tác giả Anh Bằng đôi lần thổ lộ rằng: “Tôi không muốn tác phẩm bị cô đơn, lẻ loi trong âm nhạc, không muốn bài hát mình nghĩ là hay, mà chỉ dành riêng cho vài người hay để chỉ một giới người thích và hiểu được, mà đã sáng tác là phải đụng tới một khối lớn đa số quần chúng yêu thích”. Theo ông, “sẵn lòng xóa bỏ một sáng tác, khi nghĩ rằng sự ra đời ca khúc nào đó sẽ không chiếm được đa số quần chúng đón nhận”.
Chính vì vậy mà ở kết hợp “Ý thơ cùng với mélody” phải vang vọng trong tâm tưởng. Tác giả phải ngồi xuống bàn vào buổi chiều, có khi cạnh người cháu Trần Khải (hoặc Trần Thăng sau này là giám đốc Hollywood Night- Dạ Lan) cận kề tán thưởng: Những ngón đàn guitar dạo mélody của ông, thường được tâm sự chia sẻ, trao đổi với người thân khi sáng tác, khi ca khúc vừa kết thúc…
Nhưng ngược lại, hầu như ông không hề khuyến khích các người con ông theo ngành sáng tác âm nhạc? Không một lời giải thích của tác giả vì sao? Có thể các người con không có một quá trình dài học nhạc như ông tại Ba Làng, không có hoàn cảnh thúc đẩy cần thiết, không trải qua những kinh nghiệm lẫn thương đau?
Và sáng tác tiếp nối sáng tác thành tác phẩm được đón nhận, chỉ giản dị đắm say trong vài giờ viết nốt với chữ viết luôn trân trọng và đẹp (và ngày nay thì nhạc sĩ Anh Bằng sáng tác-gõ nốt nhạc trên máy điện toán). Những bản nhạc ấy chẳng mấy lâu sau sẽ đồng loạt phổ biến xa rộng, và “một sớm một chiều” được hưởng ứng, ngưỡng mộ…
Còn ngày nay, cung cách sáng tác không khác, ông dựa trên ý tưởng lời thơ, tươi vui bên phím điện toán… có khác chăng là Anh Bằng đi ngược lại với thời gian, sống lại với đồi sim tím mênh mang quê nhà Hữu Loan, tím cả chiều hoang biền biệt càng ngày nhạc càng thêm trẻ và căng đầy sức sống…
Nhạc sĩ Anh Bằng thường tâm sự: từ kinh nghiệm học ở Ba Làng, ông được hun đúc sức sống và tận tụy làm việc mãnh liệt và cương quyết.
Còn bây giờ là lúc nhìn thấy các hậu duệ đã vững vàng trên đường sự nghiệp, thì ông bắt đầu thanh thản và an nhiên… Những năm lao động khổ sai, khi lãnh án tử hình của Lý Bá Sơ, đói khổ là hành trang để ông thêm trân trọng tự do, nhân bản mà mình được hưởng ở Miền Nam, và ở cả bên ngoài nước Việt Nam ngày nay.
Phạm Kim (Chủ Nhiệm Tuần Báo Người Việt Tây Bắc – Seatle, WA)
TÁC PHẨM
Một số ca khúc được phổ biến rộng rãi:
Nỗi Lòng Người Ði
Nếu Vắng Anh (ý từ bài thơ “Cần Thiết” của Nguyên Sa)
Mất Nhau Mùa Ðông
Khúc Thụy Du (thơ: Du Tử Lê)
Sầu Lẻ Bóng
Người Thợ Săn Và Ðàn Chim Nhỏ
Mai Tôi Đi (thơ: Nguyên Sa)
Trúc Đào (thơ: Nguyễn Tất Nhiên)
Anh Biết Em Ði Chẳng Trở Về (thơ: Thái Can)
Chuyện Giàn Thiên Lý (theo thơ Yên Thao)
Anh Cứ Hẹn (thơ: Hồ Dzếnh)
Bướm Trắng (thơ: Nguyễn Bính)
Anh Còn Yêu Em (thơ: Phan Thành Tài)
Anh Còn Nợ Em (thơ: Phan Thành Tài)
Ngày Tôi Về (thơ: Phạm Thiện Lý)
Hoa Học Trò (thơ: Nhất Tuấn)
Căn Nhà Ngoại Ô
Nước Mắt Mẹ Tôi
Khóc Mẹ Đêm Mưa
Hẹn Anh Ðêm Nay
Linh Hồn Tượng Ðá
Tango Dĩ Vãng
Tango Tím
Sài Gòn Thứ Bảy
Nửa Ðêm Buốt Giá
Tình Yêu Tuyệt Vời
Lời Tình Băng Giá
Trả Em Cay Ðắng Mộng Vàng
Dù Nắng Có Mong Manh
Nhớ Sài Gòn (cùng Trúc Giang)
Tâm Hồn Cô Ðơn
Cô Bé Môi Hồng
Chuyện Hoa Sim (ý thơ “Màu tím hoa sim”: Hữu Loan)
Chuyện Tình Hoa Trắng (ý thơ “Hoa trắng thôi cài trên áo tím”: Kiên Giang)
Chuyện Người Con Gái Ao Sen
Từ Ðộ Ánh Trăng Tan (thơ: Ðặng Hiền)Một số ca khúc sáng tác chung dưới tên Lê Minh Bằng:
Đêm Nguyện Cầu
Ðêm Ngoại Ô
Chuyện Tình Lan Và Ðiệp
Nó
Tình Là Sợi Tơ
Hai Mùa Mưa ……THI SĨ, KỊCH SĨ ANH BẰNG -Diệu Tần
Nhóm nhạc sĩ Lê Minh Bằng và nhạc sĩ Anh Bằng nổi tiếng, nhưng có lẽ ít người biết Anh Bằng còn là một thi sĩ và một kịch sĩ có tài. Chính Anh Bằng vốn ít nói, cũng ít nhắc đến những vở kịch thơ của anh sáng tác từ khi anh còn ở trong quân đội. Ngay từ cuối thập niên 50 anh đã sáng tác kịch thơ. Viết thoại kịch đã khó, vì kịch là một bộ môn nghệ thuật tổng hợp các bộ môn khác. Viết kịch thơ lại càng khó hơn. Thoại kịch diễn trên sân khấu hoặc diễn trong phòng thu tiếng thu hình, tuy phức tạp nhưng còn dễ hơn là viết và diễn kịch thơ. Những câu đối đáp bằng thơ, buộc tác giả phải ngắt câu thơ thành hai, ba đoạn cho các diễn viên. Nói chung là kịch thơ vừa phải giữ cho vở diễn có được chất thơ, vừa duy trì cho được tính chất kịch cũng phải tuân theo những quy luật, kỹ thuật của kịch. Chẳng hạn như đạo diễn phải chọn các diễn viên có tài diễn xuất lại vừa có giọng ngâm tốt, giọng ngâm truyền cảm.
Những vở kịch thơ nổi tiếng từ thời tiền chiến như Lên Đường; Kiều Loan của thi sĩ Hoàng Cầm với giọng ngâm số một thời đó là Văn Phú. Rồi kịch thơ Vân Muội; Tâm sự kẻ sang Tần của Vũ Hoàng Chương tại Nhà Hát Lớn Hà Nội khoảng năm 1951, 52, nhà thơ họ Vũ còn thủ vai trong chính kịch do ông sáng tác. Sau này, tôi còn thấy hoạ sĩ Mai Lân (đã qua đời) cùng bà vợ cũng diễn vở Vân Muội năm 1953.
Lần đầu tiên tôi gặp Anh Bằng là vào năm 1957 tại Huế. Với trách vụ trưởng phòng 5 Liên Đoàn Công Binh, hôm đó tôi ra sân đón ba ‘kịch sĩ” từ một đơn vị từ Quy Nhơn ra Huế. Đó là Trung sỹ Trần An Bường, hạ sĩ I Bích và cô Tuyết Nhung nhân viên dân chính. Anh Bằng người tầm thước, ít nói vẻ hiền lành, còn anh Bích trắng trẻo, hơi mập. Người tài xế chiếc xe dodge 4×4 hôm đó vô ý lùi xe cán vào chiếc máy thu thanh bán dẫn của Anh Bằng. Có lẽ anh cũng tiếc của, nhưng không tỏ vẻ gì giận dữ, nóng nảy. Vào năm đó chưa có nhiều máy thu thanh transistor, còn phần lớn là dùng radio chạy điện có những bóng đèn lớn, nên có câu nói đùa : ladô một đèn tức là lời đồn, tiếng đồn.
Ngay từ khi đó tôi đã thấy được nét trầm tĩnh, hiền hoà, ít nói của anh. Anh Bằng có giọng nói trầm ấm, khi đã “nhập vai”, từ ngữ giới sân khấu cải lương và thoại kịch, tiếng nói anh thiết tha, say mê, lôi cuốn. Tôi đã đoán gần đúng anh người vùng Bùi Chu, Phát Diệm, sau mới biết anh gốc quê ở Thanh Hoá, sinh ở Điền Hộ, Ninh Bình. Anh thường có nụ cười nhẹ, riêng ánh mắt anh rất tươi. Ánh mắt nụ cười này có thể coi như đúng với nhận xét của nhạc sĩ Lê Dinh, là Anh Bằng có số đào hoa. Tài sáng tác nhạc, nụ cười theo với ánh mắt cũng cười, lời nói thiết tha của anh dễ đắm lòng người.
Tôi được cho biết ba nhân vật từ Quy Nhơn lên có khả năng diễn kịch khá hay, có chút tiếng tăm về tài diễn kịch tại vùng biển dưới đó. Tôi mải lo tờ nguyệt san cho đơn vị nên không chú tâm lắm đến ban kịch mới được thành lập do anh Bường (tên thật của anh) đứng đầu. Coi như tôi giao hẳn ban kịch cho Anh Bằng, chỉ thỉnh thoảng ghé qua chổ tập dượt kịch. Bình thường anh không nói nhiều, nhưng khi tập kịch hoặc hướng dẫn anh chị em trong ban, anh lộ vẻ say mê, mắt anh sáng lên và nói khá nhiều. Khi học kịch và dượt lại cách đi đứng, cách biểu lộ tình cảm bằng nét mặt… tôi chưa thấy được cái hay của vở kịch. Ngay cả buổi tổng dượt trên một sân khấu tạm, tuy đã có trang phục các vai diễn, nhưng âm thanh và ánh sáng yếu ớt nên cũng chưa tạo được sự tin tưởng là sẽ thành công.
Cho tôi được ghi chép ở đây những chi tiết về ban kịch LĐ Công Binh, cũng như chuyến đi Bến Hải, Hiền lương, chuyện Vùng phi Quân sự mùa hè năm 1957. Bởi trong Ban Kịch và chuyến đi đó có Anh Bằng, cái đinh của Ban Kịch. Hơn nữa anh đã là một lão trượng, tôi cũng chẳng trẻ trung gì, đều mắc tật hay quên, nếu không ghi lại cũng chẳng cò dịp nào nhớ lại được nữa. Chúng tôi đã đi lưu diễn bờ nam sông Bến Hải, làm công tác tuyên truyền của một đại đội võ trang tuyên truyền hoặc đại đội văn nghệ của Cục Tâm Lý Chiến… Các bạn nói đùa ơi ngoa là nhờ có ban kịch mà dân Huế và dân chúng miền Trung biết đến Liên Đoàn 2 Công Binh Chiến đấu. Cho đến bây giờ một số các bạn sĩ quan lớn tuổi còn nhắc đến những kết quả đẹp của ban văn nghệ lính thợ, nghề tay trái của Công Binh ở Huế.
Ban kịch chúng tôi có tôi, trưởng đoàn, phụ tá là Anh Bằng với chừng mười người vừa nhà binh vừa dân chính. Anh Bằng là đạo diễn, thủ vai chính, và kịch bản cũng do anh soạn. Một nhiếp ảnh viên kiêm thủ vai ông già là Ngô Bá Nhượng, cô Tuyết Nhung, có các diễn viên phụ như HS I Bích, Hs Vương Đức Long thủ vai nữ khi cần, HS Bầu lo phông màn và chuyên thổi Harmonica bằng …môi, một dân chính chuyên chơi đàn guitar điện, v.v…
Tôi và Anh Bằng dẫn ban kịch ra Quảng Trị theo lời yêu cầu của tòa tỉnh địa đầu giới tuyến. Trên một xe GMC đã biến cải thành một sân khấu lưu động đi khắp lãnh thổ tỉnh như kẻ nhàn du, cưỡi ngựa xem hoa, nghĩ rằng vui tươi thoải mái như ngồi trên bánh xe lãng tử. Xe đến thị trấn Đông Hà (bây giờ là tỉnh lỵ Quảng Trị), chúng tôi dừng lại ăn cơm trưa. Đây là lúc chúng tôi bắt đầu hiểu được cái thời tiết khắc nghiệt Quảng Trị. Gió tây từ Kham-Muộn, Xà-vằn-nà-khẹt bên Lào thổi qua nóng hầm hập, khô khốc, tạt cát vào quần áo và thân thể, ngứa ngáy khó chịu. Chỉ nội thứ thời tiết kỳ lạ ngày thật nóng đêm rất lạnh cũng đủ cho chúng tôi hiểu được nỗi vất vả gian truân, nét oai hùng và nỗi oan khiên, kinh hoàng của các chiến sĩ và đồng bào sau này tại vùng lửa đỏ địa đầu giới tuyến.
Chúng tôi vượt Hương Trà, Hương Điền, qua Hải Lăng đến thị xã Quảng Trị (bây giờ gọi là Triệu Hải). Ra đến sát sông Bến Hải và được peh1p bước lên đầu cầu, chúng tôi mới thực sự trực diện với người ngợm và lãnh thổ bên kia sông thuộc cộng sản. Tôi còn nhớ trên sân khấu nhỏ nền đất trên bờ sông vĩ tuyến 17 đêm đầu tiên tại Hồ Xá. Hai bên bờ sông chỉ cách nhau khoảng 300 mét, chúng tôi thấy rõ cảnh nghèo nàn của đồng bào bờ bên kia. Tuy chỉ qua bốn năm thôi, thôn xóm bờ Nam đã hồi sinh, trù phú mặc áo trắng, quần tây. Dân bờ bắc mặc quần áo màu chàm bạc phếch, không có bóng một chiếc xe đạp, chiếc xe gắn máy nào. Cán bộ cấp kha khá thì đi ngựa, trong khi Cảnh sát Dân sự bên này lái xe díp Wyllis màu xanh lá cây bóng loáng.
Tiện đây cũng nhắc sơ qua chuyện xưa để anh Anh Bằng nhớ lại, chuyện thi đua có cột cờ cao hơn ở cây cầu Hiền Lương giữa Nam và Bắc. Bên này có cột cờ cao hơn thì bên kia sẽ nâng cột cờ cho cao hơn. Năm chúng tôi ra thăm cầu được cho biết cuộc thi đua đã chấm dứt. Nghe nói có một kỹ sư miền Bắc nhân vụ cột cờ cao thấp, lấy cớ phải lùi lại đứng ngắm xem cờ đỏ đã cao hơn cờ vàng chưa đã cố ý bước lui rồi quay đầ chạy qua vạch kẻ chia đôi cầu. Theo lệ của Ủy ban Kiểm soát Đình Chiến Quốc tế, hễ ai buốc qua lằn kẻ đó coi như đã chọn lựa miền. Chưa kể những chuyện vượt sông vĩ tuyến tìm tự do, khiến chúng tôi nhớ lại chuyện nhà văn Vũ Anh Khanh lỡ theo chủ nghĩa, rồi tập kết ra Bắc, sau đó giác ngộ, biết mình lầm vượt sông đã bị bắn chết giữa dòng.
Chuyện khác nữa là chuyện đua nhau sơn chiếc cầu lịch sử ranh giới Bắc-Nam, vào khỏang năm 61-62. Có lẽ nhằm mục đích tuyên truyền, diễn trò yêu chuộng hoà bình, cộng sản bất ngờ dở chứng sơn cầu. Chiếc cầu này vốn là loại cầu dã chiến Bailey một tầng kép, do quân Pháp phóng khỏang năm 52-53, có màu xám nhạt. Miền Bắc tập trung nhân công cho cạo rỉ sét trước và khởi sự sơn cầu. Miền Nam bị bất ngờ nhưng phản ứng kịp, chỉ kẹt nỗi khởi công sau, luống cuống việc cạo rỉ sét, cạo bằng thủ công thì rất chậm. Một chuyến máy bay quân sự chở cấp tốc những thùng dung dịch tẩy rỉ sét rất lẹ, Anh em Công Binh (lại Công Binh!) nhào vô xịt thuốc, gửi vũ khí ngoài vùng phi quân sự, lăn xả vào công tác xịt thuốc tẩy sét (bán rẻ rế ờ các tiệm True Value, Orchard) và dùng máy ép hơi cỡ lớn sơn xì vừa nhanh vừa đẹp. Nguyễn Văn Dần, bạn cùng khoá Thủ Đức với tôi chỉ huy công tác thi đua sơn cầu. Nhân công phía bắc, có lẽ cũng là bộ đội mặc áo dân thường, ngạc nhiên và tức tối vì không có thuốc tẩy xịt, rồi diễn ra vài cuộc đấu khẩu bất ngờ giữa người hai bên chiến tuyến.
Rút cuộc bắc chậm hơn Nam vì thua kém về kỹ thuật. Điểm khác nữa là màu sơn, Bắc sơn nửa cầu bằng màu xanh, ra điều yêu chuộng hòa bình, không hiếu chiến. Miền Nam không thể theo đuôi sơn tiếp nửa bên mình cùng màu xanh được. Cũng không thể sơn màu đỏ đối chọi , bởi đó là màu sắt máu, màu chết chóc, cuối cùng chiếc cầu mang màu nửa vàng, nửa xanh ngộ nghĩnh!!
Ngay từ hồi chiều, chúng tôi đã nghe được bên đó có tiếng loa kêu gọi dân đi họp. Một cảnh sát dân sự cho biết đó là mánh khoé của bờ Bắc. Khi nào có những cuộc viếng thăm lớn của các phái đoàn Sài Gòn, chúng thường tập trung dân tại một điểm nào đó, không cho dân thấy đựoc phái đoàn bên này. Trái lại, chúng có tổ chức ban ngày những cuộc đấu bóng chuyền từ Hà Nội, Hải Phòng vào, chúng tôi để đồng bào tự do đứng coi. Đêm đó bên bờ Bắc không một người dân được đứng xem, chỉ có ba đốm lửa thuốc lá lập loè. Đó là mấy cán bộ đứng quan sát, nghe ngóng để lập báo cáo với “trên”
Tại môt thôn hẻo lánh trên thương nguồn con sông chia cắt, gần biên giới Lào-Việt chúng tôi đã có một kỷ niệm khó quên. Màn hai kịch Nát Tan diễn được nửa chừng đang hồi gay cấn thì trời đổ mưa, mưa mỗi lúc càng nặng hat hơn, diễn viên bị ướt lạnh, khán giả cũng bị lạnh vì đội mưa. Tôi vội nói qua micro vì trời mưa quá xin tạm ngưng, bớt mưa chúng tôi sẽ xin tiếp tục. Khán giả lên tiếng liền: Xin cứ diễn! Tôi nói Chúng tôi sợ rằng đồng bào bị mưa ướt hết! khán giả hô to: Không sao, chúng tôi chịu ướt quen rồi. Anh chị em kịch sĩ tài tử, tay ngang tuy rét run đã gồng mình diễn cho hềt vở kịch giữa những tràng pháo tay nồng nhiệt. Anh chị em tuy bị ướt lạnh nhưng trong lòng cảm thấy niềm tin yêu, hứng khởi ấm áp vô cùng. Đêm đó chúng tôi được thôn cho bồi dữơng cháo gà nóng hổi, thơm phức. Người phụ trách thông tin thôn cho hay chưa bao giờ dân thôn này được xem văn nghệ trình diễn kể cả thời VC có mặt tại đây và cũng chưa bao giờ được xem một vở kịch có ý nghĩa và xuất sắc đến thế. Sáng sớm hôm sau có hai bà già mang khoai , sắn luộc và cơm nắm đến đãi chúng tôi và yêu cầu ở lại diễn thêm một đêm nữa. Chúng tôi đành phải từ chối vì chương trình lưu diễn đã ấn định trước rồi.
Tôi và Anh Bằng, qua nửa thế kỷ, cho tới bây giờ không còn nhớ chi tiết vở kịch thơ “Nát Tan” hai màn cũng như vở thoại kịch “Đứa Con Nuôi”, thoại kịch này đã đoạt giải nhất về Kịch nghệ do Bộ Thông Tin tổ chức. Tôi và Anh Bằng cho đến nay chỉ còn nhớ nội dung chính… Bi kịch thứ nhất mô tả mảnh đời một anh vệ quôc quân bị thương, phải đi nạng, anh đã hiểu mỉnh bị lừa bịp, bị lợi dụng. Về tới nhà đúng lúc một tên cán bộ xã đang đòi cưỡng ép vợ anh, trong lúc chị ta còn bế đứa con nhỏ. Kết cục là anh ta giết tên kia, đốt mái lều và cùng vợ chạy trốn đi tìm tự do. Vỏ kịch này đựơc trình diễn lưu động từ Cam Lộ rồi vào Hương Hoá, rồi trở ra theo quốc lộ 1 ngựơc lên vùng phi quân sự.
Còn vở thoại kịch Đứa Con Nuôi diễn lại chuyện một gia đình giàu có, nhân từ có môt đứa con nuôi, thương nó như con đẻ. Nó trở thành một cán bộ trở về làng đấu tố cha mẹ nuôi. Nó đòi lấy con gái út của vợ chồng nạn nhân sau đó là những tình tiết éo le, ngang trái và sau cùng đạo lý, tình thưong đã thắng gian tà. Kịch Đứa Con Nuôi đã đựơc trình diễn ra mắt tại bến Thương Bạc tại Huế thành công rực rỡ. Chúng tôi dự định chỉ diễn một đêm thôi, nhưng theo đề nghị của ty Thông Tin Huế và được khán giả yêu cầu nồng nhiệt, anh chị em phải diễn liên tiếp ba đêm. Anh chị em ban kịch mệt đừ, bù lại là niềm vui, được thấy rõ tinh thần thù ghét cộng sản được hoan nghênh quá sức. Khán giả miền Trung khó tính hơn khán giả miền Nam, khán giả Huế còn kỹ tính hơn nữa. Khán giả cho biết là quá chán những màn hài kịch vô thưởng vô phạt, nghèo nàn nhạt nhẽo kiểu hâm nước mắm, thiếu nội dung chống cộng. Người mệt nhất vẫn là Anh Bằng, anh đóng vai chính, tinh thần căng thẳng, phải nói, phải la hét, phải vận dụng trí não, tài năng mức tối đa.
Có tận mắt chứng kiến phản ứng náo nức, hừng hực căm hờn chủ nghĩa hoặc sâu lắng trầm tư, những giọt lệ của khán giả vùng giới tuyến , Thừa Thiên vào đến nhữ thôn xóm xa xôi vùng trước đây chịu sự cai trị sắt máu chế độ như Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định,… mới thây lòng dân năm 57, 58 ủng hộ tự do dân chủ ra sao. Có đi sâu sát, lăn lộn với đồng bào nông thôn mới thấy được tinh thần chống cộng của dân chúng, lòng yêu mến người lính cộng hòa lên cao đến mức nào. Nhận xét này có anh Anh Bằng và anh chị em trong ban kịch nhận biết rõ sau hơn một tuần ngắn ngủi sống sát đồng bào.
Như trên tôi đã dẫn, viết thoại kịch để diễn trên sân khấu đã khó , viết kịch thơ để diễn khó hơn, thủ vai chính diễn kịch thơ loại tranh đấu càng khó hơn nữa. Anh Bằng đã thực hiện thành công được chuyện đó. Tôi nghĩ là nhờ khán giả thời bấy giờ hưởng ứng, tán thưởng với tâm lý, tâm thức như đã nói ở đoạn trên. Càng về những năm sau, tâm lý, tâm thức đám đông, rõ hơn là lập trường, quan điểm đã biến chuyển. Lỗi đó không phải do sai lầm của đám đông mà là lỗi của những người có trách nhiệm.
Tiếp theo chuyến đi đó, theo yêu cầu của các đại đội Công Binh miền Trung, ban kịch đi lưu động suốt từ Huế vào đến Quy Nhơn. Cũng từ đó Anh Bằng được các Ty Thông Tin biết tiếng, qúy mến và Đại đội 2 Văn nghệ thuộc Nha CTTL nghe danh. Sau cùng thì anh được gọi vào Biệt Đoàn Văn nghệ trung ương của Nha (thời đó chưa mang tên Tổng Cục CTCT). Tôi đi tu nghịêp, rối đến Anh Bằng nhận lệnh vào Sài Gòn, ban kịch dần dần tan rã.
Sau này người viết kịch và diễn kịch Trần An Bường nổi tiếng Quân Khu I trở thành một nhạc sĩ tiếng tăm, khi không còn khoác áo nhà binh. Anh gặp đúng thời cơ, môi trường thuận lợi ở Sài Gòn, càng hoạt động, sáng tác nhạc mạnh mẽ. Trong các đơn vị công binh dạo đó đều công nhận anh đã góp rất nhiều công sức, tài năng, anh là iễn viên nòng cốt, một đạo diễn trong ban kịch, năng khiếu văn nghệ của anh phát triển ngay từ bước khởi đầu này.
Nhạc của anh, nhất là nhạc hùng, nhạc chiến tranh đầy kịch tính. Thí dụ rõ nhất là Huynh đệ chi binh, hơi nhạc hùng mạnh, dứt khoát và biến chuyển mau lẹ như những “xen” đột biến trình diễn trên sân khấu. Chỉ riêng bài hát ấy lời và nhạc đơn giản nhưng đã nói lên tâm hồn nhân ái rộng mở của anh, nói đến tình bạn chiến đấu, tất cả đều là anh em, kể từ Binh Nhì lên đến Đại Tướng.
Trong 86 bản nhạc của tác giả Anh Bằng phần lớn là thơ phổ nhạc, nói cách khác là đưa nhạc vào thơ. Thơ của các thi sĩ nổi danh tứ tiền chiến cho đến những áng thơ của các nhà thơ sau 54 cho đến nay tại xứ người. Nếu tính kỹ ra có lẽ đến 50 bản nhạc là chính lời thơ của anh. Thơ và nhạc, nhạc với thơ đã trộn lẫn nhau, quấn quýt nhau không rời. Đó là đặc điểm cõi thơ, cõi nhạc sâu sắc, thâm trầm của Á Đông. Do đó tôi nghĩ rằng thơ làm cho nhạc lãng mạn, bay bổng hơn, nhạc đã khiến thơ nổi lên bằng âm thanh trầm bổng, du dương, réo rắt. Và cũng có thể nói muốn sáng tác nhạc hay nên biết, phải biết làm thơ. Một bản nhạc hay, nhưng nếu nhạc sĩ mượn thơ thi sĩ thì bản nhạc mới chỉ có một nửa hay hai phần ba của nhạc sĩ còn phần còn lại là của thi sĩ kia. Năm mươi bài thơ của Anh Bằng, thí dụ chưa phổ nhạc, có thể in thành tập thơ nho nhỏ, và giá trị nghệ thuật thơ không kém ai.
Chúng ta hãy ngâm, ngâm nga thôi đã, khoan hãy hát, những lời thơ của “Thi sĩ Anh Bằng’ thơ tình yêu rất nồng nàn:
Anh! Tình em như lửa cháy
mà anh vẫn lạnh lùng
Vẫn như mùa đông tuyết rơi
Anh! bây giờ anh ở đâu
Em gọi trong giấc mơ
Em buồn trong gió mưa
(Anh không lại)Anh Bằng làm thơ lồng tình quê hương với tình yêu nam nữ, thơ 4 chữ rất mới và hay có thua gì thơ Phạm Thiên Thư:
Vào đây tiểu thư, ngồi trong lớp học
Đắp đôi tay ngà trên bâu áo bạc
Mang ngoài nắng vào, tà dài mấy nhịp
Qua cầu gió bay, qua cầu gió bay
…………………..
Em mang áo dài, đi hài xám tro
Anh nhìn ngẩn ngơ, ơ, ơ, ơi tình
Anh nhìn ngón chân, như là hoa hậu
Như là quê hương, như là quê hương
(Áo dài quê hương)Phần lớn thơ nhạc Anh Bằng tán tụng tình yêu, nhưng là người đã khoác áo chiến binh, anh có những áng thơ diễn tả nét bi hùng của chiến tranh:
Chuyện một đêm khuya, nghe tiếng nổ vang rền
Chuyện một đêm khuya, ôi máu đổ lệ rơi
Chuyện một đêm khuya, nghe tiếng than trong xóm nghèo
Mái tranh lửa cháy bốc lên ngun ngút trời cao
Bà mẹ đau thương như muối đổ trong lòng
Chạy giặc ôm con qua những cảnh lầm than
(Chuyện một đêm)Man mác trong thơ nhạc Anh Bằng là nỗi nhớ quê hương đất nước:
Màu trăng nơi đây
Đục hơn trăng Sài Gòn nhiều
Trời đêm lặng sao
Nhưng khác trăng Sài Gòn nhiều
Biết không anh, biết không anh
Ở đây trăng sao rất buồn, rất buồn
(Cõi buồn)Nếu Anh Bằng không gặp môi trường thuận lợi về lãnh vực nhạc, tôi có thể nói rằng, giả thử gặp môi trường, gặp bạn bè bên sân khấu kịch nghệ hoăc giới “mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây” biết đâu anh chẳng nổi danh kịch sĩ, thi sĩ?
Hiện nay anh ở dưới nam California an hưởng tuổi già, sau những thành công tốt đẹp trong lãnh vực âm nhạc. Nay anh đã 85 tuổi, tinh thần minh mẫn, vẫn yêu đời ,vẫn chú ý đến ca nhạc, vẫn thích nói chuyện với bạn bè. Nhưng anh có gửi điện thư cho tôi biết mắt anh kém lắm, tai nghe cũng khó khăn dù đã có máy trợ thính, nên anh nói đùa với bạn bè: “Nghe tôi nói thôi, đừng có nói với tôi, vì tôi không “thèm” nghe đâu”. Muốn nói chuyện với anh, ở xa thì dùng máy vi tính, gặp gỡ thì người đến thăm phải viết ra giấy kiểu bút đàm một chiều.
Tôi rất quý mến Nhạc sĩ, thi sĩ, kịch sĩ Anh Bằng, đa tài, năng khiếu vượt trội. Tôi rất quý mến Anh Bằng một người bạn, một cộng tác viên nhiệt tình, một người anh lớn tuổi trong văn học nghệ thuật, ngoan đạo, hiền hoà, yêu đời, yêu người.
ANH BẰNG và TÔI – Lê Dinh
Đầu năm 1966, một ngày vào khoảng giữa trưa, lúc tôi đang làm việc trong phòng Sản Xuất, đài Phát thanh Sài Gòn, có một anh quân nhân, mặc sắc phục, lên lầu tìm gặp tôi. Nhìn người khách lạ không quen biết, nhưng qua phù hiệu của Biệt đoàn Văn nghệ, tôi cũng đoán được đây là một người thuộc giới văn nghệ. Anh tự giới thiệu anh là nhạc sĩ Anh Bằng. Qua cái bắt tay thân thiện chào hỏi, anh mở tờ giấy cuộn tròn đang cầm trên tay – đó là một bản nhạc – đưa tôi xem để nhờ tôi “lancer” giùm. Chữ “lancer” trong giới nhạc sĩ sáng tác, được coi như là phổ biến.
Tuy không quen với Anh Bằng trước đây, nhưng tôi rất có cảm tình với cái tên Anh Bằng, và ca khúc “Nếu vắng anh” của anh, viết theo ý thơ của Nguyên Sa, đã được giọng ca tha thiết của Lệ Thanh gửi vào lòng nhiều thính giả, trong đó có tôi.
“Nếu vắng anh, ai dìu em đi chơi trong chiều lộng gió
Nếu vắng anh, ai đợi chờ em khi sương mờ nẻo phố
Nếu vắng anh, ai đón em khi tan trường về
Kề bóng em ven sông chiếu chiều, gọi tên người yêu…”Với cảm tình sẵn có, tôi vui vẻ mời Anh Bằng ngồi để nói chuyện về bài nhạc mới mà anh đưa tôi xem để nhờ phổ biến. Nơi tôi làm việc được coi như là nơi gặp mặt của tất cả các anh chị em văn nghệ sĩ, từ các trưởng ban cho đến các ca sĩ, nhạc sĩ tân cũng như cổ nhạc, các nhạc sĩ sáng tác, nhạc công, kịch sĩ, thi sĩ… cộng tác với đài phát thanh. Theo một lịch trình đã định sẵn, các vị trưởng ban tân nhạc, cổ nhạc Trung Nam Bắc, thoại kịch, ca kịch, các ban thi văn… cùng các nghệ sĩ trong ban của họ lần luợt đến đài để thu thanh trước những chương trình sắp phát thanh. Các nghệ sĩ bạn bè đến sớm, trước giờ thu thanh vài mươi phút, cũng thường đến phòng tôi nói chuyện, hoặc thi thoảng, lúc rỗi rảnh, tôi cũng bước qua phòng vi âm để trò chuyện đôi câu với anh chị em ca nhạc sĩ. Vì vậy nên tôi có cơ hội được quen biết tất cả anh chị em nghệ sĩ cộng tác với đài Phát thanh và việc đưa một sáng tác mới để nhờ ca sĩ hay trưởng ban “lancer” giùm cũng không khó khăn gì. Vã lại, các ban nhạc cũng cần những sáng tác mới hay, để thay đổi món ăn, không làm nhàn chán tai thính giả.
Trở lại bài hát vừa viết xong của Anh Bằng, đó là bài “Hẹn anh đêm nay“, một bài hát rất buồn, viết với âm điệu Si thứ, và là lời nhắn nhủ của một cô gái gửi cho người yêu là một quân nhân sắp trở ra chiến trường ngày hôm sau, sau khi hết hạn phép… Tình bạn giữa Anh Bằng và tôi bắt đầu từ lần gặp gỡ đầu tiên này. Và rồi ngay chiều hôm đó, chúng tôi hẹn nhau đến nhà Minh Kỳ để tôi giới thiệu Anh Bằng với Minh Kỳ, người tôi quen biết từ nhiều năm rồi.
Lúc mới bắt đầu biết nhau, chúng tôi đều có những sáng tác riêng rẻ và cũng được nhiều người biết đến. Minh Kỳ, người lớn tuổi nhất, đã có những bài như Nha Trang, Nhớ Nha Trang, Nha Trang chiều mưa, Chị Hằng, Xuân đã về… Anh Bằng đã có Nếu vắng anh, Lẻ bóng… còn tôi, giới ngưỡng mộ cũng biết tôi qua những ca khúc Tấm ảnh ngày xưa, Ga chiều, Cánh thiệp hồng, Ngang trái, Tình yêu trả lại trăng sao… Tuổi tác của chúng tôi xấp xỉ nhau, khuynh hướng sáng tác cũng gần giống nhau, cho nên chúng tôi dễ kết thân với nhau, và từ đó đi đến việc thành lập Nhóm Lê Minh Bằng (tức 3 tên Lê Dinh, Minh Kỳ, Anh Bằng ghép lại), mở lớp nhạc và làm cố vấn cho hãng đĩa Sóng Nhạc của ông Nguyễn Tất Oanh ít lâu sau.
Anh Bằng, tên thật là Trần An Bường, sinh năm 1927 (Đinh Mão) tại Ninh Bình. “An Bường” nếu đọc lên cũng nghe trài trại như “Anh Bằng” và vì vậy anh lấy biệt hiệu là Anh Bằng, và đó cũng là một sự khôn khéo, ai gọi Anh Bằng, dù lớn tuồi hơn, cũng phải kêu anh bằng “anh”: Anh Bằng. Tính anh rất hiền lành, bãi buôi, vui vẻ nhưng, so với chúng tôi, anh rất ít nói. Mà những người ít nói thường hay được lòng của phái nữ. Anh lại có duyên dáng trong lời nói, cái duyên dáng đáng yêu đó đã bộc lộ trong một số lời ca của anh. Chúng ta còn nhớ:
“… Từ lâu, tôi biết câu thời gian là thuốc tiên
Đời việc gì đến sẽ đến
Những ai bạc bẽo mình vẫn không đành lòng quên”. (Sầu lẻ bóng)Hoặc như:
“Đời như cánh chim bay ngàn phương
Chia tay rồi đây, mỗi người đi một đường
Chuyện tâm tình thôi đành dở dang,
Siết tay nhau một lần, kết chặt tình bạn thân.
Chúc nhau, nâng ly lần cuối
Cầu mong cho bọn mình tuy xa mà tình chẳng rời
Quên buồn, quên sầu tìm vui mà sống
Nhớ nhau, mỗi năm thu sang về đây ba đứa nghe mưa chiều thu” (Ly cà phê cuối cùng)Trong việc giao thiệp hàng ngày, anh cũng thuờng ít xuất hiện và nếu có xuất hiện cũng thường hay làm thinh và nếu nói thì những lời nói nào anh đưa ra cũng duyên dáng và vì lẻ đó mà anh rất… đào hoa. Bạn bè thường bảo rằng anh có duyên ngầm. Vì cái duyên đó mà có rất nhiều cô mến anh, thích anh và rồi yêu anh, và anh cũng yêu lại người ta, nhưng anh không bỏ bê gia đình, vẫn chăm lo, săn sóc người vợ anh cưới từ khi chưa di cư, ở thị trấn Điền Hộ, tỉnh Ninh Bình. Bỏ quê hương, anh cùng gia đình vào Nam tìm tự do sau hiệp định đình chiến, chia đôi đất nước năm 1954. Năm 1975, thêm một lần nữa chạy trốn Cộng sản, anh di tản trước cùng cô con gái nhỏ và những cậu con trai, và vừa khi đủ điều kiện để bảo lãnh gia đình, anh đã bảo lãnh vợ và con gái qua Mỹ để sống hạnh phúc cho đến ngày nay. Ở địa hạt tình cảm, Anh Bằng là người trái ngược với Minh Kỳ, cho nên chúng tôi thường hay nói Anh Bằng là người ướt át nhất và tuy là người tình cảm mà không mất cảm tình khi vì hoàn cảnh, chia tay với ai đó bởi vì anh đã “nhắn nhủ” qua bài “Sầu lẻ bóng”:
“Người ơi, khi cố quên là khi lòng nhớ thêm…”.
Hờn giận người ta thế nào được khi người đó vẫn còn nhớ đến mình.
Trong vấn đề sáng tác, bộc lộ sự thương yêu qua lời ca tiếng nhạc là chuyện thông thường của người nhạc sĩ sáng tác, nhưng anh cũng thường hay bộc lộ sự hờn giận qua nét nhạc và lời ca. Ca khúc “Người thợ săn và đàn chim nhỏ” của nhóm Lê Minh Bằng, mà chúng tôi ký dưới tên Vương Đức Long, lời ca do Anh Bằng viết, để nói lên việc đối xử không mấy tốt đẹp – đôi khi hơi tàn bạo – của một vài cảnh sát viên, tuy nói là bạn dân, nhưng thường hay có thái độ hằn học, không đẹp với dân chúng, đặc biệt là người xử dụng công lộ và nhất là những phụ nữ mua gánh bán bưng… Trong óc tưởng tuợng của anh – người cảnh sát không phải là bạn dân – khi có cây súng trên tay, như người thợ săn và hà hiếp dân chúng mà anh so sánh như đàn chim, để rối anh viết lời ca:“Một người thợ săn âm thầm mang súng lang thang vào rừng
Còn một bầy chim vô tình vẫn hót líu lo đùa chơi
Nào ngờ thợ săn đang cầm cây súng bắn lên cành cây
Chim chết chim lạc bầy…”Trong một phút hờn dỗi ông Giám đốc hãng đĩa Sóng Nhạc – hãng đĩa mà anh em chúng tôi cộng tác – anh có ý nghĩ để lời ca sau đây vào bài “Trở về cát bụi” của nhóm Lê Minh Bằng, coi như lời nhắc nhở ông Nguyễn Tất Oanh trong tư cách đối xử với anh em – qua lời ca – như sau:
“… Sống trên đời này, có đây rồi lại mất
Cuộc sống mong manh, nhắc ai đừng đổi trắng thay đen
Làm người sang giàu, đừng vì bạc tiền bỏ nghĩa anh em…”Trong công cuộc làm ăn, đôi khi cũng có những sự hiểu lầm, những vướng mắc nho nhỏ, cho nên chuyện lủng củng giữa anh em chúng tôi với ông Giám đốc hãng đĩa Sóng Nhạc cũng không tránh khỏi. Một người hờn giận, không nói ra mà chỉ bày tỏ bằng lời ca, nhưng ông Sóng Nhạc nào có biết, tuởng đâu rằng nhóm Lê Minh Bằng viết bài “Trở về cát bụi” không phải để “nhắn nhủ” mình, mà là một bài ca nghiêng về giáo lý của nhà Phật, cuộc đời là hư không, khi nhắm mắt không đem theo được gì. Và ca khúc “Trở về cát bụi”, được coi như một “lá thư ngỏ” gửi ông Nguyễn Tất Oanh lại là một bài hát đem lại cho ông khá nhiều về tài chánh qua số đĩa hát tiêu thụ, với giọng ca thu đĩa lần đầu tiên của Elvis Phương và sau đó, tiếng hát của Thế Sơn làm sống lại ca khúc này ở hải ngoại.
Cũng nằm trong ý nghĩï lồng vào bài hát những lời cảnh tỉnh con người, như một bài ngụ ngôn, Anh Bằng có soạn riêng ca khúc “Huynh đệ chi binh” để – theo lời anh nói – gián tiếp khuyên mấy ông “chóp bu nhà mình” đừng có xào xáo nhau nữa, mà phải họp sức chung lo chống kẻ thù chung là CS. Mà thật vậy, sau cuộc đảo chính Tổng thống Ngô Đình Điệm năm 1963, liên tiếp trong nhiều năm sau, tình hình chính trị miền Nam thật vô cùng rối ren. Nay đảo chính, mai chỉnh lý và nhất là vào giai đoạn cuối của đất nước, hai vị Tổng thống và Thủ tướng, đều là người của quân đội, đã không đoàn kết với nhau mà lại còn hục hặc nhau luôn, cho nên Anh Bằng mới viết ca khúc “Huynh đệ chi binh”, mong rằng sẽ đến tai các ông quan lớn nhà binh này:
“Huynh đệ chi binh là gì hở anh Hai
Huynh đệ chi binh là…, là… huynh đệ chi binh.
Từ người đơ dèm cùi bắp
Và rồi đi lên thượng cấp đều là huynh đệ chi binh.
Tiến thối có nhau là huynh đệ chi binh
Sướng khó có nhau là huynh đệ chi binh…”Nhạc sĩ Anh Bằng
Năm 1979, khi gia đình chúng tôi định cư tại thành phố Montreal được gần 1 năm, Anh Bằng cứ tha thiết bảo tôi bỏ tất cả ở Canada để qua bên Mỹ, tái lập lại tên Lê Minh Bằng (mặc dù chỉ còn 2 người) với lý do anh muốn hoạt động lại trong ngành âm nhạc, xuất bản, ra băng đĩa và tổ chức nhũng chương trình nhạc hội. Anh nói anh ít ăn ít nói, không có tài xã giao, ít giao thiệp mà chỉ biết có sáng tác thôi cho nên anh muốn tôi qua để làm cái đầu tàu hoạt động trở lại như ngày trước. Nhưng đi thế nào được khi mà ở bên này, gia đình chúng tôi cũng đã ổn định được đời sống một phần nào rồi, vợ chồng tôi đều đã có việc làm, 3 đứa con cũng đã vào trường… cho nên tôi không làm theo lời yêu cầu của Anh Bằng. Lúc đó là Anh Bằng đang dùng nhà để xe của anh để làm phòng thu thanh và đã thực hiện những băng cassette với tên Lê Minh Bằng, để cho Trung tâm Thanh Lan (Thanh Lan lớn, có cửa hàng băng nhạc ở Bolsa) độc quyền phát hành, rồi sau đó anh đổi tên nhà sản xuất thành những tên như Sóng Nhạc, Dạ Lan rồi Asia và những băng cassette này rất được thính giả ái mộ cho nên thương hiệu của Anh Bằng càng ngày càng phát đạt cho đến khi chị Anh Bằng và cô con gái Thy Vân qua, anh mới đi đến thực hiện chương trình sản xuất Video Asia trước kia và DVD Asia bây giờ.Bước sang lãnh vực thực hiện Video, với sự góp sức của chị Anh Bằng và Thy Vân, thương hiệu Asia tiến lên thấy rõ, một phần nhờ lúc đó chưa có nhiều công ty khác ra cạnh tranh, một phần, Anh Bằng là nhạc sĩ sáng tác cho nên bài bản chủ lực vẫn trội hơn hết và ngoài ra anh còn có một số vốn rất phong phú là những sáng tác của Lê Minh Bằng. Công việc của Trung tâm Asia tiến triển rất khả quan, nhưng từ khi chồng của Thy Vân là Bạch Đông, người phụ trách kỹ thuật cho Trung tâm Asia ly dị với vợ và càng ngày tuổi già càng chồng chất, Anh Bằng đã không còn giữ vững tay lái con thuyền Asia nữa, hay nói một cách khác là Anh Bằng đã dần dần không còn chủ quyền trong mọi sự xếp đặt của Asia. Cũng từ đó, Anh Bằng thường hay thố lộ với tôi rằng, tuy anh là người sáng lập ra Trung tâm Asia nhưng thật ra anh không còn quyền quyết định trong công việc Asia. Quyền này giờ đây là do cô con gái Thy Vân của anh và những người cộng tác với Asia. Sáng tác mới anh làm có cả trăm bài, vẫn nằm trong hộc tủ đó, Asia muốn lấy bài gì cho vào chương trình thì lấy, anh cũng không chú ý tới.
Viết đến đây, tôi rất thông cảm những sự khó khăn của những nhạc sĩ mới bước vào con đường sáng tác, trong việc phổ biến những ca khúc của mình. Trước năm 1975, muốn phổ biến một sáng tác mới, không quá khó khăn như bây giờ. Một nhạc phẩm vừa hoàn tất, được một ca sĩ quen biết trình bày một vài lần trong phòng trà, vũ trường, đại nhạc hội hay trên Đài Phát thanh Saigon, hoặc đài Quân đội hay tốt hơn hết là đài Truyền hình và, nếu là bài hay, thì có tiếng vang ngay. Các ông chủ nhà xuất bản nhạc chạy đua, tìm đến tác giả để hỏi mua bản quyền xuất bản, vì nếu không mua nhanh thì sẽ có nhà xuất bản khác tranh giành mua trước. Nếu bài không được hay thì cũng sẽ xuất bản được nhưng chậm hơn vì phải để cho thính giả có thì giờ thẩm định và cũng phải có thì giờ để cho bài nhạc ngấm dần vào lòng của thính giả. Phương tiện phổ biến một ca khúc mới truớc 1975 rất đa dạng, từ đài phát thanh đến đài truyền hình, từ phòng trà đến vũ trường, đến đại nhạc hội. Còn ngày nay, ở hải ngoại, phương tiện phổ biến những sáng tác mới chỉ nằm võn vẹn trong tay vài ba trung tâm mà trung tâm nào cũng đôi ba tháng mới sản xuất được một chương trình. Hơn nữa, những trung tâm này còn dành chỗ cho một số nhạc sĩ sáng tác của bè bạn, thân hữu của họ. Thật vậy, việc phổ biến những sáng tác mới ở hải ngoại vô cùng khó khăn. Có nhiều anh em nhạc sĩ sáng tác mà tôi quen biết, có nhiều bài rất hay, chỉ thu CD, in ra vài chục đĩa, để tặng bạn bè và nghe chơi hoặc để làm kỷ niệm thôi, chứ khó mà phổ biến đến quảng đại quần chúng như trước 1975. Vì vậy, một nhạc sĩ mới nào tìm được một chỗ đứng dưới mặt trời hải ngoại này thật là đáng khen. Câu “vạn sự khởi đầu nan” không lúc nào đúng bằng khi đem áp dụng vào trường hợp này. Thảo nào, trong hơn 30 năm nay, ở hải ngoại, chúng ta chỉ thấy được có vài ba nhạc sĩ mới, được giới thưởng ngoạn biết tới, nổi tiếng với chỉ một vài bài. Phương tiện phổ biến hạn chế đến mức tối thiểu như vậy cho nên khó mà tìm ra được một Lam Phương, một Y Vân, một Trúc Phương… của giữa thập niên 50 bước qua 60, hay một Trần Thiện Thanh, một Song Ngọc, một Thanh Sơn… của những thập niên 60, 70. Đáng buồn cho các nhạc sĩ mới “sinh bất phùng thời”, nếu mà Cộng sản miền Bắc không chiếm miền Nam thì giờ đây, những sáng tác của họ đã vang vang khắp nơi, từ sông Bến Hải đến mũi Cà Mau.
Sức sáng tác của Anh Bằng rất sung mãn. Sau khi ra khỏi nước, anh viết riêng một mình những ca khúc mới mà chúng ta đã nghe và không thể nào quên được như Khúc thụy du (thơ Du Tử Lê), Cõi buồn, Mất nhau mùa Đông, Tango dĩ vãng, rồi ít lâu sau, một loạt bài phổ thơ như Chuyện giàn thiên lý, Hồi chuông xóm đạo, Bướm trắng, Chuyện hoa sim… Nói về việc phổ thơ – như chúng ta đã biết – trong lãnh vực này, Anh Bằng là người nhạc sĩ phổ thơ nhiều – nhiều nhưng hay – trong số những nhạc sĩ thành công trong khuynh hướng này như Phạm Duy (Tiễn em, Áo anh sứt chỉ đường tà), Văn Phụng (Các anh đi, Một lần cuối), Song Ngọc (Chân quê). Anh Bằng là người đem nhạc vào thơ rất bền bĩ, trước 1975 cũng như sau này. Những bài thơ nổi tiếng thời tiền chiến của Nguyễn Bính (Bướm trắng), Hữu Loan (Chuyện hoa sim), Thái Can (Anh biết em đi chẳng trở về), Yên Thao (Chuyện giàn thiên lý), Hồ Dzếnh (Anh còn nợ em)… được Anh Bằng khéo léo diễn tả bằng âm thanh là một chứng minh khả năng phổ thơ của Anh Bằng.
Nói về sức sáng tác của Anh Bằng, tôi còn nhớ trước 1975, mỗi lần có một chiến dịch nào do chính phủ đề ra, như “Người cày có ruộng”, “Kêu gọi nhập ngũ”, “Tố Cộng” (nói lên sự dã man tàn ác của CS, như pháo kích vào trường học, liệng lựu đạn vào rạp hát…), “Chiêu hồi” v.v…, tôi cho Anh Bằng biết hôm trước, hôm sau là anh có ngay một bài hát thuộc loại chiến dịch, tuyên truyền nhưng không phải là những bài không được thính giả chú ý. Chẳng hạn những bài viết cho chiến dịch chiêu hồi như Bóng đêm (Em chắp hai tay quỳ gối nguyện cầu, Cầu cho hai đứa mình sống bên nhau…), Đôi bóng (Tình thương gửi theo gió chiều, nhờ trao đến cho người yêu – Rừng sâu suốt đêm thâu, người đi đã bao lâu mà không biết tương lai về đâu…”), Nếu hai đứa mình (Nếu hai đứa mình không về cùng chung lối đường, Thì dù trăng sáng cũng là màu trắng khăn tang…), Nhật ký của hai đứamình (Thức trắng đêm nay viết lại nhật ký của hai đứa mình…), Nếu ai có hỏi (Nếu ai có hỏi bao giờ chúng mình gần nhau), Giấc ngủ cô đơn (Nửa đêm nhớ anh, nằm nghe mưa khóc bên mành)… toàn là những bài viết cho chiến dịch chiêu hồi, lời nhắn gửi tha thiết của người vợ hiền, của người yêu nhỏ gửi những người trai lầm đường, lạc lối hãy quay về với yêu thương, về với người vợ hiền, với đàn con dại, với người yêu bé bỏng – mà phần nhiều lời ca những bài loại này do Anh Bằng viết – đã mau chóng trở thành những bài chan chứa tình cảm lứa đôi cho nên sức tiêu thụ rất mạnh.
Một khía cạnh khác của vấn đề sáng tác mà chúng ta tìm thấy ở Anh Bằng là óc hài hước của anh. Tôi còn nhớ, khi còn làm băng cassette, Anh Bằng có thuê một nhân viên người Mỹ đề dán nhãn, làm hộp băng. Ít lâu sau, trong một dịp qua Cali thăm Anh Bằng, tôi không thấy anh Mỹ này nữa, tôi mới hỏi anh thì được anh cho biết là anh đã sa thải người đó vì, theo lời anh nói, ngày xưa Mỹ nó cho tôi nghỉ việc, bây giờ tôi cho Mỹ nó nghỉ việc lại. Nhưng tôi biết đó là anh chỉ nói đùa thôi. Trong số nhiều bài nhạc của ban AVT với Lữ Liên, Vân Sơn và Tuấn Đăng trình bày trên sân khấu đại nhạc hội trước 1975, có một số bài do Anh Bằng sáng tác. Không có óc hài hước, khó mà viết được những bài như Tập lái Vespa, Đánh cờ người v.v…
Những ngày đầu mới tỵ nạn ở Mỹ, Anh Bằng chưa bắt tay trở lại vào nghề cũ cho nên anh phải bươn chải để lo cho đời sống của gia đình gồm có 2 cậu con trai và cô con gái nhỏ, tất cả đều còn ít tuổi, phải trở lại ghế nhà trường. Anh xin được một chỗ làm trong một hiệu bán dụng cụ sắt thép, được buổi sáng thì buổi chiều, chủ cho anh nghỉ vì anh bắt đầu bị bệnh lãng tai, chủ nói một đàng, anh làm một nẻo. Thí nghiệm với vài ba chỗ mới nữa, kết quả, anh cũng chẳng làm được bao lâu. Càng ngày, bệnh lãng tai của anh trở nên thật trầm trọng hơn, dù có đi bao nhiêu bác sĩ chuyên khoa về tai mũi họng, dù có máy thật đắt tiền gắn liền vào tai – được điều chỉnh cho thích hợp với âm sắc và cường độ của từng giọng nói của mỗi người – nhưng anh chỉ còn nghe được chừng 10%. Có những sự việc rất buồn cười xảy ra vì việc mất dần khả năng thính giác của anh. Năm 1990, anh sang Montréal tham dự lễ thành hôn con gái của tôi, anh đi từ phi trường Los Angeles, dừng ở New York rồi sang Montréal. Theo như dự định, phi cơ sẽ đến phi trường Dorval (Montréal) lúc 17:00, tôi lên phi trường lúc 16:30 để đón anh. Chờ đến 17:00 hơn, chẳng thấy bóng anh đâu, dù trên màn hình ghi chuyến bay của anh đã đến. Đợi thêm 15 phút, rồi nửa tiếng, rồi một tiếng rưỡi nữa, vẫn không thấy bong dáng anh. Điện thoại về nhà, tôi được bà xã tôi cho biết là cô con gái của Anh Bằng có gọi qua nói “ba con đi lạc rồi thím ơi”. Thật ra, thay vì ngồi luôn trên phi cơ ở phi trường New York để chờ đợi tiếp tục đi Montréal, Anh Bằng hỏi ông Mỹ ngồi bên cạnh có phải đây là Montréal không, và anh bảo khi nghe ông Mỹ này trả lời “Yes” cùng lúc thấy thiên hạ lần lượt ra khỏi phi cơ, Anh Bằng cũng lụt tụt xuống theo. Đến khi biết được chuyện nghe lầm thì phi cơ đi Montréal đã bay lâu rồi. Thành ra đêm đó, Anh Bằng phải ngủ lại New York để chờ chuyến bay sáng hôm sau, còn tôi lủi thủi trở về nhà, đón khách mà không có khách. Về đến nhà, tôi được điện thoại của Thy Vân gọi qua cho biết là ba của cô sẽ đi chuyến bay New York – Montréal vào lúc 9:15 sáng hôm sau. Cũng may mà đến hôm sau mới là ngày tổ chức lễ thành hôn của con gái tôi.
Cũng liên quan đến việc mắc bệnh lãng tai này là một chuyện kể của anh, nghe như một chuyện cười: Thời kỳ anh bị mất khả năng thính giác là lúc anh vẫn còn lái xe. Một hôm, trên đường đi công chuyện vềø, cũng vì mắt anh hơi kém, anh vượt đèn đỏ và xe cảnh sát có đèn chớp đuổi theo phía sau. Anh vẫn phom phom, từ từ và ung dung chạy hoài, theo đường lên núi để về nhà. Một lát, lại có thêm một chiếc xe cảnh sát thứ hai cũng chạy phía sau xe trước. Anh vẫn không hay biết gì. Khi anh lái xe về đến nhà, mở cửa bước ra khỏi xe, anh mới biết phía sau anh có 2 chiếc xe cảnh sát đuổi theo. Có lẽ cảnh sát nghĩ rằng họ sẽ phải đối phó với một tay khủng bố dữ dằn lắm thì phải. Cuối cùng, anh bị mất bằng lái và từ đó, đi đâu anh nhờ đưa cháu ngoại chở đi.
Có người hỏi bị khiếm khuyết thính giác có ảnh hưởng gì đến việc sáng tác của anh không? Theo chỗ tôi biết, cũng có trở ngại đôi chút nhưng không ảnh hưởng gì đến việc sáng tác. Tư tưởng, ý nhạc, hồn nhạc từ óc mà ra, và theo đó, anh ghi lên giấy. Tay anh ghi một câu nhạc lên giấy là anh đã có âm điệu câu nhạc này trong đầu, hay nói ngược lại, âm điệu của câu nhạc mà anh có trong đầu được anh chép lại trên giấy. Một nốt nhạc để trên giấy, anh đã biết nó cao thấp, trầm bổng, ngắn dài thế nào rồi và một dòng âm thanh liên tiếp ghi lại trên giấy, anh đã biết nó uyển chuyễn, du dương, êm đềm, hay hoặc dở thế nào rồi. Còn việc viết lời ca thì dù lãng tai cũng không bị chi phối gì cả. Bằng cớ là những sáng tác gần đây như “Khóc mẹ đêm mưa” vẫn trau chuốt, vẫn rất là Anh Bằng, không có gì để cho chúng ta bảo rằng khiếm khuyết thính giác gây trở ngại cho việc sáng tác của anh. Chỉ có một điểm trở ngại duy nhất là nếu nhạc của người khác mà khi cho anh nghe qua CD hay nhìn lên màn ảnh qua DVD thì anh tiếp nhận chỉ được 10%, nhưng nếu kèm theo cho anh một bài nhạc in trên giấy, để anh vừa nhìn và vừa nghe bản nhạc – bằng phương pháp thính thị – nghĩa là vừa phối hợp thị giác với thính giác – thì kết quả không gì thay đổi, hiệu quả gần như hoàn toàn.
Có nhiều người cho việc tin tử vi là tin dị đoan, nhưng tử vi không phải là dị đoan – mà là một khoa học, chúng ta phải công nhận, như nhiều nhà tử vi đã nói – nếu thầy tử vi học có căn bản, tới nơi tới chốn thì tử vi rất đáng cho ta lưu ý. Nhiều sự việc nhiệm mầu đã xảy ra thật khó giải thích, liên quan đến tuổi Thìn, một tuổi mà các thầy tử vi nói là rất tốt trong việc lấy vợ gả chồng. Người tuổi Thìn đem đến may mắn cho người phối ngẫu, khiến cho gia đình ăn nên làm ra. Trong phạm vi gia đình (cũng như trong phạm vi bạn bè), chúng ta chắc cũng đã có chứng kiến sự thành công trong gia đình mà một trong hai người, vợ hoặc chồng, là người tuổi Thìn. Gia đình Anh Bằng cũng nằm trong trường hợp này. Từ ngày sang Mỹ, lúc ban đầu, Anh Bằng cũng lận đận lao đao như đa số người tỵ nạn khác. Nhưng từ ngày chị Anh Bằng (tuổi Mậu Thìn – 1928) qua Mỹ cùng với cô con gái lớn, với số vốn nho nhỏ vay mượn của bạn bè, với khả năng sáng tác của Anh Bằng, cùng với sự phụ sức của tất cả con cái, Anh Bằng đã tiến lên một bước, lập nên Trung tâm Băng nhạc Asia, một trong vài trung tâm băng nhạc lớn hiện nay ở hải ngoại. Và cũng ngạc nhiên thay, nếu chúng ta không tin vào mạng số tuổi Thìn thì cũng phải tin. Chỉ ít lâu sau khi chị Anh Bằng sang Mỹ đoàn tụ với gia đình thì cô con gái lớn của Anh Bằng, người coi sóc các chương trình thực hiện băng cassette Dạ Lan chẳng may qua đời. Nếu không có cô gái út Thy Vân tiếp tục quán xuyến việc làm ăn của Anh Bằng, khi công việc thực hiện thêm video và DVD Asia bắt đầu. Và cho đến ngày nay, Thy Vân vẫn là người điều khiển tổng quát – cùng với Trúc Hồ trong phần vụ giám đốc âm nhạc – Trung tâm băng nhạc Asia và đã giữ vững uy tín trong nhiều chục năm nay. Trung tâm băng nhạc Asia được thành hình và bắt đầu đi vào hưng thịnh từ khi Anh Bằng có người phối ngẫu là chị Anh Bằng nhúng tay vào.
Tôi bắt đầu cho ra nguyệt san Nghệ Thuật từ tháng 4-1994. Trong 3 năm đầu, thường bị lỗ lã, mỗi tháng phải lấy thêm tiền nhà để châm vô mới có đủ trả tiền nhà in, mặc dù những người cộng tác không có chút thù lao nào. Đã biết lỗ nhưng không hiểu sao tôi vẫn tiếp tục làm, âu đó cũng là cái nghiệp, nghiệp văn nghệ. Đến tháng 3 năm 1999, trong một chuyến qua thăm Anh Bằng, anh có nhã ý đề nghị ủng hộ Nghệ Thuật tấm hình bìa và nhờ vậy mà Nghệ Thuật kéo dài sự sống được cho đến tháng 4-2007, thời điểm mà tôi thấy đã quá mệt mỏi sau 13 năm làm báo cho nên tôi quyết định đình bản tờ Nghệ Thuật. Trong 8 năm sau của tờ Nghệ Thuật, nhờ có sự yểm trợ của Asia cho nên khỏi phải bù đắp tiền nhà, nếu không thì Nghệ Thuật chắc cũng phải chết dở sống dở. Nghệ Thuật nhớ mãi sự ủng hộ của một người bạn cũ, trước sau vẫn nhớ đến anh em, mặc dù xa mặt nhưng không cách lòng.
Anh Bằng là một con chiên rất ngoan đạo. Ngày trước, khi anh còn khỏe, khi thính giác anh chưa có vấn đề, anh thường hay sang Montréal thăm gia đình chúng tôi. Mỗi bận ghé qua Montréal là anh yêu cầu tôi chở anh đi viếng một thánh đường rất nổi tiếng nằm trên sườn phía Bắc của một ngọn núi nhỏ có tên là Mont Royal của thành phố Montréal, đó là thánh đường St-Joseph. Du khách nào đến thành phố Montréal mà chưa viếng thăm thánh đường St-Joseph, có thể coi như chưa đến Montréal. Lên đến tận đỉnh cao của thánh đường, Anh Bằng xem rất sung sức, anh dừng lại ở tầng có mộ ông thánh St André, đốt đèn cầu nguyện ở bàn thờ các thánh rồi mới ra về. Nếu tôi không đưa anh đi viếng thánh đường Saint Joseph thì cũng phải đưa anh đến một nhà thờ nào đó gần nhà, để anh cầu nguyện.
Nhạc Sĩ Anh Bằng-Lê Dinh
Một người sinh trưởng nơi một thị trấn nhỏ ở tận miền Bắc, có tên là Điền Hộ, thuộc tỉnh Ninh Bình, một người sinh trưởng ở cuối miền Nam nước Việt, một làng bé nhỏ có tên là Vĩnh Hựu, thuộc tỉnh Cò Công, những tên thị trấn, tên làng xã mà chúng ta chưa chắc tìm được trên bản đồ, hai người cách biệt nhau 7 tuổi, ở hai đầu non nước, thế mà gặp nhau và trở thành những người bạn văn nghệ. Đó là gì, nếu không phải là duyên và cái căn duyên này đưa đến việc hình thành một tình bạn tương thức. Nếu vào ngày đầu năm 1966 đó mà Anh Bằng không tìm đến gặp tôi thì sẽ không có nhóm Lê Minh Bằng, sẽ không có ca khúc Đêm nguyện cầu, hay Linh hồn tượng đá, hay Truyện tình Lan và Điệp để lại hậu thế. Nếu không có chuyện “hữu duyên thiên lý năng tương ngộ” đó, chúng tôi, Lê Dinh, Minh Kỳ và Anh Bằng vẫn là những đồng nghiệp thông thường, coi nhau như bao nhiêu thân hữu thông thường khác, không có sự gắn bó của một nhóm khăng khít, không có tình bạn đồng tâm thắm thiết, tri âm, tri kỷ.
Lê Dinh – Tháng 04/2008
Nhớ Sài Gòn – Anh Bằng & Trúc Giang
Sài Gòn hôm nay có lá rơi buồn
Sài Gòn hôm nay thiếu vắng một người
Một người nơi đây tiếc nuối Sài Gòn
Sài Gòn đẹp lắm em ơi
Khung trời áo trắng chơi vơiSài Gòn tôi yêu nhớ mãi tôi buồn
Buồn vì bên đây nắng đã đi rồi
Còn lại không gian tuyết trắng ngoài trời
Sài Gòn không có tuyết rơi
Khung trời ấm mãi em ơiBên này mùa đông tuyết rơi
Ước gì được ôm lấy em
Nắng Sài Gòn mùa nầy vẫn chiếu lung linh
Chiếu vào lòng một người lữ khách tha phươngKỷ niệm trong tôi cứ mãi êm đềm
Từng chiều lang thang phố xá đông người
Giờ nầy trong tôi đã vắng người rồi
Sài Gòn em có biết không
Ta là lữ khách tha hương…Mời nghe Nhớ Sài Gòn qua tiếng hát Hoài Nam
Mời nghe Diễm Chi hát:Đêm Nguyện Cầu
NHỮNG KỶ NIỆM TỪ ANH BẰNG – Thái Tú Hạp
Như viên sỏi rơi xuống mặt hồ tiềm thức khua động những dư âm của một thời thương nhớ. Cứ mỗi lần nghe lại nhạc phẩm “Nếu Vắng Anh” của Nhạc sĩ Anh Bằng là y như mình đã sống lại cái giây phút gặp gỡ thật tuyệt vời với cô nữ sinh Trường Phan Thanh Giản Đà Nẵng có mái tóc buông thả đôi vai gầy, với đôi mắt nai ngơ ngác và nụ cười nghiêng dễ thương e ấp trong tà áo dài trắng tinh khôi như cánh bướm mùa xuân, đến thăm tiền đồn Hiếu Đức, tỉnh Quảng Nam nơi đơn vị chúng tôi trấn giữ, để ủy lạo tặng quà vào dịp đầu Xuân do liên trường Đà Nẵng tổ chức. Không ngờ cô nữ sinh đó đã hát tặng bài hát thật trữ tình của nhạc sĩ Anh Bằng đầu tiên và tôi nhớ đến suốt một đời. Dạo ấy vào mùa Xuân tôi hoàn toàn không quen biết nhạc sĩ Anh Bằng nhưng tôi cũng thầm cám ơn ông nhờ bản nhạc của ông mà tôi mới kết duyên với người tình trăm năm có cái tên thật dễ nhớ: Ái Cầm.
Chinh chiến lan tràn khốc liệt khắp nơi trên quê hương và kết thúc là những trang sử kinh hoàng uất hận đầy nghiệt ngã đau thương trong những trại tù sinh tử. Hàng triệu người Việt đã vượt qua những chặng đường đầy máu và nước mắt để tìm Tự Do Nhân Quyền sau tháng 4 năm 1975 vì không chấp nhận chế độ Cộng Sản. Và đã có hàng trăm ngàn Thuyền nhân đã tử nạn trên biển Đông. Gia đình chúng tôi cũng đã vượt qua con đường khổ nạn như thế. Cuối cùng đã may mắn đến định cư tại vùng đất hứa Nam California. Lúc đó người Việt đã quy tụ về quận Cam quây quần hình thành những khu thương mãi nương nhau xây dựng đời sống mới. Các trung tâm ca nhạc nối tiếp nhau ra đời. Hằng trăm nhạc phẩm trước thời 75 gọi là nhạc vàng được phát hành khắp nơi và được đồng hương nồng nhiệt đón nhận. Trong số các cuốn băng có Áo Dài Quê Hương do Lê Minh Bằng thực hiện và sản xuất vào năm 1983 vừa tung ra thị trường tình cờ chúng tôi khám phá bài thơ “Lời Gọi Thầm Của Chim” trong thi tập “Chim Quyên Lạc Ngàn” của chúng tôi. Nhạc sĩ Anh Bằng chọn phổ nhạc dưới tựa mới “Người Qua Phố” do nữ ca sĩ Lệ Thu trình bày. Chúng tôi vô cùng xúc động như một tặng phẩm tinh thần tuyệt vời. Sau đó khi Thái Doanh Doanh được vinh hạnh vào sinh hoạt với Trung Tâm Asia của Nhạc sĩ Trúc Hồ và Cô Thy Vân tình thân giữa chúng tôi càng tăng tiến thêm. Những bài thơ chuyển qua nhạc lại kế tiếp ra đời như “Người Thương Binh”, “Nhớ Mẹ”, “Tình Thu Trên Cao”, “Quảng Đà Ngàn Dặm Dấu Yêu” … Dĩ nhiên qua mỗi bài thơ anh chọn từ các thi phẩm “Miền Yêu Dấu Phương Đông” và “Hạt Bụi Nào Bay Qua” đều có những ý bổ túc cho thích hợp với giai điệu âm nhạc, anh đã tô điểm cho bài thơ thêm đôi cánh bay bổng khởi sắc với tài hoa phối hợp thơ nhạc của anh. Anh làm việc rất cẩn trọng chu đáo và tế nhị, mỗi bài thơ anh đề nghị thay đổi vài chữ cho thích hợp với giai điệu âm nhạc anh đều email đến chúng tôi hỏi ý kiến cho đến khi hai bên đều đồng thuận anh mới quyết định. Về sự nghiệp văn nghệ không phải bây giờ quen biết anh tôi mới có nhận xét đó mà chính nhiều nhà biên khảo về sử nhạc Việt Nam đều đồng thuận công nhận với một gia tài hàng trăm tác phẩm mà Anh Bằng đã đóng góp vào kho tàng Văn Học Nghệ Thuật Dân Tộc trong suốt chiều dài lịch sử trên 50 năm qua đã thực sự thẩm định tài năng đa dạng phong phú của anh. Không ai mà không biết và yêu thích những tác phẩm âm nhạc của nhạc sĩ Anh Bằng như Nỗi Lòng Người Đi, Anh Biết Em Đi Chẳng Trở Về (Thơ Thái Can), Tiếng Hò Sông Chu, Anh Còn Yêu Em (thơ Phạm Thành Tài), Khúc Thụy Du (thơ Du Tử Lê), Nửa Đêm Biên Giới, Căn Nhà Ngoại Ô, Chuyện Tình Hoa Trắng, Chuyện Giàn Hoa Thiên Lý, Cô Bé Môi Hồng, Chuyện Tình Hoa Sim (Thơ Hữu Loan), Nếu Vắng Anh, Giấc Ngủ Cô Đơn, Chuyện Tình Lan và Điệp, Anh Còn Nợ Em, Bóng Đêm, Đôi Bóng, Tiếng Ca U Hoài, Hai Mùa Mưa, Gõ Cửa, Trúc Đào, Đêm Nguyện Cầu, Huế Xưa, Cõi Buồn …
Thời gian rồi sẽ qua đi, theo nhận định của chúng tôi, mỗi đời nghệ sĩ chỉ cần một vài tác phẩm giá trị được quần chúng ái mộ, lưu truyền vượt thời gian cũng đủ tạo nên danh tiếng để đời và yêu thương trong lòng mọi người miên viễn. Vinh quang cho chính tác giả và hạnh phúc cho tha nhân vì tự tác phẩm đã hiển nhiên vượt qua thử thách của thời gian trở thành vốn liếng quý của dân tộc và nhân loại. Có những tác phẩm mà giá trị nghệ thuật không những được trang trọng đón nhận huy hoàng trân quý trong một lãnh thổ quốc gia mà còn vượt ra ngoài biên giới hòa nhập vào sự rung động chung của loài người trên khắp thế giới. Chúng tôi muốn đề cập tới những tên tuổi lừng lẫy của Âm Nhạc như Chopin, Schubert, Beethowen, Mozart, Strauss, Giuber … Trong lãnh vực hội họa như Gauguin, Matisse, Van Gogh, Picasso, Dufu, Kandinsky, Braque, Chagall, Moro … về văn chương thi ca như Chateaubriand, Andre Manrois, Hemingway, Lamartin … Mai Thảo, Võ Phiến, Nguyên Sa, Bùi Giáng, Vũ Hoàng Chương, Đinh Hùng, Tô Thùy Yên, Du Tử Lê … Chỉ nghe lại một lần thôi những nhạc phẩm Silent Night, Blue Danube … River of No Return, Love Story, la Vie and Rose Without You, Unchained Melody, Như Cánh Vạc Bay, Nghìn Trùng Xa Cách, Vĩnh Biệt Sài Gòn, Thiên Thai, Anh Đến Thăm Em Một Chiều Mưa, Tình Ca, Ly Rượu Mừng, Nắng Chiều, Tà Áo Xanh, Dòng Sông Kỷ Niệm, Xuân Này Con Không Về, Bên Em Đang Có Ta v.v… là tâm hồn ta lắng đọng với hạnh phúc tuyệt vời. Người nghệ sĩ cho dù đã ra đi nhưng tác phẩm không bao giờ chết … đã để lại cho đời những di sản văn nghệ vô giá. Chúng ta nhờ những giây phút tiếp nhận những ân huệ hạnh phúc, thanh thoát nên Tâm đã vơi tan những khổ đau nghiệt ngã và đắng cay của cuộc đời. Dĩ nhiên trong những hành trang gia tài quý báu vừa đan cử có nhạc sĩ Anh Bằng thân mến của chúng ta. Mặc dù tuổi đời nhạc sĩ Anh Bằng đã vượt qua tám mươi tai đã nặng nhiều năm qua nên mỗi lần gặp anh đều phải đem giấy ra bút đàm rồi nhìn nhau thông cảm. Cứ tưởng anh không nghe được tiếng của những loài chim nhưng thị giác anh vô cùng mẫn cảm dễ xúc động để sáng tác. Những nhạc phẩm anh hình thành ở hải ngoại không kém xuất sắc nồng nàn tình cảm chinh phục đối tượng thưởng thức như ngày xưa … Đa số đều được phổ biến trên sân khấu và các DVD của Trung Tâm Asia.
Riêng với chúng tôi gần ba mươi năm xa cách quê hương chưa bao giờ tái ngộ. Mang tâm trạng lưu vong ở xứ người. Bao nhiêu lần xuân hạ thu đông đã trôi qua trong tiếng thở dài quạnh quẽ nơi quê người, đi đâu rồi cũng một lòng với nước non. Càng đi xa chúng ta càng nhớ cố hương. Ray rứt bâng khuâng cội mai vàng mỗi độ xuân sang. Tiếng quốc kêu gợi buồn man mác giữa nắng hè. Với mùa thu lá rơi vàng trên lối đưa em đến trường. Và mùa đông với tiếng nhạc Giáng Sinh réo rắt bao kỷ niệm êm đềm … Thời gian đã cưu mang từng ý niệm tuyệt vời của tuổi trẻ trong tâm hồn mỗi chúng ta. Chỉ khói sóng hắt hiu trên sông buổi chiều cũng đủ giao động tâm hồn trắc ẩn nhớ nhung của người lữ khách.
… Nhật mộ hương quan hà xứ thị
Yên ba giang thượng sử nhân sầu …
(Thôi Hiệu)… Quê hương khuất bóng hoàng hôn
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai!
(Tản Đà)… Vĩnh vi lãng đãng phong trần khách
Nhật viễn gia hương vạn lý tình
(Trần Thái Tông)… Lênh đênh làm khách phong trần mãi
Ngày hết quê xa vạn dặm đường …
(Võ Đình)Tâm trạng của người lữ thứ cảm hoài với bao nhiêu kỷ niệm nơi quê nhà càng buồn các nhà nghệ sĩ Việt Nam càng cảm xúc sáng tạo nên những tác phẩm để đời. Chúng tôi muốn đề cập những thiên tài trong lĩnh lực âm nhạc lưu vong như Phạm Đình Chương, Lê Trọng Nguyễn, Phạm Duy, Anh Bằng, Lam Phương, Hoàng Thi Thơ, Lê Văn Khoa, Ngọc Bích, Cung Tiến, Trần Thiện Thanh, Minh Kỳ, Nguyễn Hiền, Vĩnh Điện, Diệu Hương, Nam Lộc, Việt Dzũng, Xuân Điềm, Sỹ Đan, Trúc Sinh, Lê Uyên Phương, Văn Phụng, Ngô Thụy Miên, Nhật Ngân, Từ Công Phụng, Vũ Thành An, Trầm Tử Thiêng, Trúc Hồ … đóng góp vào gia tài âm nhạc Việt Nam thêm khởi sắc và phong phú trong tinh thần phục vụ cho Văn Hóa, Nghệ Thuật và Nhân Bản thăng hoa.
Trong câu chuyện điện thoại chúc nhau Mùa Giáng Sinh và Năm Mới 2009, Nhà văn Tạ Xuân Thạc và Việt Hải những nhân vật khởi xướng Văn Đàn Đồng Tâm với mục đích bảo tồn và phát huy Văn Hóa Dân Tộc nơi hải ngoại. Tôi đã chân tình khen ngợi vì ở thời điểm kinh tế suy thoái trầm trọng các tạp chí Văn Học Nghệ Thuật lừng lẫy trong Cộng Đồng Người Việt đa số đều phải đình bản. Báo chí cũng đang rơi vào tình huống lâm nguy vì đa số người đọc đã lên Internet thế giới theo dõi tin một cách nhanh chóng … đúng là quý vị đang bơi trên dòng nước ngược. Thật đáng khâm phục các anh làm việc với thiện chí không ngừng vừa mới hoàn tất tuyển tập Kỷ Niệm về Nhà văn Doãn Quốc Sỹ và nhà văn Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh bây giờ đang chuẩn bị cho ấn hành tuyển tập về Nhạc sĩ Anh Bằng và tôi được vinh dự đóng góp chút tài mọn qua vài cảm nghĩ đối với nhạc sĩ Anh Bằng. Trong cái không khí lạnh buốt của Mùa Giáng Sinh trong những khúc nhạc ngợi ca Giáng Sinh lòng tôi cũng chùng xuống da diết nhớ đến những mùa Giáng Sinh thanh bình ở cố hương yêu dấu. Tôi chạnh nhớ đến câu tôn vinh cao cả của người có đạo:
Vinh Danh Thiên Chúa Trên Trời
Bình An Dưới Thế Cho Người Thiện Tâm …Hãy thể hiện Tâm Bác Ái đem Tình Thương đến với mọi người thì thế Giới mới Bình An – Hạnh Phúc Trong Kinh Phật có đề cập đến: Tâm Bình Thế Giới Bình…
Khi Tâm Từ Bi Hỷ Xả phá chấp làm việc từ thiện Tâm mới an bình yêu đời yêu người. Tâm tạo tác ra mọi nguyên nhân … nên mỗi buổi sáng thức dậy chúng ta hãy cám ơn Trời Phật đã cho ta có được một ngày an bình hạnh phúc và hãy chia sẻ niềm vui với lòng chân tình tử tế đến với mọi người. Vì thời gian qua quá nhanh cuộc đời là vô thường, hận thù nhau làm gì cho thêm khổ. Và xin hãy cùng nhau cám ơn những Nhà nghệ sĩ đã hiến dâng những tác phẩm tuyệt vời cho đời và cho người. Nếu không có âm nhạc đời sống chúng ta quả thật là hoang vu buồn thảm.
Rosemead, chiều 24-12-2008
Thái Tú HạpNHỮNG KỶ NIỆM NHO NHỎ VỀ NHẠC SĨ ANH BẰNG (Tiểu Thu)
NS Anh Bằng & Tiểu Thu ( 12 tháng 7, 2009)
Viết về người nhạc sĩ tài danh Anh Bằng quả thực là khó. Bởi, từ trước tới nay chắc hẳn đã có đến hàng ngàn trang giấy đã viết về ông! Vì thế người viết xin phép được viết ra những kỷ niệm nho nhỏ, vui vui trong quá khứ. Những mẫu chuyện có liên quan đến những ca khúc của nhạc sĩ Anh Bằng.
Giữa thập niên năm mươi trở đi gia đình chúng tôi cư ngụ trên đường Lê Quang Định. Phía sau là một dãy nhà cho những gia đình người Bắc di cư mướn. Có một gia đình chuyên in tranh và đánh vernis đàn guitar thùng. Gia đình bên cạnh có một người cháu tên Phương. Năm đó chú Phương độ ngoài hai mươi. Dáng người trắng trẻo, thư sinh và đặc biệt có giọng hát rất hay. Hai nhà chỉ cách một khoảng sân nhỏ, nên ngày nào tiếng đàn guitard cùng giọng ca ngọt ngào của chú Phương cũng bay sang nhà chúng tôi:
Tôi xa Hà Nội năm lên mười tám khi vừa biết yêu
Bao nhiêu mộng đẹp yêu đương thành khói tan theo mây chiều
Hà Nội ơi! Nào biết ra sao bây giờ
Ai đứng trông ai ven hồ khua nước trong như ngày xưa…
Rồi giọng chú vút cao, thê thảm:
Giờ đây biết ngày nào gặp nhau
Biết tìm về nơi đâu ân ái trao nàng mấy câu…
Thăng Long ơi! Năm tháng vẫn trôi giữa dòng đời
Ngậm đắng nuốt cay nhiều rồi
Hồ Gươm xưa vẫn chưa phai mờ…Nghiêm như ba chúng tôi cũng phải thốt lên:
-Cha chả, chắc chú này có tâm sự! Dám bỏ người yêu lại ngoài Bắc, chạy một mình “dô” đây lắm à nghen! Mà bộ con gái Sài Gòn hổng đẹp hay sao mà ổng cứ rên rỉ nhớ cái cô Bắc kỳ ở ngoải hoài vậy cà?!Lớn lên tí nữa, gia đình chúng tôi lên đóng đô tận miền Cao nguyên Trung phần. Tuổi học trò mộng mơ, chúng tôi không ai là không thuộc những nhạc phẩm Hoa Học Trò, Nếu Hai Đứa Mình, Căn Nhà Ngoại Ô… Năm đi thi Tú tài phần một, hình như vào năm 1965, trên đường chờ máy bay về nhà, Kim Mai là cô bạn cùng lớp, cô này có giọng ca không thua ca sĩ nhà nghề, lôi trong cặp ra một bản nhạc, rồi nghêu ngao hát. Nghe xong, cả đám con gái bu lại đòi Kim Mai dạy cho bài này. Đó là bản nhạc Sầu Lẻ Bóng. Tuy chưa nếm mùi yêu đương, thất tình chi cả, nhưng vừa nghe qua là chúng tôi yêu thích ngay. Tuổi học trò là tuổi của mộng mơ mà!
Người ơi khi cố quên là khi lòng nhớ thêm
Dòng đời là chuỗi tiếc nhớ
Mơ vui là lúc ngàn đắng cay… xé tâm hồn!
…………………………………………………………..
Đời việc gì đến sẽ đến
Nhưng ai bạc bẽo mình vẫn không… đành lòng quên!Chưa yêu, chưa bị tình phụ lần nào mà đã nhất định không quên kẻ bạc bẽo với mình! Ơi, cái thuở lòng còn trắng như trang giấy học trò, đầu óc thơ ngây và mơ mộng tuyệt vời! Nghe giọng ca liêu trai của nữ ca sĩ Thanh Thúy hát Sầu Lẻ Bóng, thì trái tim bằng sắt cũng phải chảy ra!
Nhạc Anh Bằng cũng như của nhóm Lê Minh Bằng có lời thật dễ thương, giai điệu cũng đơn giản nên người nghe rất dễ nhập tâm. Bằng chứng là đã nửa thế kỷ rồi mà người viết vẫn còn thuộc lòng bài Sầu Lẽ Bóng. Trong khi đó, có những bản đã ca cẩm học như học bài thi, thế mà chỉ một thời gian sau là quên hết cả lời lẫn âm điệu!
Thuở đó chúng tôi rất mê giọng hát của nữ danh ca Lệ Thanh. Bài “Nếu Vắng Anh” được nhạc sĩ Anh Bằng phổ theo bài thơ “Cần Thiết” của Thi sĩ Nguyên Sa, qua giọng hát thật truyền cảm, trong vắt như tiếng suối reo của nữ ca sĩ Lệ Thanh, đã làm rung động biết bao nhiêu con tim của mọi tầng lớp khán thính giả:
Nếu vắng anh ai dìu em đi chơi trong chiều lộng gió
Nếu vắng anh ai đợi chờ em khi sương mờ nẻo phố
Nếu vắng anh ai đón em khi tan trường về,
Kề bóng em ven sông chiều chiều, gọi tên người yêu…
Nếu vắng anh ai ngồi gần em cho hương nồng đôi má
Nếu vắng anh ai dệt vần thơ cho em hồng đôi má
Nếu vắng anh ai ngắm môi em tươi nụ cười
Làn tóc xanh buông lơi tuyệt vời, chan chứa mộng đời…Chao ơi là lãng mạn! Thỉnh thoảng trong những sinh hoạt chung. Gặp chị Lệ Thanh, chúng tôi nhắc lại kỷ niệm xưa, chị cười, tuyên bố:
-Bây giờ Lệ Thanh vừa nấu cơm, kho cá vừa… hát nghêu ngao!Sức sáng tác của ông thật phong phú. Tuy là một người rất nổi tiếng, nhưng nhạc sĩ Anh Bằng không thích xuất hiện trước đám đông. Thời giờ của ông dành hết trong việc sáng tác. Vì vậy, ngoài mấy trăm bản nhạc của riêng mình, nhạc sĩ còn hợp tác với hai nhạc sĩ Lê Dinh và Minh Kỳ, dưới tên chung là Lê Minh Bằng. Một trong những sáng tác chung, bản nhạc Đêm Nguyện Cầu đã gây một ấn tượng mạnh mẽ, một dấu ấn sâu đậm trong ký ức của nhiều người. Những lời lẽ ray rức, bi thương, mỗi lần nghe là một nỗi xúc động dâng tràn:
Hãy lắng tiếng nói vang trong tâm hồn mình người ơi
Con tim chân chính không bao giờ biết đến nói dối
Tôi đi chinh chiến bao năm trường miệt mài
Và hồn tôi mang vết thương, vết thương trần ai
Có những lúc tiếng chuông đêm đêm vọng về rừng sâu
Rưng rưng tôi chấp tay nghe hồn khóc đến rướm máu
Bâng khuâng nghe súng vang trong sa mù, buồn gục đầu
Nghẹn ngào cho non nước tôi trăm ngàn u sầu…Trong tất cả giọng nam đã từng trình bày bản nhạc Đêm Nguyện Cầu, chúng tôi thích nhất giọng ca nức nở của cố ca sĩ Hùng Cường. Trong khung cảnh chiến tranh khốc liệt của đất nước, trước những khổ đau, điêu linh của người dân Việt Nam vô tội, nghe bài này cứ như đứt từng đoạn ruột! Còn biết tin tưởng, khẩn cầu ai ngoài Thượng Đế:
..Thượng Đế hỡi có thấu cho Việt Nam này
Nhiều sóng gió trôi giạt lâu dài…Thượng Đế hỡi hãy lắng nghe người dân hiền
Vì đất nước đang còn ưu phiền
Còn tiếng khóc đi vào đêm trường triền miên!Trong thành phố nơi người viết cư ngụ, có một ca sĩ nghiệp dư trình bày bản Đêm Nguyện Cấu rất “tới”. Anh đặt tất cả tâm hồn vào bài hát. Giọng anh tha thiết, nghẹn ngào…khiến người nghe cảm thấy rất xúc động, với điều kiện đừng nhìn người hát. Vì gương mặt anh chỉ hạp với những thể điệu vui tươi hoặc tình cảm nhẹ nhàng phơn phớt…Khi hát Đêm Nguyện Cầu, nét mặt anh nhăn nhó theo lời ca khiến khán thính giả không nín cười được!
Tuy Đêm Nguyện Cầu là một thành công lớn, nhưng trong cùng thời gian đó, khán thính giả yêu cầu đài phát thanh ” Chuyện Tình Lan và Điệp” hằng ngày! Chính người viết, thuở ấy vẫn còn là một cô nữ sinh trong trắng ngây thơ, mà suốt ngày cũng rên rỉ:
Tôi kể người nghe chuyện tình Lan và Điệp, một chuyện tình cay đắng
Lúc tuổi còn thơ tôi vẫn thường mộng mơ đem viết thành bài ca
Thuở ấy Điệp vui như bướm trắng, say đắm bên Lan…
Lan như bông hoa ngàn, Điệp ơi Lan cắt tóc quên đời vì anh!Nghe riết bà mẹ đâm ra sốt ruột, bèn phán cho một câu: ” Con gái tối ngày cứ hát mấy bài ca này, coi chừng có huông” ( Tiếng miền Nam có huông cũng giống tiếng miền Bắc vận vào người).
Nghe kể, chỉ với Chuyện Tình Lan Và Điệp 1, 2, 3 nhóm Lê Minh Bằng đã bán ra suýt soát bốn triệu năm trăm ngàn bản nhạc trong vòng hai năm. Một con số không lồ!
Trong một lần du ngoạn Thành Phố Biển, ba nhạc sĩ tình cờ có một cuộc gặp gỡ kỳ thú, để rồi người yêu nhạc được dịp thưởng thức một bản nhạc tình cảm tuyệt vời: Linh Hồn Tượng Đá. Chúng ta hãy nghe khúc dạo đầu thật lãng mạn:
Trên dốc đá tôi tình cờ quen nàng
Ngồi bên nhau gọi tên nhau để rồi xa nhau
Em đã đến và đã đến như áng mây
Như cánh chim bay qua bầu trời
Ôi, hình hài một vài giờ vui…
……………………………………….
Để rồi con tim phải gào thét những lời cực kỳ thiết tha, đau đớn :
Em ơi, em ơi thà không gặp gỡ
Thà đừng quen nhau
Đừng cho hình bóng, đừng nhìn nhau lâu
Tôi không ôm ấp kỹ niệm đớn đau…Tôi đứng đó như hình một pho tượng
Chờ ai đây đợi ai đây và tìm ai đây
Nghe nuối tiếc gào thét giữa muôn sóng khơi
Nghe trái tim rung lên bồi hồi
Mong gì gặp lại lần thứ hai!Ngày xưa nghe bài này rung cảm bao nhiêu, giờ đây sau hơn ba mươi năm, nghe lại, trái tim vẫn còn thổn thức y như cũ!
Trong cái thành phố hiền hòa có tiếng là yêu thích âm nhạc này, trước đây vài năm, Nguyệt San Nghệ Thuật của nhạc sĩ Lê Dinh thường tổ chức Đại Nhạc Hội kỷ niệm sinh nhật tờ báo. Bao giờ cũng có vài ba người cùng ghi danh bài Linh Hồn Tượng Đá và lần nào người viết cũng “được” mời rút lui có trật tự. Quí ông viện cớ: bài này dành cho phái nam!!!
Ngoài những lợi nhuận khổng lồ đem lại từ lĩnh vực âm nhạc, chắc ít người biết nhạc sĩ Anh Bằng còn là chủ của các quán cà phê Làng Văn trên đường Phan Kế Bính và Trần Quang Khải Sài Gòn. Ông cũng là chủ nhân lò bánh mì Michou Frères và một công ty xe đò chạy đường SàiGòn- Đà Lạt. Như thế, có thể nói nhạc sĩ Anh Bằng là người giàu nhất trong giới nghệ sĩ tân nhạc.
Sau biến cố Bảy Lăm, ông cùng gia đình sang định cư tại Hoa Kỳ và một lần nữa, tên tuổi Anh Bằng lại tiếp tục chói sáng với những ca khúc mới của ông. Nhạc của ông vẫn tràn đầy xúc cảm và lãng mạn. Những bản nhạc phổ từ thơ của thi sĩ Nguyên Sa, Du Tử Lê, Nguyễn Bính, Thái Can… đều được đón nhận nồng nhiệt.
Khi bài Bướm Trắng (phổ thơ của thi sĩ Nguyễn Bính) ra đời, thành phố chúng tôi đang cư ngụ có một tiệm ăn Việt Nam. Cuối tuần nơi đây có tổ chức ca nhạc do ban nhạc Phạm Mạnh Cương đảm nhiệm. Tuần nào cũng nghe bài Bướm Trắng, một người bạn của chúng tôi bèn nổi máu tếu ” Ủa, tôi tưởng loài bướm có cuộc sống ngắn ngủi. Không ngờ con Bướm này lại sống dai như ông Bành Tổ. Bay qua bay lại nhà nàng mấy tháng rồi vẫn không biết mỏi!”
Cả chục năm về trước, nhiều người đã mê mẩn giọng hát Như Quỳnh qua những ca khúc Chuyện Hoa Sim, Chuyện Giàn Thiên Lý, Trúc Đào, Chuyện Tình Hoa Trắng…Nhưng bài hát gây ấn tượng sâu đậm nhất cho người viết là bài Khúc Thụy Du, phổ thơ của thi sĩ Du Tử Lê. Bình thường người thưởng thức thơ có giới hạn. Nhưng khi một bài thơ được phổ nhạc thành công, thì chỉ một sớm một chiều tác giả và bài thơ sẽ nổi danh như cồn. Du Tử Lê là một nhà thơ lớn vua biết mặt, chúa biết tên. Khúc Thụy Du là một bài thơ quá hay, nhưng những nốt nhạc của nhạc sĩ Anh Bằng khiến bài thơ càng tuyệt vời hơn:
Hãy nói về cuộc đời
Khi tôi không còn nữa
Sẽ lấy được những gì
Về bên kia thế giới
Ngoài trống vắng mà thôi
Thụy ơi và tình ơi!
………………………..
Hãy nói về cuộc đời
Tình yêu như mũi dao
Tình yêu như mũi nhọn
Êm ái và ngọt ngào
Cắt đứt cuộc tình đầu
Thụy bây giờ về đâu?Cũng là những lời lẽ xưa như trái đất mà tất cả những nhà văn, nhà thơ đã dùng qua hàng bao thế kỷ. Vậy mà khi hát lên, lòng bỗng thấy khi thì sâu lắng, lúc lại dạt dào, bay bổng. Quả là kỳ diệu!
Anh là chim bói cá
Em là ánh trăng ngà
Chỉ cách một mặt hồ
Mà muôn trùng chia xa!
Thú thật, mỗi lần hát đến nốt nhạc cuối cùng của Khúc Thụy Du, bao giờ người viết cũng nghẹn ngào, cay cay ở đầu mũi. Muốn khóc!
Nhưng ca khúc lấy nhiều nước mắt khán thính giả nhất có lẽ là nhạc phẩm “Nó”.
Từ hai mươi lăm năm nay, Hội Phụ Nữ vùng Montréal, Québec, Canada mỗi năm đều có tổ chức lễ Kỷ Niệm Hai Bà Trưng. Chương trình văn nghệ vào cửa tự do thật phong phú, đa dạng và công phu. Chúng tôi nghĩ những người Việt hải ngoại chắc cũng đã có ít nhất một lần nghe nữ ca sĩ Lily Doiron hát tiếng Việt Nam. Cô là một người Canadienne chính gốc. Cô kết hôn với một chàng trai Việt Nam tên Duy và chỉ trong vòng vài năm, cô đã nói và hát thông thạo tiếng Việt. Không phải một miền, mà là cả ba miền Bắc Trung Nam! Nếu không nhìn lên sân khấu , hoặc chỉ nghe CD, chúng ta sẽ nghĩ đó là một người Việt Nam chính tông. Điều kỳ thú nữa là cả ba đứa con của hai người đều nói tiếng Việt Nam. Rành rọt. Đứa con gái lớn của Lily và Duy tên Mỹ Dung. Năm nay có lẽ cô bé chỉ độ mười tuổi. Cháu có giọng hát giống mẹ. Trong như pha lê và ngọt như đường phèn. Tháng ba năm 2007, Hội Phụ Nữ có dàn dựng hoạt cảnh “Nó”. Cháu Mỹ Dung hát và cậu em trai thủ vai đứa bé ăn xin. Trong bộ quần áo rách rưới, vá chằng vá đụp, chiếc nón lá để xin tiền cũng rách bươm. Hai cháu hát và diễn hay đến nỗi bao nhiêu người phải rơi lệ và thi nhau tiến đến gần sân khấu, bỏ tiền vào chiếc nón lá rách kia. Chúng tôi đứng sau cánh gà cũng không cầm được nước mắt!
Không chỉ thành công rực rỡ trong những ca khúc đậm nét bi lụy, thảm sầu. Nhạc sĩ Anh Bằng còn gặt hái những thành công vượt bực qua các nhạc phẩm viết cho những người lính trận, với những lời lẽ đầy hùng khí như Huynh Đệ Chi Binh, Hai Mươi Bốn Giờ Phép, Gót Chinh Nhân:
Đêm nay đi giữa cây rừng âm u
Ta ca vang khúc ca tiêu diệt thù
Đây cheo leo đây ngọn đèo gió hú, rừng cây thêm hoang vu
Sương mênh mang xuống bao trùng non xa
Quê hương ơi! mến yêu thêm đậm đà
Trăng lên cao tô đẹp màu hoa lá
Tình dâng thiết tha!….
Một điều khiến chúng tôi thật sự ngạc nhiên là tác giả của những ca khúc hài hước, trước bảy lăm vẫn được ban Tam ca AVT trình bày như Đánh Cờ Người, Mảnh Bằng, Tập Lái Vespa …cũng chính là nhạc sĩ Anh Bằng. Những ca khúc này tuy mang lại cho khán thính giả những trận cười nghiêng ngửa, nhưng ý tình thật là sâu sắc.
Sang định cư ở Mỹ, dù ở tuổi năm mươi, nhịp độ sáng tác của ông vẫn dồi dào như thuở nào. Trong những ca khúc ra đời sau này, người viết cũng rất thích bản ” Bài Tango Tím”. Không phải vì yêu màu tím, mà vì yêu những lời tình thiết tha, đắm đuối, cực kỳ lãng mạn:
Bài Tango tím như cánh pensée buồn
Như tiếng cô đơn tận cùng tâm hồn
………………………………………………..
Phút cuối bên nhau, tóc em bay bay giăng sầu
Khép kín môi nhau, còn nghe xót xa tình héo
Có tiếng ca nào, buồn như tiếng gió mưa sa
Với tiếng dương cầm, từng giọt rơi trên phím đàn…
Chúng tôi muốn dùng những lời tâm tình chân thật này để gửi đến nhạc sĩ Anh Bằng lòng biết ơn sâu xa. Nhạc của ông là một kho tàng vô giá trong nền âm nhạc Việt Nam. Cũng nhờ ông mà gia đình chúng ta có được những cuốn Vidéo Asia thật giá trị để tiêu khiển trong những lúc nhàn rỗi. Dù lời văn không huê dạng, nhưng qua những câu chuyện nho nhỏ trên, chúng tôi hy vọng nhạc sĩ Anh Bằng cảm nhận được lòng yêu mến thiết tha của người viết đối với một trong những Nhạc Sĩ lớn nhất của nền âm nhạc Việt Nam.Tiểu-Thu (Canada – Mùa Thu 2008)
Nhạc Vàng Thiệt của Lê Minh Bằng – Thiên Ân
Tính từ ngày rời nước đến nay đã hơn 30 năm thành thử càng về sau này thì người Việt khắp nơi càng được dịp thưởng thức nhiều chương trình hòa nhạc với mục đích chính là vinh danh các nghệ nhân. Sự thúc ép của thời gian cho thấy rõ ràng giới hạn của đời người có lẽ đã là một lý do tiềm ẩn, mà vì lịch sự tối thiểu nên chẳng ai muốn nói ra, khiến các chương trình thuộc loại vinh danh được tổ chức thường hơn. Nó có thể là một cuộc họp các thân hữu xa gần để đọc lại những tuyệt tác văn thơ. Nó có thể là một buổi nói chuyện của các bậc thức giả từng chứng kiến và xác nhận thành công của một nhân vật năng động trong cộng đồng. Nó có thể là một buổi hoà nhạc hay triển lãm với sự tham dự của cả thân hữu lẫn quảng đại quần chúng để giúp tất cả cùng nhớ lại các tác phẩm đã đánh dấu một giai đoạn trong đời của chính những người có mặt. Các hình thức vinh danh đơn giản hay rầm rộ đều tùy trí tưởng tượng của người tổ chức. Đôi khi còn tùy công lao của người được vinh danh. Đặc tính chung vẫn là nghiêm chỉnh, trân trọng và chân thật. Một khi đã có được các đặc tính đó rồi thì hình thức không còn là điều quan trọng lắm nữa. Chỉ còn có nội dung. Và tựu trung thì những chương trình vinh danh được chứng kiến lâu nay đều được dùng để ca ngợi những đóng góp – mà phần lớn là các công lao vị tha – vào việc xây dựng con người Việt, biến họ thành những thân xác dần dà lớn mạnh, ít đau ốm, thiểu tật bịnh… với một kiến thức ngày càng được tăng cường và một sự hiểu biết ngày càng quảng bác, không chỉ trong một lãnh vực mà là mọi mặt. Đó chính là lý do đích thực mà những người đứng ra tổ chức vinh danh nhắm tới. Cho nên đã có những y sĩ, những nhà tranh đấu, các chánh trị gia, những nhà giáo, những ký giả, các văn nhân thi sĩ, hoạ sĩ, các ca nhạc sĩ, các diễn viên… được vời ra đón nhận những ca ngợi của cộng đồng. Cũng nhờ đó mà cộng đồng được dịp biết tới khá nhiều nhân tài của quê hương mà lâu nay ẩn mặt, kín tiếng. Họ khiêm nhường che giấu nhân diện mặc dầu tánh danh họ được đều đặn đề cập và được thường xuyên nói đến không chỉ bởi những người cùng thời với họ mà thậm chí còn bởi cả những người mới lớn lên sau này. Câu chuyện thật, liên quan tới việc ông Charles Chaplin (Charlot) về nhì khi dự một cuộc thi tuyển những người có khả năng trình diễn giống Charlot nhứt, nêu bật chi tiết ẩn dật vừa nêu. Ấy là Charlot đã là một diễn viên nổi tiếng, đã xuất hiện trong nhiều phim ảnh. Xét trường hợp các nhạc sĩ – nhứt là các nhạc sĩ “phe ta” – thì những nhà soạn nhạc, âm thầm viết, mải miết soạn… và rồi xuất hiện bên cạnh những dòng nhạc đó chỉ bằng một cái tên… thì khó mà tự biến thành một người thực sự nổi tiếng. Họ hầu như chí thú đóng vai một cái thang, giúp cho các nghệ sĩ khác từng bậc leo lên, trở thành những khuôn mặt lớn, được săn đón, được nuông chiều và nhờ vậy mà “ăn nên làm ra” (như khá nhiều ca sĩ sống ở nước ngoài mấy chục năm nay). Thành thử cuộc sống vật chất không mấy khá của những “cái tên” này không phải là điều khiến nhiều người ngạc nhiên mặc dầu đã là một bằng chứng đáng buồn cho thấy quần chúng không hề thực sự quý trọng và từ đó chịu khó đền bù thật xứng đáng những người đã mang tim óc ra làm cho đời họ phong phú thêm và đáng sống hơn. Những nghệ nhân khiêm cung, thích giấu mặt, thích sống thầm lặng bên lề thế nhân thường hay ví von cho rằng “hễ là tằm thì cứ phải nhả tơ” bất cần những đền trả của người mặc áo. Từ đó người thích mặc đẹp vẫn thường tự tiện quên béng đám tằm. Ngay cả chẳng màng đến chuyện sơ đẳng là phải hái lá dâu cho chúng ăn. Nhiều con không còn sức nhả tơ. Nhiều con khác đã chết trong thân xác hao gầy đói khổ. Thánh Kinh ghi “con người không chỉ sống bằng bánh mì”. Nhưng không có bánh mì thì con người nhứt định không thể sống được. Câu in đậm trên đây quả thật đã quá lỗi thời. Nhứt là đối với những người may mắn đang được sống ngoài nước, từng nhìn thấy các nghệ sĩ sáng tác ở nước người lìa đời từ thuở nào vẫn tiếp tục được đền bù bằng hiện kim khổng lồ sau khi đã từng được đền bù cũng bằng những hiện kim khổng lồ chẳng kém vào thời họ sinh tiền. Tơ óng ả chỉ có thể nhả ra khi tằm có được những kiện lá dâu tươi để sống trước đã. Cho nên những francs, dollars, pounds, marks… chính là những thứ tối cần cho nhạc sĩ sáng tác, giúp họ sống mà sáng tác. Nhạc hứng xuất phát từ tình tự dân tộc đã đành, nhưng cũng xuất phát từ phương tiện vật chất không thể thiếu đó nữa. May ra thì những chương trình vinh danh dành cho các đóng góp quý báu của những con người thầm lặng này sẽ góp phần thay đổi thực trạng đáng tiếc lâu nay. Nói rõ hơn là làm cho đời biết mặt họ sau khi đã từng biết tên và làm cho cuộc sống vật chất của họ và gia đình bớt vất vả để hy vọng họ còn có đầu óc và hứng thú mà tiếp tục sự nghiệp sáng tác. Chương trình hoà nhạc mệnh danh “Huyền Thoại Lê Minh Bằng” do Công Ty Nghệ Thuật Giải Trí Asia tổ chức cuối tháng 8 vừa qua ở Houston, Texas có lẽ nhằm mục đích ấy.
Thật sự thì đã có hơi trễ để vinh danh Lê Minh Bằng khi ông Minh Kỳ thì đã từ lâu khuất bóng trong khi thính năng của ông Anh Bằng, 80 tuổi đời, đã xuống đến mức tối thiểu.
Dù sao thì vẫn có ông Lê Dinh đi đứng trông hãy còn khỏe mạnh, phong độ trông hãy còn dồi dào, bởi chỉ “mới” 72 tuổi đời. Hình như ông vẫn còn sáng tác, và vẫn bỏ cả chục giờ mài miệt mỗi ngày để lo liệu cho tờ báo Nguyệt san Nghệ Thuật, ấn hành bên Montréal, Canada. Với ông Anh Bằng vội vàng đến từ California và vội vàng quay về mấy tiếng đồng hồ sau khi kết thúc chương trình; và với ông Lê Dinh gần như đảm nhận vai trò phát ngôn chủ lực; thì 2/3 có mặt thiết tưởng đã đủ để thay mặt cho những nhạc sĩ từng được coi là bộ ba đại diện cho 3 miền nước Việt: Anh Bằng (miền Bắc), Minh Kỳ(miền Trung) và Lê Dinh (miền Nam). Những sáng tác riêng của từng ông mà tập hợp với những sáng tác chung của cả ba thì nhứt định phải là một bộ sưu tập mà chắc hẳn là hai vị còn sinh tiền cũng không thể nêu rõ con số chính xác. Chỉ có thể phiên phiến cho rằng tổng số nhạc phẩm, gồm cả đã được in và phát hành, lẫn “viết ra để đó”, thì có lẽ chừng ngàn bài. Nhưng dù chỉ dựa vào con số được khiêm nhượng ước đoán như vầy thôi thì 25 nhạc phẩm được Asia tuyển chọn để trình bày trong 2 buổi hòa nhạc mang tên “Huyền Thoại Lê Minh Bằng” ở Houston hôm 26 tháng 8 cũng chỉ là một tiêu biểu khiêm nhượng chẳng kém. Có điều là do giới hạn thời gian mà Asia chẳng thể chọn thêm nhiều bài dù có muốn chăng nữa. Ngoài ra thì cũng còn nhiều giới hạn khác và chính vì xét tới những giới hạn nhiều mặt đó mà công lao của Asia rất đáng tán dương. Giới hạn trước tiên dĩ nhiên là tiền bạc. Đưa trọn đến Houston một tập hợp hơn cả trăm ca nhạc sĩ trong đó có những người từ Âu Châu, vũ công, những người dẫn chương trình, các chuyên viên thu hình… sau khi phải thuê mướn các chuyên viên âm thanh và ánh sáng địa phương, các nhân viên dàn dựng cảnh trí sân khấu, các phụ diễn ngay tại chỗ rồi điều hợp tất cả những người vừa kể trong một chương trình vĩ đại kéo dài hơn 4 tiếng đồng hồ… đương nhiên không phải là chuyện đùa. Khổ công luyện tập nhiều tháng trời đã đành. Thu sẵn tất cả các nhạc phẩm được tuyển chọn đã đành. Còn nhiều thứ “đã đành” khác, mà tất cả đều đòi hỏi thời giờ và những ngân khoản lớn. Suy nghĩ của người trong nghề cho rằng giá thành của các “show” loại này tăng nhanh hơn tốc độ lạm phát: từ 100 ngàn đô la vào những năm cuối thập niên 1970 lên tới hơn 1 triệu đô la dạo sau này. Vậy thì phải nhìn nhận rằng những người đứng ra tổ chức các chương trình ca nhạc Việt là những người vừa có lòng, vừa rất can đảm, bởi vì tiền bỏ ra thì chắc, còn tiền thu lại thì vẫn là một thông số… mà ngay chính giám đốc tài chánh của công ty cũng không dám dự đoán.
Giới hạn kế đó là tâm cảm của khán thính giả. Sau 30 năm xa xứ, với những chương trình nhạc thu băng thu đĩa của cả những người ngoài nước lẫn trong nước, nhu cầu thưởng thức của cộng đồng người Việt hiện giờ đã khác trước rất nhiều. Mong ước nghe lại những dòng nhạc quê hương của một số người bất chợt phải rời nước đã được thỏa mãn. Số người này không còn muốn mất tiền bạc và thời giờ để ngồi nghe trong rạp hoặc bỏ tiền ra mua đĩa về nghe ở nhà. Họ trở thành ngoại biên bởi vì nhu cầu của họ đã bảo hòa. Một số khác tuy vẫn còn say mê và vẫn háo hức thưởng thức những giọng ca cũ, trình bày những sáng tác xưa vốn dĩ quen thuộc với họ… nhưng chính những người này cũng không còn thấy cần phải tới thưởng thức tận nơi. Thay vào đó, họ có thể ngồi nghe và xem ngay trong nhà, một cách thoải mái, mà chỉ tốn một khoản tiền mua đĩa bằng 15% so với giá vé hạng nhứt. Nhiều khi còn có thể coi miễn phí nếu may mắn có được một người bạn tốt chịu khó mượn đĩa của ai đó rồi cho họ mượn cái “copy” sau khi đã “burn”. Rốt cuộc, thành phần chủ lực đáng tin cậy đối với những người làm show, là giới trẻ muốn quay về nguồn. Họ là những người mới lớn, rất khoái Cardin hoặc ban tứ ca The Chosen Ones (đến độ cổ võ ầm ỉ những bản nhạc Rap của các ca sĩ trẻ này) do đã quá quen thuộc với nhạc trẻ Âu Mỹ. Nhưng vì họ ăn học và lớn lên ở Âu Mỹ, hiểu rõ những khó khăn tài chánh của những người hy sinh đứng ra tổ chức các chương trình nhạc, cho nên vẫn sẵn sàng bỏ tiền ra để được thưởng thức dòng nhạc du dương, yểu điệu, nhẹ nhàng của quê hương… trình bày bằng thứ tiếng nói thân yêu của cha mẹ ông bà họ mà có khi chính họ chưa am tường. Đáng tiếc khi họ chỉ là một thiểu số. Rất ít và càng ngày càng thu nhỏ do bị ràng buộc bởi công ăn việc làm và những bận bịu gia đình.
Tuy nhiên đối với những ai đã bỏ công – và của – tới Hobby Center ở Houston để thưởng thức chương trình “Huyền Thoại Lê Minh Bằng” thì phải nói là họ đã được thực sự đền trả công bằng, bởi vì nó vừa xứng với công của mà họ đã bỏ ra, lại vừa nhắc họ nhớ lại một giai đoạn lịch sử mà nhiều người có thể đã bắt đầu quên. Khán giả đã có dịp thưởng thức giọng ca và nhìn thấy lại tận mắt rất nhiều khuôn mặt nghệ nhân đã từng, chính họ, là “huyền thoại” một thời đối với giới thẩm âm ở Saigon. Như Hà Thanh, Thanh Thúy, Thanh Lan, Trúc Mai, Thanh Tuyền, Phương Dung, Mai Lệ Huyền, Kim Loan, Kim Anh, Chế Linh, Anh Khoa, Thanh Phong, Thanh Đại, Trung Chỉnh, Vũ Khanh… bên cạnh các nghệ sĩ trẻ rất ăn khách trong khoảng trên dưới chục năm trở lại đây như Tuấn Vũ, Mạnh Đình, Don Hồ, Nguyên Khang, Lâm Nhật Tiến, Philip Huy, Minh Thông, Khải Tuấn, Cardin, Đặng Thế Luân, Ngọc Lễ, Băng Tâm, Ngọc Hạ, Thiên Kim, Diễm Liên, Lâm Thúy Vân, Ngọc Huyền, Dạ Nhật Yến, Doanh Doanh, Trish, Phương Thảo, Ánh Minh, Y Phụng… cùng mấy chục nghệ sĩ trẻ đẹp khác vẫn thường xuyên có mặt trong các chương trình của Asia. Chỉ trong mấy tiếng đồng hồ, người xem đã thấy lại bằng tưởng tượng qua ngôn từ, những nét đẹp của quê hương mình, những tình tự lứa đôi của những người đã sống và lớn lên trong thời gian mà khói lửa chiến tranh dâng tới độ ngút ngàn, những hy vọng cùng mơ ước của những người đã kinh qua biết bao khổ ải đã đày đọa trọn cả dân tộc mình suốt mấy mươi năm dài. Tình ca đôi lứa qua nét nhạc và lời ca của các ông Lê Minh Bằng là loại tình ca tiêu biểu của người Việt thời đó. Nó nhẹ nhàng dù vương nhiều âu lo. Nó thủy chung dù cặp kề bất trắc. Nó khác với loại tình ca “bốc lửa” nhưng “bạo phát bạo tàn” mà chúng ta vẫn nghe hàng ngày nơi xứ người. Thành thử khi nghe lại thì những nhạc phẩm ấy trở thành những nhắc nhở đối với cái quá khứ vui buồn đã thấm đậm và gặm nhấm tâm não người nghe lẫn những người cùng thế hệ họ. Ngay cả cái quá khứ rất nhiều lửa đạn và khổ đau – mà tất nhiên chẳng còn ai muốn gánh chịu thêm nữa – như cái quá khứ được hé mở trong nhạc cảnh khai mạc “Đêm Nguyện Cầu” do Thanh Lan, Trung Chỉnh và Chế Linh diễn tả. Tình tự quê hương thì còn hiển hiện hơn trong những nhạc phẩm thuộc loại miêu tả, giúp những người chưa từng đặt chân tới nhiều miền đất nước cũng “thấy” được cái dung nhan diễm lệ của quê mình qua những nhạc phẩm viết về Gò Công, Hà Tiên, Huế, Đà Lạt, Nha Trang… thậm chí cả Hà Nội (đừng quên ông Anh Bằng là người ra đi từ miền đất nghìn năm văn vật). Bên cạnh còn có những đoạn phim ngắn do MC Trịnh Hội ghi nhận các danh thắng ngay trong nước, đóng vai trò minh họa cho lời ca. Người xem nhờ đó biết được ngay cả những cảnh đẹp giờ đã chẳng còn nữa (Hòn Phụ Tử ở Hà Tiên mà nay chỉ còn Con sau khi Cha đã gẫy gục rồi chìm sâu, quả là loại hình ảnh mang ý nghĩa thảm sầu mỗi lần nghĩ tới… là một thí dụ). Các nhạc phẩm loại này của ba soạn giả mang lại khá nhiều kiến thức hữu ích về địa hình địa vật và con người đã sống và lớn lên ngay trên những miền đất đó. Tác dụng của những bản nhạc này, nếu nghe kỹ lời ca, sẽ đưa người nghe tới một tập hợp hình ảnh không mấy khác những hình ảnh ghi nhận sau một chuyến đi dã ngoại, tưởng chừng như đã nghe được tiếng quyên kêu rỏ máu, vượn hú hỉ non, suối reo rúc rích chẳng hạn (bản Đường Chiều Sơn Cước là một thí dụ). Nhạc của ba ông đều dễ nghe (kiểu như nhạc Easy Listening ở Mỹ) bởi giai điệu (melody) nhẹ nhàng và du dương, đi kèm lời ca bình dị đúng như ngôn ngữ thường ngày của người dân miền Nam cho nên trở thành dễ nhớ đến độ nhiều người trong chúng ta vẫn hay rên ư ử hay huýt sáo các nhạc phẩm của ba ông mà không hề nghĩ họ là tác giả. Vì dễ nghe và dễ nhớ cho nên tất cả nhạc của các ông đều rất phổ cập. Thậm chí những bản nhạc buồn nói lên nỗi thống khổ đày đọa xác thân trong chiến tranh – bản nhạc mang tên “Nó” là một thí dụ – cũng trở thành phổ cập cả trước kia lẫn bây giờ. Những câu trả lời cuộc phỏng vấn thu hình mấy thiếu niên “bụi đời” ở Hà Nội cho thấy chính đám trẻ đói khổ ngay lúc nầy cũng cảm thông với “Nó” chỉ vì thân phận họ – trong một đất nước đã thanh bình hơn 30 năm – vẫn chẳng khác “Nó” của đám trẻ nghèo lớn lên trong khói lửa. Miếng cơm thừa mà “nó” mơ ước ở Hà Nội bây giờ tất nhiên cũng y hệt như ở Sàigòn dạo trước. Có điều những lời trần tình tự tâm của mấy thiếu niên Hà Nội này đã không khỏi làm buồn lòng khán giả. Bởi chúng ta vẫn tưởng “nó” chỉ là một hình ảnh của một thời đã qua, đã biến dạng trên đất nước mà nay “đã tươi đẹp 10 lần hơn”??!!. Ai ngờ “nó” vẫn còn nguyên đó. Tội cho “nó” và cũng tội cho cả dân tộc mình mặc dầu “Nó” đã làm nổi bật tên tuổi tác giả Lê Minh Bằng khi các ông có vẻ đã viết được một tác phẩm mang tính tiên tri. 25 bản nhạc được giới thiệu trong chương trình là đại diện “mỗi thứ một chút” của tài năng sáng tác hết sức đa dạng của các tác giả. Đa số những nhạc phẩm được tuyển lựa là những tác phẩm chứa đựng khá nhiều âu lo – bởi hệ quả đương nhiên của chiến tranh bao giờ cũng là mất mát và thua thiệt – nhưng cũng điểm xuyết đây đó nhiều nét tươi mát (những bài ghi lại các thắng tích trong nước), hạnh phúc nhỏ nhoi trong thời chiến (bài Đám Cưới Nhà Binh với sự góp mặt của Ánh Minh), đậm đà tình chiến hữu (Ly Cà Phê Cuối Cùng, tam ca với sự đóng góp của Thanh Phong trong ban Sao Băng thuở xưa) lẫn vui nhộn đến mức kích động (bài Huynh Đệ Chi Binh, bài tủ ngày xưa của Hùng Cường và Mai Lệ Huyền nhưng lần này chỉ còn MLH). Hài kịch do vợ chồng Quang Minh / Hồng Đào và Jonathan Pham phụ trách (trong đó Hồng Đào biểu diễn tài nghệ nói giọng Huế lưu loát của mình) dĩ nhiên “ngoài Lê Minh Bằng” là tiết mục góp phần chia bớt nỗi buồn cho thân phận quê hương (mà có lúc đã trở thành choáng ngợp) bằng những đối thoại thông tục (nhưng cần thiết) để ít nhứt cũng làm khá nhiều người bật được một vài tràng cười dễ dãi. Tất nhiên khó tránh khiếm khuyết khi dàn dựng và thực hiện một chương trình rầm rộ với sự đóng góp của quá đông người như các chương trình của Asia. Người thực hiện có lẽ đã nghĩ theo kiểu Mỹ “if it ain’t broke don’t fix it” cho nên khuôn mẫu (format) đã được giữ y như nhiều show trước. Ngay cả những lần quay mặt bước lui của các ca sĩ cựu trào để nhường chỗ cho các ca sĩ trẻ diễn tả cùng một bản nhạc hay tiếp nối một liên khúc… cũng giống hệt. Thậm chí lời lẽ giữa các MC, cố làm dịu bớt nỗi chờ trông của khán giả, đồng thời “câu giờ” để chờ sắp xếp cảnh trí, cũng đã có nét sáo mòn cũ (MC Leyna Nguyễn có lẽ không nhớ cô đã khoe cha mẹ cô khó tính đến bao nhiêu lần rồi?). Trừ các MC thì ca sĩ đều hát theo lối nhép miệng (lipsynch) cho nên vẫn có những khoảng trống từ động tác “hát” đến kết quả “nghe” (hoặc ngược lại). Ai cũng hiểu những thúc ép tài chánh bên cạnh nhu cầu của người thực hiện khi phải cùng một lúc làm một chương trình nhạc sống lại vừa phải thu hình tại chỗ và cắt xén để làm thành DVD sau này. Nhưng người nào quen thuộc với các chương trình nhạc sống của Mỹ và thích cái lối trình diễn được coi là đương nhiên ở đây sẽ thấy khó dung hòa. Nghệ sĩ Âu Mỹ bị phát giác là chỉ nhép miệng trên sân khấu thay vì thực sự trình diễn “sống” (live), có rất nhiều nguy cơ “thân bại danh liệt”. Tất nhiên đây chỉ là những sơ xuất nhỏ mà những người có trách nhiệm ở trung tâm Asia – đã chứng tỏ rất đa năng đa hiệu và đầy óc sáng tạo – có lẽ đã nhận thấy và đã có thừa khả năng hoàn chỉnh trong các chương trình sau này, biến các show của Asia thành những show đáng bỏ tiền ra để xem tận nơi và các DVD của Asia thành những sưu tập đáng mua để lưu giữ Loại chương trình giá trị cao như thế còn có một tác dụng khác, quan trọng hơn nhiều: ấy là nó làm cho các nghệ sĩ được Asia chọn để vinh danh, cảm thấy mình thực sự được vinh danh bởi cả cộng đồng. Một show nhạc hoàn chỉnh nhứt định sẽ được đồng bào mình quảng bá qua các khán thính giả đã đến xem tận nơi, nhờ đó khỏi bị những người thưởng lãm sau này giảm hạ giá trị các tác phẩm – đã được viết ra bằng tim óc của người được vinh danh – chỉ vì vài sơ sót nho nhỏ khi thực hiện chương trình. Dù gì đi nữa thì cũng cần phải nêu rõ một chi tiết: đó là sự yêu chuộng các tác phẩm đã được Trúc Hồ và các bạn trẻ điều khiển trung tâm Asia, sản xuất. Mà yêu chuộng – rồi ngưỡng phục nữa – vì nó có giá trị và cũng vì những người như họ đã làm cái điều tương tự như Bạch Cư Dị đã làm qua bài Tì Bà Hành: không có thi nhân với những vần thơ trác tuyệt thì ắt hẳn hậu thế đã không ai biết đến tiếng tì bà điêu luyện của nghệ nhân vô danh bến Tầm Dương. Chỉ vậy thôi cũng đã đủ đưa chúng ta đến chỗ thương mến rồi ủng hộ những người đã thay chúng ta vinh danh các nghệ nhân mà tuy được cảm phục lâu nay, vẫn chưa hề được công khai tán tụng.
Thiên Ân
T.T.Asia thu hình Đại Nhạc Hội kỷ niệm 30 năm thành lập:
“Anh Bằng một đời cho âm nhạc”
Lê Thụy/ Người Việt
Hình 1: Nhạc sĩ Anh Bằng được vinh danh trên sân khấu đại nhạc hội. Từ trái qua: MC Nam Lộc, ca sĩ Ðặng Thế Luân, nhạc sĩ Anh Bằng đang chào lại các khán giả, ca sĩ Mạnh Ðình. (Hình: T.T.Asia cung cấp)
Hình 2: Các nhạc sĩ kỳ cựu cùng thời lên vinh danh nhạc sĩ Anh Bằng trong đại nhạc hội. Từ trái qua phải, MC Nam Lộc, các nhạc sĩ Ngọc Chánh, Nhật Ngân, Lê Dinh, Huỳnh Anh. (Hình: T.T.Asia cung cấp)
Thực hiện cùng một lúc đến hai mục tiêu quan trọng đó là kỷ niệm 30 năm thành lập của một trung tâm băng nhạc lớn của hải ngoại, cùng lúc muốn giới thiệu đến các khán giả, bày tỏ lòng tri ân đến người sáng lập ra trung tâm, cùng những tác phẩm nổi tiếng của ông, cả cuộc đời và sự nghiệp đã cống hiến cho nền âm nhạc Việt Nam, cũng như cho trung tâm suốt mấy thập niên qua, Trung Tâm Asia coi như đã đạt được kết quả tốt đẹp qua việc tổ chức Ðại Nhạc Hội thu hình kỷ niệm “30 năm thành lập: Anh Bằng-một đời cho âm nhạc” (Asia DVD 62) vào hai buổi liên tiếp, 1 giờ trưa và 8 giờ tối trong ngày Thứ Bảy, 11 Tháng Bảy 2009 vừa qua tại đại hí viện Long Beach Convention Center, Long Beach, Nam California.
Nhạc sĩ Anh Bằng, năm nay 84 tuổi, hiện được coi thuộc hàng nhạc sĩ gạo cội của làng âm nhạc Việt Nam còn sống sót, với sức sáng tác cho đến nay – suốt hơn nửa thế kỷ qua, đến hơn 500 bản nhạc (con số cụ thể, chính nhạc sĩ Anh Bằng cũng không còn nhớ rõ), thuộc đủ mọi thể loại, nhạc tình, nhạc quê hương, nhạc lính.
Các nhạc sĩ kỳ cựu, từng biết nhạc sĩ Anh Bằng khi còn ở trong nước, nay cùng sống ở hải ngoại, đã lần lượt lên vinh danh ông qua đại nhạc hội này, như Ngọc Chánh ở Orange County, Lê Dinh ở Canada (từng sáng tác chung với nhạc sĩ Anh Bằng, Minh Kỳ, nên ghép thành tên chung là Lê Minh Bằng), Huỳnh Anh ở San Francisco, Nhật Ngân ở ngay Orange County, trước khi các ca sĩ từng thành danh ở trong nước khi trình bày các sáng tác của Anh Bằng, như Thanh Thúy, Lệ Thu, Khánh Ly, Phương Hoài Tâm, Phương Hồng Ngọc, Phương Hồng Quế, Thiên Trang… đã lần lượt lên ngỏ lời (hay gởi băng thu sẵn) cảm ơn nhạc sĩ Anh Bằng, cùng nhắc lại các kỷ niệm đẹp và không thể nào quên được với nhạc sĩ tài ba này.
Các nhạc sĩ trẻ, hiện làm việc chung, hay dưới sự dìu dắt của nhạc sĩ Anh Bằng, như Trúc Hồ, Sỹ Ðan, Vũ Tuấn Ðức, Trúc Sinh, cũng lần lượt lên cảm ơn về các sự hướng dẫn quí báu của nhạc sĩ Anh Bằng, để từ đó họ có thể phát triển thêm nền âm nhạc hải ngoại, hầu đóng góp thêm vào nền âm nhạc chung của Việt Nam.
Tiếp đến là các ca sĩ trẻ, thuộc thế hệ lớn lên tại hải ngoại, đã lần lượt lên trình bày các sáng tác của nhạc sĩ Anh Bằng, một số bài tiêu biểu được sáng tác từ trước 1975, nghe nhiều nên đã quen, nhưng được hòa âm phối khí lại, nên nghe vẫn như mới, đã mở đầu cho chương trình đại nhạc hội khá long trọng và vĩ đại này, như Lâm Nhật Tiến, Quốc Khanh, Ðan Nguyên qua liên khúc Nỗi Lòng Người Ði, Căn Nhà Ngoại Ô, Cõi Buồn, với bối cảnh phía sau là Hồ Gươm của Hà Nội, mở đầu cuộc di cư vĩ đại của cả triệu dân miền Bắc vào miền Nam để tránh họa Cộng Sản, trong đó có gia đình thanh niên Anh Bằng.
Các cảnh sau đó được chuyển dần vào miền Nam Việt Nam, với những sáng tác liên tục của nhạc sĩ Anh Bằng, kết hợp với các sáng tác mới sau này, khi nhạc sĩ Anh Bằng một lần nữa lại phải bỏ nước ra đi, sau khi miền Nam rơi vào tay Cộng Sản, vào Tháng Tư 1975.
Ðó là các bài hát như Huế Xưa (Như Quỳnh, giọng ca mới Thanh An cùng trình bày), Hồi Chuông Xóm Ðạo (Ðặng Thế Luân), Trúc Ðào (Tường Nguyên, Tường Khuê), Mất Nhau Mùa Ðông/ Tình Người Viễn Xứ (Thiên Kim, Philip Huy), Tango Dĩ Vãng/ Tango Tím (Mỹ Huyền, Thùy Hương), Chuyện Giàn Thiên Lý/ Chuyện Hoa Sim (Mạnh Ðình, Ðan Nguyên), Hạnh Phúc Lang Thang/ Tâm Hồn Cô Ðơn (Hồ Hoàng Yến/ Phạm Khải Tuấn, Minh Thông, Châu Tuấn), Từ Ðộ Ánh Trăng Tan (Nguyên Khang, giọng ca mới Nick), Tình Là Sợi Tơ (Trish, Ðoàn Phi), Mai Tôi Ði (Nguyễn Hồng Nhung), Hai Sắc Hoa Tigôn (Băng Tâm), Anh Còn Yêu Em (Lâm Thúy Vân), Con Ðường Việt Nam (Y Phương), Cho Kỷ Niệm Mùa Ðông/Anh Biết Em Ði Chẳng Trở Về (Y Phụng, Tuấn Vũ), Tình Yêu Tuyệt Vời (Ánh Minh), Tình Lẻ Loi (Như Quỳnh), Áo Dài Quê Hương (Vũ Khanh)… Hài kịch “Hạnh Phúc Quanh Ðây” với Hồng Ðào (đóng đến ba vai khác nhau, người mẹ là Hồng Hà, và hai cô con gái Ninh Kiều và Hương Giang) và Quang Minh. Trong hài kịch này, cũng nói về các sáng tác phong phú của nhạc sĩ Anh Bằng…
Có 5 ca sĩ đóng góp nhiều cho các hoạt động và phát triển của Trung Tâm Asia trong 30 năm qua, qua nhiều sản phẩm ca nhạc, cải lương CD, DVD khác nhau, đã được vinh danh trong đại nhạc hội này, và được tặng một tấm plaque và đĩa Asia bằng bạc để làm kỷ niệm, đó là Lâm Thúy Vân, Như Quỳnh, Lâm Nhật Tiến, Trish Thùy Trang, Mạnh Ðình.
Ðây là một đại nhạc hội vinh danh xứng đáng cho nhạc sĩ Anh Bằng, và rồi đây sẽ là một DVD (Asia DVD 62) để đời cho nhạc sĩ này, dù rằng nó chưa thu lại được một phần nhỏ khối lượng sáng tác đồ sộ của nhạc sĩ lão thành này, vì theo ông mặc dù đã sáng tác được trên cả 500 bài hát, nhưng ông vẫn còn nhiều bài hát, chưa có dịp được đưa ra trình diễn trước các khán giả. (L.T)
Văn Đàn Đồng Tâm Ra Mắt Sách Vinh Danh NS Anh Bằng
12 tháng 7, 2009 – Diamond SeaFood Palace – Quận Cam, California – USA
Trước giờ khai mạc
Chào Quốc Kỳ và Phút Mặc Niệm
Trần Việt Hải (Chủ Bút Văn Đàn Đồng Tâm) & Phan Anh Dũng
Từ trái: Thái Tú Hạp, Ái Cầm, Ngọc Hà, NS Lê Văn Khoa, Tâm Hảo, Phan Anh Dũng, Sonny Phan
Từ trái: NS Anh Bằng, Tâm Hảo, NS Lê Dinh, Phan Anh Dũng
Tâm Hảo hát “Nỗi Lòng Người Đi” – sau đó chụp hình lưu niệm với tác giả Anh Bằng
NS Anh Bằng và quyển sách “Kỷ Niệm về Nhạc Sĩ Anh Bằng”
Từ trái: Tâm Hảo, Tiểu Thu, Ngọc Hà, Lê Văn Khoa, Phan Anh Dũng, Phan Văn Thành
Phan Anh Dũng đại diện thi họa gia Vũ Hối tặng thư họa cho NS Anh Bằng
Từ trái: Tạ Xuân Thạc (Chủ Nhiệm Văn Đàn Đồng Tâm), Tâm Hảo, Phan Anh Dũng, Kim Anh (chị Thạc)
Trước khi chia tay, chụp trước nhà hàng Triều Châu ( 13 tháng 7, 2009 – Ảnh: PAD)
NS Anh Bằng, Việt Hải, NS Lê Văn Khoa, Phan Anh Dũng, NS Lê Dinh
Văn Đàn Đồng Tâm họp mặt kỳ 4:
Vinh danh nhạc sĩ Anh Bằng
và ‘dòng nhạc trong lòng dân tộc’ – Nguyên Huy/Người Việt (Tuesday, July 14, 2009)
Quan khách tham dự trong ngày họp mặt Ðồng Tâm 4 vây quanh nhạc sĩ Anh Bằng (người ngồi thứ hai từ bên trái) xin chữ ký kỷ niệm trên sách Văn Ðàn viết về ông. (Hình: Nguyên Huy/Người Việt)
Thuộc thế hệ nghệ sĩ trẻ hải ngoại, nữ xướng ngôn Thúy Anh vui sướng khi nghe nhạc sĩ Anh Bằng cảm ơn cô đã ca tặng nhạc sĩ Anh Bằng một làn điệu quê hương dân tộc. (Hình: Nguyên Huy/Người Việt)
WESTMINSTER (NV) – Vào trưa hôm Chủ Nhật, 12 Tháng Bảy, tại nhà hàng Diamond trong thị xã Garden Grove, Văn Ðàn Ðồng Tâm đã có một buổi họp mặt lần thứ tư kể từ ngày Văn Ðàn được thành lập.
Cũng như ba lần họp mặt trước, Văn Ðàn Ðồng Tâm đã thu hút được khá đông văn hữu và nghệ sĩ trong ngoài văn đàn về họp mặt. Từ Úc Châu qua có văn hữu Ðồng Sơn, Ðức Quốc có Trần Hà, Pháp có Hải Yến, Canada có Tiểu Thu, v.v… và anh chị em văn hữu nghệ sĩ trong văn đàn từ nhiều nơi trên đất Mỹ cũng đã về tham dự.
Buổi họp mặt lần thứ tư này có hai chủ điểm. Một là tưởng niệm đến một văn hữu trong văn đàn đã không còn tại thế để họp mặt được với văn hữu trong văn đàn nữa. Ðó là Bác Sĩ Lê Khắc Tính. BÁC SĨ Lê Khắc Tính đã ra đi ngày 25 Tháng Giêng, năm 2009 tại bệnh viện Huntington Beach, Nam California, hưởng thọ 64 tuổi.
Ðể tưởng nhớ đến người bạn văn này, Văn Ðàn Ðồng Tâm ra một số kỷ niệm là Tuyển Tập Ðồng Tâm 9 với những bài viết về văn hữu Lê Khắc Tính, đúng theo như chủ trương của văn đàn là “khi có thành viên ra đi, anh chị em còn lại xin tiễn đưa bạn hữu bằng văn chương” như đã viết trong “Thư Ngỏ” của Tuyển Tập Ðồng Tâm 9.
Chủ điểm thứ hai trong cuộc họp mặt lần này là phổ biến một cuốn sách của Văn Ðàn đã xuất bản, viết về nhạc sĩ Anh Bằng, người nhạc sĩ được Văn Ðàn coi là “dòng nhạc trong lòng dân tộc.”
Trong thời gian này, Trung Tâm Băng Hình Asia cũng vừa thực hiện một chương trình ca nhạc thu hình tại Terace Theatre Convention Center ở Long Beach với chủ đề “Anh Bằng, năm mươi năm cho âm nhạc” để nhắc nhớ đến công lao của một người nhạc sĩ đã đóng góp công sức cho nền âm nhạc Việt Nam trong suốt một thời gian 50 năm mà thời gian này đã có biết bao biến cố cho dân tộc và quê hương đất nước. Và khi ra đến hải ngoại, nhạc sĩ Anh Bằng đã xây dựng được một cơ sở giá trị nghệ thuật để phổ biến nền văn nghệ VN ở hải ngoại, đó là Trung Tâm Asia.
Nhắc đến Anh Bằng, trong buổi họp mặt Văn Ðàn Ðồng Tâm lần thứ tư, nhà thơ kiêm chủ báo Thái Tú Hạp cho rằng, “Nhạc sĩ Anh Bằng là một trong những nhạc sĩ nhắc nhở đến dân tộc rất nhiều trong những tác phẩm của mình. Nếu không có những nhạc sĩ nhắc nhở đến như thế thì âm nhạc Việt Nam sẽ mất đi tính dân tộc.”
Giáo Sư Nguyễn Xuân Vinh lại thấy nhạc sĩ Anh Bằng là một người có tâm huyết, một chiến sĩ chống Cộng đến cùng qua những tác phẩm âm nhạc của mình.
Cuốn sách mà Văn Ðàn Ðồng Tâm in ra phổ biến để “Kỷ niệm về nhạc sĩ Anh Bằng” có đề tài là “Dòng nhạc trong lòng dân tộc” có nghĩa là nhạc của Anh Bằng chính là phát xuất từ cõi lòng của dân tộc trong một giai đoạn lịch sử xảy ra nhiều biến cố nhất.
Từ cuộc chia đôi đất nước năm 1954 khiến dân tộc phải đôi bờ cách biệt, Anh Bằng đã thấm ngay nỗi đau của người dân Việt “Tôi xa Hà Nội năm lên 18 khi vừa biết yêu…” Rồi trong suốt những năm miền nam (VNCH) bị khối Cộng Sản phá hoại, gây chiến qua vai trò tiên phong của Cộng Sản Bắc Việt, người nhạc sĩ sống trong thời đại này đã thể hiện nỗi đau của người dân Việt Nam qua bất cứ một ca khúc nào của mình. Nổi bật nhất là bài “Nguyện Cầu” (viết chung với Lê Dinh và Minh Kỳ). Xin nhắc lại một đoạn trong bài nhạc đó:
“Thượng Ðế hỡi có thấu cho Việt Nam này, nhiều sóng gió trôi dạt lâu dài, từng chiến đấu tiêu diệt quân thù bạo tàn.”
“Thượng Ðế hỡi hãy lắng nghe người dân hiền, vì đất nước đang còn ưu phiền, còn tiếng khóc đi vào đêm trường triền miên…”
Quả là tiếng kêu thê thiết của một dân tộc chỉ muốn được sống trong yên bình nhưng chiến tranh cứ kéo dài không dứt hàng mấy chục năm trời. Nhạc của Anh Bằng chê trách chiến tranh nhưng không phải là loại nhạc phản chiến có tác dụng kêu gọi miền Nam đầu hàng như một vài nhạc sĩ phản chiến cùng thời. Ngược lại, Anh Bằng còn là người chiến sĩ tha thiết với tình huynh đệ trong quân ngũ.
Người chiến binh Việt Nam Cộng Hòa nào mà chẳng thuộc “Huynh đệ chi binh là gì đó anh ơi … Là từ đơ dem cùi bắp và rồi đi lên thượng cấp đều là huynh đệ chi binh. Tiến thối có nhau là huynh đệ chi binh. Sướng khó có nhau là huynh đệ chi binh…”
Ðến ngay những khúc tình ca, cũng phảng phất nỗi đau của dân tộc phải đang chịu đựng. Người thiếu nữ nào trong thời chinh chiến ấy mà chẳng thương đau khi hát “Nếu vắng anh, ai dìu em đi trong chiều lộng gió…, ai đón em khi tan trường về… Nhưng thôi em biết rằng khi đất nước còn chiến tranh…”
Với trên 500 ca khúc “ăn khách” được truyền tụng trong làng âm nhạc trước và sau 1975, nhạc sĩ Anh Bằng quả là người đã đóng góp nhiều công lao tinh thần giá trị cho cuộc sống của dân tộc và trên phương diện lịch sử, ông đã là một nhân chứng. Viết về ông, Giáo Sư Nguyễn Thanh Liêm đã có những dòng “Tất cả những bản nhạc đó đối với tôi ít nhiều mang điệu buồn phương Nam và nỗi buồn dân tộc Việt.”
Bài “Nỗi Lòng Người Ði” chẳng hạn, với câu mở đầu “Tôi xa Hà Nội…” mang ngay đến cho tôi nỗi buồn lê thê, một nỗi nhớ nhung da diết, một mất mát lớn lao trong tâm hồn. Anh Bằng nhớ Hà Nội hồi đó cũng như tôi nhớ Sài Gòn bây giờ. Tôi có thể mượn câu nhạc của Anh Bằng để hát “Tôi xa Sài Gòn… để man mác buồn…”
Nhà văn Doãn Quốc Sỹ, cố vấn sáng lập Văn Ðàn Ðồng Tâm cũng viết về nhạc sĩ Anh Bằng rằng, “Tôi và Anh Bằng được sinh ra cùng thời, nên đã chia sẻ những biến cố đau thương của dân tộc.”
Cuộc ra mắt cuốn sách về nhạc sĩ Anh Bằng của Văn Ðàn Ðồng Tâm đã như một cử chỉ hàm ân chung cho cộng đồng người Việt, những người đã từng được nghe, được hát, được thú đau thương trong tiếng nhạc của ông qua suốt một giai đoạn lịch sử có nhiều biến cố đau thương cho dân tộc.
Văn Ðàn Ðồng Tâm được thành lập 4 năm trước tại Houston Texas, do từ những băn khoăn, tha thiết duy trì được tiếng Việt cho các thế hệ người Việt ở hải ngoại của một số nhà văn và nghệ sĩ sáng tác mà khởi đầu là nhà văn Doãn Quốc Sỹ, nhà văn/bác sĩ Tạ Xuân Thạc, nhà văn Trần Việt Hải… Ðến nay, qua 4 năm hoạt động văn đàn Ðồng Tâm đã có được “những bạn bè, bằng hữu tốt, anh chị em nâng đỡ nhau để cùng thăng tiến, cùng thưởng ngoạn thú vui văn học.”
Trong tinh thần ấy văn đàn Ðồng Tâm có chủ trương rằng “Ðồng hành với những cây viết trẻ và vinh danh các nhà làm văn hóa nhân bản.” Hiện Văn Ðàn Ðồng Tâm đã thu hút được hầu hết những cây viết trẻ viết văn, làm thơ Việt ngữ trên khắp thế giới và được sự cộng tác, cố vấn của các nhà làm văn hóa có uy tín như Luật Sư Trần Thanh Hiệp, nhà văn Doãn Quốc Sỹ, Giáo Sư Nguyễn Thanh Liêm, Học Giả Lê Hữu Mục, Giáo Sư, nhà văn Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh…
Tiếng nói của văn đàn hiện nay mỗi năm có 2 Tuyển Tập Ðồng Tâm là tiếng nói chính thức của văn đàn quy tụ những cây viết trẻ trên khắp thế giới cùng với các văn hữu đã có tiếng tăm trong làng văn học Việt Nam.
Bạn đọc có thể liên lạc với Văn Ðàn Ðồng Tâm qua email: vandandongtamdqs@gmail.com hay điện thoại: 281-370-0233. Ðịa chỉ thư tín là: Văn Ðàn Ðồng Tâm, P.O. Box 692192, Houston, TX 77269-2192, USA.