NHỮNG RỦI RO LỚN NHẤT CHO THẾ GIỚI TRONG NĂM 2023 (Nguyễn Minh Tâm dịch)

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail

Đe dọa cho tương lai của chế độ dân chủ hầu như đã bị thổi phồng quá đáng, cứ trông sự yếu đuối của giới lãnh đạo ở mấy nước độc tài như Nga, Trung quốc và Iran là đủ hiểu chế độ độc tài không mấy gì hay ho. Chưa hết, kết quả cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ ở Mỹ cho thấy những lo âu của kỳ bầu cử năm 2020 hầu như chỉ làm cho các giới lãnh đạo chính trị và doanh nghiệp quan ngại ít thôi. 

Dưới đây là những điều rủi ro quan trọng nhất trong năm 2023. 

Chủ tịch Tập Cận Bình Thâu Tóm Tối Đa Quyền Bính

Hiện nay ông Tập Cận Bình Đang nắm trọn quyền cai trị trong hệ thống chính trị ở Trung quốc, không còn một đối thủ nào dám thách thức quyền lực với ông ta. Đây là lần đầu tiên kể từ sau Mao Trạch Đông, Chủ tịch nước Trung Hoa nắm trọn quyền lực trong tay. Khi không còn ai đủ sức để thử thách quyền bính với ông ta, những lỗi lầm của ông nếu lỡ xảy ra cũng không có ai dám lên tiếng chỉ trích. Điều này trở nên rủi ro khủng khiếp cho thế giới vì kích thước to lớn của nền kinh tế Trung Hoa. 

Chúng ta trông thấy những rủi ro nói trên thể hiện trong ba khu vực xảy ra trong năm nay, tất cả chì vì quyền bính của họ Tập quá lớn. Trường hợp đầu tiên là hậu quả xấu trong lĩnh vực y tế công cộng chỉ vì mọi quyết định được làm từ trung ương đưa xuống, như trường hợp chính sách Zero COVID. Tham vọng của họ Tập muốn nhà nước kiểm soát nền kinh tế trong nước sẽ đưa đến những quyết định độc đoán, những chính sách kinh tế sai lầm, và làm cho nền kinh tế trong nước trở nên bất trắc. Hai năm vừa qua, mức tăng trưởng kinh tế ở Trung quốc hầu như không có chỉ vì chính sách Zero COVID cứng rắn. Sau cùng quan  điểm chính trị đề cao tinh thần quốc gia cực đoan của Tập Cận Bình, cũng như chính sách ngoại giao cứng rắn của ông ta sẽ dẫn đến việc làm mất lòng các nước Tây phương, cũng như sự chống đối của các nước láng giềng Á châu. 

Những  Loại Vũ Khí Có Sức Phá Hoại To Lớn

Những tiến bộ gần đây cho thấy có sự thay đổi lớn lao trong ngành Artificial Intelligence, hay Thông Minh Nhân Tạo gây tác hại cho con người và gián đoạn trong cuộc sống của xã hội. Năm 2023 sẽ là năm đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong ngành kỹ thuật Thông Minh Nhân Tạo. Với kỹ thuật gọi là “generative AI” người sử dụng nó có thể chỉ cần dùng vài câu chỉ thị là có thể tạo ra những hình ảnh khủng khiếp, những video, và văn bản ghê hồn. Những mô hình lớn hơn sẽ vượt qua cuộc trắc nghiệm Turing. Đó là cuộc thử nghiệm dùng Rubicon nhái giọng, bắt chước sự thông minh của con người. Những kỹ thuật tiến bộ hơn có thể áp dụng để nhận diện khuôn mặt, phân tích tiếng nói, và có thể kiểm soát được xu hướng ưa thích của con người qua sự phân tích việc làm trong quá khứ.

Những dụng cụ kể trên sẽ giúp cho những nhà cai trị độc tài phá tan thể chế dân chủ ở nước ngoài, và bịt miệng những người bất đồng chính kiến ở trong nước. Đồng thời kỹ thuật đó cũng giúp cho những kẻ xảo trá, gian dối, cũng như những người theo chủ trương dân túy sử dụng kỹ thuật AI có lợi cho việc cai trị theo đường lối độc tài. Chế độ dân chủ, và hình thái văn minh của xã hội sẽ bị lung lay. 

Một nước Nga côn đồ, ngang ngược

Khi nước Nga bị dồn vào chân tường, nước này sẽ thay đổi vai trò từ một nước đóng vai trò quan trọng trên chính trường quốc tế, để trở thành một nhà nước côn đồ hung hăng, nguy hiểm nhất từ trước đến nay. Nước Nga sẽ trở thành một mối đe dọa hết sức nguy hiểm cho Âu châu, Hoa Kỳ và nhiều nước khác. Khi bị cầm chân ở Ukraine, với hậu quả chịu thua thiệt chút ít so với tình trạng bị thế giới cô lập, và bị Tây phương trừng phạt, nước Nga sẽ quay sang khai chiến chống lại Tây phương, gây ra rất nhiều mâu thuẫn, xung đột không phải qua hình thức xâm lăng công khai, mà qua nhiều dạng quậy phá khác nhau tùy theo khả năng còn lại của nước Nga về quân sự và kinh tế. 

Putin vẫn tiếp tục hăm dọa sử dụng vũ khí nguyên tử. Bọn hackers do Điện Cẩm Linh điều động sẽ tiếp tục phá rối, xâm nhập, tấn công trên mạng các công ty doanh nghiệp, chính phủ, và hạ tầng cơ sở của các nước Tây phương. Nước Nga sẽ tiếp tục gia tăng cường độ can thiệp vào bầu cử ở các nước Tây phương bằng cách đưa ra những thông tin bịa đặt, bóp méo sự thật, hay những chủ trương cực đoan. Nga sẽ tiếp tục phá hoại, tấn công hạ tầng cơ sở của Ukraine.

Tóm lại, một nước Nga côn đồ là đe dọa rất lớn cho an ninh toàn cầu, cho hệ thống chính trị Tây phương, cho không gian mạng, và cho tình trạng an toàn về thực phẩm trên toàn thế giới. Đấy là chưa kể những đau thương tổn thất gây ra cho người dân thường, dân sự ở Ukraine. 

Lạm Phát Ảnh Hưởng Đến Toàn Thể Thế giới

Tình trạng lạm phát sẽ làm cả thế giới bị chao đảo. Nó bắt đầu từ năm 2021 tại Hoa Kỳ, lan rộng sang nhiều nước trên thế giới vào năm 2022, và sẽ reo rắc hậu quả xấu về kinh tế và chính trị trong năm 2023. Nó sẽ trở thành động lực chính đưa cả thế giới đến tình trạng suy thoái kinh tế. Tất cả mọi vùng trên thế giới sẽ trải qua những ảnh xấu của kinh tế suy thoái như thị trường tài chính bất ổn, mức sản xuất bị gián đoạn đưa đến sự bất ổn về chính trị.

Iran sẽ đem lại xáo trộn cho cả thế giới.

Nhiều cuộc biểu tình phản đối chính phủ sẽ tiếp tục diễn ra trên khắp nước Iran. Cùng lúc đó, nước này sẽ tiếp tục phát triển chương trình vũ khí hạt nhân. Trước hết là trong lĩnh vực năng lượng, để rồi cuối cùng là khôi phục lại khả năng chế tạo vũ khí nguyên tử. Hiện nay, Iran còn cung cấp cho Vladimir Putin những loại vũ khí giết người hết sức nguy hiểm. Năm nay, chúng ta sẽ chứng kiến sự đối đầu mới giữa Tây phương và Quốc Gia Hồi Giáo Iran, trong lúc nước đó phải đối phó với hỗn loạn ở trong nước, và sự phản đối, sỉ vả ở ngoại quốc.

Giá Năng Lượng Trở nên Đắt Đỏ.

Kết hợp ba yếu tố: địa dư chính trị, kinh tế, và sản xuất nguồn năng lượng trên thế giới trở nên khan hiếm, gây khó khăn trên thị trường năng lượng, nhất là vào nửa năm sau của năm 2023. Khó khăn đó sẽ khiến cho chi phí về năng lượng trong gia đình tư nhân, trong các cơ sở doanh nghiệp gia tăng, và gánh nặng tài chính ngày càng nặng nề cho nhiều quốc gia, nhất là đối với những nước phải nhập cảng. Từ đó, sự cách biệt giữa các nước sản xuất dầu hỏa, trong khối OPEC với các nước tiêu thụ dầu chính trở nên ngày càng lớn hơn.

Nguồn nước trở nên khan hiếm và chịu nhiều áp lực hơn

Sang năm nay, áp lực đối nguồn nước cần cho cuộc sống trở thành nỗi khó khăn trên toàn cầu, và có tính chất hệ thống, trong lúc đó, nhiều chính phủ các quốc gia vẫn xem vấn đề nước chỉ là khủng hoảng tạm thời. Áp lực đối với nguồn nước buộc chúng ta phải thay đổi lối suy nghĩ từ việc xem nguồn nước là cuộc khủng hoảng tạm thời sang vấn đề xử lý những rủi ro xảy ra cho nguồn nước. Sự chuyển biến đó sẽ không xảy ra trong năm 2023, để cho các nhà đầu tư, các công ty bảo hiểm, và nhiều công ty tư phải lo liệu tìm cách đối phó với những khó khăn của riêng họ. 

Sự phát triển toàn cầu bị ngưng trệ

Trong hai thế hệ trước đây, con số GDP toàn cầu tăng gấp ba. Hầu như nước nào cũng trở nên giàu có hơn. Lần đầu tiên trong lịch sử thế giới  hàng tỷ người đã thoát khỏi sự nghèo đói. Họ được bước vào hàng ngũ người có lợi tức trung bình. Thế rồi sự tăng trưởng đó bỗng dưng bị đảo ngược vì một số tai họa xảy ra cùng một lúc: Đó là bệnh dịch COVID-19, chiến tranh ở Ukraine, và tình trạng lạm phát đột nhiên bùng phát trên toàn thế giới. Sang năm 2023, hàng tỷ người sẽ bị mất những thu hoạch,lợi lạc về kinh tế, về an ninh, về chính trị chỉ trong một sớm một chiều. Giới trung lưu trên toàn cầu sẽ bị co cụm lại, sự bất ổn về chính trị trong nội bộ các nước, cũng như giữa nhiều nước với nhau sẽ xảy ra sau đó. 

Hoa Kỳ tiếp tục ở trong tình trạng chia rẽ, phân hóa.

Cuộc bầu cử giữa kỳ trong năm 2022 đã ngăn chặn sự tuột dốc để đưa đến một cuộc khủng hoảng hiến pháp có thể xảy ra trong kỳ bầu cử tổng thống Hoa Kỳ sắp tới khi cử tri Mỹ đã minh thị từ khước không chịu bỏ phiếu cho nhiều ứng cử viên từ bộ tư pháp đến thống đốc tiểu bang, những kẻ từ chối kết quả cuộc bầu cử TT năm 2020, hay đặt nghi vấn về tính chất chính danh của cuộc bầu cử TT năm 2020. Nhưng Hoa Kỳ, một chế độ dân chủ trong một nước kỹ nghệ phát triển nhất thế giới, vẫn tiếp tục là một đất nước bị phân hóa, chia rẽ về chính trị, và không hoạt động suôn sẻ, đồng bộ với nhau khi bước sang năm 2023. Sự đối nghịch cực đoan giữa những tiểu bang màu đỏ và màu xanh sẽ khiến cho Hoa Kỳ và các nước ngoại quốc khó có thể đối xử với Mỹ như một thị trường thuần nhất, ổn định mặc dù Hoa Kỳ có một nền kinh tế hùng mạnh. Và dĩ nhiên rủi ro xảy ra bạo động chính trị vẫn còn ở mức độ khá cao.

Trang Mạng Xã Hội TikTok nở rộ

Thế hệ trẻ sinh ra vào khoảng giữa thập niên 1990 và đầu thập niên 2020 được mệnh danh là Thế hệ Z- Generation Z. Họ là những người trẻ không hề biết gì về một xã hội thuở chưa có internet. Ngày nay những thiết bị digital, và trang mạng xã hội có thể kết nối những người trẻ này qua mặt tất cả các loại biên cương biên giới. Lần đầu tiên chúng ta có một thế hệ người trẻ kết nối toàn cầu. Và từ đó, nảy sinh ra một loại nhân vật, một loại diễn viên xuyên biên giới chính trị, bất chấp hình thái địa chính trị, nhất là những người trẻ đang sinh sống ở Hoa Kỳ và Âu châu. Thế hệ Generation Z vừa có khả năng, và động lực để họ kết nối lại với nhau trên trang mạng tác động trở lại với các đại công ty, và ảnh hưởng đến những chính sách công. Chỉ qua một nút bấm, thế hệ Generation Z có thể  khiến cho các đại công ty gặp khó khăn không ít, cũng như làm gián đoạn những mưu đồ chính trị, hay những chính sách công không tốt. 

Một Vài Trường Hợp Thoát Hiểm Trong Gang tấc

  • Sự ủng hộ của phương Tây cho Ukraine sẽ không bị phai lạt trong năm 2023 mặc dù nền kinh tế của Hoa Kỳ và Âu châu không tốt đẹp như trước.
  • Liên Hiệp Âu châu sẽ đoàn kết chặt chẽ trước những thử thách khó khăn bất chấp những lời tiên đoán không tốt trước đây cho rằng Liên Âu sẽ không hoạt động tốt, và chia rẽ.
  • Sẽ không có khủng hoảng an ninh cho đảo quốc Đài Loan trong năm 2023
  • Những khó khăn nội bộ đang xảy ra ở Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ giúp cho tình trạng căng thẳng trong cuộc chiến tranh kỹ thuật giữa hai nước không trở thành một cuộc khủng hoảng

Nguyễn Minh Tâm dịch theo báo TIME ngày 16/1/2023