Nguyễn Ðức Quang là một trong những người có công gây dựng và làm lớn dậy phong trào du ca ở miền Nam trước 1975.
Du ca có nghĩa là đi đây, đi đó để hát.
Các buổi trình diễn như thế thường diễn ra tại các sân trường đại học, các giảng đường, sân vận động, các trại hè hay một nơi nào đó có những sinh hoạt cộng đồng và đám đông tụ tập, vào thời ấy có thể là một trại tị nạn, mục đích chính chỉ là để “hát cho nhau nghe”, cho đỡ buồn, để thắp lại hy vọng…
Chiến tranh vừa xua đuổi vừa bao vây, người ta không còn biết chạy đi đâu cho thoát.
Phong trào du ca được hình thành trong những ngày khốn khổ đó:
Xin chọn nơi này làm quê hương dẫu cho khó thương
Ta cùng lo chạy từng lưng cơm áo che thân tàn
Khi mùa mưa về cùng lem nhem bước trên ngõ trơn
Khi giặc lan tràn cùng lo âu trắng đôi mắt đen…
Xin chọn nơi này làm quê hương dẫu đang chiến tranh
Xin chọn nơi này làm quê hương dẫu chưa thanh bình
Xin chọn nơi này làm quê hương dẫu đang khó khăn
Xin chọn nơi này làm quê hương dẫu chưa ấm êm…
Ta cùng lo chạy từng lưng cơm áo che thân tàn
Khi mùa mưa về cùng lem nhem bước trên ngõ trơn
Khi giặc lan tràn cùng lo âu trắng đôi mắt đen…
Xin chọn nơi này làm quê hương dẫu đang chiến tranh
Xin chọn nơi này làm quê hương dẫu chưa thanh bình
Xin chọn nơi này làm quê hương dẫu đang khó khăn
Xin chọn nơi này làm quê hương dẫu chưa ấm êm…
Một trong những đặc điểm của loại nhạc du ca này là nội dung thường phản ánh tâm sự của đám đông chứ không phải của cá nhân, giai điệu giản dị, một người xướng lên là những người khác có thể hát theo được ngay, và hầu hết bài nào cũng có một vẻ gì đó giống như những bài kinh cầu nguyện.
Nghe lại nhạc của chúng ta người ta sẽ thấy ra điều này, các giai đoạn bột phát, thường xảy ra vào những thời kỳ có những biến chuyển quan trọng của lịch sử.
* Trước chiến tranh.
* Sau khi đất nước bị chia cắt.
* Chấm dứt cuộc chiến 1975.
Tất cả các nhạc sĩ của chúng ta đều xuất hiện trong 3 thời kỳ ấy.
Cũng vì thế, không phải tình cờ mà người ta phân ra và gọi là nhạc tiền chiến, nhạc hậu chiến:
Ta còn những người ngồi quanh đây trán in vết nhăn
Ðêm nằm nghe lòng quặn sôi lên giữa cơn mộng lành
Ôi vì thâm tình cùng con dân sống trong chiến tranh
Ôi cùng đau lòng cùng hoang mang giữa khi khó khăn
Ta còn những người còn yêu nhau biết bao thiết tha
Chưa gặp bao giờ mà đã quá uống máu ăn thề
Giam mình trong lòng thành đô kia sống nơi ấp quê
Nhưng tình cao vời đòi yêu thương khắp luôn thế gian
Ðêm nằm nghe lòng quặn sôi lên giữa cơn mộng lành
Ôi vì thâm tình cùng con dân sống trong chiến tranh
Ôi cùng đau lòng cùng hoang mang giữa khi khó khăn
Ta còn những người còn yêu nhau biết bao thiết tha
Chưa gặp bao giờ mà đã quá uống máu ăn thề
Giam mình trong lòng thành đô kia sống nơi ấp quê
Nhưng tình cao vời đòi yêu thương khắp luôn thế gian
Mỗi thời kỳ nhạc của chúng ta thay đổi chút ít. Lãng mạn, hùng ca, khắc khoải, lo âu, rồi nhuốm chút ít triết lý bi thảm.
Nguyễn Ðức Quang có đủ các điều kiện để thành công trong “thế giới du ca” của ông: Ðàn ngọt, hát hay, có duyên, nắm vững nghệ thuật nói trước đám đông, trình diễn nồng nhiệt.
Có những loại nhạc chỉ thích hợp để hát trên các đài phát thanh hay thâu thanh vào đĩa, loại khác để trình diễn trên sân sân khấu, trước những đám đông. Thể loại này, ngoài âm điệu và lời ca thường còn phải có vài điều gì khác để cho ca sĩ biểu diễn, bằng động tác, bằng nét mặt, nếu không sẽ trở thành nhạt nhẽo đối với khán giả.
Nhạc phát trên đài phát thanh, thâu đĩa, là nhạc để nghe một mình. Các ca sĩ cho rằng, hát trên các đài phát thanh và thâu đĩa khó hơn: y phục, son phấn, nhan sắc, điệu bộ không giúp được gì. Chỉ còn có tiếng hát. Và kỹ thuật thâu thanh càng cao ưu và khuyết điểm của giọng hát thính giả càng thấy rõ.
Có lẽ vì khởi nghiệp như một ca sĩ du ca nên nhạc của Nguyễn Ðức Quang có nhiều yếu tố thích hợp để đem trình diễn trước đám đông. Cũng có thể vì sự thành công của ông khiến người ta có ấn tượng như thế.
Ca khúc của Nguyễn Ðức Quang được xuất bản trước 75 có các tập “Trầm Ca”, “Bài Ca Khai Phá”, “Ruồi Và Kên Kên”, “Lời Nguyện Cầu Hạnh Phúc”… Tất cả mấy tập này và một số ca khúc khác của Nguyễn Ðức Quang, năm 1995 đã được Ngô Manh Thu và Nguyễn Thiện Cơ gom lại cho in trong tập “Dưới Ánh Mặt Trời”.
Im lặng là đồng lõa – Nguyễn Đức Quang – Tuấn Khanh
Ngoài sáng tác, Nguyễn Ðức Quang còn phổ nhạc rất nhiều thơ của bằng hữu. Một trong những bài thơ Nguyễn Ðức Quang phổ nhạc được coi là thành công và được rất nhiều người thích là bài “Bên Kia Sông” thơ của Nguyễn Ngọc Thạch.
Ðã có một thời ca sĩ Diễm Chi rất được hoan nghênh với ca khúc này (và trở thành du ca chi bảo?):
Này người yêu, người yêu tôi ơi
Bên kia sông là ánh mặt trời
Này người yêu, người yêu anh hỡi
Bên kia đồi cỏ hoa đan lối
Bên kia núi, núi cao chập chùng
Bên kia suối, suối reo lạnh lùng
Là bài thơ toàn chữ hư vô
Bên kia sông là ánh mặt trời
Này người yêu, người yêu anh hỡi
Bên kia đồi cỏ hoa đan lối
Bên kia núi, núi cao chập chùng
Bên kia suối, suối reo lạnh lùng
Là bài thơ toàn chữ hư vô
Này người yêu anh ơi!
Cho anh nồng ấm cuộc đời
Hoa thơm có ánh mặt trời
Ôi núi mừng vì mây đến rồi!
Cho anh nồng ấm cuộc đời
Hoa thơm có ánh mặt trời
Ôi núi mừng vì mây đến rồi!
Này người yêu, người yêu anh hỡi!
Yêu nhau mình đưa nhau tới
Bước nhẹ và nói bên môi
Nói cho vừa… mình anh nghe thôi!
Yêu nhau mình đưa nhau tới
Bước nhẹ và nói bên môi
Nói cho vừa… mình anh nghe thôi!
Này người yêu, người yêu anh ơi!
Bên kia sông đường vẫn còn dài
Này người yêu, người yêu anh hợi!
Bên kia đồng cỏ non đan lối
Trong cơn gió, thoáng nghe nực cười
Trong khe núi, thánh thót lòng người
Lòng đòi tình vật vã không nguôi
Bên kia sông đường vẫn còn dài
Này người yêu, người yêu anh hợi!
Bên kia đồng cỏ non đan lối
Trong cơn gió, thoáng nghe nực cười
Trong khe núi, thánh thót lòng người
Lòng đòi tình vật vã không nguôi
Này người yêu anh ơi!
Ðêm đêm lòng vỗ tình dài
Dây xanh quấn quít vào đời
Cho trái tình nở trên tiếng cười
Ðêm đêm lòng vỗ tình dài
Dây xanh quấn quít vào đời
Cho trái tình nở trên tiếng cười
Này người yêu, người yêu anh hỡi!
Bên trong lòng nôi êm ái
Rắc nhẹ từng cánh sao rơi
Sẽ ân thầm mình em nghe thôi!
Bên trong lòng nôi êm ái
Rắc nhẹ từng cánh sao rơi
Sẽ ân thầm mình em nghe thôi!
“Bên Kia Sông” Sáng tác & trình bày Nguyễn Đức Quang
***
Trước 1975, Nguyễn Ðức Quang tốt nghiệp sư phạm. Nhưng từ ngày qua Mỹ, ngoài âm nhạc, ông theo đuổi nghề làm báo. Hiện ông là chủ bút một trong nhưng tờ báo Việt ngữ lớn nhất tại quận Cam là tờ Viễn Ðông Kinh Tế.
Nguyễn Ðình Toàn 3/6/04 – Nguồn: nguoi-viet.com
Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ của Nguyễn Đức Quang
Chương Trình Thơ Nhạc – Bích Huyền phụ trách
*
Bản hùng ca “Việt Nam quê hương ngạo nghễ” tiếp tục vang lên
Thy Nga, phóng viên đài RFA
Thy Nga, phóng viên đài RFA
Nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang và phong trào Du ca Việt Nam
Thy Nga, phóng viên đài RFA
*
* *
Thy Nga, phóng viên đài RFA
*
* *
“Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ” bất ngờ xuất hiện trên đường phố SaiGon
Thy Nga trình bày (RFA)
*
* *
*
* *
Tưởng Niệm NS Nguyễn Đức Quang
Bích Huyền Trình bày
*
* *
*
* *
Chiều Qua Tuy Hòa Nhạc Nguyễn Đức Quang – Tiếng hát Lệ Mai
*
* *
* *
Nhạc Sĩ Nguyễn Đức Quang
Vì Tôi Là Linh Mục -Thức Dậy Tình Ơi! -CHIỀU QUA TUY HOÀ
*
* *
* *
Nhạc Sĩ Nguyễn Đức Quang (Phần 2)
Bên Kia Sông -Nào Ai? -Về Đồi Hoang
*
* *
Khi Bài Hát Trở Về
Bài viết Trần Trung Đạo – Thanh Phương trình bày
http://phailentieng.blogspot.com/2016/07/nguyen-uc-quang-voi-du-ca-mot-thoi.html#more