Bộ bài Tây (tiếng Anh: Playing Cards/ Deck of Cards), gồm có 54 lá bài (có bộ bài chỉ có 52 lá), trong đó có 52 lá thường là 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, J (Jack), Q (Queen), K (King), A (Ace) kết hợp với 4 chất/ biểu tượng: cơ, rô, nhép/chuồn/tép, bích và hai lá Joker.
Người Việt Nam chúng ta thường gọi bộ bài này là bộ bài Tây vì nó có xuất xứ từ Tây Phương và cũng để phân biệt với bộ bài Trung Quốc hay bộ bài ta thường dùng để chơi Tam Cúc, Tứ Sắc, Tổ Tôm,….
Thông thường, một bộ bài tây luôn có đủ 52 lá/ cây bài và chúng được chia thành 4 chất khác nhau. Đây hoàn toàn không phải là một chuyện ngẫu nhiên mà tất cả đều có những lý do của nó. Đây cũng là những bí ẩn ít ai biết đến về bộ bài tây.
Hiện nay, những bộ bài Tây đã trở nên rất thân thuộc với cuộc sống hàng ngày, chúng xuất hiện gần như mọi nơi trên thế giới từ châu Âu, châu Á đến châu Phi, châu Mỹ với rất nhiều thể lệ, cách thức chơi và hình thức sử dụng khác nhau.
Mặc dù được phổ biến rộng rãi trên khắp thế giới nhưng trên thực tế có rất ít người biết được những bí ẩn phía sau bộ bài Tây này.
+ Nguồn gốc của bộ bài Tây
Cho đến tận ngày nay, người ta vẫn không thể biết được ai là người sáng tạo ra những lá bài này hay chúng ra đời vào năm bao nhiêu. Người ta chỉ biết rằng nó bắt đầu trở nên thông dụng vào khoảng thế kỷ 13-14, khi ngành công nghiệp bài tây phát triển mạnh để phục vụ nhu cầu giải trí của các tầng lớp trong xã hội, kể cả giai cấp thượng lưu và quý tộc.
Bộ bài xuất hiện đầu tiên ở Trung Quốc vào khoảng thế kỷ thứ IX thời kỳ nhà Đường. Trò chơi này được làm bằng giấy.
Bài lá được nói đến lần đầu trong lịch sử vào thế kỷ trong cuốn Collection of Miscellanea at Duyang của tác giả Su E, mô tả công chúa Tongchang, con gái Đường Ý Tông, chơi “bài lá” năm 868 với các thành viên gia đình nhà chồng. Thời nhà Tống, học giả Âu Dương Tu cho rằng bài lá đã có từ thời Trung Đường
Tiếng Trung Quốc từ bài (牌) được dùng để mô tả cả hai loại giấy và các quân tú lơ khơ để chơi. Có lẽ các kiểu của bộ bài hiện đại ở Châu Âu đến từ các quốc gia của Ai Cập vào cuối năm 1300, trong đó thời gian của họ đã giả định một hình thức giống như vậy được sử dụng ngày nay.
Tại châu Âu, bộ bài Tây bắt đầu xuất hiện vào khoảng thế kỷ 12 với 4 “chất” ban đầu là tim, chuông, lá và quả sồi và không có ý nghĩa đặc biệt gì.
Đến thời kỳ hậu Trung Cổ, bộ bài được thay đổi với tính chất của các quân bài đại diện cho 4 giai cấp thời phong kiến gồm Tiền, Cốc, Kiếm và Gậy. “Tiền” đại diện cho tầng lớp thương nhân, “Cốc” đại diện cho nhà thờ; “Kiếm” là biểu tượng của giới quân sự, còn “Gậy” chính là tầng lớp thấp kém nông dân.
Tới thời kỳ Phục Hưng thì những lá bài cũng bắt đầu có những thay đổi về chất và cả ý nghĩa của chúng, gần giống với ngày nay là tim, cơ, cánh chuồn, ngọn giáo. Cơ chính là trái tim, thể hiện tâm hồn cao thượng, thanh cao. Rô đại diện cho sự giàu sang và quyền lực. Chuồn đại diện cho tầng lớp nông dân. Bích, chưa xác định ý nghĩa của nó nhưng nhiều người cho rằng đó là ngọn giáo, mác – vũ khí phổ biến thời kỳ Phục Hưng.
Nhưng đặc biệt, tầng lớp lao động, bình dân thì lại bị cấm không được học và chơi các bộ môn này. Có nhiều ý kiến cho rằng là do vua Charles VI quá thích thú với bài Tây nên muốn giữ đặc quyền cho tầng lớp thượng lưu quý tộc, không muốn bị đánh đồng với dân thường.
Tuy nhiên, đến khoảng thế kỷ 17-18 thì mọi chuyện khác hẳn, ai ai cũng có thể trải nghiệm thú vui với bộ bài Tây này. Đến lúc này thì bộ bài Tây đã trở nên quá thông dụng, được phổ biến rộng rãi khắp nơi.
+ Tại sao bộ bài Tây có 52 lá?
• 52 lá bài tượng trưng cho 52 tuần lễ trong một năm.
• 12 lá bài đầu người tương ứng với 12 tháng trong một năm.
• 4 chất Cơ, Rô, Chuồn, Bích trong một bộ bài tương ứng với 4 mùa trong một năm.
• 13 lá bài cùng chất/ biểu tượng trong bộ bài ứng với tổng số tuần mỗi mùa.
• 2 lá Joker tượng trưng cho Mặt Trăng và Mặt Trời.
• Khi cộng số điểm ứng với mỗi quân bài (quân J là 11, quân Q là 12 và quân K là 13, Joker là 1) thì chúng ta sẽ có tổng 53 quân bài là 365, số ngày trong năm thường và nếu cộng cả 2 quân Joker thì tổng sẽ là 366, số ngày trong năm nhuận.
• Hai màu Đen và Đỏ xuất hiện chủ yếu đại diện cho Nam (đen) và Nữ (đỏ).
Ngoài ra, tổng giá trị các lá bài (khi cộng từ A + 2 +3 +…. + K) là 364, khi thêm quân Chú Hề (Joker) là 365, bằng đúng số ngày trong 1 năm. Thường thì một bộ bài có 2 quân Joker (1 có màu, 1 đen trắng), như vậy tương ứng với số ngày trong năm nhuận.
– Ngoài ra, việc chia bộ bài thành 2 màu riêng biệt đều nhau cũng có thể được hiểu như là đại diện cho Ngày và Đêm.
Đó mới chỉ là những đặc điểm mang tính “số lượng” của bộ bài, vậy còn những hình ảnh, khái niệm khác thì sao? Điển hình có thể kể ra như việc một bộ bài có bốn chất khác nhau, chúng đại diện cho cái gì?
Bích
Biểu thị thanh kiếm, không khí, sức mạnh của hơi thở và tâm trí. Đây cũng là đại diện cho một sự sinh sôi.
Cơ
Đại diện cho chén, nước, sức mạnh của tiềm thức và việc chữa bệnh. Chất cơ cũng đại diện cho sự sinh sôi.
Chuồn/ Tép
Đại diện cho đũa thần, lửa, ý chí, chuyển đổi hay sự hợp nhất.
Rô
Biểu hiện lá chắn, đất, sức mạnh, độ bền và sự phong phú; là đại diện cho các biểu tượng.
Đặc biệt, ngoài 52 lá bài được đánh số (và hình ảnh) từ A – K, mỗi bộ bài thường có thêm 2 lá Joker. Chúng vừa không có giá trị lại vừa vô giá. Không được đánh số cụ thể, không tham gia được vào nhiều cuộc chơi nhưng ở một số vùng, cũng chính vì những đặc điểm đó, Phăng teo có thể thay thế cho giá trị của mọi quân bài, trở thành quân mạnh nhất.
Vậy còn những lá J, Q, K thì sao? Chúng có ý nghĩa như thế nào?
Nổi tiếng nhất và có lẽ là bí ẩn được nhiều người tìm hiểu nhất chính là K cơ hay là lá bài vua tự sát (thanh kiếm đâm thẳng vào đầu).
K cơ được lấy hình tượng từ vua Charlemagne Charles (742-814), ông vua vĩ đại, từng tại vị hơn 50 năm và làm chủ một nửa lãnh thổ châu Âu. Dưới thời ông, La Mã gần như đạt đỉnh cực thịnh.
K rô đại diện cho 1 nhà quân sự tài ba, một vị tướng vĩ đại khác của La Mã, đó là Gaius Julius Caesar (100-44 trước Công Nguyên). Xuất thân từ chiến trận, Caesar có tầm ảnh hưởng cực lớn đối với đế chế La Mã và cũng là nhân vật để lại nhiều di sản đối với lịch sử thế giới. Đáng tiếc, ông bị thuộc hạ làm phản và giết chết.
Lá K thứ ba là đại diện cho Alexander Đại Đế (356-323 trước Công Nguyên), nhà quân sự tài ba với tham vọng thống trị cả thế giới. Thực tế nếu ông có nhiều thời gian hơn cái “hạn sống” 32 năm thì có lẽ tham vọng kia không hề xa vời chút nào.
Bởi sau 13 năm chinh chiến trên yên ngựa, Alexander đã khiến hầu hết kẻ thù câm nín, phủ phục dưới chân mình. Nhưng vào đúng thời điểm cực hình của đời người bất ngờ ông ra đi trong nuối tiếc của cả đế chế.
K bích là biểu tượng của vua David, vua của vương quốc Israel thống nhất. David nổi danh không phải vì khả năng chinh chiến hay lãnh đạo mà bởi tài hoa nghệ thuật, đàn hát thơ ca của mình.
Nữ hoàng Judith là nhân vật trong lá Q cơ và là 1 nhân vật trong truyền thuyết. Không chỉ có nhan sắc vô song mà bà còn sở hữu cả trí tuệ siêu phàm.
Tiếp đến Q rô là Hoàng Hậu Rachel, cũng là một người rất nổi tiếng trong truyền thuyết.
Nổi bật hơn cả có lẽ là hoàng hậu Argine cho lá Q tép. Argine là người có công lớn trong việc hòa giải, lập lại hòa bình giữa gia tộc Lancaster với gia tộc York trong cuộc chiến mang tên hoa hồng nổi tiếng.
Cuối cùng trong số các Nữ Hoàng là Elenor, vợ của Vua Leopold Đệ Nhất.
Lá J cơ là Hiệp Sĩ La Hire, xuất thân là trợ thủ của Vua Charles VII. Sau này ông là cánh tay phải của Thánh Nữ Jeanne d’Arc nổi tiếng.
Có thể nói đây là nhân vật rất nổi tiếng. Ông là Hoàng Tử Hector, người đã tử chiến sau cuộc đấu tay đôi với Achilles trong chiến tranh thành Troy nổi tiếng.
Nổi danh không kém lá bài J Rô chính là J Chuồn, Hiệp Sĩ Lancelot! Hiệp Sĩ Lancelot vốn là một hiệp sĩ dũng cảm, trung thành nhất với Vua Arthur. Nhưng sau này, cũng từ một sai lầm không đáng có của ông mà cuộc chiến bàn tròn nổ ra.
Một nhân vật nữa cũng được đề cập đến là Tướng Wallenstein, chiến đấu dưới trướng Hoàng đế La Mã Ferdinand II. Ông là nhân vật có tầm ảnh hưởng mạnh nhất tới cuộc chiến tranh 30 năm (1618-1648).
Lá bài nào đặc biệt nhất trong bộ bài Tây?
Át/ ách là các lá bài đặc biệt trong bộ bài Tây, và át/ ách bích là lá bài đặc biệt nhất.
Nhà sản xuất không in số 1 trên lá bài át/ ách mà thay vào đó là chữ A, bởi đây là chữ viết tắt của Ace – quân át/ ách.
Trên quân át/ ách, nhà sản xuất không in số 1 mà thay vào đó là chữ A, vì đây là chữ viết tắt của Ace – quân át/ ách. Trong tiếng tiếng Latin, Ace còn có nghĩa là số 1, là nhà vô địch. Chính vì vậy, trong bộ bài Tây quân át/ ách nắm giữ thuộc tính của từng loại quân bài và luôn dẫn đầu 12 quân còn lại. Trong nhiều cách chơi bài, át/ ách là lá bài quan trọng, quyết định đến kết quả thắng thua của cả ván bài.
Trong số 4 quân át, át bích/ ách bích (Ace of Spade) được xem là quân bài đại diện cho sức mạnh tối cao và có quyền lực nhất trong bộ bài, còn quyền lực hơn cả những vị vua và các quân át khác. Chính vì vậy, biểu tượng Spade trên lá bài át bích/ ách bích được in lớn hơn các biểu tượng trên các quân át/ ách khác.
(Brian Vu)