NGƯỜI TÙ TRẠI PHONG QUANG (Ngô Xuân Hùng)

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail

(Tưởng niệm Anh Hùng Biệt Kích Mai Văn Tuấn)

May be an image of 1 person and text that says 'Reeducation 261 Mai Van Tuan, captured in 1969. Tuan died naked in his shackles in Phong Quang Prison, 2 August 1970. "These clothes were made by socialism. Take them away!" (Courtesy a former commando)'

Ngày 14 tháng 10, năm 1970, Lê Văn Ngưng, toán trưởng toán Biệt Kích Hadley, bị hình phạt nặng nhất theo quy luật của trại tù Phong Quang. Anh bị cùm cả tay chân rồi bị tống vào phòng giam kỹ luật (xà lim). Anh Ngưng đã chờ dịp này từ bao lâu nay. Bây giờ, có thể anh sẽ tìm hiểu được chuyện gì đã xảy ra cho anh Biệt Kích Mai Văn Tuấn.
Trong căn phòng giam nhỏ và dơ bẩn này, Ngưng đọc thấy danh sách của những người đã từng bị giam giữ ở đây. Hàng chử viết bằng máu trên tường đập vào mắt anh: “Mai Văn Tuấn – ngày 2 tháng Tám 1970”. Đây là di bút cuối cùng của anh Tuấn, người tù Biệt Kích khổ hình đã chết trong phòng giam kinh khiếp này.
Anh Ngưng bị nhốt ba mươi ngày với cả hai tay bị còng, hai chân cùm bắt tréo lại, xiết chặc không cựa quậy được. Đây là hình phạt thông thường giành cho tất cả mọi tù nhân vi phạm kỹ luật của trại tù Phong Quang.
Sau ba mươi ngày, Thượng Sĩ Thông mở cửa phòng giam, tháo còng và cùm chân, rồi ra lệnh cho Ngưng đi ra khỏi phòng. Sau đó Thông bắt anh Ngưng phải nhận tội anh đã vi phạm để đến nỗi phải bị giam cực hình này. Ngưng không chịu nhận tội và nói anh đã không làm gì sai quấy. Thượng Sĩ Thông nỗi cáu lên, la hét lớn tiếng và ra lệnh cai tù giam anh Ngưng trở lại vào phòng giam địa ngục trần gian đó thêm mười lăm ngày nữa.
Lê Văn Ngưng đã không bị chết trong xà lim này, nhưng anh Mai Văn Tuấn đã kém phần may mắn.
Ở trong Nam, Tuấn là một thanh niên trẻ, đã tình nguyện vào làm Dân Sự Chiến Đấu cho trại Huấn Luyện Biệt Kích ở Long Thành. Sau một thời gian ngắn, năm 1967, anh tình nguyện xung vào lực lượng Biệt Kích nhảy toán ra Bắc. Anh được gia nhập vào các toán nhảy ngắn hạn ở miền bắc vĩ tuyến 17, vùng Mụ Gia và Đồng Hới, với nhiệm vụ thu thập tin tức tình báo chiến lược liên qua đến việc cộng sãn bắc Việt chuyển quân vào Nam dọc theo đường mòn Hồ Chí Minh qua biên giới Lào. Sau rất nhiều chuyến công tác nhảy Bắc, anh đã được đề bạt lên làm trưởng toán Biệt Kích STRATA. Năm 1968, Mai Văn Tuấn sa cơ vào tay giặc.
Thoạt đầu, Tuấn và toán của anh bị giam ở trại tù Thanh Trì vùng ngoại ô Hà Nội. Ở đó, các người cai tù thường nói với nhau là Tuấn không được bình thường, có vẻ mát dây nặng. Chúng không bao giờ biết chắc được là Tuấn điên thật hay giả. Dù sao đi nữa, với tài diễn xuất giả khùng giả điên, Tuấn đã tha hồ chửi bới cộng sản và chọc cho các cai tù ở Thanh Trì tức giận lộn ruột, nhưng chúng không đánh đập gì anh nhiều vì trong thâm tâm, chúng tin là Tuấn điên khùng thật.
Vào năm 1970, cả toán của Tuấn bị đưa qua nhà tù Phong Quang. Có thể vì chức vụ “toán trưởng” hoặc vì những trận “quậy” tưng bừng ở trại tù Thanh Trì, Tuấn bị tách ra và giam riêng ngay khi mới đến, hoàn toàn cô lập và bị cấm liên lạc với các tù nhân khác. Anh bị bỏ vào xà lim biệt giam. Không như những tù nhân biệt giam khác, Tuấn bị cùm cả hai chân, chân này cùm xích lên chân kia thật chặc, đây là cách cùm ác nghiệt nhất vì máu không thể lưu thông xuống cả hai chân đồng đều, đồng thời, vì các bắp thịt không được co giãn nên sẽ dễ đưa đến tình trạng tê liệt nếu bị cùm quá lâu.
Tù nhân tử hình chỉ có một việc làm duy nhất là đếm từng ngày một còn lại trên cõi đời của họ.
Sau hai tháng bị giam trong xà lim, Tuấn bắt đầu tuyệt thực để phản đối sự cư xử khắc nghiệt vô cớ của trại tù Phong Quang. Sau vài hôm, cai tù bắt đầu theo dõi và vào xà lim kiểm soát Tuấn mỗi ngày. Họ khuyên bảo Tuấn nên ăn để sống nhưng anh nhất quyết tuyệt thực cho đến khi nào được thả ra khỏi xà lim và được giam chung với các anh em Biệt Kích. Sau một tuần lể, Đại Úy Thích trưởng trại và cán bộ chính trị trại tù Phong Quang đến xà lim đích thân khuyên bảo Tuấn nên ngưng tuyệt thực. Một lần nữa, Tuấn từ chối. Đại Úy Thích ra lệnh cho nhà bếp nấu cháo gà đem đến cho Tuấn. Ông tự tay đưa bát cháo cho anh ăn. Tuấn nhận lấy bát cháo gà, chần chừ một tí rồi bất ngờ anh vung bát cháo gà nóng hổi vào mặt tên trưởng trại. Tức ứa gan, Thích đánh đập Tuấn túi bụi và sai cai tù “tẩm quất” thêm cho Tuấn một trận nhừ tử.
Hai ngày sau, tên cai tù vào xà lim coi Tuấn còn sống hay không. Hắn thấy Tuấn trần truồng nằm trên sàn đất trong những bải xú uế của chính mình. Hắn hỏi tại sao Tuấn làm như vậy. Tuấn trả lời:
“Manh áo này không phải của chúng tôi, áo này là sản phẩm của xã hội chủ nghĩa, không phải của tôi, tôi không mặc”.
Đêm đó, Tuấn lặng lẽ lìa đời một mình trong xà lim lạnh lẽo. Ngày anh chết, mồng Hai tháng Tám năm 1970 anh đã viết lại bằng chính máu của anh.
Qua ngày sau, người cai tù thường trực tên Đại đi vào xà lim xem tình trạng của Tuấn. Hắn thấy Tuấn đã chết từ lâu, cơ thể cứng ngắt và lạnh giá, hai đầu gối tréo nhau chĩa lên trời. Đại phải đi lấy rượu xoa vào hai đầu gối của Tuấn để rồi dần dần mới kéo thẳng hai chân anh xuôi ra được để tháo cùm chân ra rồi đem xác Tuấn đi chôn.
Những bạn tù của Tuấn kể lại, oan hồn của Tuấn thường hiện về, vất vưỡng gần cái xà lim ác nghiệt này. Chỉ ba ngày sau khi Tuấn chết, nhiều người thấy một bóng đen thấp thoáng bên ngoài khung cửa sắt phòng giam của họ. Khi các bạn tù dùng đèn dầu chiếu ra khung cửa, họ thấy một bóng đen đứng yên lặng trông rất buồn thảm, dáng dấp trông như anh Tuấn.
Cứ khoảng mười một giờ đêm, mọi người bạn tù ai cũng thấy oan hồn của Tuấn. Lần nào Tuấn cũng chỉ đứng yên lặng nhìn vào phòng giam chung. Sau một tuần lễ, một người bạn gọi tên của Tuấn, xin Tuấn đừng về đứng ngoài sân nữa và nói với Tuấn là họ không có liên can gì đến chuyện Tuấn chết, chỉ xin Tuấn hiểu cho và việc Tuấn về chỉ làm cho các bạn tù thêm buồn. Sau đêm đó, bóng đen trong đêm tối không bao giờ trở về đứng ngoài phòng giam chung nữa.
Nguyện cầu hương hồn của người trưởng toán Biệt Kích Mai Văn Tuấn siêu thoát và xin anh linh anh hãy trở về phù hộ cho đồng bào và quê hương sớm thoát khỏi ác nghiệt gông cùm của bạo quyền cộng sản việt nam.
Ngô Xuân Hùng
(Trích dịch lại từ sách “Secret Army, Secret War” của ông Sedgwick Tourison)
Phỏng vấn các cựu Biệt Kích bị giam ở trại tù Thanh Phong, trang 260-261)