NGÔI SAO PHIM “CUỐN THEO CHIỀU GIÓ” QUA ĐỜI Ở TUỔI 104

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail
 
Minh tinh Olivia de Haviiland, một trong những diễn viên chính của bộ phim kinh điển ‘Cuốn theo chiều gió’, đã qua đời hôm 25/7, hưởng thọ 104 tuổi.
Theo Hollywood Reporter, Olivia de Havilland qua đời khi đang ngủ, tại nhà riêng, ở Paris, nơi bà đã sống hơn 60 năm.

Theo Entertainment Weekly, tang lễ sẽ diễn ra riêng tư. Người hâm mộ có thể tỏ lòng tưởng nhớ nữ diễn viên tại Nhà thờ Mỹ ở Paris, Pháp.
Olivia de Havilland sinh năm 1916 tại Nhật Bản, rồi chuyển tới Mỹ 3 năm sau đó. Bà được đánh giá là một trong những ngôi sao cuối cùng của thế hệ vàng Hollywood.
Năm 19 tuổi, Olivia de Havilland góp mặt trong Giấc mộng đêm hè (A Midsummer Night’s) năm 1935, ký hợp đồng làm việc 7 năm với hãng phim Warner Bros.
Ngoài vai diễn nàng Melanie trong Cuốn theo chiều gió (Gone With the Wind) năm 1939, Olivia de Havilland còn góp mặt trong nhiều bộ phim thành công khác như Người thừa kế (The Heiress) năm 1949.
Trong sự nghiệp diễn xuất, Olivia de Havilland đạt hai tượng vàng Oscar cùng hàng loạt giải thưởng danh giá khác.

Afficher l’image source
Afficher l’image source 
 Afficher l’image source 
Afficher l’image source 
Afficher l’image source 
Cuốn theo chiều gió (Nguyên văn: Gone with the wind), xuất bản lần đầu năm 1936, là một cuốn tiểu thuyết tình cảm của Margaret Mitchell, người đã giành giải Pulitzer với tác phẩm này năm 1937. Câu chuyện được đặt bối cảnh tại Georgia và Atlantamiền Nam Hoa Kỳ trong suốt thời kì nội chiến và thời tái thiết. Tác phẩm xoay quanh Scarlett O’Hara, một cô gái miền Nam đầy sức mạnh, phải tìm mọi cách để sống sót qua chiến tranh và vượt lên cuộc sống khó khăn trong thời hậu chiến. Tiểu thuyết đã được chuyển thể thành phim năm 1937.  

Nhan đề

Ban đầu tác giả từng có ý định đặt nhan đề Ngày mai là một ngày khác (Tomorrow is Another Day) cho tiểu thuyết, lấy từ câu kết thúc tác phẩm.[1] Các nhan đề từng được xem xét bao gồm: Bugles Sang TrueNot in Our Stars, và Tote the Weary Load.[2] Nhan đề cuối cùng mà tác giả được lấy từ dòng đâu tiên của khổ 3 bài thơ Non Sum Qualis Eram Bonae sub Regno Cynarae của Ernest Dowson:
Nguyên văn:

I have forgot much, Cynara! gone with the wind,
Flung roses, roses riotously with the throng,
Dancing, to put thy pale, lost lilies out of mind…[3]

Scarlett O’Hara sử dụng cụm từ nhan đề khi cô tự vấn bản thân mình liệu nhà cô ở “Tara” có còn đứng vững hay đã bị “cuốn theo chiều gió quét qua Georgia”[4] Theo cách hiểu chung, “Cuốn theo chiều gió” là một lối nói ẩn dụ cho sự ra đi của một cuộc sống đã từng tồn tại ở miền Nam trước Nội chiến. Khi được dùng trong bài thơ của Dowson về “Cynara”, cụm từ “cuốn theo chiều gió” ám chỉ sự mất mát về tình cảm chứ không mang ý nghĩa giống như nhan đề tiểu thuyết.[5]

theo wikipedia 

Afficher l’image source 
Afficher l’image source
*
*     *

Gone with the Wind (1939) Official Trailer – Clark Gable, Vivien Leigh
Nguồn: https://phailentieng.blogspot.com/2020/07/ngoi-sao-phim-cuon-theo-chieu-gio-qua.html?fbclid=IwAR3v1CN3rpmeBlpc4YiKNu3kInqQCavn9col8upZIvM0f91gCW3bqKC_Zks