NGHIÊN CỨU CHÍNH TRỊ “LUẬN CỔ SUY KIM”: “JEAN JACQUES ROUSSEAU (Phần 2)

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail

Tác giả nghiên cứu về Cộng Đồng và tính hợp pháp của Jean Jacques Rousseau.  Khi Rousseau ra cuốn sách “Về nguồn gốc của sự bất bình đẳng và Bàn về tinh thần pháp luật”  có ảnh hưởng rất sâu sắc đến triết học chính trị so với bất cứ tác phẩm nào đương thời. Tác phẩm này cùng với Tinh Thần Pháp Luật của Montesquieu được coi là đôi song sinh khai sáng quan điểm pháp chế, định hướng xây dựng nhà nước pháp quyền và xã hội công dân ở nhiều nước trên thế giới có giá trị đến ngày nay.

Lý Thuyết Chính Trị Hiện Đại
Jean Jacques Rousseau (1712-1778)

(Cộng Đồng và Tính Hợp Pháp)

III) Cộng Đồng và Tính Hợp Pháp

Lý thuyết chính trị của Rousseau – giống như trước đây của Plato – là một lý thuyết xã hội.  Nếu con người muốn sống một cuộc sống tốt đẹp, họ phải học hỏi để sống trong một cộng đồng.  Khái niêm về cộng đồng mơ hồ đầy tức giận.  Các nhà triết học và khoa học xã hội đã bỏ ra nhiều nỗ lực để cố gắng làm sáng tỏ thực thể này là gì.(22)  Một định nghĩa trong cấu trúc xã hội có thể được đóng khung trong hình thức giai cấp hay cơ chế: chúng ta có thể nói về người giàu và người nghèo, gia đình xưa và gia đình nay, cá nhân ở địa vị cao và địa vị thấp; hoặc chúng ta có thể mô tả nhà thờ hay công ty, trường đại học và nghiệp đoàn buôn bán, đảng phái chính trị và hiệp hội dân sự, và những cơ chế tương tự như thế.  Xã hội, do đó, gồm có nhân dân và nhiều nhóm, và phát họa chính về xã hội có thể được nhận thấy bởi một sự phân hạng đầy khéo léo về cá nhân và cơ chế và liên hệ hỗ tương giữa chúng – một cộng đồng thì không như thế.  Các nhóm người có thể sống với nhau trong một khu vực địa lý quy định; họ có thể tạo nên những cơ chế cho việc đạt đến những mục đích nhất định; họ có thể đồng ý trên các đường lối và phương tiện cho việc giải quyết những mâu thuẫn giữa các lợi ích – nhưng, đối với tất cả điều này, phải được thành thật nói rằng trong lúc nhiều tập hợp cá nhân là các xã hội, họ vẫn chưa đạt được tình trạng hay điều kiện hợp pháp của cộng đồng.

Yêu cầu hàng đầu của cộng đồng là đồng thuận: một sự thỏa thuận không trình bày những gì suy nghĩ hay cảm thấy rất rõ ràng giữa các cá nhân về cuộc sống phải được sống như thế nào, một hòa hợp không thành lời về những gì cấu thành hành vi tốt.  Nhiệm vụ cho cộng đồng, cũng là nhiệm vụ cho đồng thuận, nằm tại trung tâm của lý thuyết của Plato – nhiều đến mức mà Aristotle cảm thấy bắt buộc phải chỉ những mối nguy hiểm của sự thống nhất cao độ và quan niệm rộng rãi và mạnh mẽ và khó thay đổi của lòng tốt.  Thật vậy, Plato quá quan tâm hơn hết nhu cầu cho đồng thuận “consensus” mà ông đã sữa soạn để có “Người Giám Hộ” của ông thưởng thức trong kiểm soát tư tưởng trong phương cách suy nghĩ trước để chắc chắn rằng các công dân có thể suy nghĩ những tư tưởng chính xác và hành động trong phương cách được chấp thuận.  Nhưng đồng thuận nhu cầu không phải là sản phẩm kỹ thuật xảo quyệt kiểu Machiavelli về phần những người cai trị.  Đồng thuận có thể phát triển một cách chậm chạp và vô thức qua nhiều thế hệ, ngay cả nhiều thế kỷ.  Điều này, như chúng ta sẽ thấy, là những gì Edmund Burke đã có trong tâm trí khi ông nói về thời hiệu “prescription.”

Rousseau không bênh vực cho một Không Tưởng “Utopia” được điều động hay có kế hoạch giống như của Plato, tuy nhiên, cùng thời gian ấy ông không muốn cho phép thời gian và truyền thống phát triển đồng thuận của nó trong phương cách không có kế hoạch. Trong lúc ông có rất nhiều điểm giống nhau với cả hai Plato và Burke, Rousseau dùng đường lối riêng của ông trong nghiên cứu về cộng đồng.  Ông bắt đầu với giả định rằng phần đông những tập hợp của các cá nhân làm trong thực tế có một lợi ích chung, nhiều nhóm đã thể hiện điều này như thế hơn những nhóm khác, nhưng tất cả có khuynh hướng giúp phục vụ để đoàn kết hơn là chia rẽ.  Biện luận chính phía sau giả định này là, dĩ nhiên, bình đẳng của tất cả mọi người.  Bản sắc thiết yếu của họ dẫn chúng ta đến thừa nhận rằng, trong nhiều trường hợp, những gì tốt đẹp cho mọi người sẽ tốt đẹp cho một người.

Tất cả con người là những sinh vật có nhu cầu, nhu cầu này vốn là, trên căn bản, nhu cầu của tất cả những con người khác:  Nhu cầu an toàn, tình yêu, tự trọng, tự do, và một cuộc sống tốt đẹp.  Nếu bất cứ bị dẹp bỏ cho bất cứ công dân nào, thì sau đó tất cả đều đau khổ.  Vì lý do này sự thành tựu của họ phải là một trù liệu chung:  Ngoài sự thể này, giả định đồng thuận xa hơn được phát triển:  tất cả con người, họ biết được điều này hay không, họ có hành động theo những đường hướng thể hiện nó hay không, đồng ý trên nguyên tắc căn bản của phẩm hạnh về cuộc sống xã hội.  Một sự đồng thuận là cả hai nhất trí và diễn đạt không thành lời: mỗi một thành viên của một cộng đồng, giản dị bằng đức tính của cuộc sống trong phạm vi biên giới của nó, hài hòa với cơ chế về các nguyên tắc tổng quát hướng dẫn hành vi chung cho cộng đồng ấy.  Không một người nào được ngoại lệ.  Mỗi một người “ý thức” những nguyên tắc này là gì, mặc dầu họ có thể tại một độ dài sóng cực cao như thế thật khó khăn cho người công dân trung bình để nghe chúng trong mọi lúc hay diễn tả chúng rõ ràng mọi lúc.  Sự thỏa thuận vô thức này trên các nguyên tắc tạo nên cộng đồng.

Tuy nhiên, chúng ta đừng nên quên rằng lắm một xã hội không có nhiều thì giờ hoặc tình huống thuận tiện cho phép giải quyết các cuộc xung đột sâu sắc; lắm một xã hội bị chia rẽ với những khác biệt giai cấp hay chủng tộc hay quốc gia, vốn là những điều không thể đem lại thỏa thuận trên nguyên tắc để có thể ứng dụng với công lý cho mọi người dân.  Rousseau, như sẽ được thấy, đặt ra những điều kiện mà một xã hội phải đạt đến nếu cơ hội đến lúc để tự nó chuyển đổi thành cộng đồng.  Hơn nữa, có một mối nguy hiểm lâu năm mà một cộng đồng đã thành lập sẽ ngừng kéo dài sự đồng thuận của nó, và từ đây rơi vào tình trạng của xã hội – thậm chí không biết nó có thể được giữ lại hay không.

Những điều này, lúc bấy giờ, là nhiệm vụ mà Rousseau đặt ra cho chính mình:  Một xã hội trở thành một cộng đồng như thế nào, và xã hội ấy ở trong đường hướng ấy như thế nào?  Trong tiến trình phân tích này có xuất hiện một lý thuyết dân chủ và một lý thuyết   tự do chính trị.  Cả hai ý tưởng này phải được xem xét – và chỉ được xem xét – trong vòng bối cảnh của việc thiết lập cộng đồng.  Dân chủ và tự do mà không có cộng đồng là, theo Rousseau, những ảo tưởng nguy hiểm.  Cá nhân tự trị của Hobbes và Locke có thể không phải là một người tự do cũng không phải là một người dân chủ; chủ nghĩa cá nhân, bởi giải phóng con người khỏi những bó buộc từ những giá trị của cộng đồng, đem lại cho người ấy một tự do giả dối và một chính phủ tự mình không có chính nghĩa, nói khác hơn, thiếu nguyên tắc cũng như không có ý nghĩa.


Điều này cần phải được nói lên vì lý thuyết của Hobbes và Locke chứng tỏ, trong lần xuất hiện đầu tiên, hợp lý nhiều hơn so với lý thuyết của Rousseau.  Tự do để làm những gì anh thích mà không bị hạn chế ở bên ngoài, quyền hạn để chọn lựa và thỏa thuận với những người cai trị của anh – đây là những quan niệm có ý nghĩa thông thường và những quan niệm được giữ lại bởi phần đông các lý thuyết gia Tây Phương.  Rousseau, nói khác đi, đưa những ý tưởng mới cho những từ ngữ cũ.  Thoạt nhìn, những ý nghĩa này là tò mò, ngay cả thái quá.  Tuy nhiên, sau khi chúng ta bắt đầu hiểu những gì mà ông muốn có, điều trở thành rõ ràng rằng tự do và dân chủ có những vấn đề lớn lao và nghiêm trọng nữa mà các lý thuyết có ý nghĩa thông thường đã để ý.  Trong khi cách trình bày của Rousseau về trường hợp của ông thường kỳ lạ, ông đã nói ra một vài điều quan trọng.  Để thấu hiểu chân lý, chúng ta phải đi ra khỏi cách của chúng ta để hiểu một ngôn ngữ nước ngoài.

Trách niệm chính trị đã, qua rất nhiều năm, là một câu hỏi cổ điển về triết lý chính trị.  Tại sao người công dân trung bình được quyền để hỏi, tôi có nên tuân hành những nhà cai trị đặc biệt này hay những luật lệ đặc biệt kia?  Chỉ có câu trả lời có thể chấp nhận được trong triết lý chính trị là rằng sức mạnh bảo lãnh uy quyền của nhà nước hay của những người cai trị, hay pháp luật là quyền lực hợp pháp.  Chỉ đối với quyền lực và là quyền lực hợp pháp mới buộc người công dân quỳ gối.  Nhiều tranh cải tuyệt vời, dĩ nhiên, phát xuất từ những quan niệm khác nhau về tính hợp pháp.  Do đó, mỗi một nhà lý thuyết chúng ta quan tâm đã có một tiêu chuẩn cho việc xét đoán một chính phủ có hợp pháp hay không.  Plato yêu cầu rằng quyền lực phải được thi hành với lý trí; St. Thomas đòi hỏi rằng các nhà cai trị làm cho điều hòa chính sách của họ theo mệnh lệnh của Luật Tự Nhiên; Hobbes đề nghị rằng an toàn cho công dân và ổn định pháp lý phải được cung cấp; Locke thừa nhận rằng các quyền vốn có của con người phải được bảo vệ.  Rousseau tự đề cập đến câu hỏi này trên trang mở đầu của Hợp Đồng Xã Hội “The Social Contract.”

Con người được sinh ra tự do và bất cứ nơi đâu cũng ở trong xích xiềng.  Một người tự cho mình là bậc thầy của những người khác, và vẫn duy trì một sự nô lệ lớn hơn tất cả.  Thay đổi này đã xẩy ra như thế nào?  Tôi không biết.  Cái gì có thể làm cho nó hợp pháp?  Câu hỏi ấy tôi nghĩ tôi có thể trả lời.(23)

Quá trình chuyển đổi từ tự do đến nô lệ của con người đã được thảo luận – như một tưởng tượng lịch sử – trong Thuyết Giảng về Nguồn Gốc của Bất Bình Đẳng.  Khi Rousseau nói rằng thay đổi này đã xẩy ra như thế nào, ông đơn giản nói rằng ông không có kỳ vọng hoặc là nhà sử học hoặc là nhà nhân chủng học.  Điều gì mà ông chắc chắn biết, như một nhà khoa học chính trị, là rằng tiềm năng phát triển đầy đủ của con người hiện đại bị thất vọng bởi cơ chế xã hội áp bức của người ấy.  Điều mà ông tin tưởng, như một triết gia chính trị, là rằng ông có thể nói cho chúng ta làm thế nào tạo một hệ thống chính trị có thể tổ chức quyền lực trong phương cách hợp pháp.

Để bắt đầu, Rousseau chối bỏ các chuẩn mực về việc hợp pháp đặt ra bởi các tiền bối của ông.  Hoàn toàn rõ ràng là ông chống đối khái niệm rằng cường quyền tạo ra lẽ phải.  Điều này là, trong bản chất, quan điểm của Thrasymachus trong The Republic và Machiavelli trong The Prince.  Nếu chúng ta thừa nhận vị trí rằng quyền lực của lẽ phải là quyền lực của thành công, thì tính chất hợp pháp trở thành tình cờ “contingent” trên lợi ích của những ai đã thắng được ghế của chính phủ.  “Nếu bạo lực tạo nên lẽ phải, hậu quả thay đổi với nguyên nhân,” Rousseau nói.  “Mỗi một lực lượng lớn hơn lực lượng đầu tiên kế thừa quyền của mình (và) ngay khi nó có thể không tuân theo mà không bị trừng phạt, không vâng lời là hợp pháp.”(24)  Quan điểm cường quyền-tạo-lẽ phải có thể là một quan điểm hữu ích khi cần đến để mô tả tiến trình mà từ đó con người tìm cách để chiếm hữu và duy trì quyền lực; điều này đặc biệt là chân lý khi nó không được hiểu theo một nghĩa đơn giản và thô tục, nhưng như là một giải thích đường lối trong đó kiến trúc quyền lực ảnh hưởng những giá trị thắng thế trong xã hội.

Tuy nhiên, cần nên hiểu rằng phân tích như thế, trong lúc thường có giá trị, không có tính chất triết lý chính trị.  Phương pháp tiếp cận triết học với tính hợp pháp bàn thảo không phải với những sự vật đã xảy như thế nào như chúng thể hiện – vì đó là lãnh vực của khoa học chính trị – nhưng những sự vật ấy phải là như thế nào trong hiện tại và trong tương lai.  Những nhà khoa hoặc chính trị có khuynh hướng để ý bàn thảo về tính hợp pháp như một ý thức hệ:  như đã sử dụng hoặc bởi “người ngoài,” tức những ai muốn chiếm quyền lực, hoặc bởi “người trong,” tức những ai muốn duy trì quyền lực.  Triết gia chính trị thừa nhận rằng các lý thuyết về chính thống thường được sử dụng trong các đường lối thuộc ý thức hệ; ông ta vẫn có bổn phận phân loại ra loại nào đòi quyền lực là hợp pháp và loại nào không.  Điều này có thể dính líu việc đọc toàn bộ những gì mà Rousseau bị lôi cuốn để có lần đã gọi “một khối lượng vô ý nghĩa không thể cắt nghĩa được.”(25)  Nhưng ngoại trừ chúng ta hạ thấp Plato hay St. Thomas đến mức độ của một nhà văn biên tập hoặc nhà hùng biện tuyên truyền, chúng ta phải nhận rằng biện luận về tính hợp pháp rất thích đáng đối với những người nghiên cứu chính trị nghiêm chỉnh.

Thứ hai, Rousseau đã loại bỏ ý tưởng rằng hòa bình, an ninh, hay ổn định là sự thử thách cho tính hợp pháp.  Trong việc thực hiện điều này, ông đã chia tay hợp tác với Hobbes và, một vài mức độ nào đó, với St. Thomas.  Những ai đặt một phí bảo hiểm trên hòa bình và trật tự sẽ tự tìm thấy ngay chấp nhận hay tha thứ một bạo chúa nhân từ – nếu có một nhà cai trị bất thường như thế.  Khái niệm toàn bộ về yên bình như một yếu tố hợp pháp hình như, đối với Rousseau, làm lẫn lộn mục đích và phương tiện.

Điều sẽ được biết rằng bạo chúa thừa nhận yên bình dân sự của thần dân.  Cho phép:  nhưng họ được hưởng cái gì…nếu sự rất yên bình họ được hưởng là một trong những khốn khổ của họ?  Yên bình cũng được tìm thấy trong ngục tối; nhưng điều đó có đủ tạo cho họ một nơi thích thú để sống không? (26)

Một cách để đặt điều này là rằng cuộc sống, tự do, và theo đuổi hạnh phúc là ba mục đích không bình đẳng.  Cuộc sống, trong lúc dĩ nhiên là một yêu cầu cần thiết, chỉ là phương tiện cho việc đạt đến tự do và hạnh nhúc.  Một chính phủ vốn bảo đảm an ninh cho họ sẽ lưu ý đến cuộc sống rằng các công dân của họ không phải thường xuyên ở trong nguy hiểm mất mác đời sống.  Không một ai phủ nhận thành quả chức năng quan trọng này, điều có thể thắc mắc là cung cấp yên bình như thế có hữu hiệu để giúp cho chính phủ tính hợp pháp hay không.  Đối với yên bình một mình, như Locke nói, thì ít phúc lành hơn với yên bình đối với khốn khổ; đối với yên bình phải thêm một loại cuộc sống mà các công dân sẽ dẫn đầu mỗi lần họ được mang đến điểm mà ở đấy họ không còn sợ chết chóc bạo động.

Hơn thế nữa, Rousseau tìm thấy không đủ trong các tranh luận cổ truyền và lịch sử về tính hợp pháp.  Ở đây ông đang đối đầu với Locke và, như chúng ta sẽ thấy trong chương tới, Edmunk Burke.  Cả hai Locke và Burke nói rằng chính phủ được thành lập trên một hợp đồng, và từ đây đặt căn bản trên thỏa thuận.  Locke đã thấy sự thỏa thuận này như đã được nhiều thế hệ qua, và như đang nối kết những thế hệ tương lai lâu chừng nào họ không nói một cách rõ ràng rằng họ không hài lòng với những sắp đặt chính trị khi họ đứng.  “Hợp đồng” của Burke không bao giờ dính líu đến sự chấp thuận được diễn tả một cách rõ ràng gì cả, mà là dựa trên một sự phục tùng vô ý thức giữa những người đã chết, người đang sống, và tuy nhiên những người sẽ được sinh ra.  Rousseau coi sự đồng ý “consent” như một tiến trình sống động và hoạt động mãi mãi.  Trong tiến trình đi vào một hợp đồng chính trị, một cá nhân tự “loại bỏ” mình: người ấy đồng ý để từ bỏ tự do của mình để thực hiện vài việc nhằm nhận lại sự che chở – vốn sẽ bảo đảm ngay cả một tự do tổng quát lớn hơn – từ quốc gia.  Sự quên mình này là một hành vi cá nhân độc đáo; nó yêu cầu một cá nhân phải quyết định để làm gãy vỡ tự do cá nhân của mình, và ngay cả nhân cách của ông ta, như là phần của một nguy hiểm chính trị được tính toán.  Vì thỏa thuận đến uy quyền là một quyết định quan trọng như thế, Rousseau không thể thấy sự thỏa thuận của những ông bà đã chết lâu đời như thế nào có thể – ngay cả bởi các phương tiện thỏa thuận ngấm ngầm – ràng buộc những người bây giờ đang sống.

Ngay cả nếu một người có thể tự loại bỏ mình, ông không thể loại bỏ con cái của mình: chúng là những người được sinh ra và tự do; tự do của chúng tùy thuộc vào chúng, và không có người nào ngoại trừ chúng có quyền để vứt bỏ chúng.  Trước khi chúng đến những năm tự quyết định theo ý mình, người cha có thể, đại diện cho chúng, đặt ra những điều kiện về việc bảo quản và phúc lợi của họ, nhưng ông không thể cho chúng không thể thay đổi và không có những điều kiện: món quà như thế trái ngược với các mục đích của thiên nhiên, và vượt quá các quyền của tư cách làm cha.  Điều thật cần thiết vì thế, để hợp pháp hóa một chính phủ độc tài, rằng trong mỗi một thế hệ nhân dân phải ở vào vị thế chấp nhận hay từ chối chính phủ; nhưng, nếu sự việc này như thế, chính phủ có thể không còn độc tài nữa.(27)

Nếu một người cha không thể buộc con cái của họ tuân phục chính phủ, thì theo sau đó ngay cả mạnh mẽ hơn nhiều rằng một hợp đồng kết luận vào, thí dụ, năm 1789 không thể ràng buộc các công dân trong thập niên 1960 – gần như cả hai thế kỷ sau.  Đối với Rousseau, mỗi một người phải đồng ý với quyền uy một cách rõ ràng và thường xuyên.  Quan niệm của ông về hợp đồng xã hội rõ ràng đi xa hơn quan niệm về hợp đồng xã hội của hoặc Hobbes hay của Locke trong lĩnh vực này.  Và chính trên khái niệm cao về cá nhân và tham dự này mà Rousseau thiết lập quan niệm riêng của mình về tính hợp pháp.  Nói tóm lại, một chính phủ, nếu nó hợp pháp, phải là một chính phủ dân chủ.

Hợp đồng của Rousseau nêu ra một sự tương phản giữa con người tiền-hợp-đồng và hậu-hợp-đồng:  về một mặt, con người tự nhiên hiện hữu trong một trạng thái thiên nhiên bình dị, và, về mặt khác, con người chính trị thì có khuynh hướng tuân phục các luật lệ của trí tuệ.  Nhưng sự khác biệt không phải chỉ giản dị có thế, vì khi rời bỏ tình trạng thiên nhiên, không có bảo đảm rằng đời sống chính trị sẽ là một tiến triển trên những gì đã đi trước.  Thật vậy, Thuyết Giảng về Nguồn Gốc của Bất Bình Đẳng quan sát rằng sự thay đổi từ tình trạng tự nhiên đến đời sống trong xã hội là một bất hạnh khác biệt.  Hợp đồng xã hội vốn tạo ra cơ chế quyền uy chính trị là, nói thẳng ra, một trò lừa bịp được gây ra bởi các chủ sở hữu tài sản để củng cố tổ chức của họ về khối quần chúng.  Kết quả cuối cùng là một chính phủ như vậy không khuyến khích, mà làm thất vọng, cuộc sống tốt đẹp.  Mục đích của Hợp Đồng Xã Hội, do đó, là để đề nghị đến con người một phương pháp cung cấp cho mình thoát khỏi những khó khăn mà họ đã lâm vào ở cuối của cuộc Thuyết Giảng.  Con người đã từ bỏ tình trạng thiên nhiên vì cuộc sống tốt đẹp, và không có phương cách nào trở lại.  Họ đã, vì thế, trở thành quen thuộc với đời sống xã hội và của cải vật chất.  Nhiệm vụ, vì thế, là để tạo một hệ thống chính trị để làm cho quyền lực hợp pháp:  nếu quyền lực có thể được thực hiện như một người đầy tớ hơn là một ông chủ, sau đấy có thể khám phá lại nhiều tự do mà con người đã biết trong tình trạng thiên nhiên.  Tóm lại, Rousseau, hành động như cả hai triết gia chính trị và khoa học gia chính trị, đang tìm kiếm nhiều phương cách để tổ chức đời sống chính trị để mà con người có thể vượt ra khỏi vũng lầy của thất vọng tâm lý và xã hội và sử dụng quyền lực như một phương tiện để hoàn thành tự do.

Quốc gia mới – một quốc gia tự do, dân chủ, và hợp pháp – được thừa nhận như một thiết bị nhân tạo, làm ra bởi con người cho con người.  Và các quốc gia không nên được coi như là những phát triển “tự nhiên.”  Trong mặc nhiên thừa nhận điều này Rousseau rõ ràng mâu thuẫn với Aristotle, Hegel, và Burke.  Nếu các quốc gia chỉ giản dị là sản phẩm cuối cùng của một loạt biến chuyển lịch sử – hay ngay cả những tai nạn – thì sau đó thật khó khăn để gọi bất cứ một quốc gia nào hợp pháp và phá bỏ danh hiệu ấy với người khác.  Chúng ta đã hoàn toàn thấy rằng con người trong tình trạng thiên nhiên không có bảo đảm nào để áp dụng quyền lực lên nhau, và nó cũng thể hiện rằng cường quyền không làm ra lẽ phải: “Vì lẽ không có người nào uy quyền tự nhiên hơn những người đồng loại, và sức mạnh không tạo ra lẽ phải, chúng ta phải kết luận rằng các công ước tạo căn bản cho các quyền lực hợp pháp giữa con người.”(7)  Công ước là những hành động có mục đích; chúng chỉ rõ các phương cách con người tổ chức liên hệ của họ để mà các mục đích đề ra được bảo đảm.  Quốc gia là thí dụ hàng đầu của những công ước như thế làm ra bởi con người.

Trên căn bản này, Rousseau đề nghị một phương pháp để tạo nên một quốc gia hợp pháp.  Ông bắt đầu bằng trình bày vấn đề cần được giải quyết; ông đưa ra tiến trình để chỉ những bước cần phải làm; và sau đó ông đặt ra những hành động chính thức và cuối cùng các công dân phải hoàn thành để đạt được thành viên trong quốc gia:

Vấn đề là tìm một hình thức liên kết mà có thể sẽ bảo vệ và che chở con người và của cải của một thành viên hiệp hội với một sức mạnh chung toàn thể, và trong đó mỗi thành viên, trong lúc tự đoàn kết với tất cả, có thể vẫn trung thành với mình một mình, và duy trì tự do trước.

Mỗi thành viên lấy lại các quyền ban đầu của mình và tiếp tục tự do tự nhiên của mình, trong lúc mất tự do kết ước để ủng hộ điều mà ông từ bỏ nó.  Các điều khoản này, hiểu một cách chính xác, có thể giảm lại còn một – tổng việc chuyển nhượng của mỗi liên kết, cùng với tất cả quyền của nó, đến toàn thể cộng đồng; vì, trong chỗ thứ nhất, như mỗi người tự cho mình một cách tuyệt đối, những điều kiện thì như thế cho tất cả; và, điều này là thế, không một người nào có bất cứ lợi ích nào trong việc tạo ra gánh nặng cho những người khác

Cuối cùng, mỗi người, trong tự hiến mình cho tất cả, không tự hiến mình cho bất cứ người nào cả; và không có liên kết nào mà trên đó con người không yêu cầu cùng một quyền như thế khi người ấy nhường quyền khác trên quyền của mình, ông ta đạt một quyền tương đương cho mọi vật mà ông đã mất và một gia tăng sức mạnh cho việc gìn giữ những gì ông có.(29)

Những đoạn này – giống như toàn bộ hợp đồng – kêu gọi việc đọc cẩn thận.  Đặc điểm nổi bật của hợp đồng chính trị này là rằng rõ ràng mọi người đều “được” và không một ai là kẻ “thua.”  Con người tự mình đồng ý phục tùng quyền uy, và tuy nhiên tất cả duy trì tự do như đã có trước khi họ tiến hành trách nhiệm này; tự do công ước được bãi bỏ, nhưng trong chỗ của nó tự do tự nhiên được tái bảo đảm.  Điều làm cho sự việc này khả thể không có bất kỳ gì là xảo thuật trong hợp đồng nhưng là châm ngôn của Rousseau rằng tất cả mọi người bàn thảo và sẽ bàn thảo, cùng với nhau trên căn bản bình đẳng tuyệt đối.  Tất cả mọi người sẽ đồng ý một cách bình đẳng để công nhận uy quyền chính trị, và mỗi người sẽ liên đới đến điều cưỡng chế như bất cứ người nào khác.  Tất cả mọi người sẽ bình đẳng trao quyền của mình cho quốc gia, và mỗi người sẽ biết rằng không có một ai trong các công dân đồng bào với họ sẽ có quyền lực để làm hại mình.  Tất cả mọi người sẽ bình đẳng trở thành những người cai trị và được cai trị, và mỗi người sẽ công nhận rằng sức mạnh để cưỡng bách sự tuân hành của người khác phải phù hợp bởi trách nhiệm riêng của một người để tuân hành.  Bình đẳng con người là điều kiện tiên quyết trước tiên cho chế độ dân chủ, và Rousseau đã đưa điều kiện này vào trung tâm lý thuyết của ông.  Tự do – cái tự do của con người dân chủ – chỉ có thể tồn tại khi tất cả mọi người đối địch với nhau trên mặt bình đẳng không những chỉ bình đẳng về tự trọng nhưng còn bình đẳng về quyền lực nữa.

Tại điểm này, thật là tuyệt để chỉ ra rằng Rousseau xem hợp đồng của mình là một hợp đồng đạo đức; hợp đồng thiết lập một quốc gia hợp pháp.  Tính hợp pháp, tuy nhiên, đụng chạm không những các cơ chế chính trị, mà cũng còn công dân cá nhân nữa.  “Con đường từ tình trạng thiên nhiên ‘state of nature’ đến một quốc gia dân sự ‘civil state’ đã cung cấp một sự thay đổi rất đáng chú ý trong con người…” Rousseau nói, “cho hành động con người đạo đức mà trước kia thiếu.”(30)  Từ đó suy ra rằng con người chỉ có thể trở thành một sinh vật có đạo đức mỗi lần tham dự trong tiến trình của hợp đồng.  Cá nhân, sau đó, cần quốc gia, vì quốc gia gồm có những điều kiện thuộc cơ chế mà trong phạm vi của nó cuộc sống tốt đẹp được dẫn dắt.  Xét rằng trong tình trạng thiên nhiên con người có tự do tự nhiên – tự do để làm khi người ấy muốn làm mà không bị hạn chế từ những người khác – trong tình trạng chính trị ông hiện có tự do đạo đức. Chính tự do mới này, Rousseau nói, “mới đơn phương làm cho ông ta thành một người chủ của chính mình.”(31)  Tự do đạo đức thì không tiêu cực: tự do khỏi cản trở bởi những người đồng loại của chúng ta.  Tự do đạo đức, ngược lại, tích cực: tự do để biết điều gì là phải và đưa ra tiến trình để thực hiện nó.  “Chì có động lực thúc dục của đam mê là man rợ,” Rousseau nói, “trong khi tuân thủ đến một luật lệ mà chúng ta mô tả cho chính mình là tự do.”(32)

Quan niệm này đánh dấu cuộc khởi hành từ định nghĩa về tự do của Hobbes và Locke.  Nó liên quan đến ba điều kiện rõ ràng, tất cả ba điều kiện đều cần thiết: (1) tuân hành, (2) tuân hành luật pháp, (3) tuân hành luật pháp mà chúng ta đã tham dự trong ban hành.  Trong sự nối kết của những điều kiện tiên quyết này, tự do trở thành không đơn giản là một khoảng trống trong đó con người có thể làm khi họ hài lòng; nó trở thành một đường hướng hành động có kỷ luật mang tính chất đạo đức, chính trị, và dân chủ.  Bất cứ loại dã thú nào hay bất cứ kẻ man rợ nào cũng sẽ trải nghiệm sự thoải mái giác quan nếu nó được cho phép để chạy lỏng lẻo hơn là choàng xích lên người.  Chỉ có người chính trị – đó là người tiến bộ và văn minh – là có khả năng để biết rằng tự do phải được dùng để thực hiện những hành động lẽ phải.  Để làm việc phải, con người phải tuân hành luật pháp – không phải bất cứ luật nào, nhưng chỉ là những luật hợp pháp; chỉ những luật mà con người giúp để ban hành.   Sự trung gian của nhà nước, thông qua tiến trình lập pháp, chỉ rõ cho mỗi công dân điều gì là đúng.  Các công dân tham dự trong việc tạo khung các luật; nhưng xét ra khi những cá nhân tự trị thì họ hành xử như động vật phi luân lý, khi những công dân tham gia trong một nỗ lực chung họ hợp pháp hóa quyền uy và tự do hóa cho chính họ.  Thủ tục rắc rối này được thiết lập như thế nào trong hoạt động là luận đề của Hợp Đồng Xã Hội.

Nhưng trước khi chuyển sang vấn đề này, cần nên ghi nhận rằng quốc gia mới được đặt căn bản trên “một bình đẳng đạo đức và hợp pháp.”(33)  Tình trạng tự nhiên dần dần bị suy thoái vì nó không kiềm chế được sự khác biệt của con người; những người mạnh mẽ hơn và xảo quyệt hơn có thể, nếu họ chọn như thế, tạo một cuộc sống tốt đẹp hơn cho mình.  Bình đẳng trong một xã hội tốt đẹp có thể được tưởng tượng tốt nhất nếu nó tương phản với bình đẳng hợp pháp giả dối của các hệ thống hiện hữu.  Ở đâu, như chúng ta đã thảo luận trong Thuyết Giảng, bình đẳng luật pháp được đi kèm bởi những khác biệt trong giàu sang thì yếu tố bất bình đẳng kinh tế làm cho bình đẳng luật pháp giả tạo và si mê. Nếu bình đẳng phải là cả hai đạo đức và hợp pháp, thì tư cách và tài sản của công dân phải được đưa đến bình đẳng.  Điều cần phải được tránh là bình đẳng giả tạo của một xã hội bất bình đẳng.  “Dưới những chính phủ xấu,” Rousseau nói, “sự bình đẳng này chỉ là bề ngoài và ảo tưởng; nó chỉ phục vụ để giữ những người bần cùng trong nghèo đói của họ và người giàu có trong vị thế họ đã chiếm đoạt.”  Dưới những chính phủ tốt, “con người, vốn có thể không bình đẳng (hay khác biệt) trong sức mạnh hay trí thông minh, trở nên ai nấy bình đẳng bởi công ước hay quyền hợp pháp… từ đó nó tiếp theo rằng an sinh xã hội chỉ lợi ích cho con người khi tất cả có một vật gì đó mà không một ai có quá nhiều.”(34) 


Hợp Đồng Xã Hội, sau đấy, là một công ước do người tạo ra:  mục đích của nó là để cứu con người khỏi sự bất công vốn tạo ra đặc tính của các nền chính trị đương thời.  Khởi nguồn từ tình trạng thiên nhiên không cưỡng bức đến một xã hội dân sự không bình đẳng, Rousseau bây giờ chỉ cho con người có thể đạt đến một thế giới chính trị có chính nghĩa tốt hơn như thế nào.  Thật không thể trở lại sườn tay trái của hình chữ “U”; nhưng trong bám theo sườn phải, con người có thể lại gần vài trong những điều kiện của tình trạng tự nhiên và cùng lúc ấy sống trong hòa bình dưới quyền uy chính trị.  Để làm cho điều này thăng tiến, như chúng ta đã thấy, điều cần thiết hơn cả là bình đẳng hóa tài sản và quyền lực của con người càng nhiều càng tốt.  Sau khi điều ấy đã thực hiện, một sự thay thế phải được tìm thấy cho tính hợp pháp tự nhiên vốn biểu thị đặc biệt tính chất của tình trạng thiên nhiên.   Tính hợp pháp của tự nhiên được căn cứ trên sự xuất hiện không có tác dụng hay ảnh hưởng gì xấu xa bởi tư lợi của con người.  Một chính phủ hợp pháp thì khó khăn quá nhiều để hoàn thành, vì nó là quy ước của giữa con người với con người phải tranh đấu để nâng cao cơ chế này về xung đột của các lợi ích cụ thể.  Hợp đồng xã hội không thể phá bỏ các khác biệt giữa con người:  các cá nhân mạnh và yếu, thông minh và đần độn sẽ tiếp tục hiện hữu.  Nhưng nó có thể làm vài điều nữa: “Hiệp ước cơ bản thay thế, vì bất bình đẳng thể lực như thiên nhiên đã tạo ra giữa con người như thế, một bình đẳng vốn là đạo đức và hợp pháp.”(35)  Tình trạng mới thay thế tính hợp pháp tự nhiên của tình trạng thiên nhiên như thế với tính hợp pháp đạo đức của hợp đồng xã hội.

Con người bây giờ phải sống dưới quyền uy, vài sự việc họ có thể thực hiện mà không có ở trong tình trạng tự nhiên.  Tuy nhiên, họ không cần cãi nhau chuyện nhỏ nhen này, vì uy quyền mới đã ràng buộc họ với nhau có một trừng phạt đạo đức.  Căn bản của tính hợp pháp này là chính phủ mà họ phải tuân theo là chính phủ do dân “self-government”.  Rousseau đặt nhiều tin cậy trên phương pháp dân chủ hơn bất cứ nhà lý thuyết nào.  Trừ phi một chính phủ là dân chủ, ông nói, một công dân không có trách nhiệm để vâng lời.  Và chỉ có xuyên quá chế độ dân chủ, ông nói, con người có thể lấy lại tự do mà cha ông họ có lần đã biết trong tình trạng thiên nhiên.  Nếu con người làm gãy đổ ràng buộc rèn luyện bởi áp bức của xã hội, nếu họ phát triển sức mạnh toàn bộ của họ như những cá nhân, thì sau đó họ phải học sống một cách dân chủ.  Sự hợp pháp của một quốc gia dân chủ, đối với Rousseau, không phải là một lượt triết học xoay quanh của cụm từ:  nó là điều kiện tiên quyết của cuộc sống tốt đẹp.

Huỳnh Khuê (còn tiếp)


Chú Thích

(22) Một tóm lược của văn chương cổ điển và hiện đại là đã được tìm thấy trong The Political Community của Sebastian de Grazia (Chicago:  University of Chicago Press,1948).  Phân tích riêng về cộng đồng của De Grazia là một sự đóng góp từ nguồn gốc và khiêu khích đến lý thuyết chính trị, ghi chú của Andrew Hacker.

(23) The Social Contract, in Social Contract and Discourses, op.cit., p.3

(24) Như trên, p. 6.

(25) Như trên, p. 6.

(26) Như trên, p. 7

(27) Như trên, pp. 7-8

(28) Như trên, p. 7

(29) Như trên, p. 12.

(30) Như trên, p. 15.

(31) Như trên, p. 16

(32) Như trên, p. 16.

(33) Như trên, p. 19.

(34) Như trên, p. 19, 19n

(35) Như trên, p. 19.