NGÀY ẤY NAY CÒN ĐÂU? (Nguyễn Duy Linh)

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail

L’image contient peut-être : ciel, plein air et texte

Tôi được sinh ra và lớn lên tại Sài Gòn. Mặc dù được ba má làm lụng vất vả để có tiền cho con ăn học nhưng trong tôi vẫn luôn tự hào là người Sài Gòn và là con của ba má. Ba má tôi cưới nhau ngay sau ngày loan lạc 30/4/1975, ngày mà người miền Nam gọi là biến cố. Tôi thì không hiểu biết nhiều nhưng may mắn được “chứng kiến” hoàn cảnh lịch sử của những năm tháng đầu đời đó dù còn quá nhỏ để cảm nhận. Gia đình tôi là người bắc 54. Ông bà tôi di cư vào Nam khi ba tôi vẫn còn bế trên tay vì mới hơn một tuổi. Bà tôi nhớ thời điểm đó khoảng cuối 1953, cả làng đều rủ nhau bỏ trốn vào Nam dù ko biết phải đi như thế nào. Sau này khi tôi có dịp đi công tác miền Bắc có về quê nội thì được người thân kể thời điểm đó cả làng chỉ còn khoảng 120 – 150 hộ ở lại. Lý do ở lại là để “giữ nhà giữ đất nhưng thực ra là lo sợ, nói thẳng là sợ chết nên ko dám đi.” Ông bà tôi may mắn vô đến Sài gòn là định cư tại quận 4 cho tới nay. Ông nội làm sở mỹ, bà nội gánh mì khô -hủ tíu khô ra chợ Bến Thành bán. Nhà nội cách chợ Bến Thành khoảng 4km. Ba tôi thì đi lính thời VNCH thuộc bộ phận truyền tin (gọi là lính truyền tin).

Sau khi ba mẹ tôi kết hôn, ba tôi được thừa hưởng gen kinh doanh từ bà nên ông theo nghiệp buôn bán kinh doanh đến cuối cuộc đời. Dĩ nhiên là trải qua rất nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh vực, kinh doanh nhỏ có lớn có, cũng rất vất vả và nhiều thăng trầm. Điều đặc biệt ông ko bao giờ đi làm thuê và chưa bao giờ phải đi làm thuê.

Một điều mà tôi luôn nhớ và khắc ghi là tôi chưa bao giờ nghe bất cứ lời than thở nào từ ông dù gia đình ở vào bất cứ hoàn cảnh nào. Đây là điều đặc biệt mà bản thân tôi đến nay vẫn ko học được dù hoàn cảnh ngày nay có khác. Tất cả mọi nặng nhọc, khó khăn, vất vả, áp lực, sóng gió, thậm chí việc chi tiêu các khoản từ nhỏ đến lớn, từ ít đến nhiều của gia đình trong suốt mấy chục năm đều mình tay ông lo liệu. Một sự chịu đựng phi thường mà tôi nhìn thấy ở ba. Ông sống và làm việc tất cả là vì gia đình, vì người thân chứ ko phải vì bản thân mình. Cuộc sống đã chứng minh điều đó. Tôi chỉ học được một phần nơi ông về sự kiên định, bản lĩnh và chịu đựng. Trong đó có sự nóng nảy, thẳng thắn nhưng chân thật, sống hết mình của người Sài Gòn, người miền Nam.

Nói tới người Sài gòn, tôi luôn tự hào mình là người Sài gòn. Tôi được sinh ra, lớn lên rồi học tập và làm việc tại đây, từng tiếp xúc với mọi thành phần kinh tế nơi đây nên tôi nhận thấy Sài gòn chính là thiên đường chứ ko đâu xa.

Trong suy nghĩ của người Sài gòn nói riêng, người miền Nam nói chung rất đơn giản, mộc mạc, thẳng thắn nhưng chân thật, hết mình, ko khách sáo như người bắc nói chung. Tôi ko có ý phân biệt vùng miền nhưng thực tế các bạn nhìn thẳng sự thật chắc các bạn cũng hiểu và thông cảm cho suy nghĩ của tôi.

Ai hỏi tôi quê ở đâu tôi trả lời ngay ko do dự: anh người Sài gòn. Mấy bạn luật sư người bắc bảo thế CMND ông ghi nguyên quán Bắc Giang mà bảo người Sài gòn? Tôi nói ngay tôi bị ép buộc phải ghi vậy. Nếu nhà nước cho phép ghi nguyên quán là nơi sinh ra thì tôi sẽ là người đầu tiên đi khai lại, tự nguyện khai lại ngay.

Không phải bạn sinh sống và làm việc tại Sài gòn thì nói bạn là dân Sài gòn?

Ko phải bạn có nhà, có khẩu ở quận này quận kia là tự nhận mình là dân Sài gòn?

Cũng ko phải bạn học tập và lao động tại Sài gòn thì mặc nhiên là dân Sài gòn?

Ko phải vậy đâu. Ko phải vậy. Bạn đừng tự gắn mác cho mình tội nghiệp. Dĩ nhiên dân Sài gòn họ ko hề phân biệt và chưa bao giờ phân biệt người vùng này vùng kia để thay đổi cách đối xử. Họ rất tử tế và ko nghĩ nhiều vậy đâu. Họ sống thật, nghĩ thật, chơi thật, ko khách sáo, ko giả tạo và ai họ cũng đối nhân xử thế như nhau. Bạn thử đi sẽ thấy điều đó.

Đối với dân Sài gòn, bạn là anh em, bạn là chiến hữu, bạn là huynh đệ. Cả ngày nay đạp lòi phèo (đạp xích lô) được 50 ngàn nhưng trên đường về gặp chiến hữu đạp chung rủ nhậu thì chơi hết 50k luôn là bình thường, là chuyện nhỏ, ko phải lăn tăn, ko phải suy nghĩ, chơi thoải mái sáng mai đạp tiếp lại có tiền. Cuối tháng nên mới lãnh lương ra bạn đồng nghiệp rủ làm vài ve, tăng một tăng hai hết 1/3 hoặc nửa tháng lương là bình thường, là chuyện nhỏ, vô tư ko cần quan tâm mình còn nhiêu…?

Dân Sài gòn vậy đó, bạn giống hông??

Dĩ nhiên mỗi vùng miền đều có nét văn hóa đặc trưng và cách sống khác nhau, ko có đúng sai. Vùng miền nào cũng có điểm tốt, điểm mạnh và chưa mạnh, nhưng cái xấu là do con người tạo nên. Chính người dân vùng miền đó gây nên tiếng xấu chứ ko ai khác. Chính cách sống và cách làm việc của họ tạo ra sự chia rẽ, phân hóa vùng miền. Thậm chí chính lối suy nghĩ, cách cư xử khách sáo ko thật lòng, giả tạo của họ gây nên sự phân hóa, sự chia rẽ phân biệt trên. Có những trường hợp còn thâm độc, hiểm ác nữa chứ ko chỉ dừng lại là khách sáo, giả tạo ko đâu.

Tại sao lại thế?

Tại sao lại vậy?

Tại sao người bắc sau 75 vẫn thường nói “chúng ta là anh em một nhà (ý nói cùng là người VN) mà khách sáo làm gì”, nhưng tại sao lại thế?

Tại sao người bắc sau 75 ko thích người miền Nam gọi là dân bắc nhưng dân Sài gòn lại luôn tự hào khi ai đó gọi mình là dân Sài gòn? Tại sao lại thế?

Tại vì muốn khôn hơn người thôi. Tại vì cho là người miền Nam thật thà, chất phát, nghĩ ít làm nhiều nên mình phải khôn hơn họ. Đầu tiên chỉ mới nghĩ thôi, nhưng sau 75 vô sống cùng thấy đúng vậy thiệt nên nảy sinh “tư tưởng mới…”.

Có phải các bạn đã nghĩ quá nhiều, nghĩ quá sâu, nghĩ quá “nhiệt tình” về dân Sài gòn, dân miền Nam thân yêu ròi ko?

Chúng ta đúng là người một nhà mờ. Chính xác 100%. Cùng dòng máu Lạc Hồng, con cháu Rồng Tiên gì đó. Cùng người VN máu đỏ da vàng, nhưng ôi sao suy nghĩ và cách sống của 75 quá khác xa vậy?

Tại sao dân Sài gòn chấp nhận dân 54 là dân Sài gòn còn 75 thì ko?

Mấy hôm trước tôi có đọc được bài viết trong group facebook Dân Sài Gòn Xưa của một tác giả đúng chất dân Sài gòn giải thích cho người bạn 75 của mình đặt câu hỏi như trên: Tại sao bắc 54 được xem là dân Sài gòn còn 75 thì ko? Tại sao người bạn 75 ấy luôn cảm nhận thấy dân Sài gòn luôn ưu ái cho dân 54 còn bạn ấy thì ko mặc dù bạn ấy đã vào sống tại Sài gòn 43 năm và là người thành đạt (tính từ sau 30/4/75)? Bài giải thích của người bạn Sài gòn rất hay, rất thật, rất đơn giản mộc mạc và chân tình.

Dù bạn là ai, bạn ở vị trí nào trong xã hội, bạn có thành đạt ngay giữa Sài gòn thì điều đó cũng chưa chứng minh được bạn là dân Sài gòn. Vấn đề chính là ở cách sống. Đây chỉ là quan điểm của mỗi người, vấn đề này ko có đúng mà cũng chẳng có sai, đơn giản chỉ là CHẤT SÀI GÒN.

Như tôi đã nói ở trên, đâu ai phân biệt đâu, tự bạn phân biệt đấy chứ. Từ cách sống, cách chơi “thiệt nòng” kiểu của bạn tạo cho bạn có suy nghĩ phân biệt như vậy thôi. Phong cách thể hiện lời nói và hành động của bạn cũng tự phân biệt rồi đó.

Dân Sài Gòn họ ko rảnh zạy đâu heng!

Hy vọng qua vài lời tâm sự này sẽ giúp chúng ta gần nhau hơn, hiểu nhau hơn và cùng nhau thay đổi. Thay đổi cả tư duy và hành động thì tương lai sẽ tốt đẹp hơn.

Tôi làm được, còn bạn thì sao??
…..
Sài gòn 7/6/2020.
Nguyễn Duy Linh.