MỸ THỰC THI CHẾ TÀI CÔNG TY TRUNG QUỐC NÚP BÓNG TẠI CAMPUCHIA

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail

Hôm thứ Ba (15/9), Bộ Tài chính Hoa Kỳ thông báo sẽ thực thi “Đạo luật Trách nhiệm Giải trình Nhân quyền Magnitsky Toàn cầu” và áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Tập đoàn Phát triển Liên minh Thiên Tân (UDG) Trung Cộng. Hình ảnh Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Steven Mnuchin. (Ảnh: mark reinstein / Shutterstock).

Hôm thứ Ba (15/9), Bộ Tài chính Hoa Kỳ thông báo sẽ thực hiện “Đạo luật Trách nhiệm Giải trình Nhân quyền Magnitsky Toàn cầu” và áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Tập đoàn Phát triển Liên hiệp Thiên Tân (Union Development Group Co., Ltd, gọi tắt là UDG) Trung Cộng.

Hôm thứ Ba (ngày 15/9), Văn phòng Kiểm soát Tài sản Nước ngoài (OFAC) thuộc Bộ Tài chính Hoa Kỳ đã thêm Tập đoàn Phát triển Liên hiệp Thiên Tân (UDG) vào danh sách đen. Công ty Trung Cộng này đã chiếm giữ và phá hủy đất của người dân Campuchia để xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng sang trọng Dara Sakor, bao gồm cả sân bay trong khu vực này.

Đây là dự án quy mô lớn tại tỉnh Koh Kong, Campuchia. Năm 2008, Trương Cao Lệ (Zhang Gaoli), khi đó là Ủy viên Bộ Chính trị kiêm Bí thư Thành ủy Thiên Tân, đồng thời là Chủ tịch Nhóm chỉ đạo Sáng kiến “Một vành đai, một con đường” của Bắc Kinh, đã tham dự lễ ký chuyển nhượng đất của dự án này.

Ông Pompeo: ĐCST sử dụng các công ty Trung Cộng để mở rộng ảnh hưởng

Hôm thứ Ba, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Pompeo đã dựa trên lệnh trừng phạt của Bộ Tài chính, nhận định Trung Cộng là quốc gia phát thải ô nhiễm môi trường lớn nhất thế giới, bao gồm việc khai thác khí nhà kính và tài nguyên thiên nhiên toàn cầu.

Theo ông Pompeo, các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ hiện nay đã phơi bày việc ĐCST lợi dụng các doanh nghiệp để mở rộng ảnh hưởng của mình, bao gồm cả việc sử dụng sức mạnh quân sự để đối phó với thường dân vô tội; cấu kết với các quan chức tham nhũng địa phương, trục lợi phi pháp.

Sân bay Quốc tế Dara Sakor là một phần của Khu nghỉ dưỡng Quốc tế Dara Sakor. Theo thiết kế, đường băng của sân bay này dài 3,200m, rộng 60m. Đây sẽ là phi đạo sân bay dài nhất Campuchia.

Sân bay Trung Cộng xây ở Campuchia: Dara Sakor

Quy mô của sân bay này đã làm dấy lên sự chú ý của Hoa Kỳ. Tháng 11/2019, Phó Tổng thống Hoa Kỳ Mike Pence đã gửi một bức thư cho chính phủ Campuchia, nêu lên những lo ngại về việc sân bay này có thể được ĐCST sử dụng cho mục đích quân sự.

UGD dưới vỏ bọc công ty Campuchia để được thuê đất

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin cho biết: “Để huy động đất cho dự án Dara Sakor, UDG đã đăng ký dưới vỏ bọc là công ty trong nước Campuchia, khi đạt xong mục đích mới khôi phục danh tính thực của mình, từ đó tiếp tục hoạt động mà không phải chịu ảnh hưởng của dư luận.”

Ông Mnuchin cho biết, bất kể những hành động này xảy ra ở đâu, Hoa Kỳ cam kết sử dụng mọi khả năng của mình để chống lại.

Thông cáo báo chí của Bộ Tài chính Hoa Kỳ nêu rõ, khu đất được cung cấp cho UDG kéo dài đến Vườn quốc gia Botum Sakor, thuộc khu bảo tồn thiên nhiên, nơi chỉ có thể được chuyển nhượng thông qua sắc lệnh của Hoàng gia. Để có được mảnh đất này, UDG đã đăng ký dưới vỏ bọc một công ty trong nước của Campuchia do người Campuchia quản lý, nhưng chưa đầy ba năm sau đó, UDG đã đổi lại thành công ty do một người Trung Cộng sở hữu và điều hành.

Theo lệnh trừng phạt, tất cả tài sản và quyền tài sản của UDG và bất kỳ thực thể nào do UDG sở hữu duy nhất hoặc gián tiếp sở hữu từ 50% trở lên sẽ bị phong tỏa nếu nằm dưới sự kiểm soát của Hoa Kỳ; đồng thời mọi công dân Mỹ bị cấm kinh doanh với các tổ chức bị trừng phạt.

ĐCST nương theo các dự án đầu tư nước ngoài các công ty Trung Cộng để mở rộng tham vọng quân sự

Theo thông cáo báo chí của Bộ Tài chính Hoa Kỳ, Trung Cộng đã sử dụng các dự án của UDG tại Campuchia để mở rộng tham vọng phát triển điện lực trên quy mô toàn cầu. Các hoạt động do UDG tài trợ buộc người Campuchia phải rời bỏ đất đai, hủy hoại môi trường và gây thiệt hại cho sinh kế cộng đồng địa phương. Tất cả những hoạt động này đều nhằm biến Campuchia thành một trung tâm hậu cần khu vực và du lịch. Cũng  tương tự như những sự việc thường xuyên xảy ra đối với sáng kiến ​​“Một vành đai, Một con đường” của Bắc Kinh, các hoạt động này đã thu về rất nhiều lợi ích cho Trung Cộng, nhưng tổn hại đến lợi ích của người dân Campuchia.

Bộ Tài chính Hoa Kỳ còn đề cập thêm về các mối đe dọa quân sự đối với sự ổn định khu vực do Dự án Dara Sakor mang lại. Thông cáo báo chí dẫn lời người phát ngôn Chính phủ Campuchia Phay Siphan cho biết, dự án Seven Star Sea có thể được chuyển thành nơi ủy thác quản lý các tài sản quân sự, đây là một vấn đề đáng lo ngại khác.

Bộ Tài chính Hoa Kỳ cho biết: “Sự hiện diện quân sự thường trực của Trung Cộng ở Campuchia có thể đe dọa sự ổn định của khu vực và làm suy yếu triển vọng giải quyết hòa bình các tranh chấp, bảo đảm an ninh hàng hải, tự do hàng hải và hàng không”.

Theo Bộ Tài chính, các lệnh trừng phạt hiện nay cho thấy Hoa Kỳ ủng hộ chủ quyền của người dân Campuchia và khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và cởi mở. Hoa Kỳ đang tích cực thực hiện các biện pháp để ngăn chặn Trung Cộng khai thác các khoản đầu tư cũng như sát cánh với các đối tác và đồng minh của họ ở Đông Nam Á.

Ông Pompeo cũng nêu rõ trong tuyên bố rằng có các báo cáo đáng tin cậy cho biết dự án Dara Sakor có thể được sử dụng làm nơi trung chuyển khí tài quân sự của ĐCST. Điều này sẽ gây ảnh hưởng đến chủ quyền của Campuchia và an ninh của các đồng minh Hoa Kỳ.

Mối quan hệ giữa Tập đoàn Phát triển Liên hiệp Thiên Tân và các cán bộ quân đội về hưu Campuchia

Theo thông cáo báo chí của Bộ Tài chính Hoa Kỳ, Tập đoàn Phát triển Liên hiệp Thiên Tân UDG là tổ chức doanh nghiệp nhà nước của Trung Cộng, đại diện bởi một quan chức ĐCST. Ngày 9/5/2008, nhân vật này đã ký hợp đồng với chính phủ Campuchia, thuê 36,000 héc ta đất ở tỉnh Koh Kong trong 99 năm. Sau khi hợp đồng được phê duyệt, UDG bắt đầu phát triển dự án Dara Sakor trị giá 3.8 tỷ USD núp bóng dự án phát triển du lịch. Tuy nhiên, quy mô của dự án vi phạm luật pháp Campuchia, vốn giới hạn việc nhượng đất ở mức tối đa chỉ 10,000 héc ta.

Vào tháng 12/2019, Hoa Kỳ đã công bố lệnh trừng phạt đối với cựu Phó Tổng Tư lệnh Quân đội Hoàng gia Campuchia Kun Kim, để cho thấy Hoa Kỳ cam kết chống tham nhũng có hệ thống và hỗ trợ Campuchia.

Trong một thông cáo báo chí hôm thứ Ba, Bộ Tài chính cho biết UDG thông qua mối quan hệ với Kun Kim, dùng quân đội Campuchia để trấn áp người dân địa phương nhằm giải phóng mặt bằng cho UDG xây dựng dự án Dara Sakor. Kun Kim là mắt xích quan trọng hậu thuẫn cho UDG hoạt động, đồng thời sử dụng mối quan hệ để hưởng lợi từ các dự án trên.

Bộ Tài chính trích dẫn tác hại mà UDG gây ra cho người dân địa phương Campuchia. Thông cáo báo chí cho biết, cụ thể, UDG đã thông qua Kun Kim để đưa quân đội Campuchia đến ngăn phá dân địa phương trồng trọt trên đất đang tranh chấp. UDG cũng bị cáo buộc đốt phá nhà dân, lợi dụng an ninh tư nhân và quân đội Campuchia để khống chế phản kháng của dân địa phương.

Thông cáo báo chí cho biết cả Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên hợp quốc và Hội đồng Bộ trưởng Campuchia đều yêu cầu UDG ngừng sử dụng quân đội Campuchia để chiếm đất dân địa phương. Hội đồng Bộ trưởng Campuchia đã ban hành chỉ thị yêu cầu UDG chấm dứt việc phá hoại tài sản của người dân; tuy nhiên, UDG vẫn phớt lờ và vẫn tiếp tục ngang nhiên hành động.

Hoa Tử Minh / Epoch Times