MỸ CÔNG BỐ DANH SÁCH CÁC “THỊ TRƯƠNG KHÉT TIẾNG” VỀ HÀNG GIÁ 2021 TỪ TRUNG CỘNG

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail

Ngày 17/2, Văn phòng Đại Diện Thương Mại Mỹ USTR (United States Trade Representative) đã công bố danh sách các “thị trường khét tiếng” hàng giả, vi phạm luật nhãn hiệu và bản quyền của nền thương mại Hoa Kỳ trên toàn thế giới năm 2021, trong đó thêm vào 6 cơ sở bán hàng trực tuyến (online) và 9 chợ bán lẻ của Trung Cộng như AliExpress (thuộc sở hữu của Alibaba) và WeChat (do công ty Tencent Trung Cộng sở hữu). Đặc biệt các cơ sở này tập trung vào quốc gia đông dân nhất thế giới, theo báo cáo của USTR còn nêu chi tiết về những vi phạm tại hàng chục quốc gia từ Canada đến Campuchia, Ấn Độ đến Indonesia, và Brazil đến Bulgaria. Báo cáo này nêu tên 42 cơ sở bán hàng trực tuyến và 35 chợ truyền thống trên toàn cầu, những nơi bị khiếu nại bán hàng giả, gây tổn hại lớn đến nền thương mại Hoa Kỳ.

Báo cáo ủa USTR cho rằng “thị trường khét tiếng về hàng giả và vi phạm bản quyền” có thêm những cơ sở bán hàng online lần đầu xuất hiện gồm AliExpress và WeChat. Danh sách này còn có cái tên lâu năm như Baidu Wangpan, DHGate, Pinduoduo và Taobao…

Báo cáo nói rằng WeChat, có tên Weixin ở Trung Cộng và có 1.2 tỷ người dùng trên toàn cầu tính tới năm 2021, ngày càng trở thành nơi thuận tiện để mua hàng giả mạo thông qua các tuyến liên kết giữa mạng xã hội và các trang thương mại điện tử bán hàng giả.

“AliExpress và Taobao hiện có một tin cụ chống hàng giả tốt nhất trong ngành bán online, nhưng chính họ lại đang bán nhiều hơn cho hàng giả. Hơn nữa, các báo cáo của USTR cho biết việc loại bỏ người bán hàng giả trên các cơ sở này ngày càng khó khăn hơn.

Trong số các cơ sở trực tuyến khác của Trung Cộng, phương tiên lưu trử cloud Baidu Wangpan được cho là đã chia sẻ rộng rãi các mặt hàng vi phạm bản quyền. Những hàng giả bị xóa chúng lại nhanh chóng xuất hiện trở lại.

USTR cũng đưa một số chợ truyền thống của Trung Cộng vào danh sách trên, bao gồm Trung tâm Mua sắm Quà tặng & Quần áo Xinyang Châu Á – Thái Bình Dương ở Thượng Hải; Quận Chenghai ở Quảng Đông; Trung tâm mua sắm điện tử Huaqiangbei ở Thẩm Quyến; Chợ bán buôn hàng may mặc Kindo và Zhanxi ở Quảng Châu; và Chợ Tơ lụa ở Bắc Kinh.

Theo báo cáo của USTR, nạn hàng giả toàn cầu gây thiệt hại cho nền kinh tế Mỹ khoảng 29.2 tỷ USD/mỗi năm và Trung Cộng là nhà sản xuất hàng giả lớn nhất thế giới. Dẫn một nghiên cứu của Tổ chức Hải Quan Thế giới và Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế, báo cáo chỉ ra rằng “thế giới đen tối” của hàng giả có mối tương quan chặt chẽ với việc sử dụng lao động cưỡng bức và bóc lột trẻ em.

Theo báo cáo dài 56 trang này, hàng may mặc, đồ điện tử, giày dép và phụ kiện thời trang đứng đầu danh sách hàng giả bị Hải Quan Mỹ thu giữ, trong đó chủ yếu là hàng hóa xuất xứ từ Trung Cộng. Hàng hóa vận chuyển trực tiếp từ Trung Cộng hoặc qua Hồng Kông chiếm 79% tổng số lượng hàng giả bị thu giữ tại hải quan Mỹ và chiếm 83% tổng giá trị.

Người đứng đầu cơ quan USTR Hoa Kỳ, bà Katherine Tai, nhận định hành vi buôn bán hàng giả và hàng nhái trên toàn cầu đã làm suy giảm hoạt động đổi mới, sáng tạo và gây hại cho giới công nhân Mỹ. Bên cạnh đó, hàng giả có thể tạo ra những nguy cơ lớn đối với sức khỏe và sự an toàn của người tiêu dùng.

Theo United States Trade Representative (USTR)