***ĐónXuânNày…NhớXuânXưa
§ Dù ai buôn bán nơi đâu
§ Nhớ đến ngày Tết rủ nhau mà về
Vâng, đó là truyền thống của người Việt chúng ta từ xưa đến nay.
Hễ mỗi độ Xuân về là mọi người đều muốn sum họp với cha mẹ, gia đình con cái và bạn bè quyến thuộc nói chung để cùng vui Tết, cho dù suốt năm phải xa gia đình vì sinh kế. Tuy nhiên vẫn có những người gánh chịu nhiều thiệt thòi, phải dầm sương, ngủ ở ven rừng, bờ suối để trấn thủ biên thùy. Họ chỉ hưởng được chút hương vị Tết qua những món quà do thân nhân gởi đến, thiếu hẳn cái không khí Tết giống như ở hậu phương, thiếu hẳn tiếng trống tiếng kèn rộn ràng, không có những màn múa Lân ngoạn mục, v…v…..
Nhưng họ là ai?. Họ chính là những người lính của quân đội Việt Nam Cộng Hòa (VNCH). Những người đã anh dũng chiến đấu trong suốt gần 21 năm để bảo vệ miền Nam tự do, từ 1954 cho đến khi bị thượng cấp ra lệnh bắt buộc buông súng đầu hàng cuối tháng 4/1975. Nhiều người đã nằm xuống hay đã chết trong các trại tù lao động khổ sai được bọn cộng phỉ gian xảo và quỷ quyệt ngụy danh là “trại cải tạo“.
Cũng có nhiều người còn sống, đang hiện diện trên đất mẹ hoặc đang định cư tại một đệ tam quốc gia nào đó trên thế giới. Để tri ơn những người lính Việt Nam Cộng Hoà nói trên, còn sống cũng như đã chết, người viết xin phóng tác một số bản nhạc viết về “Xuân và Người Lính“ thành bài tạp ghi này để kính tặng tất cả những người lính Việt Nam Cộng Hoà đã anh dũng chiến đấu bảo vệ miền Nam Việt Nam cho đến ngày 30/04/1975, cũng như vinh danh sự hy sinh cao cả của những chiến binh đã nằm xuống cho chúng ta được sống. (Sài Gòn trong tôi/ BV/ Lê Hoàng Thanh’s blog)
Trước khi chính thức đi vào chủ đề của bài tạp ghi, người viết xin được mượn bài hát sau đây để giới thiệu đến quý độc giả là người lính Việt Nam Cộng Hoà tuy rất anh hùng, rất sắt đá trên chiến trường nhưng họ cũng là con người, là những chàng trai trẻ nên con tim của họ cũng chất chứa nhiều tình cảm, cũng biết rung rộng và vì tình yêu quê hương đất nước nên họ sẳn sàng hy sinh tình cảm riêng tư để lên đường theo tiếng gọi non sông. Tình cảm của những người lính được thể hiện rõ nét qua tác phẩm rất sôi động của Nhạc sĩ Y Vân:
§ Anh là lính đa tình,
§ Tình non sông rất nặng,
§ Tình hải hồ ôm mộng,
§ Tình vũ trụ ngát xanh,
§ Và mối tình rất êm đềm là tình riêng trong lòng anh yêu em…
§ Có lúc muốn lấy hoa rừng, anh gửi về em thêu áo;
§ Và ngàn vì sao trên trời, kết thành một chuỗi em đeo,
§ Dù rằng đời lính không giầu,
§ mà chắc không nghèo tình yêu…
(“Lính Đa Tình“ – Y Vân)
Có thể nói, khi đề cập đến hay bàn về chiến tranh, hầu như ai trong chúng ta đều chán ngán. Nhưng hoàn cảnh đẩy đưa vì bọn cộng sản Bắc Việt (csBV) luôn nuôi tham vọng thôn tính miền Nam nên mới gây ra cảnh chinh chiến. Nếu nhà ai nấy ở, kẻ Bắc người Nam, mạnh ai nấy lo thì làm gì có chuyện đổ máu xảy ra.
Theo ý tôi, sau nhiều mùa Xuân tương đối thanh bình đi qua thì phải nói Tết Mậu Thân 1968 là cái Tết mà dân Miền Nam Việt Nam không bao giờ quên được, nhất là dân xứ Huế. Bọn cộng phỉ bắc việt đã xem thường hiệp ước đình chiến trong ba ngày Tết, lợi dụng sự tin cậy của dân Miền Nam và lợi dụng cơ hội biên thùy bị bỏ ngõ và các tiền đồn của các tỉnh hay thị xã không được canh gác cẩn thận như xưa nay vì Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hoà, các cấp được nghỉ phép về quê ăn Tết với gia đình vợ con, bọn cộng sản bắc việt đã ra lệnh tổng tấn công khủng bố, tràn về thành phố đúng vào dịp Tết Mậu Thân 1968.
Chúng đã phá hoại và dày nát nhiều tỉnh lỵ của Miền Nam, nhẫn tâm khủng bố giết hại không biết bao nhiêu người dân vô tội, gây tang thương cho biết bao gia đình trong khi mọi người đang vui mừng đón Xuân.
Chiến chinh từ xưa đến nay, dầu xảy ra bất cứ ở đâu đều gây nên nhiều đau khổ, tang tóc. Chuyện cha xa con, vợ xa chồng, gia đình ly tán là chuyện không thể tránh được.
Bên cạnh những mất mát về vật lực cũng như tài lực, người dân và nhất là những người lính trận chẳng những đã hy sinh máu huyết của mình, đã bị tổn thương và trở thành phế binh mà đôi khi còn phải bỏ mạng để cho bà con, thân nhân và đồng hương được sống. (Sài Gòn trong tôi/ BV/ Lê Hoàng Thanh’s blog)
Vì thế mơ ước quê hương thanh bình là ước mơ của mọi người, từ quân cán chính cho tới phó thường dân, học trò…. Nhạc sĩ Hoài Linh và Tấn An đã mượn lời ca tiếng hát chuyển đạt nỗi niềm của những chàng trai khóat áo chiến y vừa mới từ biên cương trở về thăm người yêu ở hậu phương với lời cầu chúc đầu năm chân thành, rất nồng nàn:
Ngày đầu Xuân chúc non nước thanh bình,
§ Ngày mồng Hai chúc cho lứa đôi mình,
§ Và mồng Ba anh chúc cho đôi mắt em xinh,
§ Má em hồng cho nét Xuân mãi trong lòng anh.
§ Từ ngoài biên anh vừa về đến, đôi lời trìu-mến chân thành chúc em…
§ Đầu Xuân xin chúc quê hương yên bình, thành đô đến nơi đồng xanh,
§ Ý lành nước non vươn màu xanh mới đón Xuân thắm trong niềm vui.
(“ Đầu Xuân Lính Chúc “ – Hoài Linh – Tấn An)
Ước mong quê hương không còn chiến tranh cũng là tâm trạng của cố nhạc sĩ đa tài Trần Thiện Thanh (TTT). Nhưng sự mong ước của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh, một nhạc sĩ thuộc ngành tâm lý chiến dù, không ủy mỵ và ru ngủ như đã được thể hiện qua một số nhạc sĩ phản chiến thân cộng thời bấy giờ. Trần Thiện Thanh tế nhị hơn khi diễn tả tâm trạng mình, tâm trạng của một người lính Việt Nam Cộng Hoà. Anh đã nhẹ nhàng thố lộ cùng người yêu:
Hẹn em khi khắp nơi yên vui,
§ Mùa xuân ngày đó riêng đôi mình,
§ Phút giây mộng mơ nâng cánh hoa mai,
§ Nhẹ rớt trên vai đầy, hồn chơi vơi;
§ Ngỡ giữa xuân vàng, dáng em sang.
§ (“ Đồn Vắng Chiều Xuân “)
Trong khi mọi người ở hậu phương, từ thôn quê đến thành phố đang chờ đón nàng Xuân, đang đợi Giao Thừa về để đốt pháo mừng năm mới thì có rất nhiều người lính trận của quân đội Việt Nam Cộng Hoà không có được diễm phúc này. Nhạc sĩ Nguyễn văn Đông đã mượn lời nhạc phát hoạ nên một khung cảnh buồn, đơn lẻ mà khi tiếng hát được cất lên chúng ta không thể nào quên được hình ảnh người lính đang đồn trú nơi rừng sâu giữa lúc quê hương còn chinh chiến:
§ Đón Giao Thừa một phiên gác đêm,
§ Chào xuân đến súng xa vang rền,
§ Xác hoa tàn rơi trên báng súng,
§ Ngỡ rằng pháo tung bay, ngờ đâu hoa lá rơi;
(“ Phiên Gác Đêm Xuân “ – Nguyễn văn Đông)
Vì hoàn cảnh, bạn bè có kẻ phải lên đường làm bổn phận người trai thời loạn, người thì may mắn được ở lại hậu phương nhưng chiến tranh vẫn luôn hiện hữu trong tâm cảm của hầu hết mọi người dân miền Nam Việt Nam nói riêng. Tâm trạng đó đã được nhạc sĩ Hoài Linh diễn tả như sau:
§ Tôi đón xuân giữa lúc còn chiến chinh,
§ Chúc mừng xuân bên ly rượu hành trình,
§ Chúc người trai đi xây dựng hòa bình,
§ Để cho đất nước vui trọn mùa xuân thắm xinh.
(Tâm Sự Nàng Xuân)
Thời gian qua đi không chờ đợi. Đông qua và mùa Xuân lại trở về. Tình cảm của những người ở hậu phương dành cho những anh lính chiến ngoài miền biên cương lúc nào cũng đong đầy. Tâm cảm này đã được Lê Dinh và Minh Kỳ khéo léo diễn đạt qua bản nhạc rất trữ tình:
§ Thấm thoát là đây… một mùa Xuân mới… với ngàn cánh mai vàng,
§ Nụ cười trên môi… trên làn má ai… đón Xuân tươi vừa sang …
§ Xuân nay tôi chúc… người miền biên cương… muôn ngàn câu mến thuơng,
§ Mong Xuân yên lành… trong bao hương tình,
§ Để rồi người thêm vui… cuộc sống thanh bình.
(“Hạnh Phúc Đầu Xuân “ của Lê Dinh – Minh Kỳ)
Tình thương mẹ con trong xã hội Việt chúng ta rất đậm đà thắm thiết. Bất cứ ở đâu, dù đang sống xa nhà hay đang trấn đóng ngoài biên thùy, ven rừng, người con lúc nào cũng nghĩ đến gia đình, đặc biệt nghĩ rất nhiều đến mẹ, có lẽ vì từ nhỏ được mẹ bồng bế, nâng niu. (Sài Gòn trong tôi/ BV/ Lê Hoàng Thanh’s blog)
Lắm khi ôn lại quá khứ thanh bình ngày nào, để rồi tiếc thương và thầm mơ mau có ngày hội ngộ cùng mẹ hiền. Nhật Ngân đã dùng lời nhạc để diễn đạt thay tâm trạng của những chàng trai hùng thời chiến chinh như sau:
§ Đêm nay núi rừng gió nhẹ sang xuân,
§ Thoáng mùi mai nở đâu đây,
§ Nghe lòng lạc loài chơi vơi.
§ Khi xưa, những ngày binh lửa chưa sang;
§ Bếp hồng quây quần bên nhau,
§ Nghe Mẹ kể chuyện đời xưa,
§ Mẹ ơi con hứa con sẽ trở về,
§ Dù cho, dù cho xuân đã đi qua;
§ Dù cho én từng bầy bay về ngàn,
§ Dẫu gì rồi con cũng về,
§ Chỉ bên Mẹ là mùa xuân thôi.
(“Mùa Xuân Của Mẹ “ – của nhạc sĩ Nhật Ngân)
Nhưng éo le cũng không thiếu. Vì hoàn cảnh nên vợ chồng chia cách. Còn đâu những giây phút đầm ấm, gần gủi bên nhau ngày nào … để rồi giờ đây trong cảnh cô đơn, người vợ (người yêu) đã ôn lại hình ảnh đẹp thuở nào với chồng (với người tình) lúc đất nước còn an lành. Và kẻ ở lại buồn đơn côi, luyến tiếc kỷ niệm.
Người ra đi cũng chẳng khác gì hơn. Chúng ta hãy nghe những người lính Việt Nam Cộng Hoà đã để con tim mình rung động:
§ Tôi đến đơn vị lại đi, nhọc hơi đâu đếm mỏi tháng ngày;
§ Khi cánh dù mang tin lại những cánh thư xinh hậu tuyến,
§ Tôi ngẩn ngơ biết mùa Xuân sang…
§ Ở đây không có hoa Mai, không có hoa Đào trang điểm trần ai;
§ Những lá khô rơi suốt năm dài như trong một chiều lòng tôi biết yêu ai.
(“Mùa Xuân Lá Khô “ của Ns Trần Thiện Thanh)
Dầu vậy người trai Việt vẫn ngạo nghễ chấp nhận định mệnh đã dành riêng cho mình trong thời buổi loạn ly với sự kiêu hảnh đáng khâm phục:
§ Quê hương trong thời đau thương,
§ Mùa Xuân chia ly là thường,
§ Bao nhiêu khổ nhục tủi hờn,
§ Hát lên nhân loại, trả buồn cho đông;
(“Mùa Xuân Trên Cao “ của Ns Trầm Tử Thiêng)
Họ, những người lính Việt Nam Cộng Hoà luôn làm tròn bổn phận làm trai, chấp nhận gian khổ. Tuy vậy người lính vẫn có vài phút giây để tâm hồn bay bỗng với những thương nhớ khó quên:
Đầu xuân năm đó anh ra đi,
§ Mùa xuân này đến anh chưa về,
§ Những hôm vừa xong phiên gác chiều,
§ Ven rừng kín hoa mai vàng,
§ Chợt nhớ tới sắc áo năm nào em đến thăm gác nhỏ,
(“Đồn Vắng Đầu Xuân “ của Ns Trần Thiện Thanh)
Xuân về, Tết đến là dịp để thân nhân, họ hàng hay những cặp tình nhân gặp gỡ, đoàn tụ nhưng vì hoàn cảnh chiến tranh, trước 30/4/1975 đã có biết bao nhiêu người lính thiếu hẳn diễm phúc này. Họ đã thi hành bổn phận người trai thời chiến để trấn giữ biên thùy, bảo vệ an ninh cho đồng bào ở hậu phương an lòng hưởng Tết. Dầu vậy, người lính Việt Nam Cộng Hoà chẳng buồn lòng, dù cho tâm trạng của họ lúc nào cũng nhớ nàng Xuân. Họ vẫn hy sinh, kiên trì nhất định:
§ Con biết bây giờ mẹ chờ em trông,
§ nhưng nếu con về bạn bè thương mong,
§ bao lứa trai cùng chào xuân chiến trường,
§ không lẽ riêng mình êm ấm,
§ Mẹ ơi con xuân này vắng nhà,
§ Mẹ thương con xin đợi ngày mai…
(“Xuân này con không về “ của NS Trịnh Lâm Ngân)
Người lính Việt Nam Cộng Hoà rày đây mai đó, tung hoành khắp bốn vùng chiến thuật. Khi được nghỉ phép, trở về mong tìm gặp lại nàng Xuân, người yêu, nhưng định mệnh nghiệt ngã làm họ chỉ còn biết tiếc thương mùa Xuân nào đã đi qua. Hãy nghe Nhạc sĩ Châu Kỳ bộc lộ:
§ Bước sông hồ như đắm như mơ,
§ Trở về đây khi gió sang mùa,
§ Mong ước tìm cô gái Xuân xưa, cho vơi bao niềm nhớ;
§ Có đâu ngờ Xuân vắng người thơ;
(“Đón Xuân này nhớ Xuân xưa“ của Ns Châu Kỳ)
Ước nguyện của mọi người: dân, quân, cán, chính là mong đất nước Việt Nam sớm thanh bình, không còn chinh chiến, một cuộc chiến công tâm mà nói là do bọn tay sai, lính đánh thuê của khối cộng sản quốc tế Tàu-Nga là bọn cộng phỉ Bắc Việt vì chúng thừa lệnh quan thầy xâm lăng và cưỡng chiếm trọn miền Nam. (Sài Gòn trong tôi/ BV/ Lê Hoàng Thanh’s blog)
Nhạc sĩ Minh Kỳ qua nhạc phẩm “Cánh Thiệp đầu Xuân“ đã diễn tả ước mơ thầm kín, cầu mong sao cho khói lửa đi qua nhanh trên đất mẹ để mọi người, nhất là người lính Việt Nam Cộng Hoà có cơ hội được về sống gần gia đình, bạn bè thân thuộc và hưởng một cái Tết đúng nghĩa:
§ Tôi chúc muôn người mọi đều ước muốn,
§ Non nước vinh quang trong tia nắng thanh bình,
§ Để người anh yêu dấu quay về gia đình,
§ Tìm vui bên lửa ấm,
§ Tôi chúc yên lành người người khắp chốn,
§ Mong gió đưa duyên cho cô gái Xuân thì,
§ ước nguyện sao chóng thành rượu hồng xe duyên.
(“Cánh Thiệp Đầu Xuân “ của Ns Minh Kỳ)
Nhiều nhạc sĩ, nhất là những nhạc sĩ Tâm Lý Chiến (một ngành mà bọn cộng sản rất sợ nên đã hèn hạ trả thù không nương tay những chiến sĩ này sau tháng 4/1975), đã sáng tác những bài ca rất giá trị viết về đời lính và người lính Việt Nam Cộng Hoà, sáng tác nhạc Xuân, đặc biệt những bản nhạc viết về Tết và người lính Việt Nam Cộng Hoà, gắn liền với sự hy sinh cao cả của họ trước 30/4/1975 lo trấn thủ biên cương để bảo vệ cho người dân ở hậu phương được hưởng những mùa Xuân, tháng năm an bình.
Còn rất nhiều bản nhạc khác đã được sáng tác với chủ đề này nhưng tôi chỉ trích dẫn vài bản nhạc “Xuân, viết về người lính Việt Nam Cộng Hoà“ tiêu biểu kê trên. Rất tiếc bài viết có giới hạn nên tôi không thể trích dẫn hết để trình bày cùng quí vị, xin thông cảm. Nhưng qua đó cũng đủ nói lên tình cảm, tình yêu quê hương nồng nàn và cuộc đời đầy gian khổ và sự hy sinh cao cả của người lính Việt Nam Cộng Hoà đối với người Việt tại Miền Nam Việt Nam trước 30/04/1975, nói riêng…
Người miền Nam và những người lính Việt Nam Cộng Hoà tuy đã nằm xuống nhưng không hề uổng phí vì chính qua những mất mát đó đã cho chúng ta hiểu rằng sự tự do không phải tự nhiên mà có. Tự do đã được trả với một giá rất đắt, chẳng những bằng máu và nước mắt, đôi khi ngay cả bằng mạng sống.
Điều này đã được minh chứng qua lịch sử của nhân loại và cũng nhờ sự hy sinh cao cả của những người lính Việt Nam Cộng Hoà mà người dân miền Nam Việt Nam đã được hưởng nhiều tự do trong hơn 20 năm, cho đến ngày Miền Nam Việt Nam bị cộng sản Bắc Việt cưỡng chiếm!
(Sài Gòn trong tôi/ BV/ Lê Hoàng Thanh’s blog)