Mẹ già như chuối ba hương
Như xôi nếp một như đường mía lau
Chữ nầy rất quen thuộc với người dân Việt. Chúng ta thường dùng để gọi mẹ hay má. Nhưng nó cũng có một ý nghĩa cá biệt đối với chúng ta. Nó nhiệm màu đến đổi mỗi lần nhắc đến thì tự nhiên gợi cho mỗi người chúng ta biết bao nhiêu kỷ niệm, luyến tiếc và trìu mến. Khi ghép với các chữ như « Quê », « Đất » thì nó ám chỉ đến tổ quốc và quê hương. Nó còn tượng trưng cho gạch nối giữa tất cả người dân Việt dù ở phương trời nào đi nửa. Nó làm ta chợp nhớ đến thời kỳ trong huyền thoại mẹ Âu Cơ lúc từ biệt cha rồng Lạc Long Quân và 50 đứa con, dẫn về miền núi 50 đứa con còn lại, tạo nên ở đất nước nầy một bức khảm của các dân tộc đầy màu sắc rực rỡ và cũng là một thế giới vi mô phức tạp nhất thế giới. Nó làm vĩnh cửu mối quan hệ mật thiết và trìu mến mà mẹ dành cho con mà các nghệ nhân người Việt không ngần ngại chọn làm đề tại trong việc thực hiện các tác phẩm của họ. Nó còn làm cho mỗi người chúng ta sống trở lại với tình yêu và lòng hy sinh mà mẹ đã dành cho chúng ta từ bao nhiêu năm. Hình ảnh khuôn măt lo lắng của mẹ chăm sóc con khi ốm đau, tay thì không ngớt phe phẩy suốt đêm với cái quạt, đã được lưu giữ lại trong ký ức tập thể của chúng ta. Một cái nhìn hạnh phúc, những biểu hiện của cuộc sống nồng nàn, sự giản dị trong nghèo khổ, những nét khắc khổ trên mặt bởi những nổi lo âu hằng ngày, chúng ta đều nhận thấy có ở nơi người mẹ Vietnam.
Lúc nào cũng nâng niu con với các bài hát ru khi con còn bé. Lúc nào cũng thay thế chồng làm nghĩa vụ quân dịch để dạy dỗ con nhỏ. Sự hy sinh nầy, hình ảnh nầy, chúng ta lúc nào cũng biết đến qua « Hòn Vong Phu ». Đây là câu chuyện của người phụ nữ sững sờ như tượng đá trên đỉnh núi, tay bế con, chờ mãi ngày trở về của chồng từ phương Bắc. Cũng là hình ảnh của một người phụ nữ nhẫn nhục trong một xã hội Khổng giáo, một người mẹ can đảm, nhẫn nại và cần kiệm. Lúc nào cũng tận tụy cho gia đình, nhất là cho các con. Dù tuổi nào đi nửa, chúng ta vẫn được sự chú ý và thương yêu của mẹ. Hình ảnh nầy nó sống mãi ở trong lòng người dân Việt. Chúng ta có thể bỏ qua tất cả chỉ trừ khi nào ai xúc phạm đến Mẹ. Mẹ là gương mẫu của sự can đảm, bền bỉ, dịu dàng và nhẫn nhục. Cố nhạc sỹ Y Vân đã miêu tả qua nhạc phẩm « Lòng Mẹ ». Nhà văn Khái Hưng của nhóm « Tự Lực văn đoàn » đã minh họa được sự hy sinh của mẹ qua tác phẩm « Anh phải sống ». Đây cũng là một câu chuyện của một người mẹ hy sinh để nước cuốn đi mong chồng ráng sống để nuôi con.
Mẹ không phải chỉ có nghĩa là người sinh ta ra mà thôi mà nó còn nói lên sự gắn bó sâu sắc, khó tả và mật thiết của tất cả người dân Việt dành cho mẹ, gia đình, tổ tiên, làng mạc và nhất là cho quê hương.
(Lượm trên net)