Masuoka : anh hùng của những anh hùng.

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail

Nhân ngày giỗ đầu nhà thơ Nguyễn Chí Thiện, lật lại chồng báo cũ:

Masuoka : anh hùng của những anh hùng.

http://nhansf.wordpress.com/2013/10/09/nhan-ngay-gio%cc%83-dau-nha-tho-nguye%cc%83n-chi-thie%cc%a3n-la%cc%a3t-la%cc%a3i-chong-bao-cu%cc%83/

Lời mở đầu : Bài viết này được trích ra từ nhật báo Việt Nam Tự Do phát hành tại San Jose Bắc Cali ngày 16-11-1995. Đây là buổi phỏng vấn giữa ký giả Đỗ Mùi và cố Đại Tá hồi hưu Noboru Masuoka, người đã đứng ra bảo lãnh cho nhà thơ Nguyễn Chí Thiện đến được bến bờ tự do ngày 1-11-1995. Theo bài báo “ Noboru Masuoka, người cựu đại tá không quân hồi hưu Mỹ gốc Nhật này quả đã làm một việc phi thường. Ông tuy không cùng giòng giống Việt Nam, nhưng với tấm lòng cao cả thương người , đã cùng đứng chung một giàn với những tâm hồn bất khuất yêu chuộng tự do dân chủ và tiến bộ. Masuoka, đối với người Việt Nam, ông là anh hùng của những anh hùng, một ân nhân cũng như một người bạn chân tình” .

Cuộc vận động cho nhà thơ Nguyễn Chí Thiện thành công là nhờ vào nhiệt tâm của người bảo trợ, nhờ vào dư luận của cả thế giới bấy giờ rúng động về tập thơ, tiếng nói của một người, chỉ vì đứng lên chống cái ác mà phải bị chôn vùi cả tuổi thanh xuân trong vòng lao lý, và cuối cùng cũng là nhờ vào thời điểm cái nôi Liên Sô đã sụp đổ, CSVN chới với, e ngại kẻ thù phương Bắc nên phải bắt tay vuốt ve Mỹ, cấp giấy xuất cảnh cho Nguyễn Chí Thiện hầu mong sau bang giao sẽ được vào WTO.

Bài phỏng vấn này đã cho thấy những nghi vấn về, Thiện thật Thiện giả, là điệp viên CS nằm vùng, là ăn cắp thơ…..chỉ là trò đánh phá bỉ ối bẩn thỉu của bọn người đầy ác tính lại được điều khiển bởi mụ nhà báo bất lương, luôn vỗ ngực tự xưng là chống cộng nhưng lại hành xử của một kẻ đâm thuê chém mướn làm lợi cho NQ 36 gây chia rẽ cộng đồng !

Cali tháng Mười 2013

Nhóm Thân Hữu Nguyễn Chí Thiện

 

Masuoka : anh hùng của những anh hùng

LTS: 27 năm ngục tù, hơn nửa đời người kể cả những năm tháng tuổi thanh xuân vùi chôn trong chốn lao tù, Nguyễn Chí Thiện một thanh niên đầy nhựa sống của thời Nhân Văn Giai Phẩm năm nào (*) đã bị đày ải triền miên trong chốn lao tù Cộng Sản Hà Nội kể cả nhà giam Hoả Lò ô danh thế giới, cũng chỉ vì bất đồng chính kiển và không chịu khuất phục trước bạo quyền bạo lực. Rung động trước tâm hồn quả cảm và bất khuất này, cựu không quân Noboru Masuoka, một người Mỹ gốc Nhật đã từng đưa người hùng nhảy dù Bùi Quyền sang Hoa Kỳ hồi năm 1990 và anh hùng không quân Nguyễn Quí An đến Mỹ năm 1992, một lần nữa Masuoka với tấm lòng cao cả thương người đã thành công trong việc vận động Hoa Thịnh Đốn áp lực buộc Hà Nội để cho nhà thơ Nguyến Chí Thiện đến được bến bờ tự do, tiếp tục các hoạt động chống tội ác của nhà thơ hầu tái lập một nền công lý đích thực cho quê hương Việt nam.

Sau đây xin mời quí vị theo dõi cuộc tiếp xúc của Truyền Hình Việt Nam Tự Do cùng đại Tá hồi hưu Noboru Masuoka.

………………………

Mùi Đỗ (MĐ) : Đại tá Masuoka, cám ơn ông đã đến với chúng tôi, xin ông cho biết động cơ nào đã khiến ông đem ông Nguyễn Chi Thiện ra khỏi Việt Nam?

Noboru Masuoka (NM) : Sau khi tôi mang ông Bùi Quyền ra, cô có đề cập đến một văn sĩ người Việt Nam đã bị nhốt tù nhiều năm bởi vì những gì mà ông ấy viết gửi ra ngoài Việt Nam. Vào lúc đó tôi đang cố gắng đem ông Nguyễn Quí An ra khỏi VN. Sau khi tôi đưa ông Nguyễn Quí An đi được, tôi khởi sự tìm hiểu xem ông Nguyễn Chí Thiện là ai, bởi vì tôi không biết ông ta là ai, và sau đó khi tôi nói chuyện với một số người , tôi khám phá ra ông ấy là một người rất đáng nể. Do đó tôi khởi sự lo cho trường hợp của ông ta.

: Ông đã phải làm gì trong tất cả diễn tiến đó?

NM : Việc đầu tiên là tôi phải tìm biết xem phương cách mà tôi phải làm để mang một người như vậy đi, bởi vì ông ta khác với những người trước đây. Những người khác mà chúng tôi đã lo liệu là những quân nhân đã phục vụ trong quân đội Nam VN. Còn đây là một người không phải quân nhân, sống ở miền Bắc VN. Tôi có thể nhìn thấy một sổ khó khăn trong việc xin chiếu khán xuẩt cảnh ra khỏi VN. Đồng thời tôi cũng phải bảo đảm là bộ ngoại giao Hoa Kỳ đồng ý cho ông ta đến Mỹ như một người tị nạn.

Tôi đã đi Hoa Thịnh Đốn vào tháng 7 năm ngoái (1994). Tôi nói chuyện với ông James Hall, ông ta chưa đi VN, ông ta là phụ tá giám đốc của văn phòng đại diện HK tai VN. Và tôi cũng nói chuyện với bác sĩ Stern và một vài người khác, và tất cả những người đó đều biết ông Nguyễn Chí Thiện.

Tôi biết tôi phải làm một cái gì đó, với một phương cách nào đó để mang ông ta ra khỏi VN. Việc đầu tiên là tôi phải tiếp xúc với ai đó trong chính phủ Hà Nội để biết xem ông Nguyễn Chí Thiện có thể đến Mỹ với lý do nhân đạo , hoặc chữa bệnh hay không? Do đó tôi viết thơ cho Lê Văn Bằng, lúc đó là đại sứ tại Hoa Thịnh Đốn, cho biết tôi muốn người này được đến Mỹ để chữa bệnh với mục tiêu nhân đạo. Tôi thỉnh nguyện ông ta vào khi đó và đó là điều mà tôi khởi sự.

: Toàn thể diễn trình mất bao lâu?

NM : Khoảng một năm rưỡi.

: Khoảng thời gian đó có bằng với thời gian mà ông giúp đưa ông Bùi Quyền và Nguyễn Quí An ra khỏi Việt Nam?

NM : Thưa không, có những khác biệt, nó tuỳ thuộc vào hoàn cảnh của nội vụ. Trường hợp ông Bùi Quyền, tôi đi ra khỏi VN vào năm 1990, tôi phỏng vấn ông ta và biết được ông ta là một sĩ quan VN được nhiều huân chương của chính phủ Hoa Kỳ và tôi đưa ông ta ra trong vòng một năm sau, 1991, để ông ta có thể tham dự lễ tốt nghiệp của con trai ông ta tại trường sĩ quan không quân vào tháng 5 – 1991. Khi đỏ TT Bush trao tặng lại những huân chương của Hoa Kỳ mà ông ta đã được trao trước đây và đó là trường hợp của ông ta. Trường hợp của Nguyễn Quí An thì khó hơn nhiều bởi vì ông ta không hội đủ điều kiện để được đi như một người tị nạn theo chương trình ODP.

: Trong suốt diễn trình ông đã gặp những khó khăn gì?

NM : Trong trường hợp Nguyễn Chí Thiện , khó khăn duy nhất tôi gặp phải mà tôi được biết là cơ quan ODP sẵn sàng phỏng vấn ông ta bởi vì ông ta đã ở trong tù cải tạo lâu năm nhưng vẫn không nhận được chiếu khán xuất cảnh.Do vậy, một lần nữa, tôi viết thư cho ông Lê Văn Bằng thỉnh cầu giải thích là người này cần phải được cấp giấy xuất cảnh, và liền sau đó ông ta được giấy xuất cảnh.

: Trước đây ông có đề cập là ông cố gắng đưa ông Nguyễn Chí Thiện ra vì lý do chữa bệnh và với qui chế nhân đạo, do vậy ông ta phải tự túc tài chính một khi đến Mỹ. Ai đã điền giấy tờ bảo lãnh cho ông Thiện?

NM : Người anh của ông ta sống ở Herdon, Virginia. Ông ấy nộp mẫu đơn I-130 cùng với thệ chứng thư bảo trợ.

ĐM : Trong suốt diến trình ông đã không gặp khó khăn gì với cả hai phía Hà Nội và cơ quan ODP?

NM : Tôi rất may mắn đối với chính phủ Hoa Kỳ. Tôi tiếp xúc với những nhân viên Toà Bạch Ốc mà tôi biết và khi đó tôi được cho biết một viên chức của Bộ Ngoại Giao đang trên đường đến Bangkok. Viên chức này phụ trách khu vực Đông Á và chương trình tị nạn. Do đó nhân viên Toà Bạch Ốc yêu cầu người đó nói chuyện với giám đốc cơ quan ODP để nhanh chóng mang Nguyễn Chí Thiện đi. Việc đó tạo áp lực đối với giám đốc ODP, đồng thời khi đó tôi cũng nhận được điện thoại từ bộ ngoại giao yêu cầu tôi đừng đi Việt Nam và rằng họ sẽ giải quyết vấn đề. Tôi nói được, tôi sẽ ở nhà.

: Tại sao?

NM : Tôi muốn sang bên đó vào tháng 7 nhưng các viên chức của Bộ Ngoại Giao nói lần này họ sẽ lo để mang ông ta ra ngoài nước. Vì thế…, với áp lực từ Bộ Ngoại Giao Hoa Thịnh Đốn, mà viên giám đốc ODP làm việc cho Bộ Ngoại Giao, điều đó tạo áp lực với bà ta để làm một cái gì đó.

: Trong nổ lực để mang ông Nguyễn Chí Thiện ra khỏi Việt Nam, ông có nhận một sự trợ giúp hoặc khuyến khích nào từ bất cứ một đoàn thể, tổ chức hoặc cá nhân Việt Nam nào không?

NM : Tôi có nói chuyện với một số người Việt Nam tại Hoa Kỳ, và họ đều ca ngợi ông ta. Tất cả những người đó đều khuyến khích tôi giúp ông ta.Nhưng tôi đã không được ai cho biết làm cách nào để mang ông ta ra khỏi nước.Tất cả họ chỉ nói cho tôi biết ông ta là một học giả đại tài và đó là một điều rất tốt nếu tôi đưa ông ta đi.Tôi có nói chuyện với cả những người của tổ chức bảo vệ nhân quyền tại Hoa Thịnh Đốn, họ cũng khuyến khích tôi thế nhưng họ không thể làm được gì cả. Còn những người Viêt Nam tại địa phương…tôi nghĩ họ có quá nhiều sĩ diện để viết thư cho Lê Văn Bằng thỉnh nguyện cho trường hợp của Nguyễn Chí Thiện.

: Ông đã nói chuyện với ai trong cộng đồng Việt Nam?

NM : Thưa không may là tôi gặp trở ngại về tên tuổi của người Việt Nam và tôi đã nói chuyện với rất nhiều người nên tôi cần phải nhớ lại đã.

: Còn những hội đoàn cũng như những tổ chức thì sao? Mà ông có tiếp xúc?

NM : Thưa không.

: Cho đến nay ông là người duy nhất có gan, có khả năng và quan trọng nhất là hết lòng can thiệp để nhận diện những anh hùng chiến tranh VN đã bị bỏ quên bởi phe đồng minh và bởi ngay cả những đồng đội của mình, trong số đó có ông Bùi Quyền, Nguyễn Quí An, và hiện nay ông đang giúp ông Nguyễn chí Thiện, một người hùng của nhiều người Việt Nam và những người khác. Trớ trêu thay không có ai trong cộng đồng VN có khả năng hoặc ý chí để làm những gì ông đã và đang làm. Ông có ý kiến gì về vấn đề này?

NM : Thưa tôi làm điều này chỉ để thoả lòng tôi thôi. Đó là một điều rất hữu ích để giúp đỡ người khác, dù là người Việt hay không, đó không phải là lý do tại sao. Tôi chỉ nghĩ là nếu tôi giúp được một người nào đó đáng nhận hưởng sự giúp đỡ của tôi thì tôi giúp họ và tôi nghĩ những người này không nhất thiết vì họ là người VN. Những người này đã làm được việc gì đó và họ cần giúp đỡ mà tôi có thể trợ giúp họ được thì tôi cố gắng giúp họ. Đó là lý do duy nhất mà tôi giúp những người này. Bùi Quyền và Nguyễn Quí An là những người được biết đến nhưng cũng còn những người khác mà tôi đã giúp đưa ra khỏi VN.

: Không phải ai cũng có thể làm những gì ông đã làm hoặc sẽ làm trong tương lai, vậy ông phải ở trong một vị thế đặc biệt để làm những điều đó. Ông làm cảch nào và cần phải làm gì?

NM : Cần phải viết thư. Để thiết đặt một phương cách, bạn cần phải biết đúng người, một số người nào đó để tiếp xúc. Một số người không ở đúng vị thế, bạn phải biết tìm đúng những cơ quan mà ông ta phải tới để có được sự lưu tâm, để làm được điều gì đó. Do đo tôi phải tìm biết tiếp xúc với những ai ngay trong chính quyền của chúng ta để rồi những người đó tiếp xúc với ai đó của nhà cầm quyền Hà Nội, để cho tôi sự trợ giúp đó. Và tôi phải khai điền tốt về những người này, nói cách khác tại sao chúng ta phải giúp đưa họ ra khỏi VN.

: Ai đã là tài trợ cho tất cả hoặc một phần những tổn phí của ông? Những chi tiêu của ông ?

NM : Cho đến nay tôi đã phải tự trả cho tất cả, còn về vấn đề gây quỹ thì khi họ đến đây sẽ được thực hiện bởi cộng đồng người Việt. Đề nghị trợ giúp duy nhất mà tôi nhận được là từ chính cô, đề nghị trả tiền di chuyển máy bay đi VN để phỏng vấn ông Nguyễn Chí Thiện. Thế nhưng liền sau khi tôi nhận được điện thoại của Bộ Ngoại Giao cho biết họ sẽ lo liệu tất cả.

: Ông đã tốn bao nhiêu tiền để giúp cho những người này, ông Bùi Quyền, Nguyễn Quí An , và bây giờ Nguyễn Chí Thiện, và những tổn phí liên hệ khác?

NM : Thưa tôi rất là dở trong việc tính toán chi tiêu, tôi không biết rõ và việc đi qua VN cùng liên hệ đến những việc làm khác của tôi như là một du khách. Tôi chưa bao giờ sang VN cho đến năm 1990 khi tôi phỏng vấn ông Bùi Quyền. Vì thế nên tôi không hề tìm biết xem là tôi đã tiêu xài bao nhiêu tiền để giúp những người này .

: Có người hoặc nhóm nào trong cộng đồng VN đóng góp tiền chia xẻ với ông, hoặc bất cứ điều gì?

NM : Không, và tôi cũng không đòi hỏi bất cứ điều gì.Tôi biết cộng đồng VN có nhiều phe nhóm khác nhau và tôi không muốn dính dáng vào vấn đề chính trị của họ. Vì thế tôi muốn đứng ngoài và không mưu tìm những sự trợ giúp của họ.

: Một khi ông Thiện đến đây, ông nghĩ tương lai của ông ta sẽ như thế nào? Ông có thể tiên đoán tương lai của ông Thiện?

NM : Tôi nghĩ ông ta là một thi sĩ, văn sĩ đại tài. Tôi nghĩ ông ta có cơ hội đi du thuyết. Và tôi biết ông ta nói ít nhiều tiếng Anh và tiếng Pháp, vì thế những người như ông Douglas Pike của đại học University of California có thể giúp ông ta tổ chức một cuộc du thuyết và những tổ chức khác có thể giúp ông ta để ông ta có thể tiếp tục viết và việc phát hành văn phẩm sẽ giúp ông ta sinh sống bằng cách đó.

: Ông có sẽ tiếp tục giúp đỡ một khi ông Thiện đến đây?

NM : Hiện nay tôi sẽ giúp ông ta những gì ông ta cần. Tôi đã viết thư cho giám đốc cơ quan ODP và cho biết tôi sẽ giúp ông Thiện trang trải tiền máy bay và trợ giúp tài chánh để đoan chắc là ông ta đến được đây. Thệ chứng thư trợ giúp tài chính cần phải có, đồng thời người anh cũng đã điền thệ chứng thư trợ giúp tài chính trả tiền cho vé máy bay , do đó đã không tốn gì cho tôi cả về phương diện tài trợ cho ông Thiện. Có rất nhiều người Việt ở Mỹ tổ chức những chương trình khác nhau cho ông ta, vì ông ta là một học giả rất nổi tiếng. Vào thời điểm đó, ông Thiện sẽ tự quyết định lấy điều gì ông ta thích làm.

: Sau Nguyễn Chí Thiện ông còn có ý định giúp ai khác ra khỏi VN không?

NM : Tôi không được ai hỏi…Tôi đã đến giai đoạn cũng không còn trẻ gì nữa và cũng có giới hạn. Nếu tôi biết có người nào đó cần giúp đỡ thì tôi sẽ giúp họ . Nhưng đó phải là một trường hợp tốt và khó khăn mà tôi có thể làm được gì đó thì tôi có thể sẽ giúp người đó.

: Còn hai ông Nguyễn Đan Quế và Đoàn Viết Hoạt mà ông được nghe nói, họ đã bị bỏ tù bởi nhà cầm quyền VN vì tranh đấu cho nhân quyền tại VN một cách bất bạo động. Ông có thể giúp những người này không?

NM : Thưa điều này đối với tôi, tôi không biết cá nhân hai người này, tôi phải coi xét các trường hợp đó. Và nếu họ cần giúp đỡ vì một lý do gì đó. Tại sao Hà Nội không để cho họ đi? Tại sao họ bị nhốt tù? Tôi phải xem xét lại các trường hợp này.

: Tôi chắc là đối với những người mà ông đã giúp đỡ cũng như với thân nhân của họ thì ông rất là tốt. Ông rất là có lòng với họ. Tôi cũng chắc ông đã làm rất nhiều cho cộng đồng VN.

NM : Thưa tôi thực sự coi những người này như những cá nhân riêng biệt, thực sự tôi nghĩ là tôi đã giúp những cá nhân, đó là điều mà tôi quan niệm. Đối với cộng đồng người Việt, tôi biết họ biết ơn những việc tôi làm nhưng tôi chỉ nhìn nhiều đến khía cạnh giúp đỡ cá nhân hơn là bất kỳ điều gì khác.

: Và điều đó rất là bổ ích cho ông?

NM : Đó là điều bổ ích cá nhân. Đời tôi đã có những lúc thăng trầm, và bên Mỹ này đời không phải lúc nào cũng tươi như hoa hồng cho người Mỹ gốc Á Châu vào thập niên 30 và qua thập niên 40, và đặc biệt trong giai đoạn Đệ Nhị Thế Chiến. Có lúc tôi cũng bị bỏ vào trong trại bởi vì cha mẹ tôi đến từ Nhật Bản. Nhưng dĩ nhiên tôi cũng đã động viên vào lục quân, do vậy tôi thương những người này. Họ không biết phải làm gì trong hoàn cảnh tiến thối lưỡng nan. Do vậy ở thời điểm này , tôi chỉ cảm thấy tôi có thể làm được gì đó để giúp đỡ ai đó.Tôi nghĩ luôn luôn có những lời nhắn gửi gấm qua những việc làm từ thiện giúp đỡ người khác.

: Xin cám ơn ông rất nhiều và chúc ông thành công trong mọi cố gắng của ông trong tương lai.

NM : Cám ơn cô.

…………………………….

*Nguyễn Chí Thiện chưa bao giờ tuyên bố ông thuộc nhóm Nhân Văn Giai Phẩm, mà đó chỉ là tin do những người khác viết ra.

……………………………….

Nhàn SF Góp Ý Với Bác Sĩ Phùng Văn Hạnh

Tôi là Nhàn S.F ở miền Bắc Cali, nhân đọc được bài viết “Bàn Luận” của bác sĩ trên diễn đàn, tôi mạo muội đóng góp ý kiến. Thú thật trình độ học vấn của tôi hạn hẹp lắm, chỉ đủ đọc và hiểu tiếng mẹ đẻ nên không thể nào hiểu được bài viết của các danh nhân danh tướng văn nhân thi sĩ triết gia để biết được họ sai đúng chỗ nào như bác sĩ đã từng làm. Cũng may bác sĩ là người trí thức có địa vị cao trong xã hội lại biết yêu chuộng tự do qua phương cách bàn luận để tìm ra sự thật. Vì lẽ đó tôi mới mạnh dạn góp ý nói lên quan điểm của mình về những nhận định của bác sĩ qua hai điểm sau đây:

Thứ nhất là đoạn văn mà bác sĩ Phùng Văn Hạnh trích dẫn từ bài viết của luật sư Nguyển Văn Chức

“Năm 1999, tôi gặp Matsuoko, một đại tá Mỹ tại nhà bà vợ của
Nguyễn Cao Kỳ, đường Belle Vue , tiểu bang Colorado.
Matsuoko đãi tôi đại tiệc .Ruơụ Pháp đầy bàn . Và tội đáp
lễ; đãi tiệc Matsuoko, tại nhà môt người bạn thân của vợ..
tôi.
Trong lúc ngà ngà say, Matsuoko cho tôi biết:chính ông đã về Việt
Nam đưa những Nguyễn Chí Thiện và Nguyễn Hữu Luyện sang Mỹ !
Để làm gì ? Quyển ” Bạn Có Thể Tin Đuơc Người Cộng Sàn của
Fred Schwarz ” đã cho chúng ta câu trả lời …
Để làm tay sai cho Cộng Sản VN  , lũng đoạn tập thể Nguời
Việt Tỵ Nạn, bằng những thủ đoạn cực kỳ bỉ ổi và đê
hèn..
Cũng Fred Schwardz hình như đã viết :
Cộng sản VN  lừa bịp và đểu cáng . Lỗi cũa những người
VNHG chống Cộng , là đã ngây thơ : giúp chúng nó đểu cáng và
lưà bịp”

(hết trích)

Trích đoạn văn trên đây mà không đưa ra ý kiến gì tức là bác sĩ Phùng Văn Hạnh đã mặc nhiên đồng ý với luật sư Chức rồi phải không?

Người bảo lãnh cho nhà thơ Nguyễn Chí Thiện qua Mỹ là đại tá không quân hồi hưu Noboru Masuoka chứ không phải Matsuoko. Cái tên Matsuoko đã có lần xuất hiện trong một bài viết của một người thuộc nhóm chống đối nhà thơ Nguyễn chí Thiện, nay thì hoá ra nguồn của nó từ Ls Nguyễn Văn Chức. Với một người ngoại quốc tiệc tùng qua lại rượu Pháp đầy bàn mà Ls Chức lại không nhớ rõ tên người ta để viết cho đúng quả là điều đáng trách!

Chuyện bảo lãnh cho nhà thơ Nguyễn Chí Thiện qua Mỹ thì đâu có gì bí mật mà phải đợi đền năm 1999 vào lúc “ngà ngà say”, không tỉnh táo mới bật mí? Ls Chức hay quan trọng hóa vấn đề chứ ở San Jose, miền Bắc Cali, khi ông Nguyễn Chí Thiện mới qua(1/11/1995) , ông Masuoka đã xuất hiện hàng ngày trên báo chí, đài truyền hình tường trình về những việc ông làm cho các tù nhân chính trị. Trả lời câu hỏi động cơ nào đã khiến ông mang nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ra khỏi Việt Nam, ông cho cô Đỗ Mùi, phóng viên của đài Truyền Hình Việt Nam Tự Do San Jose biết như sau:

Nguồn: Việt Nam Tự Do (16-11-1995)

Sau khi tôi mang ông Bùi Quyền ra(1990), cô có đề cập đến một thi sĩ người Việt Nam đã bị nhốt tù nhiểu năm bởi vì những gì ông ta viết gửi ra ngoài VN. Vào lúc đó tôi đang cố gắng đem ông Nguyễn Quí An ra khỏi VN. Sau khi tôi đưa ông Nguyễn Quí An đi được rồi, tôi khởi sự tìm xem ông Nguyễn Chí Thiện là ai, bởi vì tôi không biết ông ta là ai, và sau khi tôi nói chuyện với một số người, tôi khám phá ra ông ấy là một người rất đáng nể. Do đó tôi khởi sự lo cho trường hợp của ông ta ”

.(ghi chú: Đỗ Mùi là người đã nhờ Masuoka bảo lãnh cho N.C.T )

Nguồn: Two Prison Life Stories

Ngày 15-12-1995 một buổi tiệc được tổ chức tại nhà hàng Phú Lâm San Jose để vinh danh ông Masuoka đồng thời chào mừng nhà thơ Nguyễn Chí Thiện đến Hoa Kỳ với sự tham dự của hai Ông Bùi Quyền và Nguyễn Quí An. Tại sao ông Nguyễn Hữu Luyện không có mặt hôm đó? bởi ông Masuoka đâu có bao giờ bảo lãnh cho ông Luyện! Ông Nguyễn Hữu Luyện đi theo diện Biệt Kích thì đâu có trở ngại khó khăn gì mà phải nhờ đến sự can thiệp của ông Masuoka? Luật sư Chức có tỉnh táo hay cũng “ngà ngà say” như ông “Matsuoko”?

Khi ông Nguyễn chí Thiện đến Houston (1996), qua báo chí người ta biết được Ls Chức đọc một bài diễn văn chào mừng rất là chân tình cảm phục và sau đó cùng đứng bên nhau chung một giới tuyến trên con đường quang phục quê hương. Chẳng lẽ chỉ vì những lời “thú tội” trong lúc “ngà ngà say” của ông “Matsuoko” vào năm 1999 mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện qua ngòi bút của Ls Chức, bỗng trờ thành “tay sai cộng sàn” lũng đoạn cộng đồng bằng những thủ đoạn cực kỳ “bỉ ổi “và “. đê hèn” ?. Và hành động nhân đạo của một người ngoại quốc trước sự tàn bạo của CSVN đối với tù nhân bỗng biến thành công tác của một “điệp viên không không thấy” qua não bộ của một con người bất bình thường như Ls Nguyễn Văn Chức ? Qua gần 14 năm đi khắp nơi trên thế giới nói lên tội ác của CSVN thì đó là “lừa bịp” là ”lũng đoạn tập thể người Việt hay sao?. Viết thế mà cũng có người tin thì lạ thật, nhất là với một người đã từng đặt bút phê bình các văn nhân danh tướng,các thi sĩ triết gia lớn trên thế giới như bác sĩ Phùng Văn Hạnh!!!

Thứ hai là nhận định của bác sĩ Phùng Văn Hạnh qua bốn câu thơ của Nguyễn Chí Thiện

Bác sĩ Hạnh viết nguyên văn như sau:

Bàn luận không phải là chửi rủa.
Tôi có biết nhiều danh nhân,danh t
ướng cũng như văn nhân, thi
sĩ, triết gia lớn qua sách vở. Và cũng có bình luận họ khi làm
bài vở ở trường và cả khi ra đời, chỗ nào đúng, chỗ nào
sai, chỗ nào hay,chỗ nào dở, qua suy luận của mình. Tôi không
suy tôn ai cả. Đi tìm sự thật một cách độc lập là phương
châm của người trí thức. Tôi trọng tự do Quí vị  suy tôn,
kính phục NCT. Hãy cho tôi tự do phê phán một nhân vật công
cọng (public figure). Cho nên nói tôi ghen tài với ông Thiện là suy
nghĩ nô lệ . Thi sĩ  Landor viết: I strove with none, so none is worth
of my strife.
Chính vì vậy mà 4 câu thơ dưới đây tôi cho là dở thậm tệ, ý
tưởng kiêu căn phách lối. Mắc mớ gì mà giận dân, nghĩa là
giận dư luận công cộng? Dư luận làm sao có hạn được. 9
người 10 ý mà! Dư luận làm cho anh chán nản, rồi anh phán là
dân hèn ngu! Dân dạy anh chứ không hèn ngu đâu. Chỉ Cộng Sản
mới cho dân la hèn ngu
Với Cộng Sản, ta suốt đời là thù
Với dân, dẫu giận, ta suốt đời là bạn
Nhưng mọi thứ trên đời đều có hạn
Đừng làm ta chán nản, hỡi hèn ngu !”

(Ngưng trích)

Ngoài 4 câu thơ trên nhà thơ Nguyễn Chí Thiện còn một số bài than phiền về sự hèn ngu của những dân tộc sống dưới ách cộng sản:

“Ngu dốt làm buồn nản

Đớn hèn làm tức tối

Hai thứ xoay quanh mù loà, qụy gối

Suốt đời làm tôi tớ yêu gian!”

Không những giận người ngu hèn mà ông còn giận chính bản thân mình:

Giận thân rồi lại giận đời

Giận thời chuyên chính, giận người hèn ngu

Giận trời, giận đất âm u

Giận sông, giận núi quân thù dọc ngang”

Khi mất miền Nam ông còn nói:

“Vì ấu trĩ thờ ơ u tối

Vì muốn an thân vì tiếc máu xương

Cả nước đã qui về một mối:

Một mối hận thù, một mối đau thương!”

Để cộng sản có thể thống trị được cả nước, ông qui trách nhiệm cho cả dân tộc:

“Lỗi lầm tại ai? Xét ra tất cả

Mấy ai người đem hết tâm can?”

(Vì Ấu Trĩ – 1975)

Nhà văn Nguyễn Tuân trước khi chết đã thú nhận:” Tôi sống được đến ngày hôm nay là vì tôi biết sợ”

Nhạc sĩ Phạm Tuyên, con học giả Phạm Quỳnh, suốt đời làm nhạc ca ngợi “Bác”, Đảng là những kẻ đã thủ tiêu cha đẻ của mình. Ông đã vỗ tay qua bài hát “Như Có Bác Hồ Trong Ngày Vui Đại Thắng” để ăn mừng ngày cộng sản chiếm được miền Nam.

Gần đây, nhạc sĩ Tô Hải, tác giả bản nhạc “Nụ Cười Sơn Cước”, trong quyểnHồi Ký Của Một Thằng Hènđã dũng cảm nhận mình là thằng ngu và khẳng định “tuyệt đại đa số trí thức đều hèn ngu,” điều mà hơn 40 năm trước đây trong nhà tù cộng sản, người thanh niên dũng cảm Nguyễn Chí Thiện đã nói như vậy.

Thưa bác sĩ Phùng văn Hạnh,

Qua những vần thơ trên tôi hiểu chữ DÂN được đề cập trong thơ Nguyễn Chí Thiện là muốn nói tới DÂN TRÍDÂN KHí, chứ không thể hiểu là DƯ LUẬN CỦA DÂN được. Thêm nữa, những chi tiết đề cập đến trong bài thơ do bác sĩ sáng tác tôi thấy có điều cần minh chứng. Chẳng hạn :

 Khi Thiện kể lại những điều lạ sao!
Nào ăn uống tiêu chuẩn cao
Nào được chữa trị khi vào nhà thương
Như một đảng ủy trung ương
Chống Cộng lấy lệ, lập trường “hiền huynh”
Khuyên hải ngoại đừng biểu tình
Ý hòa giải với yêu tinh “đồng lầy”

Thưa bác sĩ Phùng văn Hạnh,
Tôi chưa bao giờ nghe ông Nguyễn Chí Thiện khuyên “đừng đi biểu tình” vì bản thân ông đã có mặt hầu hết trong các cuộc biểu tình ở Bắc Cali.và ông thường cho biết “ Biểu tình không thì chưa đủ, song song vào đó là phải có tiếp xúc giải bày thì mới thành công Điển hình là cuộc biểu tình chống nhà đạo diễn phản chiến Peter Davis. Năm 2005, cuộc triễn lãm “What’s Going on” tại viện bảo tàng Oakland Bắc cali do phản chiến tỗ chức với nội dung lên án Hoa Kỳ đã sai lầm ủng hộ cuộc chiến Việt Nam.Trong đó cuốn phim “Hearts And Minds” được giải thưởng Oscar ngày 8-4-1975, nội dung xuyên tạc sự thật, lên án QLVNCH, cho rằng toàn thể dân Việt Nam ủng hộ cộng sản Bắc Việt. Nay những xuyên tạc láo khoét đó lại được phổ biến dưới dạng DVD để phân phát cho giới trẻ. Giáo sư sử địa Jean Libby cùng nhà thơ Nguyễn Chí Thiện tổ chức một cuộc biểu tình chống đối vào ngày Peter Davis thuyết trình. Với chủ trương như đã nói, cộng đồng Bắc Cali biểu tình bên ngoài, nhà thơ và một số gồm nhiếp ảnh gia Nguyễn Ngọc Hạnh, đạo diễn Hàm Trần (Vượt Sóng), nhà văn Đỗ Quang Trình ( Saigon To San diego)cùng anh chị em sinh viên thì vào bên trong. Mỗi người chỉ được đặt câu hỏi trong 2 phút. Nguyễn Chí Thiện là người lên đầu tiên, qua 5 phút đầu ông không hỏi mà chỉ kể tội ác CS qua CCRĐ, Mậu Thân, bỏ tù không xét xử (tập trung cải tạo), đánh tư sản, cướp nhà cướp đất của dân…và cuối cùng đặt câu hỏi với Peter Davis: “Cho đến bây giờ mà ông vẫn còn tin CSVN hay sao?” Phần thì bên ngoài tiếng hô đả đảo vang dội, phần thì bên trong bị kê tủ đứng vào mồm, Peter Davis mất bình tĩnh ấp úng cho là chỉ lên án Hoa kỳ.Dĩ nhiên chúng ta không thể nào “ tẩy não” được nhà đạo diễn phản chiến này nhưng thành phần đông đảo tham dự sẽ hiểu được sự thật về cuộc chiến Việt Nam thì đây có phải là một thành công hay không?

Thói thường khi muốn đánh phá ai, kẻ gian hay đặt điều vu khống, sửa đổi lời nói,cắt xén đoạn văn làm mọi cách để người đọc hiểu xấu về người đó. Chuyện Vũ Bình Nghi tự Ký Còm chủ một tờ báo ở Bắc Cali, người chuyên viết bài đánh phá cá nhân đoàn thể chống cộng, đã xuyên tạc vu khống về lời phát biểu của nhà thơ Nguyễn Chí Thiện là đã đưa ra đề nghị “ người Việt Nam theo đạo công giáo nếu không ủng hộ cuộc đấu tranh của Cha Lý, hãy đuổi họ ra khỏi đạo”Và ngay sau đó là cò mồi của chúng viết bài tự xưng là công giáo lên án nhà thơ Nguyễn Chí Thiện. Bị cộng đồng và cả Nguyễn Chí Thiện phản đối, Ký Còm giải thích “thực tình Ký Còm không có tham dự buổi ra mắt sách của ngục sĩ…,Ký cũng không nghe cuốn băng ghi âm…, mà chỉ nghe từ ba thân hữu kể lại”(TB #3111 ngày25 và 26-8-01).Người làm báo chân chính có bao giờ chỉ vin vào lời của các “thân hữu” để viết tin hay không? Giữa thanh thiên bạch nhật mà còn dám dùng tờ báo của mình để dở trò bôi nhọ thì nói gì đến trên các diễn đàn ảo?

Riêng với bác sĩ Phùng văn Hạnh, một nhà trí thức, chuyên nghiên cứu phê bình các danh nhân danh tướng, văn nhân thi sĩ triết gia trên thế giới mà lại quá dễ dãi với những bản tin lấy từ các diễn đàn để đánh giá về nhà thơ Nguyễn Chí Thiện, điều này chỉ làm mất giá trị bài viết của mình thôi!!!

Kết thúc nơi đây,khuyên bác sĩ hãy đem sở trường của mình ra để nghiên cứu đứng đắn những cuốn sách nói về chiến tranh VN do phản chiến Mỹ viết ra hơn là bỏ thì giờ vào những tin tức lá cải gây xáo trộn cộng đồng

Bắc Cali 8-o9

Nhàn SF

Nhân bác sĩ Hạnh nhắc đến Đào Nương Hoàng Dược Thảo:

Dược Thảo vì tự do ngôn luận
Nêu lên một nghi án văn chương
Cớ sao giở giọng cương cường
Dùng chữ “trừng trị” như phường Cộng nô”

Xin đưa lên bài viết của đương sự để hiểu vì đâu mà lại có cái gọi là “Nghi Án Văn Học”?

………………………………………………..

Sức Mạnh Của Dollar?

Mười lăm năm trước một bên ngỏ
Tại Paris bàn chuyện nhỏ to
SGGP Saigon Nhỏ
Làm người đọc cũng phải đoán mò
Một triệu đô đăng tin cán chó
Phải lấy bài cộng sản ban cho
Nghèo kiết xác, tài chánh phải lo
Kẻ giàu có thể đã đang o
O Hoàng Dược Thảo thành giàu có
Chủ tuần báo bắt đầu sừng sỏ
Đánh xả láng, dựng tin méo mó
Hoà Thượng Quảng Độ bị bôi lọ
Ngài là tấm gương chống tội đỏ
Tranh đấu cho tôn giáo tự do
Thế nhưng Saigon Nhỏ bôi xóa
Nghi ngờ Nguyễn Chí Thiện này nọ
Cắp thơ của tác giả “chưa có”
Thật hư đã bao lần sáng tỏ
Hoàng Dược Thảo vẫn mãi cãi cọ
Nay Thảo hợp với Nhâm cùng bó
Thiên hạ coi như là chuyện nhỏ
Đọc báo xưa nên phải dặn dò
Đồng tiền có sức mạnh dản co
Chống đó nhưng mà theo đó!

Những Giải Mây Chiều
8/09