MAMA (NguoiVietTuDo)

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail

Trong chiến tranh VN rất nhiều chuyện kỳ lạ không thể giãi thích . Chẳng hạn như việc đứa bé gái  chưa rời vú mẹ được môt người lính Quân Cụ VNCH cứu sống . Ly kỳ , trùng hợp như có bàn tay can thiệp từ trên trời .

Cái gì khiến người lính nhìn thấy , phát giác đứa bé còn sống đang mầy mò vú mẹ  trong khi cuộc hành trình trốn giặc  đã hút mòn sinh lực ? bao nhieu đồng bào ngang qua bước đi luôn ?  . Không thể trách móc họ , bởi ai nấy đều mang sức nặng riêng gia đình trên đôi vai mòn mỏi . Thế mà người lính  Quân Cụ  dừng lại, bế xốc đứa bé trong  tay mình và đem cháu đến khu vực an toàn của TQLC . Nghe mới biết ông đã mệt mỏi thế nào khi trao đứa bé khát sữa mẹ vào tay Thiếu uý T . N . Báu binh chủng Mũ Xanh ” Th. Uý làm ơn lãnh cháu dùm , tôi kiệt sức rồi…”

Người lính Quân Cụ phải có tâm Phật , bởi nếu không ông sẽ không nhìn thấy và cứu lấy sinh mạng nhỏ nhoi sắp chết vì đói khát . Thiếu Uý Báu cũng vậy . dể ợt cho ông để phủi tay giữa chiến trận trùng trùng địêp điệp quân thù và giao trách nhiệm lại  người khác , nhưng ông đã nhận và thậm chí còn đặt tên để sau này  nhận ra nhau .

” Nhân vật ” thứ ba mới là điều đáng nói ! đó là mẹ đứa nhỏ . Theo lời kể thì bà chết lâu rồi . Trên đường lánh nạn VC cùng với đồng bào ruột thịt,  hai mẹ con có mặt trên ” Đại Lộ Kinh Hoàng ” nơi binh đòan pháo Bông Lau đang hăng hái  tưới đạn đại bác lên đầu thường dân chạy loạn (hãnh diện nhờ giết thêm dân Nguỵ dâng Bác và Đảng? ). Oan hồn bà có lẽ vẫn ở chung quanh quay quần bên đứa con thơ dại (?) Chết rồi nên không thể vẫy tay , không thể kêu cứu chung quanh , nhưng từ tình thương của người mẹ,  bà  – cách nào đó – đánh động sự chú ý của người linh Quân Cụ VNCH mang trái tim Bồ Tát .  Nổ lực của ( linh hồn ) mẹ được đền bù vì  cuối cùng con được chở che trong vòng tay hai người lính VNCH.

Một trường hợp khác ở Mỹ  . Chuyện kể tai nạn khiến chiếc xe có hai mẹ con còn rất trẻ rơi xuống và chìm trong đáy hồ nước . Gần chục tiếng đồng hồ sau chiếc sedan mới được lôi ra  và lính cứu hỏa phát giác rằng  dù người mẹ chết ngạt từ lâu , đứa bé mới vài tháng tuổi vẫn còn sống , nằm gọn trong vòng tay ôm của mẹ , bất chấp mọi định luật vật lý , sinh học  . Lần nữa tình yêu của người mẹ lại chiến thắng vẽ vang !!

{Bác Sĩ và Trợ Y QLVNCH quả quyết rằng họ ghi  được câu nói cuối cùng nghe từ miệng các thương binh lúc hấp hối là ” Mẹ ơi…” hay ” Má ơi…” . Hiếm trường hợp Thương Binh rên rỉ ” Em ơi…” hay ” Con ơi…” . Báo chí VC đọc  sau 75 khoe rằng lính miền Bắc trước khi chết có tới 99 phẩy 9  ” liệt sĩ” kêu to ” Con chết đây bác và đảng ơi ” . Tin hay không tùy người đối diện , (nhưng chắc gia đình sẽ hưởng thêm trợ cấp vài ký gạo).}

******************

Tình thương của mẹ đối với con không cần đặt dấu chấm hỏi mà là vấn đề ngược lại . ” Mẹ nuôi con như trời như bể , con nuôi mẹ con kể từng ngày…” Nghe nói đã có trường hợp con gạt mẹ chở vào viện dưỡng lão bỏ luôn trong cộng đồng VN (hy vọng chỉ để răn đe không thật ) . Hồi trứơc 75 , con trai là gánh nặng của mẹ , nuôi con khôn lớn , chịu khó sáng sớm đi chợ mua óc heo cho con ăn để thêm trí nhớ mà học hành thi cử đỗ đạt . Rồi ngày con lên đưòng nhập ngũ đêm nào cũng ngồi trước bàn thờ cầu nguyên con được bình an . Con về phép thì vui mừng hớn hở mua cá ngon nấu cho con nồi canh chua, tô cá kho tộ con thèm . Có ăn được gì đâu chỉ ngồi nhìn con mà lòng muốn no ngang.  ( Không dám kể tới đoạn kế , tan lòng nát ruột những bà mẹ có con tham chiến ở VN )

Rồi tưởng  súng hết nổ thì con về với mẹ , ai ngờ con bi đoạ đày tù ngục đói khát , mẹ lại cơm đùm cơm túm thăm nuôi con . Mấy lần  gặp mặt  nhìn thấy bàn tay con mất hết một ngón , nước mắt má cứ tuôn trào  không cầm được bởi sinh con  đủ đầy như người ta sao giờ ra nông nổi nầy hả con . Con phải  nhỏ nhẹ  ” Má ơi đừng khóc,  không thôi con vô kỷ luật …” mới nín !!

Mấy lần chỉ được nhận quà đọc ghi chú của má  , đợi đến tối úp mặt vào gối mà nấc ” Hai gói bột gạo , nửa ký mì gói , hủ mắm ruốc xào , nửa ký đường….” bởi chử viết run run đâu  còn mạnh mẽ như ngày nào . Không đủ can đảm xin má ở nhà đừng đi thăm nuôi cho cực nhọc nhưng mỗi lần pha miếng bột buổi sáng lòng cứ rưng rưng….

Trong các bài viết  tôi đã đọc , ” Bà Mẹ Quê ” của Th. Tá Mũ Xanh Tô Văn Cấp làm lòng  xúc động nghẹn ngào thổn thức mỗi lần ông về phép  . ” Bà Mẹ Quê” cứ ” Giê Su Ma, lạy Chúa tôi…” khi nhìn thấy con mình bình yên về thăm  bằng xương bằng thịt . Tay  run run sờ soạng vào người con xem chiến tranh có làm sứt mẽ chút gì báu vật của mình ?

Bên dân sự “ông thầy ” nhà văn Võ Hoài Nam Tiểu Tử  kể câu chuyện má lên thăm vợ chồng con cái ông trước ngày gia đình sắp sửa rời VN. Câu chuyện tên ” Thằng Chó Đẻ ” (?) rất miền Nam với danh xưng ” MÁ” thay vì “MẸ” ( Dù hai chử cùng nghĩa, nhưng với tôi ” MÁ” ngọt ngào và gần gũi hơn ) . Gọi con ” Chó Đẻ ” là cách biểu lộ tình yêu như biển trời của MÁ ở trong này, ( không mang nghĩa xấu , trái lại rất ngọt ngào như đường mía lau ).

Một tác giả khác để đời với bài thơ trong đó có câu :

” Đổi cả thiên thu TIẾNG MẸ CƯỜI… ” ( Phải quá , nếu cần đổi  gì khác nữa mà con được lại mẹ bên mình thì con cũng dám…)

Còn má  người ta không hiểu nổi tấm lòng tiếng vọng câu thơ . Chỉ khi nhìn chung quanh không  có  má nhai từng miếng cơm mớm , đút từng muỗng thuốc vào cái miệng khô khốc vì bệnh của con , con mới cảm nhận được con cần má đến cở nào…

“ Thiên Chúa muốn ban phát tình yêu của Ngài đến từng Sinh Mệnh (  người ,  vật ) nên Ngài đã TẠO RA NHỮNG BÀ MẸ !!!”

Viết Thêm Một Chút :

Hồi trước 75 mỗi tối thứ Tư đài Truyền Hình Việt Nam  có kịch nói ( thoại kịch) ban Kim Cương là phố xá vắng hoe , không bóng người lai vãng . Mấy chị gánh nước mướn  thu xếp đại đại cho xong  mối quen , ráng ăn uống sớm sớm buổi chiều , tắm rửa sạch sẽ  dành chổ tốt trước TV hàng xóm chờ giờ khai diễn . Kim Cương không có kịch vui , mỗi lần kịch nói về tấm lòng bà mẹ , khán giả khóc không cần che mặt . Cùng với Kim Cương là Vân Hùng- cũng như Thẩm Thuý Hằng  phải có La Thoại Tân hay Hùng Cường Mai Lệ Huyền –  Tôi nghiệp Vân Hùng bị chửi tắt bếp vì vào vai người tình phụ , hoặc đứa con bất hiếu ( bây giờ VC gọi là vai phản diện…).

Má và mấy chị em gái chăm chú dán mắt vào khung truyền hình , còn tụi con trai thì đứa đi chơi bạn bè , đứa làm bài tập . Ba lo sổ sách giấy tờ, họa hoằn lắm mới coi chút xíu – ba không thích nước mắt – . Tới hồi nghĩ giải lao mười lăm phút mấy mẹ con hỉ mũi rẹt rẹt . Đứa Út rót má miếng nước, bưng rỗ trầu cau để nếu má thèm thì têm một miếng – má còn trẻ mà ghiền trầu- . Khán giả bàn tán xôn xao , lên án Vân Hùng , cảm thương Kim Cương , bà Bảy Nam  , chỉ có má là im re, bởi vì má còn khổ hơn nhân vật chính trong tuồng .

Đó là hôm nào má khoẻ còn sức coi. Có mấy lần tuồng mới chiếu má đã ngủ mất đất vì dậy ba bốn giờ sáng lo buôn bán nuôi  gia đình khổng lồ mười mấy mạng  gồm cả con lẫn cháu của má.

Nhớ lại phút giây má còn quanh mình lòng rưng rưng . Giờ chỉ nhìn thấy má trên bàn thờ , gương mặt vẫn hiền từ nhìn xuống mấy đứa con  hết còn lân đận lao đao như thời ở VN , no đủ vật chất mà lúc nào cũng thiếu điều gì trong tâm hồn . MÁ ƠI !!

” Đổi cả thiên thu TIẾNG MẸ CƯỜI….”

*****************

Tôi gọi người cho tôi bú mớm , chăm tôi khôn lớn bằng ” MÁ” ,  con tôi nó gọi người  cho tiền quà sáng rồi chở đi học bằng xe đạp là ” MẸ” . Hai cách gọi khác nhau nhưng cùng mô tả  nhân vật trong đời mà cho dù có gìa đi tám chín chục tuổi dưới mắt ” Họ” chúng tôi chỉ là những đứa con nít ba bốn tuổi .

Một lần con kể hồi mấy mẹ con còn ở VN, con đánh lộn khiến cô giáo mời mẹ lên văn phòng . Cô dọa đuổi học vì ” mới bây lớn mà cháu du côn du đãng như thế này làm sao nhà trường dạy nổi ? ” rồi con thấy mẹ quỳ xuống năn nĩ cô giáo xin tha cho con một lần . Từ đó con tự hứa với lòng sẽ chẳng bao giờ để chuyện đó xãy ra nữa .

Qua Mỹ bị ăn hiếp cở nào con cũng nhịn . Con nói ” Có lần thằng Xì xô con té xuống đất , cở nó con nuốt cái một mà nhớ mẹ từng quỳ gối trước mặt người khác vì con , con BỎ ĐI !!”

Nguoiviettudo