Lời từ biệt của con trai Trung Tá Nhảy Dù Bùi Quyền (Thủ Khoa Khóa 16 VBQGVN), nói trước linh cữu cha trong tang lễ ngày 10 tháng 6 /2020 được tổ chức tại Nam Cali.
***
Thưa Bố,
Growing up without you was difficult. I prayed every night hoping that you would somehow be miraculously released from the North Vietnamese’s government’s re-education camp and join us in America. Over time, I learned that you had the chance to leave Saigon in the final days of the South Vietnamese government but chose to stay to help organize the remnants of the remaining South Vietnamese Airborne battalions to defend the city. Although you did secure safe transit out of the country for mom, my brother, and me, how did you expect us to survive? Mom was a house wife and had never been in the workforce while my brother and I had just turned four and five, respectively. We only spoke Vietnamese. As a child growing up in a single parent home and the resultant financial struggles, I didn’t understand why a husband and father would choose this path and that thought made me both sad and a little angry.
As I grew older and learned more about concepts such as duty, honor, and integrity, I understood more and came to accept that you had no choice on that fateful day you put your wife and two young sons on that airplane to flee a country that would soon no longer exist. I became very ashamed about my earlier feelings as a child because I came to appreciate that you had to stay and fulfill your oath to lead your men and to defend a government you swore to serve.
Were the sequence of events that led me to meet a soon-to-be close family friend, USAF Colonel Masuoka, who became my USAF Academy Liason Officer and who ultimately helped me get an appointment at the USAF Academy the result of my childhood prayers? I am not sure but when Colonel Masuoka, with the direct help of the former President of the US, George Bush, called to let me know that you would be coming to Colorado Springs to physically attend my graduation and help me pin on my 2nd Lieutenant’s officer bars, I couldn’t believe it. How fitting that you were there at my graduation because my Academy’s class of 1991’s motto that is inscribed on our class ring reads “Duty First, Integrity Always”.
Saying and understanding these words are easy. Living by these words day in and day out is more difficult, especially when confronted with decisions like on that day in April 1975 on an airplane tarmac with your wife and two young sons looking to you for assurances and hope. How internally torn that must have made you feel!
I am so proud to be your son, Dad, and can only hope that I can live a life true to principles that you have lived by and pass down your legacy of duty, honor, and integrity to your grandsons. Your legacy in the South Vietnamese community is strong and secure. They call you, “Anh Hung Mu Do” or Hero with a Red Beret. How amazing a tribute and I cannot think of anything more appropriate to describe a man who has lived a truly heroic life.
*****
(Bản dịch Việt Ngữ)
Thưa Bố,
Lớn lên không có Bố quả là khó khăn. Hồi nhỏ con cầu nguyện hằng đêm, hi vọng Bố sẽ thoát khỏi trại giam của nhà cầm quyền Cộng sản một cách kỳ diệu, và đoàn tụ với Mẹ và chúng con ở Hoa Kỳ. Với thời gian, con biết được rằng trong những ngày cuối của chính thể Miền Nam, Bố có cơ hội để rời Sàigòn nhưng Bố đã chọn ở lại để giúp tổ chức những thành phần còn lại của lữ đoàn Nhảy Dù trong việc bảo vệ thành phố. Mặc dầu Bố thu xếp được cho Mẹ, cho em con và con ra khỏi Việt Nam, nhưng làm sao Mẹ và chúng con sống nổi? Mẹ chỉ là một người nội trợ, chưa đi làm bao giờ, trong khi em con và con mới lên 4, lên 5. Mẹ và chúng con chỉ nói được tiếng Việt. Là một đứa trẻ lớn lên trong một gia đình chỉ có người mẹ với những chật vật về tài chánh, con đã không hiểu tại sao một người chồng, một người cha lại có thể làm như thế. Ý nghĩ ấy đã khiến con vừa buồn vừa pha chút giận.
Khi lớn thêm, con học được những ý niệm về nghĩa vụ, danh dự và liêm chính, con hiểu biết hơn, và chấp nhận được rằng trong cái ngày định mệnh ấy Bố không còn lựa chọn nào khác khi đưa vợ và hai đứa con còn nhỏ lên chiếc máy bay thoát ra khỏi một quốc gia sắp không tồn tại nữa. Con trở nên hổ thẹn với những cảm xúc đã có khi còn là một đứa trẻ, vì con hiểu được rằng Bố phải ở lại, làm trọn lời thề hướng dẫn những binh sĩ dưới quyền, và bảo vệ một chính phủ Bố đã tuyên thệ là sẽ phụng sự.
Không rõ một chuỗi những sự kiện đưa con gặp một người sẽ thành bạn thân của gia đình, Đại Tá Masuoka của Không Lực Hoa Kỳ, người đã trở thành Sĩ quan Liên lạc với Học Viện Không Quân của Hoa Kỳ cho con, và cuối cùng giúp con được bổ nhiệm (tuyển chọn) vào trường, có phải do những cầu nguyện hồi nhỏ của con hay không? Con không biết chắc. Nhưng khi Đại Tá Masuoka, với sự giúp đỡ trực tiếp của cựu Tổng Thống George Bush, gọi điện thoại báo cho con biết rằng Bố sẽ tới Colorado Springs để đích thân tham dự lễ mãn khóa của con, và giúp con đeo cấp hiệu Thiếu Úy, con đã không dám tin. Việc Bố tới trong lễ mãn khóa của con thích đáng biết là chừng nào, vì châm ngôn của khóa 1991 của Học Viện Không Quân, được khắc vào chiếc nhẫn của lớp con, là “Nhiệm vụ: Trước hết, Chính trực: Luôn luôn.”
Nói và hiểu những tiếng ấy thì dễ. Nhưng sống đúng theo nghĩa của chúng ngày này sang ngày khác khó hơn, nhất là khi phải đương đầu với những quyết định như trong ngày tháng Tư năm 1975 ấy trên sân bay, với vợ và hai con nhỏ đang nhìn vào Bố như nguồn bảo đảm và hi vọng. Trong thâm tâm Bố đã giằng xé biết là chừng nào!
Thưa Bố, con rất tự hào là con trai của Bố, và chỉ hi vọng rằng con có thể sống một cuộc đời theo đúng những nguyên tắc mà Bố đã sống, và sẽ truyền cái di sản tinh thần trọng nhiệm vụ, danh dự, và liêm chính ấy cho các cháu của Bố. Di sản tinh thần của Bố trong cộng đồng người Việt Nam rất mạnh và vững chắc. Mọi người gọi Bố là “Anh Hùng Mũ Đỏ.” Sự kính ngưỡng thật là tuyệt vời. Con không nghĩ được một thứ gì thích hợp hơn để mô tả một người đã sống một cuộc đời thực sự anh hùng.
(Người dịch & đọc tại tang lễ: Giáo sư tiến sĩ Trần Huy Bích)
+++++++++++++++++++++++++++++
Đôi lời giải thích của người dịch:
Xin được nói thêm là trong bản dịch này, tôi đã không theo sát nguyên bản của anh Bùi Quang trong 3 chỗ:
1/—Trong đoạn 1, anh Quang nói “hoping that you would somehow be miraculously released from the North Vietnamese’s government’s re-education camp”
Trong những năm mới bị CS đưa vào trại, Tr. Tá Bùi Quyền không hi vọng sẽ được họ thả. Ông đã tìm đủ cách vượt thoát, kể cả học tiếng Thái, tiếng Hoa… Ông cũng thích thành công trong việc vượt ngục hơn là mong được họ thả. Vì thế, thay vì dịch sát từng chữ anh Quang viết, tôi đã dịch là ”hi vọng Bố sẽ thoát khỏi trại giam.”
Khi Tr. Tá Quyền bị CS giam thì họ không còn là “the North Vietnamese’s government” như trong lời của anh Quang nữa (đất nước đã thống nhất) nên tôi đã dịch thoát là “nhà cầm quyền Cộng sản.”
2/- Anh Quang nói “organize the remnants of the remaining South Vietnamese Airborne battalions.” Đúng ra phải dịch là “tổ chức những thành phần còn lại của những tiểu đoàn Nhảy Dù còn lại.” Nhưng vì lúc ấy (tháng 4-1975) Tr. Tá Quyền đang chỉ huy một lữ đoàn (Lữ đoàn phó, Lữ đoàn 3 Nhảy Dù), tôi đã dịch thoát là “tổ chức những thành phần còn lại của lữ đoàn Nhảy Dù.”
3/- –Trong đoạn cuối, anh Quang nói, “Your legacy in the South Vietnamese community.” Muốn bảo vệ tinh thần một Việt Nam thống nhất (chỉ khác nhau ở chấp nhận, hay không chấp nhận chủ nghĩa CS), tôi đã dịch là “trong cộng đồng Việt Nam.” Đúng ra, cũng có thể dịch là ”trong cộng đồng VN ở hải ngoại.” Nhưng nếu dịch như thế thì vừa quá kỹ lại vừa xa nguyên tác.
Trong bài nói của anh Quang có một từ khó dịch. Sau khi nhắc tới Đại Tá Masuoka, anh Quang nói ông đã “ultimately helped me get an appointment at the USAF Academy.”
Chữ “get an appointment” ở đây không phải là “lấy hẹn” mà là một từ đặc biệt, có nghĩa như “được bổ nhiệm” (vào một chức vụ), được dùng cho một số quân trường danh tiếng của Hoa Kỳ: West Point, Học Viện Hải Quân (ở Annapolis, MD), Học Viện Không Quân (ở Colorado Springs, CO), trường của anh Quang. Sinh viên được nhận vào mấy trường ấy đều là những thanh niên ưu tú, do một Thượng Nghị sĩ hay Dân Biểu Liên Bang đề cử, thủ tục tuyển chọn rất khó khăn, và sau khi được nhận, sẽ được hưởng một số quyền lợi, ưu đãi. Vì thế họ coi như được “bổ nhiệm” vào trường (để làm sinh viên sĩ quan). Dùng từ như thế để các tân sinh viên sĩ quan ý thức tầm quan trọng của mình hơn. Trong các thông cáo, nhà trường thường dùng những từ như sau:
“Candidates seeking appointment to the Academy must …”
Khi chấp nhận một ứng viên, nhà trường dùng từ “offer an appointment” và viết những câu như:
“We will notify you of your appointment status on …”