LẠ LÙNG CÁCH NỮ HỌA SĨ HÀ NỘI BIẾN VẢI VỤN THÀNH TÁC PHẨM NGHÌN ĐÔ (Hoàng Dung)

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail
Vải vụn chế tác thành tranh
Cách đây 40 năm, cô Trần Thanh Thục lần đầu tiên làm ra bức tranh bằng vải vụn độc đáo. Cô kể: “Khi tôi làm ra bức tranh vải vụn, tôi mới là sinh viên năm cuối của trường Mỹ thuật. Ý tưởng đến từ sự tình cờ khi tôi đến chơi nhà một người bạn làm thợ may”.
Cô tâm sự, ngay sau khi nhìn thấy những tấm vải thừa nằm trên sàn, cô mới lóe ra ý tưởng ghép chúng lại với nhau. Thời điểm ấy, đó là một suy nghĩ táo bạo với cô, bởi từ trước tới nay, cô chưa bao giờ thấy bức tranh nào được tạo ra từ vải, đặc biệt là vải vụn.
Lạ lùng cách nữ họa sỹ Hà Nội biến vải vụn thành
                tác phẩm nghìn đô - 1

Cô Thục thực hiện các công đoạn làm tranh bằng vải Không nản chí, cô Thục hàng ngày săn tìm những miếng vài thừa từ các tiệm may, cửa hàng. Sau bao ngày kỳ công, bức tranh về phố cổ Nam Định được ghép bằng vải vụn ra đời trước sự trầm trồ, kinh ngạc của bạn bè đồng trang lứa.

“Khi ấy, tôi còn trẻ nên làm ra được cái gì là thích lắm, toàn đem về nhà khoe với bố. Bố tôi nhìn qua cũng tạm gật đầu, tôi mới nghĩ, chắc mình cũng thành công được 30 – 40% rồi” – cô nhớ lại.

Lạ lùng cách nữ họa sỹ Hà Nội biến vải vụn thành
                tác phẩm nghìn đô - 2

Các miếng vải được cắt chỉnh phù hợp để dán vào tranh
Theo tiết lộ, bố cô Thục vốn là họa sỹ và cũng là người đầu tiên góp ý  cho cô về con đường làm tranh vải. Cứ thế suốt những năm tháng đại học, cô Thục mải miết khắp các quán hàng, tiệm may xin vải thừa về chế tác.
Nhưng sau khi ra trường, mọi giấc mơ, hoài bão về tranh vải của cô  đều bị gác lại trước những lắng lo về cuộc sống, cơm áo gạo tiền. Cô cho biết, cô không đủ tài chính để nuôi “đứa con tinh thần” nên buộc phải chia ly

“Cuộc sống có nhiều thứ mà không phải mình cứ muốn là được, đau xót lắm nhưng biết làm thế nào. Nhưng đã gọi là duyên nợ thì sẽ mãi vấn vương, không đến ở thời điểm này thì đến ở thời điểm khác” – cô nói.

Lạ lùng cách nữ họa sỹ Hà Nội biến vải vụn thành
                tác phẩm nghìn đô - 3

Những bức tranh bằng vải của cô Thục có giá lên tới hàng nghìn USD
Vào năm 2000, khi mọi thứ với cô Thục dần ổn định, con gái cô đã lớn, kinh tế nhà đã dư dả đôi phần, cô quyết định quay về trường Mỹ thuật để học thêm. Và từ đây, mọi mối lương duyên bắt đầu trở lại
“Tôi bắt đầu hối hả và trở lại một cách vội vã như để đền đáp những điều dang dở của tuổi trẻ. Tất cả những ý tưởng bao năm dài canh cánh  trong lòng giờ như được bung lụa, tuôn trào. Với tôi đó là lời hồi đáp muộn màng nhưng tròn đầy hạnh phúc” – cô Thục xúc động nói.
Biến đam mê thành hiện thực
Nối lại đam mê, cô Thục ngày đêm nghiên cứu và cho ra đời nhiều tác phẩm độc đáo. Nhưng phải mất tới 10 năm, kể từ ngày trở lại, cô mới thành công trên con đường chinh phục vải vụn. Nhiều tác phẩm của cô được đông đảo bạn bè, du khách gần xa biết tới và được định giá mỗi chiếc lên tới cả nghìn đô.
Giờ đây, không chỉ là vải vụn mà nhiều nguyên liệu khác như lụa, khăn cũng được cô sử dụng. Chỉ có một điểm duy nhất mãi không đổi là trên bức tranh không có một nét vẽ nào, chỉ có vải và vải. Và tất cả đều được dính vào nhau bằng một thứ keo không màu. 
Lạ lùng cách nữ họa sỹ Hà Nội biến vải vụn thành
                  tác phẩm nghìn đô - 4Keo dùng để dán vải
Quy trình làm tranh vải bắt đầu từ khâu chọn ý tưởng, chọn vải, cắt vải và lắp ráp thành tác phẩm. Trong đó, khâu khó nhất là làm sao tìm được những miếng vải có màu sắc tương đồng như cảnh vật mà họa sỹ định thể hiện. Như hình của lá, hoa, cây, cỏ đều phải trùng khớp màu với nhau.
“Nếu là vẽ, người ta có thể pha màu nhưng tôi dùng vải để ghép thì phải lựa làm sao ra sắc đó. Đôi khi là mất tới vài tháng hay cả năm đi săn lùng” – cô kể.

Lạ lùng cách nữ họa sỹ Hà Nội biến vải vụn thành
                tác phẩm nghìn đô - 5

Cô Thục lựa chọn vải tỉ mỉ cho tác phẩm
Bởi thế mà cô Thục cứ 1 – 2 tuần lại đi khắp các vùng miền, phiên chợ, nơi bán đồ lưu niệm để tìm chất liệu. Nên với cô, từ miếng vải nhỏ nhất cũng là bảo vật vô giá, bởi đó là những thứ không bao giờ tìm thấy được lần thứ 2.
“Nhà tôi có một nguyên tắc là phòng làm việc của tôi không ai được phép dọn dẹp, bỏ đi bất cứ miếng vải nào dù là nhỏ nhất. Chỉ có tôi mới được quyền sắp xếp, đặt để lại chúng” – cô chia sẻ.Lạ lùng cách nữ họa sỹ Hà Nội biến vải vụn thành
                tác phẩm nghìn đô - 6

Đối với người thợ làm tranh vải, mỗi miếng vải là một tài sản vô giá
Theo cô Thục, hiện nay, nguyên liệu làm tranh vải khá đa dạng không nghèo nàn như trước. Thế nên, người thợ có thể thỏa sức lựa chọn sang nhiều dòng vải khác nhau
“Có chi tiết, tôi còn dùng tới những chiếc khăn lụa được nhập khẩu từ Pháp, Mỹ, Nhật. Hay những tấm vải hạng thương phẩm dùng để may đo áo dài. Chưa kể, một số tấm còn thuộc hàng hiếm mà tôi phải đặt mua từ các làng nghề thủ công” – cô cho hay.
Cô Thục tâm sự thật, nhẩm tính tới thời điểm hiện tại, hàng trăm tác phẩm của cô đã đến tay công chúng. Nhưng có duy nhất một bức tranh bằng vải mang tên “Ký ức quê ngoại” mà ai có trả giá thế nào cô cũng không bán. Lý giải, cô cho biết, đó là bức tranh ghi lại những ngày thơ ấu của cô bên gia đình.

Một số hình ảnh về các bức tranh làm bằng vải của cô Thục:

Lạ lùng cách nữ họa sỹ Hà Nội biến vải vụn thành
                tác phẩm nghìn đô - 7Lạ lùng cách nữ họa sỹ Hà Nội biến vải vụn thành
                tác phẩm nghìn đô - 8Lạ lùng cách nữ họa sỹ Hà Nội biến vải vụn thành
                tác phẩm nghìn đô - 9Lạ lùng cách nữ họa sỹ Hà Nội biến vải vụn thành
                tác phẩm nghìn đô - 10Lạ lùng cách nữ họa sỹ Hà Nội biến vải vụn thành
                tác phẩm nghìn đô - 11Lạ lùng cách nữ họa sỹ Hà Nội biến vải vụn thành
                tác phẩm nghìn đô - 12Lạ lùng cách nữ họa sỹ Hà Nội biến vải vụn thành
                tác phẩm nghìn đô - 13Lạ lùng cách nữ họa sỹ Hà Nội biến vải vụn thành
                tác phẩm nghìn đô - 14Lạ lùng cách nữ họa sỹ Hà Nội biến vải vụn thành
                tác phẩm nghìn đô - 15

Hoàng Dung