KHƠI LẠI HẬN THÙ (Thanh Tâm)

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail

May be an image of 6 people and text that says 'LUẬT KHOA chí Thảm káịch thuyền nhân 20 năm biển người giữa Biển Đông Vào tháng 5/1975, một chiếć thuyền khởi hành từ Việt Nam chở theo 47 người đã dạt vào một bờ biền của Malaysia. Họ những người đầu tiên mà thê giới sau đó là thuyền nhán. Một trong những thảm kịch tị nạn dai dẳng nhất lịch bắt đầu. BAN ĐÃ THUYỂN NHÂN VUOT BIEN NĂM 1975 -1995 MACAU 7128 HONG KONG 195.833 THAI AN 117.321 PHILIPPINES 51722 MALAYSIA 1227 254.495 INDONESIA 121.708'

Trong tâm khảm của những ai từng là “Thuyền Nhân”, số đông người ta luôn ghi khắc khúc quanh lịch sử của đời mình, của dân tộc, của vận mệnh đất nước. “Thuyền Nhân” là những người chịu tác động trực tiếp từ những hệ lụy của chiến tranh nên biến cố đó rất quan trọng đối với họ. Nếu không thì Quan Kế Huy đã không nhắc đến khi anh lên nhận giải Oscar.
Nhưng cũng có người chóng quên hoặc muốn chối bỏ quá khứ. Tôi còn nhớ khi chuẩn bị bắt tay vào việc làm phim Bóng Quá Khứ, một người quen khá lâu trong cộng đồng nói với tôi rằng: “đề tài Thuyền Nhân đã cũ, không nên khơi lại hận thù. TT đang chống cộng cực đoan. Tôi chỉ mỉm cười bởi câu “khơi lại hận thù và chống cộng cực đoan” mà không đôi co vì tôi có thói quen ít nói với những người không cùng quan điểm. Cũng giống như chúng ta ra ngoài xã giao, gặp người không dò cùng “làn sóng” thì mình “tắt đài” cho lành vậy. Hôm nay tôi viết stt này nhân vụ có một “Thuyền Nhân” đã chạm đến “Giấc Mơ Mỹ” trong lúc nhận giải Oscar và anh ta không ngại “khơi lại hận thù (nếu nói theo ý của người quen tôi, rất vô lý phải không?)
1. Đề tài Thuyền Nhân không hề cũ đối với những ai chưa biết. Trên thế giới 7 tỷ người, có bao nhiêu người hiểu rõ vấn đề này?
2. Con cháu của “Thuyền Nhân” nếu biết ít nhiều về quá khứ tỵ nạn của cha ông mình thì
đa số không có khái niệm rõ ràng về những giá trị tinh thần của người Việt tự do. Vì sao? Vì thường những gì có được dễ dàng thì sẽ như một thói quen và ít quan tâm, trân trọng. Các em sinh ra đã được thở không khí tự do thì khó có cái nhìn giống như những người từng bị cầm tù chỉ vì khao khát tự do.
3. Nhắc lại quá khứ không có nghĩa là khơi lại hận thù. Mà để biết và tránh tái hiện lại lịch sử đau thương cũng như trân quý giá trị Tự Do. Toàn thế giới vẫn còn nhắc nhở về thảm kịch Holocaust của Đức Quốc Xã như một bài học không thể quên như vậy họ có khơi lại hận thù không?
4. Những đài tưởng niệm Thuyền Nhân được dựng lên có phải là để khơi lại hận thù không?Hay đó là biểu tượng cho sự tưởng niệm các nạn nhân đã bỏ mình trong hành trình tìm tự do? Hay đó là biểu tượng của khát vọng Tự Do của những người chạy trốn Cộng Sản và cho sự hội nhập của các thế hệ kế thừa? Hay đó là biểu tượng của sự thành công và trưởng thành của cộng đồng người Việt tị nạn cộng sản? Tôi chỉ biết chắc một điều nếu mục đích của các đài tưởng niệm Thuyền Nhân khơi lại hận thù thì chính quyền địa phương đó sẽ không phê duyệt giấy phép xây dựng.
5. Tôi muốn hỏi người này rằng trách nhiệm thuộc về ai khi hai tiếng Việt Nam sẽ chỉ là một ký ức xa xôi nơi tâm khảm của thế hệ sau sinh ra tại hải ngoại và quê hương của các em là Mỹ, Canada, Pháp, Đức, Úc…?
Anh có đọc trang facebook này.
Mong anh sẽ suy ngẫm.