HIỆP ĐỊNH PARIS 27/01/1973 (Bông Lau)

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail

Image may contain: ocean, sky, outdoor, water and nature

Khu trục hạm USS Turner Joy mở màn chiến tranh Việt Nam năm 1964 và bắn viên đạn sau cùng đúng 8:00 giờ sáng giờ Việt Nam ngày 27/01/1972 khi Hiệp Định Paris có hiệu lực.

Image may contain: 2 people, people sitting, people playing musical instruments and indoor

Image may contain: 2 people, people standing, suit and indoor

Image may contain: 2 people, people sitting and suit

Trận oanh kích vào dịp lễ Giáng Sinh dữ dội nhứt trong chiến tranh Việt Nam kéo dài liên tục 11 ngày đêm từ 18 – 29 tháng 12 năm 1972 còn gọi là chiến dịch “Operation Linebacker II”. Trong trận oanh kích này Không Lực Hoa Kỳ đã thả 20 ngàn trái bom xuống khu vực Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên, Bắc Giang v.v.

Phía Hà Nội tuyên bố có 1318 thường dân bị giết và đã bắn rớt 81 máy bay của Mỹ trong đó có 34 B-52. Về sau họ hạ con số ấy xuống là 23 chiếc B-52. Hoa Kỳ báo cáo Việt Cộng đã bắn lên 1200 hỏa tiễn SAM. Có 15 B-52 bị bắn rớt trong đó có 5 B-52 rớt ở Lào và 12 máy bay chiến thuật khác cũng bị bắn rớt. 43 nhân viên phi hành Mỹ tử trận và 49 người bị bắt làm tù binh khi nhảy dù xuống đất địch.

Nguyên nhân cuộc không tập Giáng Sinh này là vì Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu phản đối các điều khoản trong Hiệp Định Paris.

Ngày 22 tháng 10 năm 1972 Ngoại Trưởng Henry Kissinger đến Sài Gòn để trình bày bản dự thảo Hiệp Định Paris để TT Thiệu thông qua. Nhưng các điểu khoản cho phép Cộng quân được ở lại các vùng chiếm đóng ở miền Nam đã làm TT Thiệu đùng đùng nổi giận và ông tung bản dự thảo ấy ra cho báo chí thấy và lên án bản dự thảo Hiệp Định ngưng bắn của Kissinger.

Henry Kissinger tức giận tâu lại với TT Nixon. Tổng thống Mỹ liền hăm doạ TT Thiệu là sẽ cắt hết quân viện cho VNCH nếu TT Thiệu không chịu ký Hiệp Định Paris. Nhưng TT Nguyễn Văn Thiệu vẫn không lùi bước. Nixon liền gởi một mật thư cho TT Thiệu để trấn an có nội dung như sau “Hoa Kỳ sẽ trừng phạt CSBV nhanh gọn và tàn khốc nếu họ vi phạm ngưng bắn” (to take swift and severe retaliatory action if North Vietnam violates the proposed peace treaty).

Ngày 13 tháng 12 năm 1972 Henry Kissinger quay trở lại Paris để tái đàm phán với phe Cộng Sản. Kissinger trình 69 điều khoản mà chính phủ VNCH muốn phải sửa đổi trong bản dự thảo ngưng bắn. Lần này đến phiên phe Việt Cộng tức giận và cuộc đàm phán sụp đổ. Phe Cộng Sản cuốn gói ra về.

TT Richard Nixon dưới áp lực hạn chót phải đạt hiệp định ngưng bắn và dự trù sẽ ký vào ngày 23 tháng Giêng trước khi lưỡng đảng Quốc hội Hoa Kỳ đang do đảng Dân Chủ kiểm soát họp khoáng đại sẽ dùng quyền lực của Quốc Hội để bỏ phiếu chấm dứt chiến tranh. Và cũng vì các lời hứa giựt gân của Nixon: “Hoà bình trong tầm tay” và “Hoà bình trong danh dự”.

Ngày 18 tháng 12 năm 1972 khi Ngoại Trưởng Việt Cộng Lê Đức Thọ rời Paris ghé Moscow và Bắc Kinh, mới chưn ướt chưn ráo về lại Hà Nội thì mặt đất rung chuyển vì những trái bom đầu tiên của chiến dịch “Operation Linebacker II” do các pháo đài bay B-52 thả xuống đất Bắc.

Sau 11 ngày đêm chiến dịch oanh tạc Giáng Sinh làm miền Bắc tan nát thêm một lần nữa. Đó là chưa kể cuộc không tập “Operation Linebacker I” từ ngày 9 tháng 5 cho đến 23 tháng 10 mà Bắc Việt bị oanh tạc liên tục và các hải cảng bị phong tỏa vì họ đã tổng công kích miền Nam trong “mùa hè đỏ lửa”.

Phe Việt Cộng cuối cùng đồng ý quay lại bàn hội nghị. Họ bào chửa sự quay lại vì “cảm kích” thiện chí của Nixon. Họ cũng bu lu bu loa gáy đã chiến thắng Đế Quốc Mỹ. Hoa Kỳ thỏa thuận với phe Việt Cộng những điều khoản đã có trước cuộc không tập Giáng Sinh. Một số chuyên gia Hoa Kỳ mỉa mai “Chúng ta không tập Bắc Việt chỉ để mời họ trở lại bàn hội nghị”. Trước sự đe dọa cúp viện trợ của Nixon, TT Thiệu đành phải ký Hiệp Định Paris.

Một thành quả nhỏ trong lần đàm phán sau cùng này của người Mỹ là phe Việt Cộng đã công nhận VNCH là một chính quyền hợp pháp được quốc tế công nhận. Dĩ nhiên rồi, vì họ dù có chơi luật rừng vi phạm Hiệp Định Paris xua quân chiếm miền Nam năm 1975. Việt Cộng vẫn phải kính trọng tư thế hợp pháp của VNCH về chủ quyền của quần đảo Hoàng và Trường Sa.

Hiệp Định Paris được ký kết và sẽ có hiệu lực lúc 8 giờ sáng ngày 27 tháng 01 năm 1973. Điều gian lận to lớn trong hiệp định này là tất cả quân đội đồng minh sẽ phải rời Việt Nam trong vòng 60 ngày nhưng 150 ngàn quân Cộng Sản Bắc Việt được phép ở lại 15 – 25% diện tích đất đai chiếm được của miền Nam.

Theo lời kể của Trung Tá Gerald Turley cố vấn Mỹ của Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến VNCH (TQLC) đóng ở Hương Điền – Thừa Thiên. Trước giờ ngưng bắn có hiệu lực, Trung Tá Turley đã gọi máy vô tuyến cho khu trục hạm USS Turner Joy (DD-951) đậu ngoài khơi tỉnh Quảng Trị yêu cầu yểm trợ hải pháo cho binh sỹ VNCH.

Trong thời gian trước ngưng bắn, quân đội Hoa Kỳ đã rút gần hết chỉ còn lại 12 ngàn cố vấn và họ đã lui về vị trí an toàn hơn. Ngoài khơi Việt Nam, Đệ Thất Hạm Đội đã rút về căn cứ Hải Quân Subic Bay – Philippines lâu rồi, chỉ còn lại vỏn vẹn 3 khu trục hạm túc trực ở Việt Nam, trong đó có USS Turner Joy (DD-951). Các khẩu đại pháo 127 mm của các tàu chiến này mỗi ngày bắn khoảng 1300 viên, và họ đã bắn như vậy liên tục mấy tháng qua.

Đúng 24:00 giờ quốc tế tức là 8:00 sáng Việt Nam ngày 27 tháng 01. Khu trục hạm USS Turner Joy đã vừa bắn viên đạn đại bác sau cùng chấm dứt một cuộc chiến. Tiếng súng đã ngừng. Chiến tranh Việt Nam đã kết thúc đối với người Mỹ.

Trớ trêu thay, khu trục hạm USS Turner Joy cũng là chiếc chiến hạm bị khinh tốc đỉnh của Bắc Việt tấn công ở Vịnh Bắc Bộ năm 1964 và Hoa Kỳ lấy đó là lý do bị tấn công nên phải tham chiến. Phe Cộng Sản thì cho đó là một màn kịch. (Ride the Thunder – Richard Botkin, trang 494).

Nhiều người Việt vẫn nguyền rủa Henry Kissinger, nhưng Kissinger chỉ là cánh tay nối dài của TT Richard Nixon. Kissinger chỉ là học trò và Nixon mới là sư phụ.

Trong giới ngoại giao Hoa Kỳ đa số là khoa bảng cấp tiến thiên tả nhưng họ vẫn ngưỡng mộ TT Nixon và họ cho ông là một thiên tài về ngoại giao. Ngoại giao siêu đẳng của Mỹ là phải biết cười và bắt tay với kẻ thù để mang lại quyền lợi cho quốc gia. Nghề ngoại giao không có sự trung thành lãng mạn như giới nhà binh cổ điển ở Bộ Quốc Phòng.

Cả TT Donald Trump và Cựu Ngoại Trưởng Hillary Clinton đều kính trọng Henry Kissinger vì họ cho rằng ông này biết mánh đàm phán và mang lại kết quả tốt. Ông Trump cũng đã gặp riêng Kissinger tối thiểu ba lần từ khi đắc cử năm 2016 để được nghe lời cố vấn vàng ngọc của ngài Kissinger.

Các chính quyền Hoa Kỳ có thói quen dùng các chính khách đã thành công trong các sứ mạng ngoại giao trong quá khứ để thi hành những công tác ngoại giao bán chính thức vì sự quen biết đã có sẵn của chính khách đó với các chính quyền đối phương. Kissinger là con cáo già hay lui tới nước Tàu ở số tuổi 93 có thể là để mang thông điệp cho ai đó vì Mike Pompeo còn quá trẻ và cứng nhắc như người lính.

Giới ngoại giao cánh tả Hoa Kỳ đã không ghét bỏ TT Nixon vì vụ nghe lén đảng Dân Chủ ở Watergate mà trái lại rất ngưỡng mộ tài ngoại giao kết được thằng bạn vàng Trung Cộng của ông. TT Bill Clinton cũng đã đến gặp riêng Nixon để nghe những lời cố vấn chỉ giáo nên làm gì trong thời đại hậu chiến tranh lạnh. Và Nixon và Bill Clinton đã trở thành đôi bạn một già một trẻ rất tương đắc. Một phản bội VNCH và một phản chiến gián tiếp giết chết VNCH.

https://en.wikipedia.org/wiki/Operation_Linebacker_II

https://www.historyplace.com/unitedstates/…/index-1969.html… 

BÔNG LAU (April.29-2020)