CỰU THỦ TƯỚNG TONY BLAIR: NGUY CƠ CỦA THẾ KỶ 21 LÀ TRUNG CỘNG CHỨ KHÔNG PHẢI LÀ NGA

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail

Cựu Thủ Tướng Tony Blair nói chuyện tại Ditchley Annual Lecture ngày 16 tháng 7 năm 2022 

Tony Blair có 10 năm thủ tướng nước Anh, sau khi mãn nhiệm ông có 15 năm làm việc với các quốc gia và các định chế hàng đầu quốc tế. Qua đó, ông đã tích lũy một kinh nghiệm rất lớn và giá trị. Bài nói chuyện của ông tại Ditchley Annual Lecture ngày 16/07, rất có giá trị về tầm nhìn chiến lược của một thế giới Tây Phương ngày nay cần phải thay đổi để đáp ứng với thời đại.
Đồng thời trong bài nói chuyện của ông nhấn mạnh nguy cơ của thế giới trong thế kỷ thứ 21 là Trung Cộng chứ không phải Nga.

Nhận thấy gia trị của bài nói chuyện và hình như chính sách của Hoa Kỳ đối với Trung Cộng đang đi trên hướng  “strength plus engagement”   của Tony Blair đã đề cập trong bài nói chuyện.

***

Năm 1945 hay 1980, các nước Tây Phương đã ở trong những khúc quanh lịch sử quan trọng. Những lần này, Tây Phương phải tạo ra các thể chế mới về lãnh đạo quốc tế, về quốc phòng và hợp tác của châu Âu thay cho một cuộc chiến tranh thế giới do xung đột giữa các quốc gia châu Âu gây ra.

Năm 1980, sau nhiều năm có vũ khí hạt nhân, chúng ta tìm kiếm sự sụp đổ của Cộng Sản Liên Bang Xô Viết, điều đó chứng minh và sự thành công của các giá trị tự do dân chủ.

Trong mỗi trường hợp, mục tiêu của chính sách đối ngoại Tây Phương đi kèm với của chính sách đối nội của quốc gia mình phù hợp.

Năm 1945, ở châu Âu, nước Anh dưới thời chính phủ Attlee và ở Mỹ dưới thời Tổng Thống Truman, đã xây dựng một nhà nước dân sinh, hạ tầng cơ sở tu bổ tốt, chăm sóc y tế và giáo dục khá chu toàn để phục vụ cho đại đa số quần chúng.

Năm 1980, đó là cuộc cách mạng của Tổng Thống Reagan và Nữ Thủ Tướng Margaret Thatcher ủng hộ kinh tế thị trường và doanh thương tư nhân nhằm chống lại quyền lực tập trung của nhà nước kìm hãm kinh doanh của tư nhân.

Đồng ý hay không với một trong hai điểm tôi trình bày trong khúc quanh lịch sử năm 1945 và 1980 là hoàn toàn không phải là vật chất. Mà điều quan trọng là Tây Phương đã có một kế hoạch, một tầm nhìn thế giới hầu có dự án điều hành mục đích cho sự thăng tiến của con người.

Trong cả hai trường hợp, chúng ta thấy nó đã thành công, với một Cộng Sản Liên Xô sụp đổ không gượng dậy được đưa một châu Âu sống trong hòa bình cho đến đầu thế kỷ này mọi người đều được thấy ​​mức lương và đời sống tăng lên. Mọi thứ trở nên tốt hơn. Phương Tây khá mạnh.

Nhưng năm 2022, chúng ta phải có một cách đúng đắn rằng: một bộ phận lớn người dân Tây Phương mức sống đang xuống, hàng triệu người đang phải chật vật với các nhu cầu thiết yếu cơ bản và lạm phát gia tăng khiến đời sống bị giảm xuống. Tại nước Anh, sớm bị đánh thuế nhiều hơn bất kỳ lúc thời nào kể từ những năm 1940, chi tiêu nhiều hơn bao giờ hết về các dự án công. Như Y tế công cộng (NHS – The National Health Service) chiếm 44% chi tiêu nhưng vẫn chưa hoàn hảo cho lắm…. Ở những mức độ khác nhau, chúng ta có thể đi vòng quanh thế giới Tây Phương và thấy cùng một tình trạng như vậy.

Đại dịch virus Vũ Hán (Covid-19) gây nhiều thiệt hại. Và bây giờ là cuộc xung đột Ukraine.

Sau cuộc khủng hoảng tài chính trước đây, chúng ta đã ngăn chặn tình trạng suy thoái thông qua chính sách tiền tệ khác thường và tái cấp vốn của các ngân hàng. Không có giải pháp thay thế thực tế nào, nhưng chủ trương chính sách đã bóp méo nền kinh tế của chúng ta, thưởng cho những người có tài sản, bắt những người không có tài sản phải thắt lưng buộc bụng, cắt giảm các chi tiêu cơ bản cuộc sống mà những người nghèo nhất trong xã hội đang phụ thuộc vào.

Hậu quả chính trị trong 15 năm qua là chủ nghĩa dân túy phát triển khắp nơi. Các đảng truyền thống đã chứng kiến ​​một thế hệ mới đang thay thế họ, làm xáo trộn nền chính trị thông thường và đổ lỗi cho tình trạng của người dân trước ngưỡng cửa của “giới tinh hoa”. Cánh hữu đã trở thành chủ nghĩa dân tộc, chú trọng nhiều đến các vấn đề văn hóa cũng như kinh tế; cánh tả cho sự pha trộn giữa quyền lực nhà nước theo kiểu cũ là bình đẳng và chính trị cần chủ nghĩa cấp tiến mới. Có những đảng mới mọc lên, một số theo đảng xanh, một số theo khuynh hướng trung lập, một số thuộc cánh hữu, và một số thuộc cánh tả…

Nền chính trị Tây Phương đang rối loạn – chính sách dựa xu hướng đảng phái nhiều hơn, không hiệu quả trong việc phục vụ quần chúng; đặc biệt nó được thúc đẩy bởi phương tiện truyền thông xã hội (social media) rất mạnh.

Điều này đã dẫn đến hậu quả chính sách đối ngoại. Gần đây, một nhà lãnh đạo đã nói riêng với tôi là ông ta thực sự tuyệt vọng khi cố gắng tìm ra sự đồng thuận với Hoa Kỳ trên những vấn đề quốc tế. Đặc trưng qua các chính quyền Bush, Obama, Trump và bây giờ là Biden, nói với tôi đủ các thứ: “quá nhiều; quá ít; quá kỳ quặc; quá yếu”. Tôi đẩy lùi ý nghĩ đó và tôi nghĩ rằng việc mô tả đặc điểm như vậy thực sự không công bằng. Trong trường hợp của mỗi tổng thống Mỹ đều có những thành tựu đáng kể, gần đây nhất là trong cuộc vận động ủng hộ Ukraine của Tổng Thống Joe Biden. Nhưng theo tôi thì suy nghĩ của ông ấy thực sự là những người làm việc với Hoa Kỳ ngày nay họ cảm thấy chính trị nội bộ của nước Mỹ đang chi phối chính sách đối ngoại theo cách không nhất quán.

Ảnh hưởng của tất cả những điều này là đối với người dân Hoa Kỳ cho rằng, chính trị trong nước rối loạn chức năng; và đối ngoại thì chính sách dường như không thể đoán trước được. Tất cả đó không giúp ích gì cho giá trị nền dân chủ Tây Phương.

Sau 10 năm làm Thủ Tướng Anh, và 15 năm kinh nghiệm làm việc với các chính phủ trên thế giới, tôi đã học được một điều quý giá. Tất cả là do sự truyền đạt. Dù ở trong một nền dân chủ hay không. Truyền đạt là những gì duy trì các nhà lãnh đạo và hệ thống hoạt động tốt hơn hoặc làm suy yếu chúng.

Thách thức của nền dân chủ là tính hiệu quả của nó. Nghị luận chính trị thường đề cao tính minh bạch, trung thực và xác thực. Những điều này là quan trọng. Nhưng nó không quan trọng hơn khả năng truyền đạt. Cuối cùng, lý do khiến Boris Johnson sa sút không chỉ đơn giản là sự phẫn nộ xung quanh “bữa tiệc”, mà là do không có kế hoạch cho tương lai của nước Anh. Khi tính xác thực sụp đổ, không còn gì để gượng được.

Ngày nay, nền dân chủ Tây Phương cần một chiến lược mới.

Những điều gì đó mang lại định hướng, truyền cảm hứng cho niềm hy vọng, lời giải thích đáng tin cậy về một thế giới đang thay đổi và cách chúng ta thực hiện làm sao được thành công.

Về chính sách đối nội, quan điểm của tôi là tất cả đều nhằm khai thác cuộc cách mạng kỹ thuật công nghệ. Đó là thay đổi lớn nhất trong thế kỷ 21 thực sự đang diễn ra. Nó sẽ phá vỡ mọi thứ. Nó sẽ làm gián đoạn cách thức hoạt động của chính phủ. Nó tương đương như cuộc cách mạng công nghiệp của thế kỷ 19. Đó là giải pháp duy nhất mà tôi thấy cần thiết đối với sự tăng trưởng và để nâng cao mức sống con người; cách duy nhất để cải thiện phục vụ nhân loại đồng thời giảm chi phí, ví dụ như chăm sóc sức khỏe; hoặc câu trả lời duy nhất giải quyết nạn biến đổi khí hậu nếu chúng ta muốn duy trì sự phát triển mà cắt giảm lượng khí thải làm ô nhiễm môi trường.

Vấn đề là chính trị thế kỷ 20 của cánh hữu và cánh tả không thực sự phù hợp với ngày nay. Các chính trị gia giờ đây thường quen thuộc hơn với chính trị bất bình, thấy nó quá “kỹ trị” và trong mọi trường hợp quá khó hiểu.

Nhưng nếu chúng ta đang tìm kiếm dự án tổng thể cho quản trị nội địa hiện đại, thì tôi tin rằng sẽ hiểu được cuộc cách mạng kỹ thuật công nghệ, tiếp cận những cơ hội rộng lớn và giảm thiểu nhiều rủi ro.

May mắn thay, về kỹ thuật công nghệ, nước Anh được xếp vào hàng tốt. Nhưng nó đòi hỏi các nhà chính trị phải đặt nó ở vị trí trọng tâm. Thế mà cuộc tranh luận hiện tại của giới lãnh đạo Đảng Bảo Thủ của Anh xoay quanh “việc cắt giảm thuế”, có lẽ được coi là chống lại Đảng Lao Động là đảng “đóng thuế và chi tiêu” như ở thời kỳ của năm 1980…

Đối với chính sách đối ngoại, Ukraine nên trở thành một điểm mấu chốt làm sống lại ý thức về sứ mệnh của chúng ta. Nhưng trong thế kỷ 21 không chỉ vì Nga mà Trung Cộng là chính.

Cuộc xung đột ở Ukraine, nơi một nước châu Âu đang sống hòa bình, dân chủ đã phải chịu một hành động xâm lược tàn bạo và phi lý của Nga, với mục đích rõ ràng là đàn áp quyền tự do mà người dân Ukraine đã lựa chọn cho mình, với một lý do ngớ ngẩn đe dọa từ kẻ cầm đầu xâm lược. Dựa vào cách giải thích kỳ quặc về lịch sử Nga đại diện cho Ukraine, nghi ngờ chính sách đối ngoại của tây Phương. Những điều đó chẳng khác gì một gáo nước lạnh tạt vào đầu một ai đó đang ngồi trong quán cà phê đang lặng lẽ đọc báo.

Phản ứng đầu tiên đối với cuộc xâm lược Ukraine là sốc: trước cái chết và sự tàn phá của vũ khí tối tân một cách bừa bãi và rùng rợn khủng khiếp.

Nhưng sau cú sốc, chúng ta nhận ra rằng: đây là niềm tin [tự tạo] vào sự hợp lý của một nước lớn (lý của kẻ mạnh). Vâng, những kẻ khủng bố hành xử như vậy. Nhưng đây là thành viên thường trực của Hội Đồng Bảo An Liên Hợp Quốc. Nước có diện tích lớn nhất thế giới [nước Nga]

Chúng ta đã được cảnh báo về nước Nga khi liên tưởng đến Crimea vào năm 2014 hoặc Georgia vào năm 2008. Nhưng sự thật là đây – một cuộc chiến quy mô toàn diện được tiến hành để khuất phục cả một quốc gia tự do dân chủ thuộc châu Âu – thật bất ngờ vì nó mang tính chất mà chúng ta không thể tưởng tượng nổi.

Trước khi xâm lăng Ukraine, có nghi ngờ rằng Putin có thể xâm lược các nước Baltic hoặc Thụy Điển hoặc Phần Lan đã bị cho là suy nghĩ viển vông. Nhưng bây giờ, thì có lý do chính đáng để các nhà lãnh đạo của những quốc gia này cần gia nhập NATO.

Khi bắt đầu cuộc xung đột, tôi đã lập luận về một chiến lược kép cho Ukraine rằng: Một mặt hỗ trợ quân sự càng nhiều càng tốt, song song với sự viện trợ quân sự, các biện pháp trừng phạt kinh tế, tài chính cứng rắn nhất nếu chúng ta không tham gia trực tiếp vào cuộc chiến; Nhưng để chiến lược quân sự có thể tạo ra đòn bẩy cho một giải pháp thương lượng, tất nhiên là trên những điều kiện có thể chấp nhận được của Ukraine. 

Câu hỏi đặt ra là Ukraine có ý nghĩa như thế nào đối với chính sách đối ngoại của Tây Phương. Một vài năm trở lại đây, nhiều người ở Tây Phương thậm chí còn đặt câu hỏi về sự cần thiết của một thứ gọi là “chính sách Tây Phương”. Nghe như có vẻ khiêu khích, thậm chí gây hấn, đặc biệt là sau khi Bức Tường Berlin sụp đổ và hậu 11/9. Ukraine đã loại bỏ phần lớn sự suy nghĩ đó.

Tuy nhiên, đây là một điều đáng lưu ý sự thay đổi địa chính trị lớn nhất của thế kỷ thứ 21 này đến từ Trung Cộng chứ không phải Nga. Có phải thế giới đang ở vào giai đoạn cuối sự thống trị chính trị và kinh tế của Tây Phương. Thế giới tương lai ít nhất sẽ là lưỡng cực và có thể là đa cực. Chứ không đơn cực như sau Chiến Tranh Lạnh.

Trung Cộng đã là siêu cường thứ hai trên thế giới. Mặc dù Nga có sức mạnh quân sự, nhưng trên chiến trường Ukraine cho ta thấy nó có một số nhược điểm. Thêm nữa nền kinh tế của Nga chưa được sung mãn để tạo nên địa chính trị thay đổi, kinh tế của Nga chỉ bằng 70% của nước Ý. Sức mạnh của Trung Cộng thì hoàn toàn khác. TC có hơn 1.3 tỷ dân, nhiều hơn so với dân số của châu Âu và Bắc Mỹ cộng lại. Nền kinh tế của TC gần ngang bằng với Mỹ. Trong hai thập niên qua, TC đã theo đuổi tích cực một phương pháp “tham gia” với thế giới, xây dựng các mối liên hệ mà tôi đã chứng kiến là ở đó có những miễn cưỡng sâu sắc, ngay cả từ phía các đồng minh truyền thống của Mỹ cũng phải nhượng bộ.

TC có một nền văn minh cổ đại, và người dân ngày càng giàu hơn. Vì vậy, vị trí leo lên siêu cường của Trung Cộng là điều đương nhiên, nó không phải là Nga.

Mặc dù vậy, trong thời gian gần đây, Chủ Tịch TC Tập Cận Bình đã thiết lập quyền lực tối cao của Đảng Cộng Sản, Tập không che giấu thái độ coi thường “sự suy đồi” của Tây Phương, hay sự ngưỡng mộ cá nhân đối với Tổng thống Putin và cách thức lãnh đạo độc tài của y. Ông dự định sẽ tiếp tục nắm quyền ít nhất một thập niên nữa và tham vọng rõ ràng là đưa Đài Loan dưới quyền cai trị của Bắc Kinh. Hồng Kông là bằng chứng cho ta thấy điều đó. Chúng ta không bao giờ nghĩ rằng Đài Loan sẽ tự nguyện quay về thống nhất với Hoa Lục, và thế giới lo sợ rằng Trung Cộng sẽ sử dụng vũ lực hơn là thuyết phục.

Thêm vào đó, Trung Cộng hiện đã bắt kịp Mỹ trong nhiều lĩnh vực kỹ thuật công nghệ, và có thể vượt qua Mỹ ở một vài lĩnh vực khác như AI chẳng hạn.

Khúc quanh mới này trên thế giới so với năm 1945 hoặc 1980 khác hẳn. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử hiện đại, phương Đông có thể ngang hàng với phương Tây. Và ở hai khúc quanh lịch sử trước nền dân chủ Tây Phương về cơ bản đang ở giai đoạn phát triển mạnh mẽ. Nhưng điều đó không đúng với năm 2022. Hoặc ít nhất là không rõ ràng cho niềm tin của mọi người.

Tầm quan trọng của Ukraine là nó làm rõ. Do những hành động của Putin, chúng ta không thể tin tưởng vào việc lãnh đạo Trung Cộng hành xử theo cách mà TC cho là hợp lý [lý của kẻ mạnh].

Quý vị cũng đừng hiểu lầm tôi. Tôi không nói trước rằng Trung Cộng sẽ cố gắng chiếm Đài Loan bằng vũ lực. Nhưng chúng ta không thể dựa trên chính sách của mình để chắc chắn rằng nó sẽ không xảy ra. Và ngay cả khi đứng về phía Đài Loan, thực tế là Trung Cộng dưới sự lãnh đạo của Tập Cận Bình đang tranh giành ảnh hưởng và làm như vậy đối với Đài Loan một cách quyết liệt.

Mặt khác, TC sẽ không đơn độc. Họ sẽ tạo đồng minh, nước Nga là chắc chắn, có thể thêm Iran. TC sẽ kéo các quốc gia về phía họ vì những sự chia rẽ được thấy ở G20 chia rẽ về vấn đề Ukraine. Người ta đồng minh với TC đôi khi vì không thích Tây Phương, đôi khi vì các nhà lãnh đạo có cùng khuynh hướng độc tài, đôi khi các quốc gia sẽ chỉ bị lôi kéo một phần… Trung Cộng sẽ cạnh tranh không chỉ vì quyền lực mà còn chống lại hệ thống dân chủ của chúng ta và giá trị của chúng ta.

Tôi ủng hộ một chính sách đối với Trung Cộng mà chúng ta gọi “sức mạnh cộng với sự tham gia” (strength plus engagement). Chúng ta phải đủ mạnh để cần thiết đối phó với bất cứ điều gì mà Trung Cộng sắp đặt trong tương lai trong mục đích duy trì hệ thống và các giá trị của chúng ta. Nhưng chúng ta không nên tìm kiếm sự “tách rời” hoàn toàn hoặc đóng cửa các đường dây hợp tác. Nói với TC chúng ta không thù địch.

Chúng ta nên chứng tỏ rằng với những thái độ khác nhau của Trung Cộng đối với chúng ta rằng chúng ta chấp nhận địa vị của Trung Cộng như một cường quốc thế giới; rằng chúng ta tôn trọng văn hóa và con người Trung Cộng.

Trung Cộng luôn nên được cung cấp nhiều thứ để suy ngẫm. Nước này không có một hệ thống chính trị nguyên khối giống như Nga. Tập Cận Bình sẽ nhận được nhiệm vụ mới của mình. Nhưng y không phải là bất khả chiến bại. Và như chính sách Zero đại dịch virus Vũ Hán (Zero Covid) của ông đã cho thấy, sự lãnh đạo của người mạnh mẽ mang theo điểm yếu cố hữu khi mọi người sợ hãi thách thức những gì cần được thách thức.

Chúng ta cần cởi mở với Trung Cộng thay đổi. Nhưng đủ mạnh để chịu được nó nếu Trung Cộng không đi đúng hướng.

Đối với điều này, Tây Phương cần có chiến lược mới. Không có dự án nào thành công nếu không có chiến lược đúng đắn. Theo đuổi với sự phối hợp, cam kết và năng lực.

Quan hệ đối tác xuyên Đại Tây Dương giữa châu Âu và châu Mỹ đang ở mức mấu chốt. Nhưng nó cần nội dung và sức sống. Với các đồng minh quan trọng của chúng ta giữa các quốc gia phát triển như Nhật Bản, Canada và Úc, và các quốc gia đang phát triển, đặc biệt là ở Trung Đông và Viễn Đông, chúng ta cần phải thống nhất các mục tiêu của mình. Và bám chặt vào họ. Mỹ sẽ dẫn đầu nhưng phải có sự tham gia của các đồng minh trong việc thực thi chính sách.

Chúng ta cần các nhà lãnh đạo chính trị chuẩn bị sẵn sàng để chống chọi với các áp lực chính trị trong nước. Thường có sự phân định thô thiển giữa chính sách đối ngoại “thực tế hóa” – về cơ bản là phi kỷ luật và chính sách đối ngoại “định hướng giá trị” – được những người tử tế theo đuổi.

Nhưng các giá trị không thể được bảo vệ trừ khi chúng ta đủ mạnh mẽ để vượt qua những người chống lại nó. Sức mạnh không đến từ những suy nghĩ viển vông mà từ sự lượng giá đúng đắn về thực tế.

Chính phủ không phải là tổ chức phi chính phủ. Các nhà lãnh đạo không viết bình luận; họ đang đưa ra chính sách.

Điều này có ý nghĩa gì trong thực tế?

Chúng ta nên tăng chi tiêu quốc phòng và duy trì ưu thế quân sự. Hoa Kỳ vẫn là nước có quân đội lớn nhất và được trang bị vũ khí tốt nhất trên thế giới. Nhưng chúng ta, phải đủ sức và vượt trội để đáp ứng mọi tình huống hoặc các loại xung đột trong mọi lĩnh vực. Người Mỹ đang bắt kịp nhanh chóng khả năng hỏa tiễn siêu thanh; với thực tế của họ đã cho chúng ta một bài học.

An ninh mạng là biên giới phòng thủ mới. Nó đòi hỏi một phản ứng phối hợp toàn cầu.

Thứ hai, Tây Phương đã than thở trong không gian “quyền lực mềm” trong những năm qua, mặc dù rất may, có những dấu hiệu cho thấy chính quyền Biden đang điều chỉnh hướng đi. Tôi thấy điều này liên tục khi Viện của tôi hoạt động trên khắp Châu Phi và Đông Nam Á. Không chỉ Trung Cộng mà cả Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, thậm chí cả Iran đều đang đổ nguồn lực vào các nước đang phát triển và đặt trọng tâm tăng cường quốc phòng và chính trị. Trong khi đó, Tây Phương rất quan liêu, thiếu sức tưởng tượng và thường tham gia chính trị mà không có hiệu quả về mặt chính trị.

Tuy nhiên, hiện nay chúng ta có một cơ hội tuyệt vời. Các nước đang phát triển thích giao thương và kinh doanh với Tây Phương. Bây giờ họ nghi ngờ nhiều hơn về việc ký hợp đồng với Trung Cộng so với một thập niên về trước. Họ ngưỡng mộ hệ thống Tây Phương nhiều hơn chúng ta nhận ra.

Nhưng chúng ta cần làm cho các thể chế và chính phủ của chúng ta nhanh nhẹn hơn, đáp ứng nhiều hơn nhu cầu thực tế của các quốc gia và phối hợp với nhau. Chỉ một ví dụ: ở khu vực SAHEL [thuộc châu Phi], đang chờ đợi sự bùng lên chủ nghĩa cực đoan. Chúng ta nên chuẩn bị ngay bây giờ để ngăn chặn nó.

Dân số châu Phi sẽ tăng gấp đôi trong 30 năm tới trong khi dân số Trung Cộng giảm. Chúng ta nên giúp thế hệ lãnh đạo châu Phi mới phát triển bền vững, cải cách nông nghiệp để các quốc gia có nhiều đất canh tác không bị thiếu lương thực, chế biến và gia tăng giá trị cho hàng hóa mà họ sở hữu.

Việc khối G7 công bố “Đối tác về Cơ sở hạ tầng và Đầu tư Toàn cầu” trị giá 600 tỷ USD là một phản ứng đáng hoan nghênh nhưng đã quá trễ đối với OBOR (One Belt, One Road) của Trung Cộng.

Đại dịch virus Vũ Hán là một nguy cơ nhưng đã thúc đẩy những tiến bộ to lớn trong khoa học y tế. Chiến dịch “One Shot” sẽ sớm được khởi động để bảo đảm rằng thế hệ vaccine mới cho các bệnh như sốt rét, lao, sốt xuất huyết và thậm chí cả HIV/AIDS sẽ được cung cấp cho thế giới đang phát triển và các nơi khác. Hàng triệu sinh mạng có thể được cứu. Phương Tây nên dẫn đầu nó.

Chúng ta không được từ bỏ quyền lãnh đạo ở Trung Đông. Điều này không liên quan gì đến dầu. Hoặc thậm chí bảo mật theo nghĩa hẹp là làm việc với các đồng minh để ngăn chặn các hành động khủng bố. Phong trào hiện đại hóa đang bao trùm khắp khu vực – nơi có sự hỗ trợ rộng rãi trong khu vực được chứng minh bằng cuộc thăm dò của Viện của tôi được công bố vào đầu tuần – rất quan trọng đối với an ninh lâu dài của chúng ta. Hiệp định Abraham mà tôi đã tham gia, là bằng chứng cho thấy Trung Đông đang thay đổi. Đó thực sự là thời điểm cuối cùng để từ bỏ nó.

Phương Tây có một số tổ chức lớn về quyền lực mềm văn hóa, như Hội Đồng Anh và BBC. Chúng ta nên hỗ trợ họ.

Chúng ta nên tiếp tục dẫn đầu trong cuộc tranh luận về khí hậu.

Và, như bạn mong đợi tôi nói, chúng ta phải là những người đi đầu trong lĩnh vực kỹ thuật công nghệ. Hội đồng kỹ thuật Công nghệ và Thương mại Hoa Kỳ-EU có thể được biến thành một cổ máy hoạch định chính sách tập thể hiệu quả.

Chúng ta nên bảo đảm rằng những lo ngại chính đáng về quyền riêng tư dữ liệu và lạm dụng kỹ thuật công nghệ không làm mất đi sự đổi mới hoặc làm mất lợi thế cạnh tranh của chúng ta. Một cách tiếp cận phổ biến đối với quy định sẽ hữu ích.

Có những chính sách tốt cho các quốc gia gần bờ biển, bạn bè tiếp cận biển, vì sự an toàn của chuỗi cung ứng. Nhưng nếu chúng ta để điều này biến thành một lực đẩy chung chống lại toàn cầu hóa, ủng hộ chủ nghĩa bảo hộ, thì sẽ gây hại vô cùng cho chúng ta.

Chúng ta phải thể hiện sức mạnh duy trì – sự cam kết – ngay cả khi nó khó khăn. Ngay cả khi nó không phổ biến. Đây là một bài học rút ra từ Afghanistan và ở một mức độ nào đó, cũng làm giảm sự can dự với Iraq và Libya.

Cam kết này phải bao trùm các đồng minh của chúng ta. Nếu chúng ta có bất đồng về quyền con người, chúng ta nên nói như vậy, nhưng điều đó không ngăn cản chúng ta hỗ trợ cho họ khi họ phải đối mặt với những mối đe dọa đối với tất cả chúng ta.

Ấn Độ – quốc gia có thể và cần đạt được vị thế siêu cường và là nền dân chủ lớn nhất thế giới – phải được duy trì bên trong và bên trong ưu tiên và suy tính của chúng ta. Xây dựng mối quan hệ bền chặt với các quốc gia mới nổi lên như Indonesia là rất quan trọng.

Mọi người trên khắp thế giới cần thấy và biết chúng ta đang làm gì. Đó là chúng ta có một chiến lược rõ ràng. Rằng chúng ta hoạt động theo một kế hoạch được lập ra không phải bởi nguồn cấp dữ liệu trên Twitter, Facebook mới nhất, mà bằng các chính sách sâu sắc có chiến lược thời đại.

Ngay cả khi bị dẫn đầu bởi Mỹ, tất cả chúng ta đều có sân chơi của mình để hoạt động. Tôi sẽ không gây đau đớn về nước Anh Brexit, nhưng điều cấp thiết là Anh phải xây dựng lại một mối quan hệ hợp lý với châu Âu, cho phép chúng ta làm việc cùng nhau vì lợi ích chung của chúng ta với các quốc gia khác của lục địa mà chúng ta thuộc về và hòa hợp với người Mỹ về khả năng lãnh đạo.

Đây là dự án chính sách đối ngoại của nền dân chủ Tây Phương trong thập niên thứ ba của thế kỷ 21: nhằm bảo vệ các giá trị và cách sống của chúng ta trong thời đại Trung Cộng trỗi dậy.

Như năm 1945 hay 1980, chúng ta có thể thành công. Một trong những bài học từ quãng thời gian sống trên thế giới của cá nhân tôi kể từ khi rời nhiệm sở, đó là cuối cùng thì tinh thần của con người muốn được tự do – và tinh thần đó là không một ai có thể khuất phục được.

Rốt cuộc, đó chính là động lực thúc đẩy những người dân Ukraine dũng cảm và phải chịu đựng đau thương như vậy. Họ làm điều đó vì họ biết tự do là giá đáng để đấu tranh. Mối nguy cơ của họ sẽ thức tỉnh cho chúng ta rất nhiều.

Những giả định cũ đã tan rã. Thế giới đang chuyển động với tốc độ của riêng nó và nó sẽ không chờ đợi chúng ta.

Ở một số khía cạnh, khúc quanh lịch sử này nghiêm trọng hơn so với hai lần trước vào những năm 1945 hoặc 1980. Chúng ta đòi hỏi phải có tổ chức, trí tuệ, sự tập trung bền vững, ý thức về mục đích chung và chiến lược chung để đạt được mục tiêu đó.

Điểm cuối cùng của tôi muốn nói điều này sẽ không xảy ra trừ khi chúng ta hàn gắn chính trị của chính mình. Làm thế nào mà nước Anh lại đạt đến điểm mà Nigel Farage và Jeremy Corbyn đến trong một thời gian ngắn nhưng mang tính hệ quả để định hình nền chính trị của chúng ta? Hay Mỹ đến một nơi mà liệu bạn có được tiêm vaccine thể hiện lòng trung thành về chính trị?

Sự điên rồ trong chính trị của chúng ta phải dừng lại. Chúng ta không thể mua được sự xa xỉ của những tưởng tượng đam mê. Chúng ta cần đặt lý do và chiến lược trở lại chuyến xe chúng ta đang lái. Và chúng ta cần phải làm như vậy một cách vô cùng cấp bách.

Nguyên bản: https://institute.global/tony-blair/tony-blairs-speech-after-ukraine-what-lessons-now-western-leadership

Phiên dịch: Lê Thành Nhân