CỰU GIÁO SƯ TRƯỜNG ĐẢNG LẦN ĐẦU CHỈ RA XU THẾ “THOÁI ĐẢNG” TRONG ĐẢNG CỘNG SẢN TRUNG QUỐC

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail

Cựu giáo sư Thái Hà (Cai Xia) của Trường Đảng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã bị khai trừ khỏi Đảng vì chỉ trích lãnh đạo Tập Cận Bình và thể chế toàn trị, mới đây lần đầu bà bố bài báo dài kể về con đường thức tỉnh chính trị khi đoạn tuyệt với ĐCSTQ, bài viết cũng cho biết về xu thế ý thực nội bộ ĐCSTQ đối với Tập Cận Bình.

Trả lời phỏng vấn truyền thông Mỹ, cựu giáo sư Thái Hà của Trường Đảng Trung ương ĐCSTQ cho biết rằng xung đột giữa Trung Quốc và Mỹ là xung đột giữa hai hệ thống chính trị và hệ tư tưởng. (Ảnh từ internet).

Theo Đài Á châu Tự do (RFA), cựu giáo sư Thái Hà tại Trường Đảng Trung ương ĐCSTQ lưu vong ở Mỹ đã đăng một bài báo dài trên tờ Foreign Affairs (Mỹ), mô tả ĐCSTQ “là Đảng thất bại”, bà đã chính thức “đoạt tuyệt với Bắc Kinh”. Tạp chí sẽ được xuất bản vào tháng Giêng năm sau.

Bài viết của bà Thái Hà đề cập rằng bà hoàn toàn thất vọng với ĐCSTQ trong hai vụ việc bắt đầu vào năm 2016. Một là trường hợp ông Nhậm Chí Cường thuộc “thế hệ Đỏ” thứ hai của ĐCSTQ đã bị chính quyền đàn áp vì chỉ trích vấn đề “truyền thông cần có tính Đảng”. Bà cho biết kể từ bài viết đầu tiên vào năm 2016 khi bà biện hộ cho ông Nhậm Chí Cường thì bà đã thường xuyên bị các quan chức thăm hỏi, bị Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật gây áp lực, và lần nào cũng được yêu cầu giữ bí mật. Bà mô tả những hành vi như vậy không khác gì xã hội đen.

Thứ hai là cái chết của nhà khoa học môi trường Lôi Dương (Lei Yang). Ông Lôi Dương đã bị cảnh sát vu khống tội mua dâm và bị hành hung thiệt mạng, nhưng không có cảnh sát nào bị trừng phạt vì tội ác đó, còn vụ việc đã gây ra phản ứng dữ dội từ dư luận Trung Quốc. Bà Thái Hà cho biết sau khi chuyện xảy ra đã khiến cả đêm bà ngồi thẫn thờ trước bàn làm việc, trong lòng đầy buồn bã và căm giận. Rõ ràng cái chết của Lôi Dương là do hành vi vũ lực phạm pháp của cảnh sát nhưng cấp trên không trừng phạt những cảnh sát gây ra vụ việc mà dùng chính khoản tiền thuế lớn của người dân để tìm kiếm hòa giải bên ngoài tòa án. “Tôi tự hỏi bản thân: quan chức ĐCSTQ có thể làm những hành động đê hèn như vậy mà không bị truy cứu thì liệu có thể tin tưởng vào Đảng này được không? Điều quan trọng nhất là tôi có thể tiếp tục phục vụ cho chế độ này nữa được không?”, bà chia sẻ.

Trong bài viết, cựu giáo sư của ĐCSTQ này cũng đề cập rằng thời đại ông Tập Cận Bình đã tăng cường kiểm soát tư tưởng mạnh hơn, bót nghẹt không gian chính trị và xã hội dân sự mạnh mẽ hơn. “Nếu bạn không sống ở Trung Quốc Đại lục, thật khó hiểu chế độ này tàn ác đến mức nào, và đã âm thầm gây ra bao nhiêu bi kịch. Suy thoái tăng tốc trong thời Tập Cận Bình khiến bà nhanh chóng có quyết định”, bà Thái Hà nói.

Bài báo cũng tiết lộ đánh giá của các đảng viên ĐCSTQ về ông Tập Cận Bình: một giáo sư (giấu tên) nổi tiếng giữ vị trí hàng đầu trong Trường Đảng Trung ương ĐCSTQ thẳng thắn cho rằng ông Tập Cận Bình “không đủ kiến ​​thức”; một học giả khác trong Đảng cho rằng ông Tập Cận Bình “thiếu năng lực phán đoán cơ bản, nói năng không kể logic.”…

Bài viết chỉ rõ cộng đồng quốc tế đã thấy rõ thực trạng thiếu năng lực phán đoán của ông Tập Cận Bình, ví dụ sau khi Tổng thống Mỹ Trump lên nắm quyền thì ông Tập đã cho biết rằng Trung Quốc có cả nghìn lý do để xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với Mỹ. Thế nhưng sau đó là cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung, phong trào dân chủ ở Hồng Kông bị đàn áp, việc che giấu dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán đã dẫn đến dịch lây lan toàn cầu, và gần đây có tin cáo buộc rằng ĐCSTQ can thiệp vào cuộc bầu cử Mỹ năm 2020. Chính vì ông Tập Cận Bình thường xuyên đưa ra những đánh giá sai lầm làm cho quan hệ Mỹ – Trung nhanh chóng nóng lên và mức độ xấu đi xuống đáy, hiện đã gần đến mức chia tách giữa hai nền kinh tế.

Tháng 6 năm nay cộng đồng mạng internet chia sẻ bản ghi âm cuộc trò chuyện riêng (bị rò rỉ) của bà Thái Hà với một người thuộc “thế hệ Đỏ” thứ hai của ĐCSTQ mà không có sự đồng ý của bà. Trong cuộc trò chuyện riêng tư này, bà Thái Hà gọi ĐCSTQ là “thây ma chính trị” và ông Tập Cận Bình nên từ chức. Trong một bài viết ngắn gửi cho bạn bè lên án việc ông Tập thực hiện luật an ninh quốc gia mới tại Hồng Kông, bà có chia sẻ thêm: “Ai đó đã tiết lộ nó ra ngoài.”

Vì vấn đề này mà bà Thái Hà đã bị khai trừ khỏi Đảng và bị hủy tiền trợ cấp hưu trí. Vấn đề được bà phản ứng trên WeChat, “Rất vui vì đã hoàn toàn chấm dứt liên kết kiểu băng đảng xã hội đen này!”

Trong một cuộc phỏng vấn với Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) vào ngày 18/8, cựu giáo sư ĐCSTQ này cho biết rằng chính quyền ĐCSTQ hiện đang làm mọi cách để trấn áp những tiếng nói khác biệt và thẳng tay thanh trừng và đàn áp những người trong Đảng vì đảng này đang mắc kẹt trong tình trạng khó khăn cả bên trong và bên ngoài. “Tầng chóp bu trong Đảng có nhận thức rằng áp lực bên ngoài càng nhiều thì càng lo sợ nội bộ nổ ra vấn đề.”

Bà chỉ ra ĐCSTQ là một thây ma chính trị, cần phải loại bỏ. Cựu giáo sư ĐCSTQ này đã nhiều lần nhấn mạnh bà không đơn độc mà trên thực tế rất nhiều người trong ĐCSTQ có cùng quan điểm với bà. Theo bà thì có 60% đến 70% những người trong ĐCSTQ có cùng quan điểm với bà.

Sau đó đến tháng 9 năm nay, khi bà Thái Hà được Đài VOA phỏng vấn, bà đã kể lại chuyện trong một bữa ăn của một nhóm cấp cao nhất của “thế hệ Đỏ” thứ hai đã có thảo luận sâu sắc về tính hợp pháp của chế độ ĐCSTQ:

– Có người phát biểu rằng nên nhìn lại từ năm 1989, sau khi nổ ra thảm sát tại quảng trường Thiên An Môn là giai đoạn đất nước Trung Quốc đã đi sai hướng.

– Nhưng có người lại cho rằng cần phải nhìn từ năm 1966 nổ ra “thập kỷ thảm họa” (Cách mạng Văn hóa).

– Có người lại nói rằng họ nên nhìn lại ngay từ năm 1949 khi ĐCSTQ mới giành được quyền lực cai trị Trung Quốc.

– Cuối cùng có người cho rằng: cần nhìn lại thực tế từ năm 1920 khi ĐCSTQ ra đời và con đường mà dân tộc Trung Quốc đã đi qua trong một thế kỷ qua, xem thời gian này có những logic lịch sử và mối liên hệ lịch sử nào có vấn đề.