Một nhóm chuyên viên cố vấn của Úc đang kêu gọi các quốc gia dân chủ “đẩy mạnh” đoàn kết phát triển của họ đổi mới kỹ thuật công nghệ và cạnh tranh chiến lược (nếu họ muốn cạnh tranh) để vượt qua Bắc Kinh.
Theo một nghiên cứu kéo dài một năm của Viện Chính Sách Chiến Lược Úc (ASPI = Australian Strategic Policy Institute) thì Bắc Kinh hiện đang dẫn đầu thế giới về 37 trong số 44 kỹ thuật công nghệ quan trọng. Những kỹ thuật công nghệ này gồm một loạt các lĩnh vực quan trọng, bao gồm kỹ thuật công nghệ quốc phòng, không gian, người máy, năng lượng, môi trường, sinh học, trí tuệ nhân tạo, các vật liệu và kỹ thuật công nghệ lượng tử tối tân trọng yếu.
Báo cáo của ASPI cũng cho biết 10 tổ chức nghiên cứu hàng đầu thế giới đều có trụ sở tại Trung Cộng và Đảng Cộng Sản Tàu (ĐCST) cũng tạo ra các tài liệu nghiên cứu có khả năng cao gấp 9 lần so với một “quốc gia xếp vào hàng thứ hai” mà quốc tế tưởng.
Báo cáo của ASPI nêu rõ: “Bộ dữ liệu của chúng tôi cho thấy khoảng cách lớn giữa Trung Cộng và Hoa Kỳ, với tư cách là hai quốc gia dẫn đầu kỹ thuật công nghệ, so với các quốc gia khác”. Hoa Kỳ hiện đang xếp thứ hai sau Bắc Kinh về phần lớn trong số 44 hạng mục được xác định. Trong khi Hoa Kỳ đang dẫn đầu thế giới ở bảy lĩnh vức gồm điện toán hiệu năng cao, điện toán lượng tử, và vaccine.
Úc được xếp hạng trong thứ 5 trong các quốc gia hàng đầu về 9 kỹ thuật công nghệ: an ninh mạng, khai thác và chế biến khoáng sản trọng yếu, pin điện, hydro và in 3D.
Báo cáo cũng cho thấy một điều đáng ngạc nhiên là 20% số bài nghiên cứu có tác động lớn đến kỹ thuật công nghệ của Bắc Kinh được viết bởi các nhà nghiên cứu được đào tạo sau đại học ở những quốc gia thuộc các nước trong Liên Minh Ngũ Nhãn (Hoa Kỳ, Anh, Úc, Canada và New Zealand).
Báo cáo nêu rõ: “Trong 5 năm qua, chính Trung Cộng đã tạo ra 48.49% các tài liệu nghiên cứu có tác động lớn trên thế giới về động cơ tối tân của phi cơ bao gồm cả động cơ siêu thanh, và có bảy trong số 10 tổ chức nghiên cứu hàng đầu thế giới trong lĩnh vực này”. Tổ chức nghiên cứu ASPI nhận thấy Bắc Kinh cũng đang dẫn đầu thế giới về các kỹ thuật công nghệ liên quan đến quốc phòng và không gian.
ASPI nói rằng Bắc Kinh có thể “thắt chặt” nguồn cung ứng toàn cầu đối với một số kỹ thuật công nghệ quan trọng nếu nghiên cứu đó được đưa ra thị trường thông qua cơ sở sản xuất của họ. ASPI nêu rõ: “Những rủi ro như vậy đang ngày càng nguy hiểm vì ĐCST sẵn sàng xử dụng các kỹ thuật cưỡng chế nằm ngoài phạm vi trật tự dựa trên quy tắc toàn cầu để trừng phạt các chính phủ và doanh nghiệp, bao gồm cả việc giữ lại nguồn cung cấp các kỹ thuật công nghệ quan trọng”.
“Sự dẫn đầu của Trung Cộng là sản phẩm của sự thiết kế có chủ đích và hoạch định chính sách dài hạn, như Tập Cận Bình và những người tiền nhiệm của ông đã nhiều lần đề ra”.
Kế hoạch thống trị kỹ thuật công nghệ của Tập Cận Bình
Năm 2018, nhà cầm quyền ĐCST đã công bố kế hoạch “Made in China 2025” nhằm đạt được khả năng tự cung tự cấp trong 10 lĩnh vực kỹ thuật công nghệ vào năm 2025. Tuy nhiên, kế hoạch này sau đó đã được chuyển sang một kế hoạch mới là “Tiêu Chuẩn Trung Cộng 2035” (Chinese Standard 2035).
Theo các “tiêu chuẩn” này, ĐCST đặt mục tiêu thống trị các kỹ thuật công nghệ hiện đại như trí tuệ nhân tạo (AI), điện toán đám mây (cloud), internet vạn vật (IoT = Internet of Things), và dữ liệu lớn. ĐCST cũng có ý định đẩy nhanh nỗ lực phát triển các tiêu chuẩn kỹ thuật, để cuối cùng xuất cảng chúng ra thị trường thế giới.
Hoa Kỳ cáo buộc Bắc Kinh đang phá hoại cạnh tranh công bằng đồng thời biện minh cho hành vi đánh cắp kỹ thuật công nghệ nước ngoài (đánh cắp sản phẩm trí tuệ) để phục vụ lợi ích quốc gia nhằm trở thành một cường quốc sản xuất kỹ thuật công nghệ cao.
Năm 2021, Bắc Kinh đã khiến các cơ quan tình báo Hoa Kỳ ngạc nhiên khi chính phủ này thử nghiệm một hỏa tiễn siêu thanh có khả năng mang đầu đạn nguyên tử bay vòng quanh trái đất, thể hiện năng lực kỹ thuật công nghệ của mình. Tuy nhiên, Bắc Kinh phủ nhận việc thử nghiệm vũ khí siêu thanh này.
Sau đó, vào tháng 9/2022 , chính phủ Tổng thống Biden đã thông qua Đạo Luật CHIPS Hoa Kỳ, vốn sẽ ngăn cản Bắc Kinh tiếp cận các kỹ thuật công nghệ sản xuất vi mạch cùng chất bán dẫn tối tân, đã và đang làm leo thang cuộc cạnh tranh chiến lược giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng căng thẳng thêm.
Sau khi đạo luật này được thông qua, Bộ Thương Mại Hoa Kỳ đã công bố “Chiến Lược Cho Quỹ CHIPS cho Hoa Kỳ” — một khoản đầu tư trị giá 50 tỷ USD để giúp tăng trưởng dài hạn ngành kỹ thuật công nghiệp bán dẫn nội địa nhằm hỗ trợ nền kinh tế và an ninh quốc gia nước Mỹ.
Báo cáo của ASPI nêu rõ: “Các cộng đồng tình báo có vai trò then chốt trong cả việc cung cấp tin tức cho những người ra quyết định và xây dựng năng lực”.
“Các chính phủ trên khắp thế giới nên hợp tác để bắt kịp Trung Cộng và nói rộng ra là, họ phải chú ý nhiều hơn đến trung tâm đổi mới kỹ thuật công nghệ và cạnh tranh chiến lược của thế giới của khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương”.
Các quốc gia dân chủ có thể làm gì?
Để các quốc gia dân chủ phương Tây cạnh tranh kỹ thuật công nghệ với Trung Cộng đang lên, cần phải có một “sự tăng cường chiến lược trong các kỹ thuật công nghệ quan trọng”. ASPI đã vạch ra 23 khuyến nghị chính sách mà các quốc gia dân chủ và các đồng minh của họ có thể hành động, theo cả cách “hợp tác và riêng lẻ”, nhằm chống lại một Bắc Kinh hiếu chiến.
Các khuyến nghị bao gồm những đổi mới như quỹ đầu tư quốc gia để cung cấp vốn đầu tư mạo hiểm, thị thực kỹ thuật công nghệ và tài trợ R&D (Research & Development) giữa các đồng minh, và khôi phục khu vực đại học thông qua học bổng chuyên ngành dành cho sinh viên và nhà kỹ thuật công nghệ làm việc ở tuyến đầu trong nghiên cứu các kỹ thuật công nghệ quan trọng.
ASPI nêu rõ: “Các cộng đồng tình báo có vai trò then chốt trong cả việc cung cấp thông tin cho những người ra quyết định và xây dựng năng lực. Một khuyến nghị mà chúng tôi đưa ra là các quốc gia Ngũ Nhãn cùng với Nhật Bản thành lục nhãn, xây dựng một trung tâm phân tích tình báo tập trung vào Trung Cộng và kỹ thuật công nghệ của họ”.
“Mặc dù Trung Cộng đang dẫn trước, nhưng điều quan trọng đối với các nền dân chủ là sức mạnh của vị trí dẫn đầu tổng thể tiềm năng của họ và sức mạnh tập thể của các khu vực và nhóm (ví dụ: EU, Bộ Tứ và AUKUS).
“Nhưng những vị thế dẫn đầu tổng thể tiềm năng như vậy sẽ chỉ tận dụng được toàn bộ tiềm năng thông qua sự hợp tác sâu sắc hơn giữa các đối tác và đồng minh, đầu tư nhiều hơn vào các lĩnh vực bao gồm R&D, tài năng và thương mại hóa cũng như các chiến lược tình báo tập trung hơn”.
Henry Jon
Nhật Thăng Lược dịch