CÓ CHUYỆN TRUNG CỘNG HỔ TRỢ VŨ KHÍ CHO NGA ?

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail

Trung Cộng có viện trợ vũ khí cho Nga không?

Từ một cường quốc quân sự đứng hàng đầu thế giới như Nga, nay trở thành một đạo quân đấu ngang ngửa với Ukraine có sức mạnh quân sự rất giới hạn. Hai bên lực lượng giằng co ở thị trấn Bakhmut gần 09 tháng (7/2022-4/2023) cho ta thấy Nga không đủ sức mạnh để chiếm một thị trấn. Điều này phơi bày sư yếu kém quân sự của Nga. Thậm chí, giờ này phải lập những địa đạo phòng thủ ở một số chiến trường sợ quân Ukraine tấn công. Cả thế giới đang lo rằng liệu Trung Cộng có viện trợ vũ khí quân sự cho Nga để kéo dài cuộc chiến? Đến hiện nay thì chưa thấy có dấu hiệu Trung Cộng viện trợ quân sự cho Nga như Tổng Thống Joe Biden đã xác nhận. Nhưng tương lai có hay không còn tùy thuộc. Bài phân tích dưới đây giúp cho chúng ta một cái nhìn tổng quát và thông thoáng hơn về sự việc này:

Một cuộc khủng hoảng lớn trong quan hệ Mỹ-Trung vừa được ngăn chặn kịp thời! Phát biểu vào ngày 14/04 tại cuộc họp báo với Ngoại Trưởng Đức Annalena Baerbock đến thăm Bắc Kinh, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Cộng Tần Cương (Qin Gang) bảo đảm: “Về việc xuất khẩu các mặt hàng quân sự, Trung Cộng có thái độ thận trọng và trách nhiệm. Trung Cộng sẽ không cung cấp vũ khí cho các bên liên quan đến cuộc chiến Ukraine, đồng thời sẽ kiểm soát việc xuất khẩu các mặt hàng công dụng kép [vừa quân sự vừa dân sự] theo luật pháp và quy định”.

Đó là thành công của Mỹ thực hiện chính sách răn đe liên tục để ngăn chặn Trung Cộng cung cấp viện trợ quân sự cho Nga. Chính quyền Hoa Kỳ đã nhiều lần trực tiếp cảnh cáo Trung Cộng không được hỗ trợ quân sự cho Nga. Và trong một năm qua đã lặp đi, lặp lại nhiều lần khiến Trung Cộng đã cân nhắc các lợi hại và không vi phạm lời cảnh cáo của Mỹ.

Một năm dài Washington liên tục cảnh cáo Trung Cộng

Thành công ngoại giao răn đe này của Hoa Kỳ đã suýt chút nữa bị thất bại. Vụ lộ tin mật hồ sơ tình báo Hoa Kỳ bị chặn gần đây của Jack Teixeira, một binh nhất phục vụ trong ngành điện toán của Không quân Quốc gia Massachusetts, đã lộ một số thông tin chi tiết. Trong loạt tài liệu mật tiết lộ đó có một bản tóm tắt tình báo ngày 23/02/2023 của Hoa Kỳ về “tín hiệu tình báo” của Nga, Quân Ủy Trung Ương Trung Cộng đã “phê duyệt việc cung cấp gia tăng vũ khí” được giữ bí mật. Tuy nhiên, vào ngày 14/04/2023, Bắc Kinh đã thay đổi quyết định.

Để hiểu rõ tại sao Trung Cộng thay đổi quyết định không hỗ trợ vũ khí cho Nga, cần làm rõ sự quan trọng của một loạt cảnh cáo trực tiếp của Hoa Kỳ đối với Trung Cộng đã diễn ra trong hơn một năm qua.

Lời cảnh cáo đầu tiên tại cuộc họp vào tháng 3/2022 của Cố Vấn An Ninh Quốc Gia Jake Sullivan với Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Cộng (lúc bấy giờ) là Dương Khiết Trì. Theo Sullivan, “chúng tôi đang liên lạc trực tiếp, riêng tư với Bắc Kinh rằng chắc chắn sẽ có hậu quả rất tai hại đối với việc Trung Cộng hỗ trợ vũ khí cho Nga”.

Tiếp đến tháng 9/2022, Ngoại Trưởng Antony Blinken lập lại lời cảnh cáo một cách nghiêm khắc với Ngoại trưởng Trung Cộng Vương Nghị tại Liên Hợp Quốc. Thêm nữa, một thông báo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Blinken trong cuộc họp báo nói rằng “nhắc lại việc Hoa Kỳ lên án cuộc chiến của Nga chống lại Ukraine và nhấn mạnh những hỗ trợ của Trung Cộng đối với Nga xâm lược vào một quốc gia Ukraine có chủ quyền sẽ mang hậu quả trừng phạt mạnh mẽ của Mỹ”.

Vài tháng sau, tại Hội Nghị An Ninh Munich năm 2023 (17-19 tháng 2/2023), Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken lặp lại thông điệp đó. Một quan chức cao cấp của Bộ Ngoại giao Mỹ đã nói với các phóng viên rằng ông Blinken “đã khá thẳng thắn khi cảnh cáo về những hậu quả mà Trung Cộng hỗ trợ vật chất và vũ khí cho Nga hoặc giúp Nga tránh được các biện pháp trừng phạt có hệ thống của Mỹ và Tây Phương”.

Mỹ-Trung cần giữ liên lạc chặt chẽ để không xảy ra chuyện đáng tiếc:

Thông báo về cuộc họp tháng 3 năm 2022 của Sullivan “nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì các đường dây liên lạc cởi mở giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng”. Tương tự, nội dung cuộc họp vào tháng 09/2022 của Ngoại Trưởng Blinken đã nói với Vương Nghị rằng “Hoa Kỳ vẫn sẵn sàng hợp tác với Trung Cộng trên những điểm lợi ích của đôi bên”. Và tại cuộc họp ngày 18/02/2023 đã lưu ý rằng “Hoa Kỳ sẽ cạnh tranh và sẽ đứng lên bảo vệ các giá trị và lợi ích của mình một cách không hối tiếc… chúng tôi không muốn xung đột với Trung Cộng và không tìm kiếm một cuộc Chiến Tranh Lạnh mới. Ngoại trưởng Blinken nhấn mạnh “tầm quan trọng của việc duy trì đối thoại ngoại giao và các đường dây liên lạc cởi mở trong mọi thời gian”.

Mỹ quan sát hành vi của Trung Cộng

Những cảnh cáo liên tục của Washington đối với Bắc Kinh dường như có hiệu quả. Nhưng liệu Trung Cộng xem những điều họ bị cảnh cáo có giá trị lâu bền bao lâu? Chúng ta cần lưu ý từ những góc độ của vấn đề Trung Cộng có hỗ trợ cho Nga hay không?

Đầu tiên, không có lệnh cấm vận nào là tuyệt đối cả. Nhiều yếu tố khác nhau – từ việc do sự hám lợi của một số cá nhân làm việc cho nhà nước Trung Cộng chuyển hàng qua biên giới Nga-Trung được kiểm soát lỏng lẻo, và nước thứ ba cung cấp ở mức độ có thể dùng vừa dân sự vừa quân sự. Những gì được phát hiện mà Trung Cộng đã cung cấp cho Nga như thiết bị gây nhiễu loạn liên lạc điện tử, radar, máy bay không người lái và dùng cho dân sự và quân sự của Trung Cộng đã đến tay quân đội Nga.

Thứ hai, Trung Cộng viện lý do để cung cấp viện trợ quân sự cho Nga là hợp lý: Trung Cộng cho rằng Hoa Kỳ có khoản viện trợ quân sự trị giá 35.8 tỷ đô la (tính đến ngày 4/04/2023) cho Ukraine chống lại Nga – nên những lời Mỹ đưa ra cảnh cáo đối với Trung Cộng giúp cho Nga là đạo đức giả. Ý nói rằng, cho đến nay dù Bắc Kinh có thể thông cảm với Moscow đến đâu, thì tuyên bố của Tần Cương đã đưa ra cho chúng ta thấy chừng nào sự sống còn của chế độ Putin không bị đe dọa, Bắc Kinh sẽ không cung cấp cho Moscow hỗ trợ quân sự cần thiết để xoay chuyển cục diện cuộc chiến Ukraine.

Khi nào thì Trung Cộng có thể hỗ trợ vũ khí cho Nga:

Nhìn chung, chính sách của Trung Cộng được quyết định bởi ý niệm chính trị. Như vậy, sự kiềm chế hỗ trợ quân sự cho Nga của Trung Cộng có thể sẽ tiếp tục hay không? Có ba lý do để lý giải cho việc này.

Đầu tiên, Bắc Kinh hiểu được sự nguy hiểm của việc leo thang chiến tranh ở Ukraine sẽ vướng vào Trung Cộng, trong thâm tâm thì Tập Cận Bình không muốn để Nga thất bại thê thảm trước NATO. Nhất là khi họ đã tìm đến với nhau để hợp tác chống Mỹ. Các nhà hoạch định chính sách Trung Cộng hiện nay là những người theo chủ nghĩa cực đoan có phần hiện thực, đó là những người nhận ra tầm quan trọng của việc cân bằng trong việc hỗ trợ Nga nhưng không muốn sự phẫn nộ của Tây phương sẽ làm tổn hại đến lợi ích quốc gia trên lãnh vực ngoại thương.

Thành tích quân sự kém cỏi của Nga ở Ukraine đã tạo ra những chỉ trích trong nội bộ của Trung Cộng, như Nhật Báo Quân Đội Giải phóng Nhân Dân, Tạp Chí Quân Sự đứng đầu của Trung Cộng, số ra ngày 12/01/2023, có lời phê bình khá tiêu cực nếu không muốn nói là chỉ trích trực tiếp, điều này hiếm khi thấy như vậy. Điều đó xuất hiện trong một bài báo có uy tín và có thẩm quyền cung cấp một sự nhận xét của Bắc Kinh về cuộc chiến của Nga ở Ukraine.

Các chiến lược gia Trung Cộng hiểu rằng việc cung cấp sự hỗ trợ quân sự không thể kiểm soát về mặt chính trị là cần thiết để thay đổi kết quả quân sự ở Ukraine theo hướng có lợi cho Moscow (điều này đã thấy trong giải pháp hòa bình của Trung Cộng ở Ukraine).  Họ cũng nhận thức sự hỗ trợ quân sự của Trung Cộng cho Nga có nguy cơ nghiêm trọng kéo Bắc Kinh vào một vũng lầy chiến tranh do liên minh mà Hoa Kỳ lãnh đạo. 

Thứ hai, cung cấp viện trợ quân sự quyết định cứu Nga chắc chắn sẽ khởi đầu các biện pháp trừng phạt kinh tế từ EU và Washington, gây nguy hiểm cho tăng trưởng kinh tế của Trung Cộng đang xuống dốc hiện nay. Trung Cộng phá sản làm mất thế cai trị của Đảng Cộng Sản Tàu đối với 1 tỷ dân người Hoa, đặc biệt là trong thời kỳ hậu đại dịch virus Vũ Hán cần khôi phục kinh tế phải dựa vào tăng trưởng thương mại liên tục với EU và Hoa Kỳ là hai khối thương mại hàng đầu của Trung Cộng hiện nay.

Nhưng còn nhiều thứ khác, kỹ thuật công nghệ châu Âu và Mỹ ngày càng quan trọng đối với phát triển đất nước Trung Cộng. Sau khi Hoa Kỳ giảm mạnh việc chuyển giao công nghệ từ chính sách “can dự” sang chính sách “cạnh tranh chiến lược” với Trung Cộng từ năm 2017, Bắc Kinh đang phụ thuộc vào châu Âu và Hoa Kỳ như một nguồn công nghệ thay thế đáng tin cậy. Nếu Trung Cộng hỗ trợ quân sự cho Moscow sẽ gây nguy hiểm khôn lường cho họ.

Thực tế này giải thích theo Vương Nghị “chúng ta cần bình tĩnh suy nghĩ, đặc biệt là những người bạn của chúng ta ở châu Âu, về những nỗ lực cần thực hiện để ngăn chặn chiến tranh; nên có khuôn khổ nào để mang lại hòa bình lâu dài cho châu Âu; Châu Âu nên đóng vai trò gì để thể hiện quyền tự chủ chiến lược của mình”.

Thứ ba và cuối cùng, Trung Cộng đang có ý định xây dựng một hình ảnh quan trọng hơn trên chính trường quốc tế. Vào tháng Hai năm nay, Bộ Ngoại giao Trung Cộng đã công bố hai tài liệu quan trọng. Đầu tiên là một sự chỉ trích về bá quyền của Hoa Kỳ, nhấn mạnh việc Washington bị cáo buộc lạm dụng quyền lực để gây sức ép lợi có lợi cho chính trị, quân sự, kinh tế, công nghệ và văn hóa của mình. Điểm khác tích cực hơn, phác thảo Sáng Kiến An Ninh Toàn cầu (GSI) của Bắc Kinh – Trung Cộng muốn thay thế một mô hình chính trị thế giới dưới sự lãnh đạo của Mỹ.

Chính sách răn đe của Hoa Kỳ đã thành công với Trung Cộng trong việc cung cấp viện trợ quân sự cho Nga: Bắc Kinh sẽ tiếp tục hỗ trợ ngoại giao và kinh tế cho Nga, nhưng hạn chế hỗ trợ quân sự. Trung Cộng lo ngại rằng viện trợ quân sự cho Nga sẽ khởi động các biện pháp trừng phạt kinh tế từ EU và Washington.

Và nhất là Trung Cộng cấp thiết phải cải thiện hình ảnh của mình trước quốc tế với manh nha muốn đoạt ngôi vị siêu cường của Hoa Kỳ.

Nếu “Putin sụp đổ”, Bắc Kinh sẽ không cung cấp cho Moscow khả năng quân sự mà nước này cần.