CHƯA MỘT LẦN NÓI LỜI CÁM ƠN… (THIẾU TƯỚNG PHAN ĐÌNH SOẠN QL/VNCH)

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail

Nhờ một sự ngẫu nhiên hay một cuộc sắp đặt của người lớn . Tôi được thuyên chuyển về Saigon sau khi 2 năm phục vụ Quân đoàn 1 . Tôi đến trình diện Bộ Chĩ Huy Pháo Binh trong một buổi sáng sớm để lãnh nhiệm vụ mới.

Lúc ấy Thiếu Tướng Phan Đình Soạn là chỉ huy Trưởng của Binh Chủng Pháo Binh và tôi được bổ nhiệm làm Trưởng phòng Xã hội của Binh Chuủng Pháo Binh.

Trong những lần tháp tùng với vợ của Tướng Soạn thăm viếng Thương binh ở Quân y Viện Cộng Hòa. Bà Soạn rất đẹp và phong cách, bà tên thật Nguyễn Khoa Diệu Anh. ( bà con rất gần với Tướng Nguyễn Khoa Nam)

Tôi còn nhớ rõ giọng nói Huế nhỏ nhẹ với làn da trắng với tướng cao, và một phong cách sang trọng,

Rổi năm 1972 Tướng Soạn được thuyên chuyển về quân đoàn l để giữ chứcTư Lệnh Phó Quân Đoàn l và Quân Khu

Thật trớ trêu vài tháng ( 1972 ) chúng tôi được tin Tướng Soạn bị tai nạn trực thăng tại Đà Nẵng. Tin này làm cho Sĩ Quan và binh sĩ của binh chủng Pháo Binh rất thương tiếc vì ông là một chỉ huy đáng kính phục, riêng tôi đã mất đi một người thầy .

Ngày tang lễ của tướng Soạn , tất cả sĩ quan thuộc binh chủng về dự tang lễ. Tiếng chuông kinh cầu, mùi nhang, và khói trong phòng nghi ngút hòa lẫn tiếng gõ cùng giọng sư cất lên đều đặng. Người chỉ huy mà tôi kính mến đã đi thật rồi, tôi chưa kịp cám ơn ông đã lo cho tôi, trong những ngày tháng làm việc xã hội..

Bà Soạn quỳ dưới đất với bộ đồ tang trắng , gương mặt bà mệt mỏi, tiều tụy với cặp mắt sưng ngây dại, bà đã khóc vỡ cả tim mà không ai biết, cũng để cho tôi hiểu rằng, chồng bà chính là khối hạnh phúc mà thượng đế đã ban cho bà. Tất cả các sĩ quan cúi đầu, đều khóc và tôi cũng khóc rất nhiều, tiếc lúc ngày cuối cùng tiễn ông đi trong nhiệm vụ mới, tôi chưa kịp nói lời cám ơn..

Đinh mệnh cũng khắc nghiệt. Ngày 30 tháng 4 u tối đến với toàn dân miền Nam VN. Tôi và chồng được may mắn định cư ở Mỹ.. Nhưng nhiều người như gia đình bà Soạn đã bị kẹt lại VN, họ cũng như những gia đình sĩ quan VNCH cố gắng đi vượt biên. Trong đó có gia đình của tướng Soạn.

Năm 1980 bà và cả gia đình bảy người đi vượt biên. Nhưng không may bà, hai con gái, con rể, và cháu ngoại trai 3 tuổi đã tử nạn trên biển , chỉ còn hai con trai sống sót…

Tôi viết trên đây, để nhắn nhủ với các hậu duệ., Chúng ta không bao giờ quên cuộc hành trình tìm tự do của cha mẹ các em đã bỏ mình trên biển cả và luôn nhớ rằng NGÀY 30 THÁNG TƯ LÀ NGÀY TANG CỦA DÂN TỘC.