CHÍNH SÁCH NGOẠI GIAO CỦA BLINKEN

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail

Hình minh họa (EU-USA)

Trong cuộc khủng hoảng chính trị của nước Mỹ vừa qua, làm cho sự lãnh đạo thề giới của nước Mỹ gặp khó khăn. Tạp chí  ASIA Times hôm nay có đăng một bài phân tích về cuốc điều trần của Bộ Trưởng Ngoại Giao Antony Blinken và đánh giá trong cuộc điều trần đó có nhiều điểm cần tìm hiểu và thái độ của EU đối với Mỹ như thế nào trong những ngày tới để thấy sự khó khăn của Hoa Kỳ trong tương lai. Bài của tác giả M K Bhadrakumar là nhà chính trị cao cấp Ấn Độ. Chuyển ngữ Lê Hoàng Long

Sự việc Ủy Ban Đối Ngoại Thượng Viện Hoa Kỳ xác nhận ông Antony Blinken làm Bộ Trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ là một kết luận trong đó có vài phần cần cần chú ý. Và điều đó khiến tuyên bố mở đầu của ông tại phiên điều trần tại Thượng viện hôm thứ Ba trở thành một tài liệu quan trọng.

Ông Blinken không vứt bỏ đứa bé cùng với bồn tắm như trước đây, khi ông đánh dấu không có khoảng cách về chính sách đối ngoại của chính quyền Trump trước đây về Trung Cộng, nhưng có vài điểm ông không đồng ý phương cách mà  Washington đã hành xử, nhưng trên căn bản cứng rắn với Trung Cộng của TT Trump là đúng đắn.

Mặt khác, trong khi bỏ qua bất kỳ sự say mê nào đối với chủ nghĩa ngoại lệ (exceptionalism) của Mỹ, ông Blinken cũng không từ chối nó một cách hoàn toàn.

Điều đó hông có gì đáng ngạc nhiên. Nước Mỹ mà ông Biden làm tổng thống hiện nay sẽ làm việc khác hơn đôi chút với thời TT Barack Obama mà ông từng làm Phó Tổng Thống 8 năm, vì thế giới đã thay đổi một cách phi thường trong suốt 4 năm qua ông cần phải thay đổi cho phù hợp.

Tránh một lộ trình dựa trên giá trị về chủ nghĩa ngoại lệ của Mỹ, thay vào đó, Blinken sống dựa trên nguồn gốc của một gia đình Do Thái như những người nhập cư thoát khỏi “nạn bạo ngược của Nga”, “chế độ cộng sản” ở Hungary và “nỗi kinh hoàng của Holocaust”.

Blinken thừa nhận rằng nước Mỹ sẽ phải làm gương tại trong nước mình trước khi đem những điều đó đi rao giảng ở nước ngoài. Ông cũng đề cập cần thiết về ngoại giao có sự “sự khiêm tốn”. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh rằng vai trò lãnh đạo toàn cầu của Hoa Kỳ “vẫn quan trọng”, vì thế giới không có khả năng tự tổ chức “khi Mỹ không dẫn đầu”. Nếu thế,  thì một nước khác có thể đoạt lấy vai trò dẫn đầu sẽ ảnh hưởng đến “lợi ích và giá trị của Hoa Kỳ”, hoặc kéo theo sự hỗn loạn toàn cầu.

Có thể đó là một sự tự hào phi thường ngay sau cuộc bạo loạn ở Capitol  nên Blinken đã đưa ra một tuyên bố:

Blinken cam kết,  bằng mọi giá “hồi sinh nền ngoại giao của Mỹ” và giải quyết những thách thức của thế giới ở đó “chủ nghĩa dân tộc trỗi dậy, tiếp nối nền dân chủ, sự cạnh tranh ngày càng tăng từ Trung Cộng và Nga và các quốc gia độc tài khác, gia tăng các mối đe dọa đối với một hệ thống quốc tế ổn định và một cuộc cách mạng kỹ thuật nhằm định hình lại mọi khía cạnh trong cuộc sống của chúng ta, đặc biệt là trong hệ thống không gian mạng”.

Trong điều trần, có điều thú vị là ba lần ông Blinken cho Nga là mối quan hệ đầy thách thức, Trung Cộng hai lần, Iran và Triều Tiên một lần – nhưng ông không đề cập đến liên minh xuyên Đại Tây Dương (giữ các nước EU và Mỹ), mặc dù ông lưu ý rằng cần phải có sự thúc đẩy và tác động mạnh hơn.

Về Trung Cộng?

Giọng điệu tương đối nhẹ nhàng của Blinken về Trung Cộng trong phần Hỏi/Đáp đáng được chú ý.  Không giải thích chi tiết, ông Blinkin nói: “Chúng ta có thể đánh bại (out-complete)  Trung Cộng – và nhắc nhở thế giới rằng một chính phủ của dân, do dân, vì dân”. Ông trích dẫn các vấn đề nhân quyền ở Hồng Kông và Tân Cương và ông ủng hộ về việc hỗ trợ quân sự và và ngoại giao cho Đài Loan tham gia các tổ chức quốc tế. Tuy nhiên, ông có cho rằng cũng có những lãnh vực thích hợp hợp tác với Bắc Kinh.

Về vấn đề Iran, ông Blinken cho biết trong cuộc Hỏi/Đáp rằng Iran sẽ là mối đe dọa lớn hơn nhiều nếu nước này sử dụng vũ khí hạt nhân hoặc đạt đến ngưỡng vũ khí hạt nhân. Ông cho biết chính quyền Biden sẽ tìm cách tiến tới một thỏa thuận “lâu dài hơn và mạnh mẽ hơn” với Iran, tuy vậy ông không nêu chi tiết về kế hoạch can dự với Tehran. Ông Blinken nói: “Tổng thống Biden cam kết rằng Iran sẽ không mua vũ khí hạt nhân.

Trong khi đó, phiên điều trần của Blinken diễn ra sau ngày Hội Đồng Châu Âu về Quan Hệ Đối Ngoại và đã công bố bản tóm tắt về chính sách của mình như sau:

– Người châu Âu vui mừng trước chiến thắng của Joe Biden trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2020, nhưng không nghĩ rằng ông Biden có thể giúp nước Mỹ “trở lại với tư cách là nhà lãnh đạo toàn cầu”;
– Một “sự thay đổi lớn” về thái độ của châu Âu đối với Hoa Kỳ: “Đa số các quốc gia thành viên chủ chốt của EU hiện cho rằng hệ thống chính trị của Mỹ đã bị phá vỡ và châu Âu không thể chỉ dựa vào Mỹ để bảo vệ mình”;
– Các nước châu Âu “coi Berlin hơn là đối tác quan trọng Washington”;
– Người châu Âu tin rằng Trung Cộng sẽ hùng mạnh hơn Mỹ trong vòng một vài thập niên tới “và muốn đất nước của họ giữ vị trí trung lập” trong cuộc xung đột giữa Mỹ – Trung;
– EU nên phát triển năng lực quốc phòng của riêng mình; và,
– Mặc dù có “cơ hội lớn để phục hưng chủ nghĩa Đại Tây Dương”, nhưng chính quyền Biden “không thể đương nhiên xem rằng có sự liên kết của châu Âu chống lại Trung Cộng”.

Không biết cuộc điều trần của Antony Blinken có ảnh hưởng đến mức nào trong bản tóm tắt chính sách của Hội Đồng Đối Ngoại  châu Âu (European Council on Foreign Relations  – ECFR)  và nội dung trong tài liệu “Cuộc Khủng hoảng của quyền lực Mỹ: Người châu Âu nhìn nước Mỹ của Biden như thế nào”. Âu châu sẽ nhìn về Chính Sách An Ninh Quốc Gia của chính quyền mới và cách tiếp cận thật tế của nó.

Mất niềm tin vào Mỹ

Bản bản tóm tắt chính sách báo hiệu dư luận châu Âu “cứng rắn hơn” với Mỹ về các vấn đề kinh tế và ở châu Âu, “hầu hết đều nghi ngờ năng lực của Washington trong việc định hình thế giới”. Trên hết, người châu Âu không “tin tưởng rằng cử tri Mỹ sẽ không bỏ phiếu cho Donald Trump trong nhiệm kỳ 4 năm nữa”. Người châu Âu “tin rằng hệ thống chính trị của Mỹ đã hoàn toàn hoặc phần nào bị phá vỡ” và Biden sẽ không thể sửa chữa những chia rẽ nội bộ của nước Mỹ để “đầu tư tâm lực để giải quyết các vấn đề quốc tế như biến đổi khí hậu, hòa bình ở Trung Đông, quan hệ với Trung Cộng và an ninh châu Âu”.  Rõ ràng, mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương giữ Mỹ và châu Âu không còn được coi trọng với an ninh châu Âu. Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy các chính sách xuyên Đại Tây Dương của Đức và Châu Âu trong những năm tới có thể bị ảnh hưởng bởi mối quan hệ kinh tế ngày càng tăng với Trung Cộng.

Dấu ấn của Thủ tướng Đức Angela Merkel được thể hiện qua thỏa thuận đầu tư giữa Trung Cộng và EU gần đây. Điểm mấu chốt là người châu Âu thích giữ thái độ trung lập trong cuộc xung đột giữa Mỹ-Nga hoặc Mỹ-Trung. Mặc dù cả người châu Âu và người Mỹ đều tỏ thái độ cứng rắn hơn đối với Trung Cộng và cả hai đều có vấn đề an ninh với Nga, nhưng lợi ích lâu dài của họ là khác nhau. Điều đó có nghĩa là, trong khi người Mỹ muốn tách rời và kiềm chế Trung Cộng, thì người châu Âu (trên hết là người Đức) lại tìm kiếm một cam kết mang tính xây dựng với Trung Cộng. Tương tự, trong khi chính quyền Biden dự kiến ​​sẽ có đường lối “cứng rắn” đối với Nga, các thủ đô lớn của châu Âu như Berlin, Paris, Rome, Vienna, Budapest, v.v. họ quan niệm rằng phải hợp tác với Nga để giải quyết những khác biệt và các mối quan tâm chung. Sự việc đã từng xẩy ra trước đây, chính phủ Đức đã đẩy lùi lời đe dọa của Mỹ về việc áp đặt các lệnh trừng phạt đối với dự án đường ống dẫn khí Nord Stream 2, dự án sẽ tạo nền tảng cho quan hệ chiến lược lâu dài giữ Đức-Nga. Để chắc chắn, bộ tham mưu của TT Biden nhận thấy rằng cần phải có một chủ nghĩa xuyên Đại Tây Dương mới. Nhưng thật ra, nói thì dễ, làm mới khó. Nói cách khác, Mỹ sẽ không thể đưa ra một “chiến lược phương Tây” phối hợp chống lại Trung Cộng hoặc Nga trên trường quốc tế hiện nay.

Alexey Navalny và Putin

Kết quả là cảm giác thất vọng có thể cảm nhận được trong nhận xét mạnh mẽ của ông Blinken trong phần Hỏi/Đáp trong buổi điều trần này khi ông nói rằng “thật phi thường khi Vladimir Putin có vẻ sợ hãi một người đàn ông” nhà hoạt động chính trị người Nga tên Alexey Navalny.  Blinken đã hứa tại phiên điều trần tại Thượng Viện rằng việc bắt giữ Navalny và các điểm căng thẳng khác đối với Nga sẽ đặt để “rất cao trong chương trình nghị sự sắp tới”.  Blinken dường như muốn chúng ta nghĩ rằng Navalny là một anh hùng dân tộc thực sự đối với người dân Nga.

Từng là phụ tá và thân cận của Barack Obama, Biden và Hillary Clinton vào những thời điểm khác nhau trong suốt gần chục năm qua, hơn thế nữa sự ác cảm của Blinken qua sự liên hệ cuộc đời của mình đối với nhà độc tài Putin và Nga không làm cho chúng ta  ngạc nhiên. 

Thật là mỉa mai khi Điện Kremlin đã đưa Medvedev vào cuộc. Để ghi nhớ lại kỷ niệm, 10 năm trước, vào năm 2011, trong chuyến thăm cuối cùng của Biden tới Moscow với tư cách là phó tổng thống trong chính quyền Obama, ông đã cam kết hớ hênh bằng cách đề nghị Putin không tranh cử tổng thống vào năm sau và nhường chỗ cho ông Medvedev trong nhiệm kỳ thứ hai.  Tất nhiên Putin đã phớt lờ và cho rằng Biden xâm nhập vào nội bộ chính trị Nga và gợi ý của Biden rằng Medvedev sẽ là lựa chọn ưu tiên của Washington với tư cách là người đối thoại với Điện Kremlin. Có phải Biden đang mắc một sai lầm khủng khiếp khác khi tưởng tượng rằng Navalny có thể kế nhiệm Putin?

Có thể hình dung, quyết định không mang hình thức truyền thống khi đưa nhà ngoại giao chuyên nghiệp William Burns, cựu đại sứ tại Moscow, làm người đứng đầu Cơ Quan Tình Báo Trung Ương CIA gợi ý về một dự án thay đổi chế độ. Blinken, người được cho là một người đàn ông có thái độ ôn hòa, đã tỏ ra khó chịu một cách bất thường khi nhắc tên Putin trong một nhận xét mang tính xúc phạm trên Đồi Capitol. Nó có thể cho thấy sự căng thẳng về tinh thần và lo lắng. Để chắc chắn, một chuyến đi gập ghềnh đang chờ đợi xe hàng ngoại giao của Blinken.