CHIẾN TRANH & HOÀI NIỆM (Trần Việt Hải)

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail

May be an image of text that says 'GÓC CHIẾN TRƯỜNG XƯA XƯ'

May be an image of outdoors

No photo description available.

Mỗi năm dịp 30 tháng Tư đến, những hoài niệm Việt Nam Cộng Hòa vẫn hiện về không nguôi ngoai, trong ý nghĩ của tôi, buồn lắm. Có lẽ vết thương cũ vẫn chưa lành. Máu thù uất hận trong tôi vẫn còn đấy. Nước VNCH đã mất. VNCH vẫn đẹp trong tôi. Nhìn về dĩ vãng một thuở, VNCH được tôn vinh như một tiền đồn chống Cộng hăng say ở Đông Nam Á. Nhìn lại “tuổi thơ” của VNCH không dài, người ta ép nó trưởng thành nhanh quá. Trưởng thành trong nhiệm vụ nhiêu khê, khó khăn, như ngăn làn sóng đỏ, chận vết dầu loang của chủ nghĩa Cộng Sản lan tràn đến xứ tôi. Người ta phòng xa hiệu ứng do yếu tố domino. Cuối cùng thì VNCH bị bách hại, bị bức tử oan khiên. VNCH bị yểu mệnh, vong mạng đáng thương!.
Sau đây là bài ghi nhận cô đọng từ nhiều nguồn sách vở, từ nhiều nguồn websites từ những người từng bảo vệ cho lý tưởng Quốc Gia Dân Tộc, chiến đấu để bảo vệ giang sơn…. Xin mời xem bài viết sau.
* Xem qua bài Quốc Hận 30-4-1975: Viết về Người Lính Bất Hạnh VNCH đã qua gần nửa thế kỷ, của tác giả Mường Giang viết về Người Lính Bất Hạnh VNCH nhân Quốc Hận 30-4-1975:
“Hai mươi năm chinh chiến, QLVNCH đã có 250.000 người gục ngã trước đạn thù và nửa triệu thương binh chịu đời bất hạnh vì một phần cơ thể đã gửi lại sa trường. Tuy nay chính phủ cũng như QLVNCH không còn nữa, nhưng trong tâm tư của mọi người được sống sót qua cuộc đổi đời mạt kiếp, thì lý tưởng và danh dự của Người Lính càng được sáng tỏ, trong niềm hãnh diện chung của quân dân Miền Nam.
Đau đớn nhất là trận Hạ Lào 1971, cho dù các đơn vị đã tham chiến như Sư Đoàn Dù, TQLC, Sư Đoàn 1 BB, Lữ Đoàn 1 Thiết Kỵ và Liên Đoàn 1 BĐQ có bị tổn thất nặng nề. Nhưng cuối cùng QLVNCH cũng đã đạt được mục đích của cuộc hành quân, là phá hủy gần như toàn bộ các cơ sở hậu cần, tiếp liệu tại các mật khu, binh trạm tại đây. Lúc đó, chỉ có Đại Úy Trương Duy Hy, pháo đội trưởng PDC/44, tham dự cuộc hành quân, tại căn cứ Hỏa Lực 30, là tác giả quyển hồi ký “Tử thủ Căn Cứ Hỏa Lực 30, Hạ Lào” là viết sự thật. Ngoài ra tất cả bọn phóng viên Mỹ & Tây phương đều ở Khe Sanh, hằng ngày nhìn cảnh máy bay tải thương xác lính và thương binh về tới tấp. Từ đó chụp hình, diễn dịch rồi gửi về nước, nói là QLVNCH đã thảm bại tại Hạ Lào, giống như hồi Tết Mậu Thân (1968).
Chính bọn trí thức thiên tả này đã lợi dụng quyền tự do báo chí ngôn luận của VNCH, để viết lách, bôi nhọ, xuyên tạc, tuyên truyền phá nát hậu phương, đâm sau lưng chiến sĩ tiền tuyến, đang liều chết để bảo vệ đồng bào, trong đó có cả sinh mạng ký sinh của chúng. Cuối cùng, VNCH đã sụp đổ, kéo theo sự mất mát toàn diện mà người Việt QG đã tốn xương máu xây dựng. Người chạy thoát ra nước ngoài tuy không bị đau đớn thể xác nhưng tinh thần và sự dằn vặt, cũng đã làm cho họ điên đảo suốt quãng đời lưu vong nơi xứ người. Tội nghiệp nhất, cũng vẫn là Lính phải còng lưng cúi đầu gánh chịu những thảm tuyệt của kẻ thù man rợ, những điều mà chắc chắn thế giới tự do không hề nghĩ tới, vậy mà vẫn tới trong địa ngục trần gian của các nước Cộng Sản, trong đó có CSVN”.
Sau đây là trích đoạn thơ Mường Giang:
“… đem xác người đi phá núi dời non
đem mạng sống để gở mìn tháo đạn
thay trời dẫn nước vào sông đã cạn
thay trâu kéo cầy phá vỡ ruộng hoang
buổi sáng gượng vui nhìn lúa trổ bông
nữa đêm khóc thầm đời lính bất hạnh
tôi đã sống qua những ngày đói lạnh
tôi đã nhét đầy tài liệu buồn nôn
kiểm điểm nghìn câu cho tốt tốt hơn
để theo đảng biến người thành khỉ vượn “.
(thơ Mường Giang).
* Tác giả Nguyễn Phúc Sông Hương, tên thật là Nguyễn Hồng Phúc. Vào tháng Tư, 1975, ông là tiểu đoàn trưởng thuộc Sư Đoàn 18 BB, người trực tiếp cầm tiểu đoàn dự trận Xuân Lộc ngày 29 tháng Tư. Sau 30 tháng Tư, đi tù gần 10 năm. Hiện định cư tại Hoa Kỳ. Nguyễn Phúc Sông Hương đóng quân ở Xuân Lộc. Trong lúc các miền Trung và cao nguyên chạy thì phòng tuyến Xuân Lộc vẫn còn đứng vững. Lính vẫn còn cầm súng, chưa đi theo dòng người di tản hỗn loạn. Nhưng rồi, đến những ngày cuối tháng Tư, trong cơn vật vã đau thương của lịch sử miền Nam, đơn vị ông cũng đành ôm hận, lui quân. Nếu “Tháng Tư Bẻ Súng” là một bút ký thì “Nửa Hồn Xuân Lộc” là một tùy bút, vừa tình yêu, vừa tình đất, vừa tình lính. Cả mấy thứ tình chen lộn lẫn nhau. Hơi thơ lúc đầu nghe vẫn còn bình tĩnh, chừng mực nhưng chứa chan ân hận. Sau đây là trích doạn thơ Nguyễn Phúc Sông Hương,…
“Còn ta nhận lệnh rời Xuân Lộc
Lại muốn tìm em nói ít lời,
Nhưng sợ áo mình đầy khói súng
Cay nồng mắt người gục trên vai.
Vì chắc ôm nhau em sẽ khóc,
Khóc theo, vợ lính cả trăm người!
Em biết dù tim ta sắt đá
Cũng vỡ theo ngàn giọt lệ rơi….
… Nếu được đưa quân lên Định Quán
Cuối cùng một trận cũng là vui
Núi Chứa Chan kia sừng sững đứng
Sư Đoàn 18 sao quân lui?
Thân ta là ngựa sao không hí
Cho nỗi đau lan rộng đất trời.
Hồn ta là kiếm sao không chém
Rạp ngã rừng xanh, bạt núi đồi.
(…)
Chân bước, nửa hồn chinh chiến giục
Nửa hồn Xuân Lộc gọi quay lui!”
Bài thơ kết thúc bằng một hình ảnh bi ái và buồn thảm:
“Ta biết dưới hầm em đang khóc
Thét gầm pháo địch dập không thôi
Em ơi Xuân Lộc, em Xuân Lộc
Xích sắt nghiến qua những xác người.”
* Rồi đến cái ngày định mệnh tàn nhẫn ấy: 30 tháng Tư! Đọc Trang Châu, trích đoạn từ Y Sĩ Tiền Tuyến các trang 51-53,…
“… Cánh quân được lệnh di chuyển. Phải di tản thương binh theo. Chỉ có hai người đi được, ba phải dìu, hai phải khiêng cáng, một xác chết phải gánh theo. Một số binh sĩ được huy động giúp di tản. Tôi phụ khiêng cáng ông Thiếu Úy Toàn nằm. Trông ông co quắp, rên rỉ thật tội nghiệp… Quần áo ướt dầm làm tôi lạnh run. Súng vẫn nổ nhưng thưa và xa dần. Trời đã tối hẳn, mưa vẫn không ngừng. Chúng tôi khó nhọc theo đuôi toán quân. Bờ đê ruộng bùn trơn hết người này trợt chân đến người khác. Hết bờ đê đến một căn nhà sàn. Trạm cứu thương được chỉ định đóng đêm tại đó… Đại Đội 64 ngoài Trung Úy Vân còn thêm bảy binh sĩ thiệt mạng, hai bị thương. Phía Tiểu Đoàn 5 Dù, sáu binh sĩ tử thương, ba bị thương. Bên Thiết Vận Xa, hai xạ thủ đại liên tử trận, năm bị thương. Tất cả thương binh được trạm cứu thương của Tiểu Đoàn 5 săn sóc…..”
* Kế là Bình Long Anh Dũng – Thiên Thu Còn Mãi…
Mùa Hè Đỏ Lửa với Phan Nhật Nam; Bom đạn, khói lửa chiến trường chưa phải là điều đáng sợ, và nó không thể giết chết niềm tin, và lẽ sống của người lính trận Phan Nhật Nam:
“Khi tôi bước ra đàng sau nhà thờ, qua khu nhà ở của những người chết, một chiếc áo tím chắc hẳn của cô gái còn phơi phới bay trong gió… Nhìn ra xa, xác cô gái nằm thẳng trên sàn gạch, nắng thật sáng rọi lên rực rỡ. Người tôi ai cắm một lưỡi dao oan nghiệt vào tim, thật buồn. Tôi loay hoay đốt một điếu thuốc. Cái chết qủa bi thảm, nhưng hình ảnh của cô gái nằm chết khi chiếc áo còn bay trong gió vang vang nơi trí não tôi như một tiếng kêu thê thảm không dứt âm“ (Dấu Binh Lửa).
Bài Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa và cuộc chiến Mùa Hè Đỏ Lửa năm 1972:
“Mùa Hè Đỏ Lửa,” trước hết, là nhan đề một thiên ký sự chiến trường của nhà văn quân đội Phan Nhật Nam, xuất bản tại Sài Gòn hồi năm 1972-1973, viết về những trận đánh long trời, lở đất và khốc liệt nhất trong Chiến Tranh Việt Nam từ mùa Hè cho tới mùa Thu năm 1972. “Mùa Hè Đỏ Lửa,” trước hết, là nhan đề một thiên ký sự chiến trường của nhà văn quân đội Phan Nhật Nam, xuất bản tại Sài Gòn hồi năm 1972-1973.
Cuộc chiến Mùa Hè Đỏ Lửa chứng tỏ Quân Lực VNCH trưởng thành vượt bực
Những trận chiến long trời, lở đất và khốc liệt nhất trong suốt cuộc Chiến Tranh Việt Nam đã diễn ra trong Mùa Hè Đỏ Lửa, lúc giới lãnh đạo Cộng Sản Bắc Việt và Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam quyết định tung ra các đơn vị tinh nhuệ nhất và được trang bị bằng những vũ khí tối tân nhất, từ chiến xa, trọng pháo cho đến hỏa tiễn phòng không, nhằm đè bẹp Quân Lực VNCH tại ba mặt trận lớn trên bốn vùng chiến thuật là Bình Long, Quảng Trị và Kon Tum. Dụng ý của họ rõ ràng là để phân định ngôi thứ đoàn quân nào là thiện chiến nhất và dũng mãnh nhất trong chiến tranh. Tuy nhiên, sau nửa năm trời giao tranh ác liệt, tất cả các lực lượng tham chiến của Cộng Sản Bắc Việt và Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam đều thảm bại, tan vỡ luôn giấc mộng “lấn đất, giành dân” với những tổn thất nặng nề cả về nhân sự lẫn khí tài. (Vann Phan/NV).
* Bài viết Dak-Séang 1970, của tác giả Vương Mộng Long
“Có lẽ chúng tôi đang đi trên vùng diễn ra các cuộc giao tranh từ cuối tháng Ba giữa các đơn vị Việt-Cộng và lực lượng Dân-Sự Chiến-Đấu. Sau vài cơn mưa đầu mùa, là những ngày nắng kế tiếp nhau, tử thi bỏ lại của cả hai bên đã sình trương thối rữa….Sáu người của Alpha tạo thành đội hình vòng tròn, di chuyển như đèn kéo quân. Chúng tôi như những con mèo đang rình mồi. Chầm chậm từng bước một, tiến dần lên đỉnh đồi. Trên tuyến phòng thủ bên ngoài, hầu như không có xác người lính nào. Tuyến phòng ngự thứ nhì thì thật là tang thương. Trên mặt đất, máu đen đọng từng vũng. Xác Biệt Động Quân nằm bên nhau từng nhóm hai, hoặc ba người một. Loài mối đã đắp mô quanh vài cái xác. Chỉ có tiếng ong và ruồi nhặng vo ve. Giữa phòng tuyến, tôi tìm được xác Đại Úy cố vấn Mỹ của Tiểu Đoàn 23. Anh cố vấn này người da đen, đã phục vụ ở Liên đoàn nửa năm rồi. Xác anh nằm ngửa, nửa trên mặt đất, nửa kia còn trong hố cá nhân. Đầu anh bị Việt-Cộng chặt rời khỏi cổ, nằm bên cạnh cái bản đồ. Người bạn Đồng-Minh này từ vạn dặm xa xôi đã tình nguyện sang đây giúp đỡ chúng tôi bảo vệ nền độc lập, tự do của đất nước tôi. Sự hy sinh của anh, là một món nợ suốt đời tôi không trả được.
Con sông Pơ-Kô nước trong xanh, nhìn thấu đáy. Dãy Trường-Sơn cũng xanh, sừng sững bên trời, với những đỉnh núi nhấp nhô, cao ngút tới mây. Tháng Ba, tháng Tư là thời kỳ hoa nở rộ. Từ ven suối tới vách núi, chỗ nào cũng có hoa. Trên Cao-Nguyên, mùa Xuân đến trễ hơn dưới đồng bằng, còn mùa Hạ thì ngắn lắm. Chiếc trực thăng bay trên một thung lũng đầy hoa. Nhưng lòng tôi lại mang một nỗi buồn khôn tả. Trại Dak Séang do Lực Lượng Đặc Biệt Mỹ và Dân Sự Chiến Đấu trấn giữ. Trại có một toán Lực Lượng Đặc Biệt Hoa-Kỳ và một toán Lực Lượng Đặc Biệt Việt-Nam cùng với hơn 400 tay súng dân sự người sắc tộc do Mỹ thuê, và huấn luyện. Lực lượng Dân Sự Chiến Đấu này được tổ chức thành đội ngũ: tiểu đội, trung đội và đại đội, trang bị giống như quân chính quy VNCH. Cuối năm 1970 toán Lực Lượng Hoa-Kỳ Trại Dak Séang rút đi. Trại này chuyển sang Biệt Động Quân và mang tên là Tiểu Đoàn 90 Biệt Động Quân Biên Phòng. Các đại đội trưởng, trung đội trưởng được mang cấp sĩ quan, gọi là Sĩ Quan Cải Tuyển (thiếu úy, chuẩn úy) hưởng quyền lợi như các sĩ quan khác trong QLVNCH”. (Vương Mộng Long).
Bây giờ đã nửa thế kỷ sau cuộc chiến mùa hè 72. Sự hào hùng ngày nào “Bình Long Anh Dũng, Kontum Kiêu Hùng & Trị Thiên Vùng Dậy” vẫn thể hiện tinh thần chiến đấu của người lính VNCH với quân thù.
“Chiến trận xảy ra ngày 05/4/1972. Quân Việt cộng đã dùng 200 ngàn quả đạn đại bác để chụp xuống tỉnh lỵ An Lộc rộng khoảng 10 ngàn cây số. Cuộc bao vây kéo dài đến ngày 13/6/1972 và việt cộng thực hiện bằng pháo binh. Quân số bao vây khoảng 40 ngàn người. Với quân số trên dưới 10 ngàn binh sĩ, cùng với các lực lượng tăng viện, Quân lực Việt Nam Cộng Hòa đã anh dũng chiến đấu trong suốt mấy mươi ngày đêm dưới mưa pháo, cuối cùng đã đánh bật quân việt cộng và tỉnh lỵ An Lộc đã hoàn toàn được giải tỏa. Tầm vóc của trận Bình Long An Lộc tương đương với trận Stalingrad (thời đệ nhị thế chiến) khi quân Đức quốc xã bao vây quân Liên Xô vào đầu thập niên 40. Thật xứng với danh xưng An Lộc Bình Long anh dũng, là trang sử sáng chói của quân dân miền Nam Việt Nam và Quân sử thế giới hiện đại trong thập niên 70 cũng như mãi mãi về sau.
“Lửa khói điêu linh xương trắng tứ bề
Làm sao khóc khi không còn nước mắt
Quê mẹ Bình Long xót xa cùng khắp
Đã một thời chinh chiến khóc thương nhau”.
(theo Phạm Ngọc Phi, Mùa hè 2000).
* Tiếp sau đây, nhằ văn Vương Trùng Dương ghi nhận tác phẩm Vòng Đai Xanh của BS MX Ngô Thế Vinh, trong đó ghi lại qua các nhận định như:
Nhà văn Phan Nhật Nam: “Nỗi đau thương của đất và người – người Việt Nam, người sắc tộc thiểu số ở Tây Nguyên luôn giữ nguyên sắc đột từ bao đời nay. Vận mệnh nước Việt miên Nam chỉ trong vòng 50 năm qua đã được quyết định từ những lần thất thủ, bỏ mất Tây Nguyên. Với tấc lòng tha thiết trung hậu, từ viễn kiến sắc sảo của kẻ sĩ dụng văn, Ngô Thế Vinh trong những năm xa xôi, lúc tuổi còn rất trẻ, đã thấy ra điều bất hạnh của 29 sắc dân thiểu số, viết nên cuốn sách về một vòng đai không hề nối kết được ở Tây Nguyên, “về một cuộc chiến bị lãng quên giữa chiến tranh Việt Nam, được nhắc nhở nhiều nhất trong lịch sử báo chí Mỹ”.
Còn nhà văn Nhật Tiến: “Đọc Vòng Đai Xanh, để thấy từ hơn ba thập niên trước, Ngô Thế Vinh đã vẽ lại khung cảnh một Cao Nguyên Trung phần Việt Nam với tất cả những khía cạnh bi thảm trong thời chiến, đã phơi bày đâu là cội nguồn của sự bất an và soi rọi ánh sáng của từ tâm vào thân phận của các sắc dân Thượng. Trên 30 năm đã trôi qua, tình cảnh của người Thượng hầu như không đổi khác nếu không muốn nói là tồi tệ hơn. Thế giới bên ngoài hầu như vẫn chưa nhận ra hết hệ quả của những định kiến sai lầm vốn đã góp phần vào những thảm kịch đó.”
* Chiến tranh dưới mát của nhà văn quân đội Phạm Phong Dinh…
Đọc Thiên Hùng Ca vinh danh QLVNCH: “Chúng ta đã xác tín một điều: Ngày nào mà những người lính QLVNCH còn một hơi thở, thì ngày ấy chúng ta còn tiếp tục chiến đấu dưới Lá Quốc Kỳ đại nghĩa Ba Sọc Đỏ cùng lá Quân Kỳ QLVNCH và còn cất cao bài hát Tiếng Gọi Công Dân bừng bừng hào khí. Những lá cờ linh thiêng ấy cùng bài hát uy nghi ấy sẽ được trân trọng trao lại cho những thế hệ kế tiếp, tiếp tục chiến đấu cho đến khi nào lật đổ được chế độ hà khắc bạo quyền Hà Nội, để đem ánh bình minh chói chang trở lại cho dân tộc Việt Nam chúng ta.”
* Nào chiến tranh với ghi nhận từ mặt trận sôi động do ký giả Kiều Mỹ Duyên chuyển tin, với bài Viên đạn đã lên nòng:
Giữa tháng giêng năm 1972, trong khi người dân miền Nam đang chuẩn bị đón xuân Nhâm Tý thì những giới chức thẩm quyền từ Vùng I xa xôi cho đến Dinh Độc Lập đang ngày đêm theo dõi những biến chuyển hoạt động quân sự của Cộng quân. Đã có nhiều bằng chứng cho thấy địch đang gia tăng tiềm lực quân sự vào miền Nam với mức độ đáng kể. Các nguồn tin tình báo ghi nhận, cho đến hôm nay, đã có 3 sư đoàn Cộng quân tiến sát vùng phi quân sự, 15.000 quân đã xâm nhập vào Cao Nguyên Trung Phần và 2 trung đoàn bộ bịnh đã xâm nhập Vùng III, gồm 11 tỉnh chung quanh Sài Gòn.
Theo các tin tức tình báo thu thập được, Bộ Tư Lệnh Quân Khu II cho rằng Cộng Quân sẽ mở một cuộc tấn công mà mục tiêu cuối cùng là thành phố Kontum. Cuộc tấn công này sẽ kéo dài trong một tháng, từ khoảng cuối tháng giêng đến cuối tháng hai và gồm ba giai đoạn: tấn công vùng Pleiku để kiểm soát các sắc dân Thượng; tấn công vùng Bình Định để chiếm Quốc Lộ 19, từ Pleiku xuống Qui Nhơn và như vậy sẽ cắt Miền Nam ra làm đôi; và giai đoạn thứ ba là cô lập Kontum rồi đánh chiếm thành phố này. Tuy nhiên, Bộ Tổng Tham Mưu của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa còn nghĩ rằng Cộng Quân vào phút chót có thể chuyển hướng mà mục tiêu là thị xã Đông Hà, thuộc tỉnh Quảng Trị. Lợi thế của Cộng Quân khi mở mặt trận tại đây là thị xã Đông Hà nằm trong tầm đại pháo, hỏa tiễn trí sẵn bên kia bờ Bến Hải, phần tiếp vận cũng không quá khó khăn và thêm vào đó Sư Đoàn 3 Bộ Binh đang trấn ải địa đầu là một đơn vị mới thành lập, chưa đủ khả năng để chịu được một cuộc tấn công lớn. Theo các quan sát viên chính trị, nếu chiếm và giữ được Đông Hà, Cộng Quân có thể dùng làm thủ đô cho một chính phủ gọi là Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời để đòi ngưng bắn và thương thuyết.
Đoăn kết cục bi thảm của bài sau: Cuộc triệt thoái bi thảm của QLVNCH khỏi Cao Nguyên năm 1975.
Về cuộc di tản hỗn độn và đầy chết chóc của quân và dân Vùng 2 Chiến Thuật trên liên tỉnh lộ 7B từ Pleiku về Tuy Hòa, nhà văn quân đội Phan Nhật Nam, trong bài viết nhan đề “44 Năm Sau, Nhìn Lại Mối Đau” đăng trân nhật báo Người Việt, kể lại: “Súng nổ… 105, 155 pháo binh, XM72 của phía Cộng Hòa; 130 ly, 122 ly, B40, B41 Cộng Sản, tất cả cùng hòa vào nhau thành một luồng hỗn âm tan tác làm rung rinh sắc núi mờ đục ánh nắng… Sư Đoàn 320 Điện Biên bắn thẳng xuống đoàn di tản không sai trật một viên đạn. Lính còn rõ phản ứng trú ẩn, chống cự, người dân chỉ biết đưa mắt nhìn lên nơi đặt súng, nơi có những tiếng nổ khô, ngắn trước khi bị bùng vỡ phá toang. Xác người tung lên theo đất bay bay…”
* Theo “Cuộc Di Tản Đầy Máu và Nước Mắt” của Mũ Xanh Lưu Văn Phúc, chỉ có xấp xỉ 60,000 người dân đến đích, trong khi hai phần ba trong số người dân di tản, tức hơn 100,000 người, bị chết hoặc bị thương phải bỏ lại dọc đường. Về phía quân đội, gồm khoảng 20,000 quân tiếp vận và yểm tợ, chỉ còn 5,000 người đến nơi. Sáu tiểu đoàn Biệt Động Quân, gồm 7,000 người, chỉ còn 900 người đến trình diện Bộ Tư Lệnh Tiền Phương Quân Đoàn 2 ở Nha Trang. Theo “The World Almanac of The Viet Nam War,” các kho đạn dược và quân nhu tại Kon Tum và Pleiku đã bị bỏ ngỏ, và tất cả quân trang, quân dụng cũng như vũ khí trị giá khoảng $253 triệu đều lọt vào tay Cộng Quân.
Cuộc lui binh của Quân Đoàn 2 trên liên tỉnh lộ 7B được coi là một cuộc lui binh bi thảm nhất trong suốt cuộc Chiến Tranh Việt Nam. Liên tỉnh lộ 7B từ đó được mệnh danh là “Hành Lang Máu,” con đường đầy nước mắt và xương máu của quân và dân Quân Khu 2 trong suốt chín ngày đêm từ Pleiku xuống Tuy Hòa. (Vann Phan).
* Bây giờ xét qua một bài thơ tù tội oan khiên được chuyển thê ra nhạc Ai Trở Về Xứ Việt, (do tác giả: NS Phan Văn Hưng. Nhạc của Phan Văn Hưng), hình như đa số là những bức tranh xã hội, mờ ảo nhưng có thật. Những bức tranh màu đen, những hình ảnh cực tối của những con người Việt Nam điển hình, những người thật. Những người Việt trong nhạc của họ Phan là những nhân vật có thật, họ đã chết tuyệt vọng, hay họ đang và sẽ bám víu vào tương lai mờ mịt… Nhạc Phan Văn Hưng cũng có những người Việt đang sống sót một cách trầm, hùng, anh dũng… trong trận cuồng phong phủ kín bao tối tăm của nước Việt Nam, sau những ngày cuối của tháng Tư Đen 1975. Đây cũng còn là tâm sự của những người Việt ly hương, những người đã phải đau đớn bỏ lại một đất nước đen tối, bỏ lại gia đình, tài sản, bỏ lại bạn bè trong những trại học tập, những trại tù, những địa ngục của nhân loại (ghi nhận của NS. Phạm Anh Dũng)… Trích đoạn sau…
“… Ai trở về xứ Việt
Nhắn giùm ta, người ấy ở trong tù
Nghe đâu đây vang giọng hờn rên xiết
Dài lắm không, đằng đẳng mấy mùa Thu
Ai đi về xứ Việt
Thăm dùm ta người ấy ở trong tù
Cho ta gửi một mảnh trời xanh biếc
Thay dùm ai màu trời ngục âm u
Các bạn ta ơi, bao giờ được thả
Đến bao giờ ăn được bát cơm tươi
Được lắng nghe tiếng chim cười
Đến bao giờ, đến bao giờ?…”
(Ai Trở Về Xứ Việt – thơ Minh Đức Hoài Trinh, Nhạc Phan Văn Hưng).
* Kể về Sư Đoàn 23 Bộ Binh và Cuộc Quyết Chiến Ban Mê Thuột Tháng 3.1975
Cuộc chiến đấu giữa hai bên tạm lắng đọng đôi chút trong đêm, để đến 7 giờ sáng hôm 11.3.1975 pháo địch tiếp tục ồ ạt dội xuống Bộ Tư Lệnh Hành Quân của Đại Tá Vũ Thế Quang. Chiếc xe Jeep của Đại Tá Nguyễn Trọng Luật bị trúng một trái đạn nổ tung. Là một chiến binh Nhảy Dù từng xông pha trăm trận, Đại Tá Quang vẫn ung dung điều động tất cả đơn vị chống trả hữu hiệu mọi cuộc tấn công của quân Cộng. Những Sư đoàn gọi là thiện chiến của Hà Nội như Sư đoàn 320 mệnh danh là Sư đoàn Điện Biên, giờ đây chỉ còn là cái bóng của chính nó. Đã hội được đầy đủ yếu tố bất ngờ mà binh đội và chiến xa của chúng vẫn không làm chủ nổi tình hình trong ngày đầu cuộc chiến. Giả sử nếu Trung Đoàn 45 Bộ Binh không bị đình hoãn ở Pleiku và vẫn tiếp tục di chuyển xuống Ban Mê Thuột, thì số phận của Sư Đoàn 320 trong thành phố càng tệ hại hơn.
Chưa hay biết tin vị Tư Lệnh chiến trường đã bị bắt, Trung Tá Võ Ân và Trung Đoàn 53 vẫn kháng cự quyết liệt tại Phi Trường Phụng Dực sang đến ngày 12.3. 1975. Tinh thần chiến đấu của quân ta vẫn lên cao, Sư đoàn 316 Bắc Việt đánh không thủng nổi chiến tuyến Phụng Dực. Trung Tá Võ Ân gọi điện về xin gửi thêm đạn dược và viện binh, nhưng ông không bao giờ còn có thể bắt liên lạc được với Đại Tá Quang nữa. Phía mặt trận của Liên Đoàn 21 Biệt Động Quân, chiến sĩ Mũ Nâu đang đối đầu với các thành phần của Sư đoàn 320 Bắc Việt đang rùng rùng chuyển quân xuống, sau khi đã làm chủ tỉnh lỵ Ban Mê Thuột. Trước tình hình nguy ngập đó, Bộ Tổng Tham Mưu buộc phải ném vào chiến trường cao nguyên Liên Đoàn 7 Biệt Động Quân, để thay chân Trung Đoàn 44 Bộ Binh trấn giữ Pleiku. Các Sư Đoàn Không Quân Quân Khu II cung cấp nhiều trực thăng vận tải CH 47 Chinook, nhưng số lượng phi cơ thiếu hụt quá nhiều cho những mặt trận, chỉ có một Tiểu Đoàn và Bộ Chỉ Huy Trung Đoàn 44 Bộ Binh được chuyển đến Chi Khu Phước An ở phía Đông Nam và cách Ban Mê Thuột chừng 30 cây số.
Kết cuộc di tản Cam Ranh ngày 2.4.1975 cũng viết đến những dòng chữ cuối cùng của chương sử Sư Đoàn 23 Bộ Binh. Đại Tá Đức và chiến binh của ông ngậm ngùi chia tay nhau. Không ai có thể hẹn với nhau ngày tái ngộ trên một vùng đất nào đó ở phương Nam. Không ai biết được cái gì đang chờ đợi họ trên con đường dài thăm thẳm ở phía trước. Những chiến binh của một thời Mùa Hè Kontum 1972 được mệnh danh là những Người Lính Kontum Kiêu Hùng giờ đây cũng tan tác theo vận nước và sẽ nổi trôi theo cùng với định mệnh tang tóc của cả một dân tộc.
(Phạm Phong Dinh).
* Những chiến binh ưu tú mũ xanh – Cao Xuân Huy, tôi nhớ khi viết về nhà văn TQLC này. Lịch sử cần sự thật, sự thật có giá trị cao quý của nó. Cao Xuân Huy viết sự thật với “Tháng Ba Gãy Súng”, những sự kiện không pha chế, những ý tưởng không hư cấu, anh cam kết một câu chuyện thật một trăm phần trăm:
“Tôi không phải là một nhà văn, mà tôi chỉ là một người lính, lính tác chiến đúng nghĩa của danh từ, và những điều tôi viết trong quyển sách này chỉ là một câu chuyện, câu chuyện thật một trăm phần trăm được kể lại bằng chữ. Tôi viết những điều mà những thằng lính chúng tôi đã trực tiếp tham dự nhưng không ai viết lại, trong khi nhiều người đã viết về những chuyện chiến trường thì hình như chẳng có ai dự”. Tôi nhớ câu ngạn ngữ Pháp cho là: “Thường thường rất khó nói sự thật cho người khác nghe, càng khó khăn hơn khi phải tự thú với mình”, Cao Xuân Huy cho lời nói từ lương tâm, anh yêu nghiệp làm lính tác chiến không bỏ bạn bè, anh trân quý màu cờ sắc áo mũ xanh cọp biển: “Tuy nhiên, vì ở một đơn vị thường xuyên tác chiến, cùng gian nguy, cùng sống chết với nhau nên tôi đã gắn bó với bạn bè, đồng đội trong đơn vị như với anh em ruột thịt. Tôi yêu đơn vị tôi, tôi yêu màu mũ, màu áo tôi, tôi yêu thuộc cấp tôi và tôi kính trọng thượng cấp tôi. Tôi bình thản chấp nhận mọi thói hư tật xấu của thượng cấp và thuộc cấp, và chính tôi cũng có quá nhiều thói hư tật xấu.”.
Anh giải thích tên tựa sách, vì sao anh đặt tên cho đứa con tinh thần của anh. Hầu như giới văn chương và báo chí dúng tựa đề quyển sách này khi đề cập dến sự bức tử của Việt Nam Cộng Hòa như quân cờ bị người bạn đồng minh bỏ rơi: “Quyển sách này không hề là một tiểu thuyết mà là một hồi ký. Bởi vì tôi chưa từng là một người cầm bút và tôi cũng không biết cách sắp xếp câu chuyện như thế nào. Tháng Ba thì mọi người đã rõ, còn Gãy Súng, tôi muốn nói lên một điều đau lòng cho những thằng lính cầm súng, khẩu súng mà không có đạn thì giá trị không bằng một khúc củi mục, chính tôi đã dẫn đại đội xung phong lên chiếm mục tiêu mà chỉ bắn bằng mồm. Súng của chúng tôi có phải là đã bị bẻ gãy không khi mà vẫn có thể tiếp tế đạn cho chúng tôi để chúng tôi chiến đấu? Ai đã bẻ gãy súng của chúng tôi? Tôi đặt chữ Gãy Súng cho quyển sách này là như vậy. “
* Lan Man Tháng Ba khi nhà văn Nhảy Dù Trương Văn Út viết về dịp tháng 3 gãy súng, Mỗi năm có một tháng ba, đời tôi đã qua hơn 70 cái tháng ba nhưng không có tháng ba nào ghi lại một dấu ấn sâu đậm vào tiềm thức của tôi như tháng ba năm 1975. Tháng Ba Gãy Súng, một tác phẩm nổi tiếng đã tái bản 10 lần của nhà văn trẻ Cố Trung Úy Thủy Quân Lục Chiến Cao Xuân Huy…
… “25 tháng Ba, 1975 Huế rơi vào tay cộng sản Bắc Việt. Những người lính không được lệnh bảo vệ mà phải rút lui, trong đó có đơn vị của trung úy Cao Xuân Huy đang nằm chờ ở bờ biển để được di tản vào Đà Nẵng. Đêm 26 rạng ngày 27 tháng Ba, ông và những người lính còn lại của đơn vị bị bắt làm tù binh. Được dẫn đi dọc Quốc lộ 1 từ Huế về hướng bắc và trên đoạn đường đó nhiều tù binh đã bị bộ đội xử bắn tại chỗ. Cao Xuân Huy thoát chết là nhờ số mệnh, nhờ ông ngoại phù hộ như tác giả đã kêu cầu nhiều lần khi đối diện với tử thần.
Ông đã sống để kể lại những gì mình chứng kiến trong 12 ngày đêm ở tuyến đầu miền Nam Việt Nam qua cách viết chân thực, trong đó rổn rang những tiếng chửi thề, ngập hơi rượu, tình đồng đội và những cái chết nhẹ tựa lông hồng là điều rất thực về người chiến binh trong đơn vị của ông. Vào những ngày đầu tháng 3 năm đó, cái năm khởi điểm của toàn thể quân cán chính miền Nam Việt Nam bước vào con đường oan khiên tức tưởi để rồi sau đó kéo dài cuộc sống lê thê của một kẻ hờn vong quốc, đơn vị tôi được lệnh triệt xuất khỏi vùng núi đồi trùng điệp phía tây Huế để di chuyển vào Đà Nẵng giải tỏa áp lực địch quân phía tây của Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn I. Mặt trận Thường Đức đẫm máu khốc liệt bùng nổ chôn vùi hàng vạn quân của cả hai bên nam bắc. Trong khi đó thì lệnh bỏ ngỏ Quảng Trị, và chẳng bao lâu sau đó lệnh rút quân bỏ Huế tạo nên sự hỗn loạn tang tóc không biết cơ man nào kể cho xiết. (Trương Văn Út – Út Bạch Lan K.22).
* 30-4: Ngày Tháng Sau Cùng, Anh Ở Đâu?
Bài do TQLC Tô Văn Cấp K.19, phần Tháng 3-1975, rút quân khỏi Cao nguyên…
Bãi biển Thuận An! Khi bỏ Huế, Tướng Thi cho lệnh rút quân ra bãi biển Thuận An, xuôi Nam vào Đà Nẵng bằng cách dùng cầu hay tàu thuyền vượt qua cửa biển Tư Hiền, nhưng đi nửa đừơng thì ông tướng cho lệnh dừng lại để chờ tàu Hải Quân vào đón, vì cầu qua cửa Tư Hiền không làm được. (?). Nhưng than ôi! Không có tầu nào vào đón quân dân ta, trừ con tầu ma* , thế mới kỳ! Kỳ ơi là Kỳ! Do kỳ cục hay kỳ đà nào cản mũi mà tàu không vào bốc quân được, cũng không vào tiếp tế, quân trên bờ hết đạn, hết lương thực, hết nước uống, địch bao vây tấn công, Cọp Biển đành xút móng, đành bị hy sinh “oan uổng”, chết đủ kiểu, chết trên bờ, chết dưới nước, chết trong lòng “con tầu ma”, chết tức tưởi, chết vì hỏa lực từ trên các đồi cát xả xuống, chết vì chửi thề rồi ôm nhau rút chốt lựu đạn mini! Trong số này có Th/Tá Nguyễn Trí Nam và Đ/Úy Tô Thanh Chiêu, em tôi!
“Con tàu ma” là một chiếc tàu vào bốc quân, nhưng vì số lượng đông quá sức chứa, tàu mắc cạn đang loay hoay tìm cách lui ra biển thì bị VC chơi B40, B41, người chết trong lòng tầu, người chết trên boong, người rơi xuống biển “chết vì nước”… nên tôi gọi đó là con tàu ma còn Tháng Ba Gẫy Súng Cao Xuân Huy gọi là quan tài sắt.
Năm 2011, đồng bào thôn An Dương và các thôn dọc theo bờ biển Thuận An đã và đang mới chỉ thu gom được 132 bộ xương trôi dạt vào bờ, trồi lên mặt cát rồi các ân nhân này đem tập trung vào một khu gọi là nghĩa trang với bia đá:
“Thập Loại Cô Hồn Hiển Hách Chi Mộ”.
(Tô Văn Cấp)
* Kế nữa là nhà văn Dương Viết Điền và tác phẩm Những Anh Hùng Vị Quốc Vong Thân.
Tôi xem sách ở Chương III: (Trang 264-426) ghi nhận là ngoài những vị tướng lãnh đã tự vẫn nói trên, còn có rất nhiều sĩ quan cấp tá, cấp úy, cấp hạ sĩ quan, binh lính và một số công chức, cảnh sát, cán bộ trong chính phủ Việt Nam Cộng Hòa trước đây cũng đã tự sát trong biến cố đau buồn này. Cho đến hôm nay người ta mới chỉ biết tổng quát khoảng 22 Trung Đoàn Trưởng, Liên Đoàn Trưởng và hơn 100 sĩ quan đã tự sát sau khi miền Nam Việt Nam rơi vào tay cộng sản. Trên thực tế con số có thể cao hơn. Sau đây tôi cũng xin được trích ra hai trường hợp mà tác giả Dương Viết Điền ghi nhận trong chương này sự uy dũng của các chiến binh mũ đỏ.
* The Seven Samurai in VietNam: Theo tài liệu 30-04 trong kho dữ liệu của hãng Thông tấn Nhật bản Kyodo về “Bảy Hiệp Sĩ Việt Nam”. Ngày 30-04-1975 là ngày đau thương vì QLVNCH bị bức tử, người lính bị bẻ gãy súng bởi chiến lược toàn cầu của Mỹ thay đổi. Bảy người lính Dù mà trưởng toán là thiếu úy Hoàng Văn Thái tụ họp tại một bùng binh trong Chợ Lớn, và họ chọn lựa sự buông súng trong danh dự khi tự kết liễu đời mình sau khi hát xong bài quốc ca VNCH, họ xếp thành vòng tròn, mỗi người tay trong tay một quả lựu đạn, mở chốt một lượt. Một tiếng nổ chát chúa tiễn biệt họ ra đi vì danh dự.
* Một trường hợp thứ hai tang thương không kém. theo lời tường thuật của anh Trung úy Cảnh sát Nguyễn Văn Đình định cư ở Houston chứng kiến tại hiện trường sự tự sát tập thể của 9 quân nhân Nhảy Dù, họ nằm trong toán bảo vệ Đài Phát Thanh và Đài Truyền Hình. Khi lệnh buông súng ban ra toán quân nhân này đã xã súng bắn vào nhau, xác thân họ tan nát cho sự ra đi nhuốm màu máu anh hùng nhất, đáng kính nhất của QLVNCH.
Như đã bàn, chương này được kéo dài khi tác giả nêu ra vô số những gương anh dũng của các chiến binh khắp các binh chủng, và các cán bộ, viên chức VNCH. Họ là những người con yêu, trung thành với lý tưởng QG, họ nêu cao những nguyên tắc: Tổ Quốc – Danh Dự – Trách Nhiệm. Một khi sứ mạng bảo vệ non sông đất nước không vẹn toàn, họ chọn sự ra đi trong danh dự. Họ mang cái dũng khí như những Samurai Nhật Bản, họ trọng danh dự cá nhân. Quân sử VNCH muôn đời sẽ vinh danh họ.
30-4-2004 này, tôi chọn 2 quyển sách “Trại Ái Tử và Bình Điền” và “Những Anh Hùng Vị Quốc Vong Thân” của tác giả Dương Viết Điền để tưởng niệm gương hy sinh của nhiều nhiều anh hùng tử sĩ của VNCH. Họ chiến đấu bảo vệ quê hương, họ không hèn, dù bạn bè đồng minh bỏ họ, người chiến sĩ can trường Hồ Ngọc Cẩn cũng như vô số anh hùng vô danh từ Sư Đoàn Bộ Binh, Nhảy Dù, BĐQ, TQLC, Biệt Kích, LLĐB, Thiết Giáp…, Địa Phương Quân, Cảnh Sát QG và cả Nghĩa Quân vẫn còn chiến đấu. Họ biên những trang sử cuối cùng hào hùng nhất cho VNCH, lòng dũng cảm, cái hào khí “Chết Vinh Hơn Sống Nhục” này của họ chắc chắn sẽ được ghi nhớ và lưu danh muôn thuở….
* Đọc Hồi Ký Những Người Từ Cuối Cùng của Phạm Gia Đại
Xem Những Người Từ Cuối Cùng của nhà văn Phạm Gia Đại, anh là dân sự, làm việc cho Tòa Đại Sứ Mỹ ở Sài Gòn, trong suốt tháng ngày lao tù với nhau để thấy rằng khí phách của người quân nhân QLVNCH dù bị sa cơ thất thế nhưng sức chịu đựng thật bền bỉ những đòn thù của kẻ thù đầy đọa lên xác thân và tinh thần của họ, những nhục hình trong các trại lao động khổ sai của người CSVN. Điển hình những Ba Sao Nam Hà và Hàm Tân Z-30D, những mãnh hổ bị sa cơ như Lê Minh Đảo, Trần Bá Di, Lê Văn Thân và Đỗ Kế Giai,… dẫu có bị giam cầm nhưng hùng khí đã bất tử:
… “Ý thức hệ miền Nam kiếp nạn
Chín năm (1984) cố quốc dạ nào quên.
Không xoay thế cuộc, anh hùng lụy
Hào kiệt ngục trung, nợ nước đền.
Anh hùng mưu sự chẳng nên
Cúi xuống thẹn Đất, ngước lên thẹn Trời.
Mài gươm rồi để hận đời
Chôn vùi thế hệ lụy người tù chung.
Oán thế nhân, xin đừng trách nữa
Lỗi lầm này hãy sửa sai chung.
Đem xương máu học bài đắt giá
Chi đem thành bại luận anh hùng.”
(thơ Đỗ Kế Giai – 1984)
Tôi ghi về những mãnh hổ sa cơ này như chiến tranh có thắng có thua, có thành có bại, trong quân sử thế giới cổ kim với những chiến tích Waterloo, Austerlitz, Normandie, Alamo, Bataille de Verdun, Bataille de Somme hay Bataille de Xuân Lộc, Long Khánh… Trang sử bi thương 30 tháng 4, năm 1975, mà trước đó QLVNCH đã hào hùng vẽ nên trang sử vẻ vang để những nhận xét quốc tế ghi nhận lại về trận đánh vang danh tại Xuân Lộc…. Do vậy, cuốn hồi ký “Những Người Tù Cuối Cùng” nói lên tinh thần bất khuất, sức chịu đựng phi thường cùng sự kiện người tù giữ dũng khí trước cai tù và sự tương thân tương ái của những quân dân cán chính Việt Nam Cộng Hòa đã bị giam giữ, lưu đầy trong các trại tù dưới tên hoa mỹ mà CS gọi là “Trại Tập Trung Cải Tạo”. Cuốn hồi ký này cũng nêu lên những sự diệu kỳ và linh thiêng của Ơn Trên, của Trời Phật, của Mẹ Việt Nam đã che chở cho những người tù chính trị trong nhà tù oan khiên “Xã Hội Chủ Nghĩa”. Đọc tiếp để tìm hiểu sách này, chúng ta sẽ thấy những âm mưu thâm độc tuyên truyền xuyên tạc của Cộng Sản nhắm vào chế độ VNCH để trả thù tàn bạo của Cộng Sản nhắm giết dần mòn những người tù chế độ cũ từng ngày một trong trại giam đã không thành công như ý họ muốn và thế cờ đã được lật ngược như thế nào. (Trần Việt Hải).
* Bài ca… Nhớ Mẹ, Nhớ Tướng Lê Minh Đảo.
(Sáng Tác: Lê Minh Đảo – Đỗ Trọng Huề), trích đoạn…
“Những chiều buồn trên đất Bắc con hướng về Nam con nhớ mẹ nhiều
Mẹ ơi bao nhiêu năm tháng cứ trôi, cứ trôi cho bạc mái đầu
Không gian rưng rưng như sắp đứt
Gió về nghẹn ngào như tím ngắt
Còn đâu quê hương hoa gấm thơm làn tóc
Giã từ Miền Nam tang tóc, con sống trầm luân kiếp sống lưu đày
Hằng đêm con nghe thương tiếc xót xa đắng cay dâng ngạt tháng ngày
Trăng sao tin yêu ai dối trá
Đất trời hiền hòa ai đốt phá
Và đem thê lương che kín núi sông này
Mẹ ơi, mẹ biết không!
Còn cháy mãi trong con những lời mẹ cầm tay nói
Nắng sẽ về đẩy lùi bóng tối
Và yêu thương, và tự do sẽ còn mãi mãi, nhé con !
Giờ này hoàng hôn sắp tắt, con nghĩ gì đây, con nhớ mẹ nhiều
Mẹ ơi bao nhiêu năm tháng cứ trôi, cứ trôi phiêu dạt mái đầu
Quê hương điêu linh con vẫn khóc
Trông chờ ngày về con vẫn thắp
Từng đôi sao đêm như ánh mắt mẹ hiền
Trời mây lung linh soi ánh mắt mẹ hiền
Hồn con lưng lưng con nhớ mắt mẹ hiền
Mẹ mến yêu con thương nhớ nhiều…
Nhớ Mẹ để nhớ Tuyến thép Xuân Lộc (Long Khánh) với 12 ngày đêm ác chiến với quân CSBV (từ 8/4/1975 đến 20/4/1975 liên tục quần thảo tại trận địa.
* Đại úy KQ Trần Thế Vinh
Trong trận chiến Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 khi cùng cả nước cố gắng ngăn chận cuộc xâm lăng của Bắc quân trên cả ba mặt trận chính Quảng Trị, Komtum và Bình Long, các đơn vị và chiến sĩ KQVNCH đã tạo được nhiều thành tích chói ngờI cho quân sử Không Quân Việt Nam Cộng Hòa góp phần quan trọng trong những chiến công giữ vững miền Nam. Tuy nhiên trong năm này Không Quân VNCH cũng phảI chịu nhiều mất mát và một trong những cái tang gây nhiều tiếc thương cho cả trong lẫn ngoài Quân Chủng là sự ra đi của ĐạI Úy Trần Thế Vinh Phi Đoàn 518 Phi Long trên vùng trờI Quảng Trị.
Khi chiến cuộc vùng Trị Thiên sôi động vì Bắc quân vượt vĩ tuyến mở cuộc tấn công đạI quy mô vào Quảng Trị. Ngày 01-4-1972 Phi đoàn 518 được biệt phái ra Sư Đoàn 1 KQ để trực tiếp yểm trợ cho các cánh quân vùng địa đầu giớI tuyến, và ngay lập tức Trần Thế Vinh hăng say tình nguyện tham dự tất cả các phi vụ không ngơi nghỉ bất kể thờI tiết xấu như thế nào và phòng không địch đan kín bầu trờI .
Ngày 2-4-1972 Trần Thế Vinh thực hiện phi vụ đầu tiên tạI vùng giớI tuyến, hạ 5 chiến xa Bắc quân ở phía bắc Đông Hà, phi cơ của anh bị trúng đạn phòng không 12 ly 7 bên cánh trái nhưng anh vẫn trở về căn cứ an toàn. Liên tiếp 3 ngày bay tiếp theo sau đó, ngày nào Đại ùy Vinh cũng cất cánh bay và ngày nào cũng bắn hạ được xe tăng địch. Tổng cộng chỉ trong vòng 3 ngày 2, 3 và 4-7-1972 anh hạ tất cả 20 chiến xa Cộng quân, nhiều lần phi cơ bị trúng đạn phòng không nhưng anh vẫn trở về căn cứ an toàn. Để động viên tinh thần chiến đấu của quân đội. bộ Tư Lệnh KQ/VNCH đã phốI hợp vớI Cục Tâm Lý Chiến thực hiện một chương trình truỵền hình về các chiến công của quân chủng phát trên đài truỵền hình quốc gia tại Sài Gòn vào hai ngày 7 và 8-4-1972. Trong chương trình này Thiếu Tá Lê Quốc Hùng, phi đoàn trưởng PĐ 518 đã giơiI thiệu Đại úy Trần Thế Vinh là phi công anh dũng và xuất sắc nhất của đơn vị. Ông hứa vớI khán giả rằng trong tuần lễ kế tiếp sẽ đưa Đại úy Vinh về giớI thiệu trực tiếp vớI công chúng. Trong khi mọi người hân hoan và nóng lòng chờ đợI được thấy mặt viên phi công anh dũng một mình trong ba ngày liên tiếp bắn hạ 20 chiến xa CS Bắc Việt taiI Quảng Trị thì bất ngờ sáng ngày 9-4 Đại úy Trần Thế Vinh gãy cánh trong khi thi hành phi vụ khẩn cấp giảI vây cho căn cứ Phượng Hoàng lúc ấy do Tiểu Đoàn 6 Thủy Quân Lục Chiến phòng thủ đang bị Cộng quân vây chặt và tấn công dữ dộI bằng pháo binh, chiến xa và bộ quân. Cùng Phi tuần viên Đại úy Phan Công Định, phi tuần trưởng Đại úy Trần Thế Vinh cất cánh rời phi trường Đà Nẵng vào lúc 8 giờ sáng Chủ nhật 9-4 trong lúc thời tiết rất xấu, trần mây rất thấp. Tầm nhìn xa không quá 50 mét khiến ĐạI úy Vinh đã quyết định áp dụng chiến thuật táo bạo là cả hai phi cơ bay rất thấp gần đến mục tiêu mớI bốc lên cao và từ đó lách mây đâm xuống oanh kích để tạo yếu tố bất ngờ. Chiến thuật gan dạ nhưng đầy liều lĩnh này đã khiến địch quân không kịp trở tay và các chiến xa Cộng sản không thể tránh kịp phơi mình làm mục tiêu ăn bom và có 4 chiến xa trúng bom từ phi cơ của Đại úy Vinh ngay khi anh vừa đâm bổ xuống. Tuy nhiên vì xuống quá thấp, phi cơ của anh đã bị trúng đạn phòng không và bốc cháy không kịp bay ra khỏI khu vực nguy hiểm. Đại úy Phan Công Định đã báo cáo phi cơ của ĐạI úy Vinh đâm xuống đất và không thấy có chiếc dù nào bay ra.
Đại úy Trần Vinh đã anh dũng hy sinh đền nợ nước khi tuổi đời chưa tròn 26. Anh ra đi trong sự xúc động của cả nước, từ dân đến quân ,cả trong lẫn ngoài quân chủng. Chiến tích một mình trong một tuần lễ hạ 21 chiến xa địch đã khiến anh trở nên một huyền thoạI có thực của Không Lực VNCH. Ngay sau đó chân dung Đại úy Trần Thế Vinh xuất hiện trên những tấm bích chương cổ động nhằm nâng cao tinh thần chiến đấu của quân dân được trưng bày khắp moiI ngả đường trên toàn quốc. Chưa bao giờ hình ảnh và tên tuổI một phi công được nhắc đến với lòng tiếc thương yêu mến mãnh liệt như thế! Đại úy Trần Thế Vinh sống mãi trong Quân Sử hào hùng của Không Quân VNCH và Quân Lực VNCH! (theo Bạch Mã, Cánh Thép).
* Tuổi Thơ Trong Bom Đạn (Lê Thi Ngoc Lan – Thuỵ Lan).
Vào đêm 30 biến cố Tết Mậu Thân 1968, đang cùng gia đình ăn Tết, tình thế cấp bách cha tôi vội vàng trở lại căn cứ Quảng Trị để phòng thủ vì nghe tin Cộng sản đang tấn công thành phố Huế. Trong thời gian gia đình tôi bỏ nhà chạy tản cư đến nơi an toàn hơn thì ngôi nhà đã bị pháo kích của CS tiêu hủy hoàn toàn. Gia đình đành phải ra trú tạm tại căn cứ đóng quân của cha tôi ở Quảng Trị và trở lại Huế vài tháng sau đó khi tình hình chiến sự đã yên ổn. Thang 9/1969, cha tôi được thăng chức Tham Mưu Trưởng Bộ Chỉ Huy Tiền Phương Sư Đoàn 1 để nhận bàn giao căn cứ Đông Hà của Sư Đoàn 3 TQLC Hoa Kỳ triệt thoái về nước. Tháng 1/1971, lại phải đi yểm trợ cho cuộc hành quân tại chiến trận Hạ Lào. Khi trở về từ Hạ Lào, Cha tôi lại tiếp tục lớp học Tham mưu cao cấp tại Đà Lạt thêm 6 tháng. Mãn khóa học, trở về nhận chức Chỉ Huy Trưởng PB Sư Đoàn 2 Bộ Binh ở căn cứ Chu Lai, nơi doanh trại cuối cùng đóng sát bờ biển Quảng Ngãi.
Ghi nhận thêm:
Đại Tá Lê Thương: thân phụ của nhà văn Thuỵ Lan, ông xuất thân Khóa 5 Vì Dân Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức, chỉ huy trưởng Pháo Binh Sư Đoàn 2 BB. Phi trường Phan Rang bị chọc thủng, Đại Tá Thương và một số quân nhân chạy về hướng quận An Phước bị địch vây ngăn chận nổ súng. Ông và 2 thuộc cấp chạy vào Cà Ná, rồi chạy ngược về Phan Rang. Vào những ngày cuối tháng Ba, 1975, trên Quốc lộ 1 có quá nhiều xe cộ từ Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Bình Định rồi Nha Trang… xuôi Nam. Đủ loại xe cộ chất đầy đồ đạc. Các thường dân cáo niên, phụ nữ, trẻ con cùng binh sĩ rã ngũ và công chức bỏ nhiệm sở. Đoàn xe nối đuôi nhau chạy qua thành phố Phan Rang. Đại Tá Lê Thương sau nhiều ngày phiêu bạt, ông về đến Saigon. Ông bị 13 năm trong lao tù CS.
* Người tù khổ sai Vũ Đức Nghiêm:
Ông là Trung tá QLVNCH, bị đị tù CSVN 13 năm, chịu hình phạt nhục nhằn, trong một buổi đi lao động mệt mỏi và đói bụng về, ông tước một nhánh lúa non trong cánh đồng ngậm đỡ, bọn lính canh CS bắt được đem ông ra đánh đập hội đồng trừng phạt vì tội ăn cắp. Mang thân phận hàng binh hay người tù CS, chỉ có Thượng Đế mới cứu giúp họ được mà thôi. Oái oăm thay bọn lính CS đó lại non choẹt chừng 18, 19 tuổi đã nhẫn tâm đánh đập người tù nghệ sĩ tuổi gần 60 vốn ốm yếu. Chúng đấm đá, thoi thụi ông đến khi anh ngất xỉu.
Người tù nhân với lòng trung tinh ái quốc:
Trong trại tù, khi ông nhìn thấy lá cờ đỏ sao vàng của bọn CSVN ngạo nghễ tung bay trong nắng sớm. Ông chua xót cho thân phận lưu đầy biệt xứ của người tù khổ sai, gia đình tan nát, vợ con nheo nhóc, quê hương đồng bào quằn quại duới gót giầy bạo tàn của kẻ chiến thắng, chạnh lòng ông lấy một chiếc lá sắn úa, mầu vàng như màu nghệ, đặt lên lòng bàn tay; trên lá sắn vàng, anh đặt ba cọng lá sắn đỏ rực rỡ song song, thành hình ảnh lá cờ vàng ba sọc đỏ, lá quốc kỳ cuả miền Nam thân yêu, giờ đã bị giặc chiếm đóng, và đồng bào vô tội bị đọa đầy, bao nhiêu ngươì đã chết trên đường vượt biên và bị ghiam giữ trong trại tù khổ sai. Xúc động đến cùng cực, ông nghẹn ngào mà nước mắt tuôn trào ra. Chị phỏng vấn Hương Kiều Loan cũng chia sẻ tâm trạng của năm di tản 75, nỗi vui mừng trước khi rời tàu lên đất liền của hải đảo Guam, mọi người đứng nghiêm chào quốc kỳ từ giã cũng trong nghẹn ngào.
* Người viết bài, Việt Hải, tôi còn nhớ vì đã mang cùng tâm trạng như vậy, khi tàu vào hải phận Subic Bay xin tị nạn, chính quyền Phi Luật Tân yêu cầu tàu VNCH phải hạ cờ VNCH mới cho vào, đứng trước tình thế mới của kẻ tị nạn lưu vong hàng ngàn đồng bào đồng ca quốc ca VNCH trước khi hạ kỳ, bài quốc ca thân yêu vang dội cả một góc trời Subic Bay, người tị nạn nghẹn ngào chia sẻ tâm tư như Vũ Đức Nghiêm, như Hương Kiều Loan. Dù chúng ta đứng ở chân trời góc biển nào, dù từ miền rừng Việt Bắc hay hải đảo Guam hay căn cứ quân sự của Đồng Minh Subic Bay, chúng ta nghẹn ngào vì miền nam thân yêu tức VNCH đã bị xóa tên trên bản đồ thế giới.
(Bài phỏng vấn của Hương Kiều Loan).
* Hải đảo Hoàng Sa mãi mãi là của Việt Nam. Đọc tác phẩm “Can Trường Trong Chiến Bại” của Ph1 Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại. Trích phần kết luận trong phần này tác giả viết:
“Như các hàng cuối của bản phúc trình tôi gởi lên đại tướng Tổng Tham Mưu Trưởng, tất cả quân nhân Hải Quân trên các chiến hạm, chiến đỉnh, hải thuyền cũng như trên các căn cứ đều thi hành bổn phận của mình một cách can trường và xứng đáng với màu áo, trong cuộc thất thủ của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa tại Quân Khu 1. Đó không phải là một sự ngẫu nhiên hay may mắn mà nhờ Hải Quân có một truyền thống đẹp, một tổ chức vững vàng, một kế hoạch tuyển mộ và huấn luyện cho nhân viên rất tốt và nhờ tài lãnh đạo của sáu vị tư lịnh Hải Quân, mỗi người một cách, đã biến tinh thần kỹ luật và lương tâm nghề nghiệp của người chiến sĩ áo trắng thành một thói quen.” (Trích trang. 286).
Can Trường Trong Chiến Bại, tác giả Hồ Văn Kỳ Thoại đã vinh danh các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa ngày trước… vì Việt Nam chúng ta là một quốc gia của các chiến sĩ can trường và của ngàn năm chinh chiến. Và chính vì thế chúng ta luôn luôn tôn trọng ngươi chiến sĩ, dù là khác giới tuyến, dù ai thắng hay ai thua. Đó là do tinh thần Võ Sĩ Đạo, hay Chiến Sĩ Đạo. Nguyên tắc văn minh, nhân đạo hãy cư xử đúng đạo nghĩa con người. Đó là giữa các chiến binh sau chiến tranh.
* Một tác giả HQ khác, Phạm Mạnh Khuê ghi nhận như sau:
Về trận Hải Chiến Hoàng Sa kết thúc. Giai đoạn di tản và tiếp cứu bắt đầu. Trận Hải Chiến Hoàng Sa là một trận hải chiến mang một sắc thái đặc biệt trong đó Hải Quân Việt Nam đã anh dũng một mình chiến đấu với hải quân bá quyền Trung Cộng. Với Hải Chiến Hoàng Sa, Việt Nam đã, một lần nữa xác nhận rõ ràng chủ quyền của Việt Nam Cộng Hoà trên quần đảo này trước thế giới. Trên phương diện chiến thuật, Hải Quân Việt Nam đã phải chiến đấu trong một tình thế rất bất lợi, thiếu thời gian chuẩn bị, thiếu lực lượng đổ bộ thích hợp, rất xa căn cứ và không có không trợ. Trong khi đó Hải Quân Trung Cộng có đủ thời gian chuẩn bị, đày đủ lực lượng đổ bộ và trú phòng, gần căn cứ là đảo Phú Lâm và có không trợ từ đảo Hải Nam. Mặc dầu vậy, nhờ ở sự lựa chọn thời gian và không gian thích hợp và nhất là nhờ vào yếu tố “chủ động khai hoả” nên Hải Quân Việt Nam đã tạo được thành tích vẻ vang. Trung Cộng đã sử dụng một lực lượng Hải, Lục Không Quân hùng hậu để cưỡng chiếm tất cả các đảo thuộc Quần Đảo Hoàng Sa…. Từ năm 1974 cho đến hiện nay, Trung Cộng với âm mưu thôn tính trên biển Đông nên luôn luôn tăng cường vũ lực vẫn là một nước có vũ khí nguyên tử và Hải Quân Trung Cộng vẫn là một trong những Hải Quân hùng mạnh nhất thế giới. Trong lịch sử Hải Quân hiện đại, chưa có một hải quân nào trên thế giới dám ngang nhiên tấn công trước chiến hạm của Hải Quân Trung Cộng, ngoại trừ Hải Quân Việt Nam Cộng Hoà. Trận Hải Chiến Hoàng Sa là một trận Hải Chiến thật sự đầu tiên và cuối cùng của Hải Quân Việt Nam Cộng Hoà. (Trích Hải Sử Tuyển Tập, Hải quân VNCH. Trận hải chiến giữa hải quân VNCH và hải quân Trung Cộng tại đảo Hoàng Sa.)_.
* Bây giờ hãy xem bài viết Tạp ghi sau 40 năm, theo Ngộ Không Phi Ngọc Hùng…
Ai đã gây ra biến cố 30-4-1975 ?
“Thế lực Do Thái còn đưa được thêm nhân sự vào trong guồng máy cầm quyền Hoa Kỳ. Đáng kể là Bộ trưởng quốc phòng James Schlesinger, cố vấn đặc trách nội vụ John Ehrlichmann. Với những chức vụ then chốt này, họ đã thúc đẩy Nixon bỏ rơi miền Nam. Bắt đầu với chương trình Việt Nam hóa chiến tranh sau biến cố Tết Mậu Thân 1968 để từng bước giảm sự hiện diện của Hoa Kỳ tại miền Nam.
Năm 1971, Kissinger bí mật qua Trung Cộng tìm cách tái bang giao với chính quyền Bắc Kinh và đưa đến thỏa hiệp Thượng Hải 1972 giữa Mao Trạch Đông và Nixon. Thỏa hiệp này chỉ công nhận một nước Trung Hoa cho thấy Hoa Kỳ bỏ rơi Đài Loan trên chính trường thế giới, nhưng bên trong thực tế Kissinger nhằm sửa soạn sự rút lui an toàn cho quân đội Mỹ ra khỏi miền Nam với sự bảo đảm của Trung Cộng. Chính ngay Kissinger cũng đã tiết lộ bề trái của bản hiệp định cho John Ehrlichman như sau: “Tôi nghĩ rằng nếu họ (chính phủ miền Nam) may mắn thì được 1 năm rưỡi mới mất”. Tương tự, Kissinger đã trấn an Nixon: “Hoa Kỳ phải tìm ra một công thức nào đó để làm cho yên bề mọi chuyện trong một hay hai năm sau, sau đó thì…chẳng ai cần đếch gì nữa. Vì lúc ấy, Việt Nam sẽ chỉ còn là bãi hoang vắng”. Bởi vậy biến cố 30-4-1975 xảy ra là điều tất nhiên đúng như tính toán dự trù của Kissinger và thế lực Do Thái.
Chỉ sau Hiệp định Paris khoảng 9 tháng, cuộc chiến Jom Kippur vào ngày 6-10-1973 giữa Do Thái và các quốc gia Ả Rập láng giềng xảy ra. Lần đầu tiên trong lịch sử tái lập quốc, Do Thái bị thua trận và mất một số lớn phần đất chiếm đóng trước đây. Đáng lẽ Do Thái còn có thể bị thua nặng nề hơn nữa, nhưng giờ chót nhờ có Kissinger thuyết phục được Nixon nỗ lực can thiệp giúp Do Thái nên tình thế không còn bi đát nhiều (sau đó Tướng độc nhãn Moshe Dayan phải từ chức bộ trưởng quốc phòng vì chịu trách nhiệm bị thua trận). Biến cố thua trận lần đầu tiên Jom Kippur năm 1973 cho thấy thế lực Do Thái nhìn rất xa và rất có lý với nỗi lo sợ Hoa Kỳ vì bị sa lầy ở chiến trường Việt Nam nên không còn có thể chuyên tâm giúp cho Do Thái thắng trận như trước đây. Cho nên không gì ngạc nhiên khi thế lực Do Thái phải vận dụng toàn diện từ trong lẫn ngoài để thúc đẩy và buộc giới lãnh đạo Hoa Kỳ phải bỏ rơi miền Nam.
Bởi vậy mới xảy ra biến cố tang thương 30-4-1975.
*
Sau cùng, xem qua các bài viết trên đây đi từ các tác giả Mường Giang, Nguyễn Phúc Sông Hương, Trang Châu, Phan Nhật Nam, Vann Phan, Vương Mộng Long, Phạm Ngọc Phi, Ngô Thế Vinh, Vương Trùng Dương, Kiều Mỹ Duyên, Minh Đức Hoài Trinh – Phan Văn Hưng, Phạm Phong Dinh, Vũ Đức Nghiêm – Hương Kiều Loan, Cao Xuân Huy, Tô Văn Cấp, Dương Viết Điền, Lưu Văn Phúc, Phạm Gia Đại, Đỗ Kế Giai, Lê Minh Đảo, Đỗ Trọng Huề, Hồ Văn Kỳ Thoại, Phạm Mạnh Khuê, Phi Ngọc Hùng, Bạch Mã, Út Bạch Lan, Thuỵ Lan; tất cả bài viết liên quan đến hoài niệm một thuở chiến tranh, như những vần thơ mà ngày trước Bà Huyện Thanh Quan ngậm ngùi: “Tạo hóa gây chi cuộc hý trường, Đến nay thấm thoát mấy tinh sương”, hay “Ngàn năm gương cũ soi kim cổ, Cảnh ấy người đây luống đoạn trường”. Chiến tranh qua đi, nhưng nỗi u hoài vẫn da diết khôn nguôi với tâm thức của người VNCH.
Kết bài: Nếu yếu tố quốc tế xoay vần vận mệnh VNCH hôm nào, biết đâu chừng yếu tố quốc tế cũng sẽ biến thiên cục diện nước nhà Việt Nam tươi sáng cho mai sau, bởi vì cũng chính lập luận của Moshe Dayan linh ứng chăng? “Pour gagner les communistes, vous devez d’abord les perdre”…
Dân tộc Việt Nam đã sống trong chế độ độc tài đảng trị, người dân trong nước đã là nạn nhân trong suốt những thập niên qua chịu quá nhiều bát công! Chỉ mong đến lúc ngọn lửa thổi bùng sau khi bị thua trước sẽ được chiến thắng.
Los Angeles, viết cho ngày Quốc Hận 2021
Trần Việt Hải
————————————————————————–
QUÂN ĐỘI BẮC VIỆT SẼ THẤT TRẬN KHI HỌ CHIẾM ĐƯỢC SAIGON.
(“North Vietnam will lose the war when it takes over Saigon.”) (TS Nguyển tiến Hưng trong The Palace File).
The Blemish of Conquest – Moshe Dayan”
Le Fin – The End.-
Việt Nam Cộng Hòa Thua Để Thắng:
————————————————————————–
“VNCH thắng Cộng sản, sau khi bị thua trước” (Moshe Dayan)
Nếu Mỹ thực sự muốn “giành được nhân tâm”, ông ấy đã viết là Hoa kỳ … “Trận chiến thắng, Nhưng thua cuộc chiến”
(To win the Communists, you must lose them first (Moshe Dayan). . If they really wanted to”‘win hearts and minds”,
he wrote in the report … “Winning Battles, Losing Wars”.)
Tác giả Harry F. Noyes III ca ngợi Đồng Minh VNCH chiến đấu can đảm:
“26 năm lưu đầy”, HT Thích Thiện Minh, Việt Hải:
————————————————————————–
Link: