Một đơn vị Biệt Động Quân QL VNCH đang chờ được trực thăng vận vào chiến trường.
Các Chiến Sĩ Biệt Động Quân QLVNCH đang truy lùng địch
Các Chiến Sĩ Biệt Động Quân QL VNCH với những chiến lợi phẩm tịch thu được của địch.
Tiểu Đoàn 39 BÐQ và Liên Đoàn 51 Tác Chiến
Đến chiều ngày 20 tháng Hai 1971, từ trên phi cơ nhìn xuống, các công sự và sườn đồi quanh căn cứ LZ Ranger North phủ ngập xác những tên giặc cướp cộng phỉ xâm lược từ phương bắc, ngay đến côn trùng cũng không thể sống nổi. Tiểu Ðoàn 39 BÐQ kiên cường chiến đấu đến kiệt lực, hết đạn vì những trận cường tập liên tiếp hết ngày này sang ngày khác của bọn cộng quân xâm lược vối quân số đông hơn gấp 10 lần.
Cuối cùng, các chiến sĩ Mũ Nâu phải mở một con đường máu xuyên qua vòng vây của bọn giặc cướp cộng phỉ BV bằng tiếng súng đạn ngụy-âm bằng AK-47 và B-40 tịch thu được của bọn cộng phỉ BV.
Dưới quyền điều động của Thiếu Tá Khang, các sĩ quan và binh sĩ còn mạnh khỏe đi đầu, thương binh được dìu theo sau thật cảm động cho tình đồng đội; Bộ Tư Lệnh Hành Quân tại Khe Sanh và LÐ 1 BÐQ tại Phú Lộc mất liên lạc vô tuyến với TÐ/39 BÐQ lúc 5 giờ 10 chiều ngày 20 tháng 2, 1971, không dùng vô tuyến sợ lộ vị trí.
Mãi tới khuya ra đến nơi khá an toàn mới nhận được tin thành phần còn lại của TÐ/39 BÐQ, gồm gần 200 quân nhân trong số đó có 107 người còn khả năng chiến đấu và 92 người bị thương, cá nhân tôi phải nhìn nhận và thú thật, quân bạn đã di chuyển đến được căn cứ Ranger South cùng với vũ khí nhờ vào hỏa lực tiếp cận trên không của vận tải cơ gunship EC-130B.
Theo các tài liệu báo cáo của Hoa Kỳ, trong tổng số trên 400 quân nhân, thiệt hại của TÐ/39 BÐQ được ghi nhận là 178 người chết hay mất tích, 148 bị thương. Thiệt hại về phía bọn cộng quân gồm 639 tên xâm lược đền tội và gần 500 vũ khí bị phá hủy hay tịch thu.
Sau khi TÐ/39 BÐQ rút đi, dưới hỏa lực khủng khiếp của phi pháo dội thẳng vào vị trí, Căn Cứ Ranger North trở thành một bãi tha ma lớn chôn vùi hàng trăm quân cộng phỉ BV xâm lược, thật rất tội nghiệp cho thân phận “sinh Bắc tử Nam”.
Trên đỉnh đồi, gần hầm chỉ huy của Thiếu Tá Khang, cảnh tượng còn hãi hùng hơn; Từng đống xác những tên cộng sản bắc việt xâm lược tan nát không còn nhận ra hình thù vì bom đạn của phi cơ Hoa Kỳ và pháo binh VNCH cày nát. Mùi thuốc súng, mùi bom đạn, mùi thịt người chết cháy khét lẹt vì bom napalm … khiến bầu không khí trở nên rùng rợn, nghẹt thở, nhiễm độc khi bay sát trên ngọn cây qua đó.
Tuy máy bay trắc-giác chỉ đếm được 639 xác quân BV, nhưng còn hàng trăm xác khác bị vùi sâu trong hầm hố, công sự, vách núi hay tan nát cùng đất đá Hạ Lào không thể đếm được thuộc trung đoàn 102/308 BV. Quả thật nơi đây mới đúng nghĩa “Ðịa ngục trần gian”.
Trên đường di tản đến căn căn cứ Ranger South, binh sĩ TÐ/39 BÐQ phải đạp qua hàng trăm xác địch nằm ngổn ngang quanh căn cứ và lội qua những con “suối máu” tanh rình tràn ngập khắp chân đồi với thân xác sình trướng. Thiếu tá Khang cũng cho biết khi rời bỏ căn cứ, chính mắt ông đã nhìn thấy hàng đống xác quân BV chết thành từng chùm ba, bốn chục tên.
Về hỏa lực phòng không của quân BV tại vùng căn cứ Ranger North, trong một dịp đụng độ ác liệt mới đây, Thiếu Tá Khang cho biết ông không rõ chi tiết địa điểm về các ổ phòng không của Cộng quân bố trí dọc theo đường bay tới căn cứ như đã từng chu đáo xắp xếp phục binh chờ đợi trước.
Thế nên, các trực thăng đã bị bắn lên dữ dội từ xa, trên hành-lang vào đáp; và chính chúng là thủ phạm bắn tan xác hai trực thăng Huey của LÐ 51TC. Riêng quanh vị trí Ranger North, trên lưng chừng đối địch đặt rất nhiều súng cối 82 và 120ly đã điều chỉnh sẵn nên pháo kích rất chính xác, phải khen rất tài tình dưới tầm mắt từ trên đồi nhìn xuống, gây thiệt hại nặng cho những trực thăng vừa đáp xuống.
Về việc yểm trợ của phi cơ Hoa Kỳ, nhất là trực thăng Cobra, Thiếu Tá Khang nói dường như các phi cơ chỉ bắn phá với mục đích yểm trợ ưu tiên cho trực thăng đáp xuống để bốc anh trung-sĩ y tá Fujii ra mà thôi. Ðúng như vậy, 42 khẩu đại bác của Mỹ tại Khe Sanh, dồn vào hình móng ngựa, hay chữ U, chỉ chừa một cửa ngõ hành-lang cho trực thăng ra vào với sự yểm trợ cường tập của Cobra.
Còn phần yểm trợ cho TÐ/39 BÐQ phòng thủ căn cứ chỉ là thứ yếu, hay coi như không đáng quan tâm. Ðây là những gì tôi hằng chứng kiến trên khắp mặt trận đụng độ giữa quân bạn và quân BV, riêng phi công trực thăng tản thương Hoa Kỳ Joel Dozhier (DMZ Dust Off) kể lại về phi vụ của anh như sau:
“Chiều tối hôm đó, toán tản thương chúng tôi được lệnh phải chuẩn bị gấp 5 trực thăng để tản thương chừng 100 người tại căn cứ Ranger North cho TÐ39 BÐQ. (Vì ban đêm quân BV không dám bắn lên sợ lộ mục tiêu sẽ bị EC-130B cường tập ngay vào tuyến đạn lửa)
Thuyết trình viên cho biết có rất nhiều vị trí phòng không địch trong vùng nên Bộ Tư Lệnh Hành Quân đã dự trù một hàng rào đạn pháo binh hình móng ngựa để bảo vệ các trực thăng bay bên trong hàng rào tuyến lửa. Lúc đó, chúng tôi đã bay tản thương suốt ngày nên ai nấy đều mệt mỏi, do đó có phi công đề nghị hãy hoãn phi vụ đến sáng mai.
Bộ Tư Lệnh trả lời rằng tình hình rất nghiêm trọng, rất có thể sẽ chẳng còn ngày mai cho căn cứ BÐQ Bắc! Vì vậy, toán trực thăng phải lên đường gấp, nhứt là ban đêm quân BV rất sợ phải nếm mùi đạn từ trên vận tải cơ EC-130B bắn xuống.
Chúng tôi đã thiết lập đội hình và kế hoạch lần lượt bay vào bên trong hàng rào hỏa lực. Khi tất cả đã vào trong hình móng ngựa tưởng tượng, lúc đó pháo binh sẽ chuyển xạ tiến lần về căn cứ Ranger North. Nhưng khi sắp sửa thi hành, không may một trực thăng trong toán là Dust Off-30 bị tai nạn trong lúc đổ xăng nên chúng tôi lại phải dành một chiếc khác trong toán để đưa những phi công bị thương về Quảng Trị.
Vì chỉ còn lại có 3 chiếc, Bộ Tư Lệnh phải kiếm thêm một chiếc nữa để thay thế, khi trực thăng này tới thì đã quá trễ. Chúng tôi hay tin căn cứ Ranger-North đã di tản nên công tác được hủy bỏ”.
Sau đây là lời tường thuật của một số nhân chứng Hoa Kỳ và Việt Nam có mặt tại căn cứ BÐQ Bắc khi vị trí này bị thất thủ. Trung Tá Robert F. Molinelli, Tiểu đoàn trưởng TÐ/2, Lữ Ðoàn 17 Không Kỵ Hoa Kỳ là người có mặt trên không phận căn cứ BÐQ Bắc trong lúc trận đánh diễn ra ác liệt nhất, đã mô tả: “Quân số địch đông hơn TÐ/39 BÐQ ít nhất 8 lần, trong 3 ngày liền, hỏa lực phòng không địch cực kỳ dữ dội khiến trực thăng của chúng tôi không thể nào đáp xuống để tiếp tế hay tản thương.
Khi đã bắn hết đạn, các chiến sĩ BÐQ phải lật từng xác địch quân và bạn để tìm kiếm vũ khí và đạn dược của chúng để tiềp tục chiến đấu. Lúc phải rời bỏ vị trí, TÐ/39 BÐQ đánh xuyên qua lực lượng bao vây của cả một trung đoàn 36/308 BV, dùng chính vũ khí của cộng quân để đánh lại chúng khi mở đường máu vào chiều tối” và cũng nhờ vậy mà ngụy hoá được âm thanh khi luồn lách qua vùng trung đoàn 36 BV kiểm soát.
Ðại Úy Không quân William Cathay, một phi công phản lực cơ Phantom F-4 thuộc Phi Ðoàn Khu Trục 40 thuộc Sư Đoàn 2 K.Q, Thái Lan, nói: “Căn cứ BÐQ Bắc trông giống như một bãi chiến trường hồi Đệ nhị thế chiến. Chúng tôi đã thả bom napalm thật gần, chỉ cách quân bạn chừng 100 thước. Chúng tôi còn trông thấy rất rõ ràng địch quân đang ẩn nấp dưới giao thông hào”.
Trong tác phẩm “Tử Thủ Căn Cứ Hỏa Lửc 30″ của Ðại Úy Pháo Binh Trương Duy Hy, Pháo Ðội Trưởng Pháo Ðội C/44 Pháo Binh, có kể lại việc Hạ Sĩ Phan Văn Ðăng thuộc Ðại Ðội-1, TÐ39 BÐQ hội nhập được với Đồi-30, khoảng trên 20 tuổi, người Huế, đã thuật lại những giờ phút oai hùng nhất của TÐ/39 BÐQ như sau: “Sau ngày toàn thắng 19 tháng February, TÐ/39 BÐQ chiến thắng lớn, tịch thu trên 500 vũ khí đủ loại, phá nát các kho chứa hàng ven đường mòn hcm, tiêu diệt trọn một tiểu đoàn cộng phỉ xâm lược, xác nằm la liệt trên trận địa.
Sau đó, chúng phản công mãnh liệt, đại đội của anh bắn đến viên đạn cuối cùng mới rút đi theo lệnh của Thiếu Tá Khang, TÐT”. Anh Ðăng còn cho biết bọn cộng phỉ đã uống thuốc kích thích và đã thí mạng khủng khiếp chưa từng thấy so với mấy chục trận đụng độ ác liệt anh từng tham dự trong chiến trường quốc nội, Ðại Ðội của anh đã phải cận chiến vô cùng dữ dội với địch quân để giữ vững vị trí; Sau cùng, Ðại Ðội của anh phải phân tán mỏng để khỏi bị biển người tràn ngập của bọn cộng quân tiêu diệt.
Nhìn chung nếu so sánh thiệt hại về nhân mạng cũng như vũ khí, TÐ/39 BÐQ đã thắng lớn với tỉ số nhân mạng 1 đổi 10. Nhưng về mặt chiến thuật, việc căn cứ Ranger North bị thất thủ được coi như một bước lùi quan trọng trong kế hoạch tấn công của cuộc hành quân Lam Sơn 719. Chẳng những TÐ/39 BÐQ đã không còn khả năng tác chiến, mà màng lưới phòng thủ mặt Bắc của QLVNCH cũng đã bị thủng một lỗ lớn khiến cộng quân dễ dàng theo đó tràn sâu xuống vùng hành quân Nam gần đường số 9.
Hậu quả và nhận xét nhìn chung, các TÐ/BÐQ tại sườn Bắc bị thiệt hại khá nặng vì các trận cường tập biển người liên tiếp xa luân chiến của hai trung đoàn quân BV, nhưng số thương vong của địch còn cao hơn nhiều. Nếu chỉ kể về nhân mạng hay về mặt chiến thuật, quân BV đã bị thảm bại.
Nhưng trong cuộc hành quân Lam Sơn 719, thiệt hại về nhân mạng tuy đáng kể, nhưng không quan trọng bằng việc “cắt đứt đường tiếp vận của địch tại Lào” để giết địch về lâu về dài, không nhất thiết gây thiệt hại nhân mạng ngay tại chỗ. Do đó, tuy các TÐ/BÐQ đã giết được nhiều địch quân, nhưng lại phải di tản nên bỏ trống những vị trí quan trọng, thật ra lực lượng hành quân đã bị yếu thế vì quân số quá ít,về phương diện chiến lược vì những lý do sau đây:
– QLVNCH đang từ thế tấn công trở thành phòng thủ, trong khi ngược lại, quân BV từ thế bị động trở thành chủ động. Với khả năng tăng viện từ vùng Phi Quân Sự, qua địa hình tương đối trôi chảy vì ít chướng ngại vật, trên đường tiến quân qua cánh đồi trọc với có tranh trãi dài qua đến tận vùng hành quân bên Lào; quân số quân BV ngày càng gia tăng tại chiến trường trong khi QLVNCH ở thế cột chưn phòng thủ thụ động trên các Căn Cứ Hoả Lực, và không có bổ sung quân khi bị thiệt hại, trái lại quân BV thì có tân binh bổ sung quân số tại chiến trường bằng cách thành lập tại Aluoi một Trung Tâm Huấn Luyện B-70 tân binh từ tháng 10/1970 cho cuộc hành quân nầy, do chứng liệu hình ảnh tìm thấy trong các hầm che dấu súng đạn (bạn đã chứng kiến hình ảnh trên “Youtube”) quân trang mới toanh cho tân binh.
Lực lượng VNCH bị chia cắt không yểm trợ được lẫn nhau, ban sáng thì sương mù dầy đặt không được yễm trợ hoả lực khi cần thiết. Quan niệm liên hoàn “hỗ tương yểm trợ” của các CCHL (FSB) bị phá vỡ, quân ta như cá nằm trên thớt vì sự phản bội của phản tình báo CIA Mỹ, do tên trung úy phản chiến John F Kerry cho Hà Nội biết ráo trọi phóng đồ hành quân của QLVNCH nên chúng ta mới hủy bỏ CCHL/Đồi-32.
Mỗi vị trí của QLVNCH đều bị khống chế bằng trận địa pháo khiếp đảm của tiền sát viên BV đả tiền điều chỉnh từ lâu, và chỉ chờ chiến xa T-54 và PT-76 đến leo núi, để tiền pháo hậu xung tràn ngập biển người.
Vì quân BV có chiến xa và trọng pháo bao vây nên CCHL của ta trở thành những ốc đảo, khiến địch tự do thao túng, lựa chọn mục tiêu để dứt điểm đưa quân bạn vào thế bị-động như bó đủa bị bẻ từng chiếc một. Ðây là cái bẫy do người bạn lớn của chúng ta đặt ra để hủy diệt quân lực VNCH vào đúng ngày 18 tháng Giêng 1971 do HÐ An Ninh, Pentagon quyết định. Các đơn vị thiện chiến tổng trừ bị có cơ năng động tấn kích, phải nằm yên một chỗ cho quân BV căng ra mà dập pháo đủ loại.
– Về mặt tinh thần, tin hai TÐ/BÐQ 39 và 21 phòng thủ sườn Bắc phải di tản khiến các binh sĩ Nhảy Dù tại các Ðồi 30 và 31 là lớp khiên-chắn phòng thủ kế-tiếp thứ hai phần nào hoang mang giao động. Kể từ nay, hai đồi nầy bỗng nhiên trở thành các vị trí tiền đồn, vừa phải nhận lãnh trách nhiệm ngăn chặn địch quân do BÐQ để lại, vừa phải tự bảo vệ, coi như “lưỡng diện thọ địch”.
Rất tiếc là Không Quân VNCH chỉ có một nhúm gunship phải đảm đương dù riêng cho quân Nhảy Dù cũng không thể cán đáng được thêm phi vụ tải thương và tiếp tế cho Slicks của Liên Đoàn. Ngoài ra, họ lại còn phải đảm đương trách nhiệm yểm trợ và bảo vệ cho nỗ lực chính trên đường số 9 tiến chiếm Tchepone.
Riêng đối với các chiến sĩ BÐQ, sau các trận đánh để đời tại mặt trận Bắc đường số 9, toàn bộ lực lượng LÐ/1 BÐQ được rút về căn cứ Phú Lộc nên không còn trực tiếp tham dự cuộc hành quân trong phần đất Lào từ đó. Nhưng xét rằng LÐ1/BÐQ nầy phải được nghỉ xả hơi sau các trận đánh vô cùng đẫm máu.
– Với tin 2 TÐ/BÐQ bị thiệt hại và di tản, các phóng viên ngoại quốc lại càng thổi phồng những tin tức bất lợi cho QLVNCH. Hình ảnh vài quân nhân BÐQ ngồi trên càng trực thăng hay những chuyến trực thăng tải thương đầy xác chết và những người lính bị thương hoặc những khuôn mặt bơ phờ hốc hác mệt mỏi sau nhiều ngày tử chiến không được tiếp tế hay tăng viện đã là những đề tài nóng hổi để báo chí Hoa Kỳ có chủ mưu triệt để khai thác…
Những hình ảnh này được các hãng thông tấn ngoại quốc loan truyền đi khắp thế giới khiến dư luận quốc tế cũng như quốc nội lầm tưởng rằng QLVNCH đang bị sa lầy và tìm đủ mọi cách để chạy trốn khỏi Hạ Lào. Bàn về dư luận không thuận lợi này với chủ tâm chinh-trị để Mỹ rút quân ra khỏi Đông Dương.
Anh y tá Fujii, người đã trực tiếp sát cánh chiến đấu cùng TÐ/39/BÐQ trong lúc chiến truờng nóng bỏng nhất đã phát biểu: “Tôi cho rằng các chiến sĩ BÐQ/QLVNCH là những binh sĩ chuyên nghiệp và tài giỏi nhất mà tôi đã rất hân hạnh được cộng tác; Nếu có dịp, tôi sẽ không ngần ngại lại cùng chiến đấu với các BÐQ” Trung tá Molinelli, chỉ huy trưởng đơn vị trực thăng trực tiếp yểm trợ cánh quân BÐQ cũng bầy tỏ cảm tưởng tương tự:
– Một thiệt hại gián tiếp khác của QLVNCH vì hậu quả của các trận đánh tại các căn cứ BÐQ và cái chết của Trung Tướng Ðỗ Cao Trí, Tư Lệnh Quân Ðoàn III và là người hùng trong trận đánh vượt biên sang Cam Bốt vào năm 1970. Việc các căn cứ BÐQ thất thủ là thất bại quan trọng đầu tiên cho lực lượng VNCH trong cuộc hành quân Lam Sơn 719. Do đó, theo các tài liệu Hoa Kỳ, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu cho rằng Tướng Lãm đã không có những quyết định đúng lúc, đúng mức và đúng chỗ khiến cuộc hành quân bị trì trệ và lực lượng hành quân lâm vào tình thế bất lợi.
Vì vậy, Tổng Thống Thiệu đã mời Tướng Trí từ BTL/QÐ III về Sài Gòn để thảo luận. Nguồn tin Hoa Kỳ cũng nói rằng, vào ngày 23 tháng 2, Tổng Thống Thiệu đã trao chức vụ Tư Lệnh cuộc hành quân Lam Sơn 719 cho Tướng Trí. Nhưng trên đường đi nhận nhiệm vụ mới được trao phó, chẳng may ông bị tử nạn trực thăng tại Tây Ninh, vì thế Tướng Lãm vẫn còn giữ chức Tư Lệnh Hành Quân. Cái chết của Tướng Tri đưa ra nhiều nghi vấn …
Một thế lực ghê gớm nầy sợ Tướng Trí sẽ tiếp diển cái trò hủy diệt mau chóng các kho vũ khí trên đường mòn hcm như đã thành công trong năm vừa qua “Tốc chiến tốc thắng ở Cục R”.
Tướng Westmorland không hiểu trách nhiệm qua Việt Nam chỉ để huấn luyện tác chiến mà thôi; nhung khi ông nổi hùng-khí đòi đưa quân vào chiếm giữ đường mòn hcm mà Liên Xô chịu trách nhiệm thiết kế ống dẩn dầu huyết mạch, song song với xa-lộ Harriman, thì bị kêu về Mỹ ngay. Nếu Tướng Westmoreland mở cuộc hành quân Lam Sơn 689 thì cuộc hành quân Lam Sơn 719 nầy sẽ không bao giờ xảy ra (Cuộc hành quân xảy ra năm một ngàn chín trăm 68 trên đường 9 Nam Lào).
Gunship PD-213 và 2 ĐĐ Trinh Sát Dù/ TĐ 8
Vào những ngày đầu, ngay dưới chân núi phía nam Căn Cứ Hỏa Lực, Đồi 31, trên đường lộ 92, Thiết Đoàn 11, Lữ Đoàn 1 Kỵ Binh của Ðại Tá Nguyển-Trọng-Luật, đã tao ngộ chiến với một thành phần Thiết vận xa PT-76 của bọn CSBV; Thiết Đoàn đã anh-dũng tiêu-diệt 6 chiến-xa T-54 và 16 PT-76 của bọn cộng phỉ. (Trong 16 chiếc PT-76 nối đuôi ở phía sau, có nhiều chiếc còn nguyên vẹn vì xạ-thủ và tài xế vừa thoát chết, kinh hồn hoảng vía chém vè rút vào rừng già cùng với trung đoàn tùng thiết bởi sợ phi cơ truy kích; trực thăng võ trang PÐ/213 phải áp dụng “văn kiện điều hành” [Standard Operational Procedure] nên không có rượt theo truy kích mà luôn luôn giữ trên đầu quân bạn.
Một trong các PT-76 còn nguyên vẹn được Tư Lệnh chiến trường, Tướng Lãm gởi về Saigon tặng Tổng Thống; và mầu nhiệm thay, trong khi Thiết Đoàn-11 không bị một sự thiệt hại nào.
Để khỏi mất lòng tin của đọc giả, người viết xin mời vào bất cứ thư-viện nào tìm SÁCH lời tựa: “A Better-War”, MỤC: Lam Son 719, TRANG: 259, HÀNG: 26: “Early in the operation the 1st Squadron, 11th Armored Cavalry had encountered NVA armored elements in a fight at Fire Base 31 and performed brilliantly, destroying six enemy T-54 tanks and sixteen PT-76 without any friendly losses in the first major tank-to-tank engagement of the war”.
Dĩ nhiên trực-thăng võ-trang của Phi Đoàn 213 cũng đã góp phần không nhỏ trong cuộc chiến thắng nầy với loại Rockets diệt chiến xa, 38 trái cho hai bầu hai bên (hình thù ngắn gọn, nằm ẩn ngay trong lòng bó Rocket, Phi Công không thấy được đầu đạn warhead lú ra) và Mini-guns đã là một khắc tinh khống chế các xạ thủ BV không thể ló đầu ra khỏi chiến xa để chống trả.
Có phải sơ-khởi 6 khẩu đại liên 6 nòng như các pháo-tháp di động linh hoạt bao vùng trên không, tạo điều kiện hữu hiệu là không một chiến xa nào phía bên ta bị thiệt hại vì hỏa lực chống trả của địch? 6 pháo tháp di động trên không nầy đã áp-dụng kỹ thuật điêu luyện trong nhịp bắn từng hồi 2000 tăng giảm đến 4000 viên phút trên cao độ 75 thước để duy trì hệ thống điện tử “control-box” không bị “overcharge” tắc nghẽn.
Cuộc tao ngộ chiến ‘Chiến-xa đối đầu với Chiến-xa’ được xem là Quân Lực VNCH toàn thắng! Dĩ nhiên kết quả công đầu được thành đạt là nhờ công lớn do Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù của Ðại Tá Lưỡng đã chia ra 2 đường tiến sát bén nhọn, chận đánh 2 trung đoàn của bọn sư đoàn 320 và 304 của CSBV; tịch thu vô số xe thồ, thuốc men thực phẩm cùng thiêu hủy kho xăng hậu cần và căn cứ huấn luyện bổ xung tân binh tại chiến trường, làm chao-đảo tinh thần của 2 trung đoàn chủ lực bọn cộng phỉ BV nầy.
Chúng tôi đang lấy trung tâm điểm là một trang trại của bọn cộng phỉ BV, có lẽ là Công Binh Xưởng, hay Trung Tâm Huấn Luyện với nóc-mái lợp bằng tre nứa đập dập. Ðể chờ đợi tăng cường thêm hỏa lực, Trung Úy Trần Lê Tiến, Lead-gun đang trên đường bay đến căn cứ A Lưới với 76 trái hoả tiễn chống tăng.
Dĩ nhiên không phải để truy kích đám tàn quân của trung đoàn 64, sư đoàn 320 đang bị đơn vị Nhảy Dù gây thiệt hại nặng mà để phối hợp hỏa lực cho một đơn vị Nhảy Dù thuộc Lữ Đoàn 1 đang tiến chiếm mực tiêu: một đơn vị chiến xa thuộc trung đoàn 202 CSBV đang phục kích trên đường 92, bắc A Lưới.
Chúng tôi không được quyền đi xa nguyên tắc “yểm trợ hỏa-lực tiếp cận cho quân Nhảy Dù” và luôn luôn trên đầu quân bạn; Thế nên vùng chờ của chúng tôi là trên đầu Thiết Đoàn 11, lực-lượng Nhảy Dù, và Chi Đoàn Thiết Vận Xa của Thiết Đoàn 17.
Hợp đoàn 4 chiếc trực thăng võ trang phối hợp hỏa lực nầy không đi xa nguyên tắc là truy kích bọn tàn quân của trung đoàn7/304 cộng phỉ bắc việt; Ðiều dể hiểu chúng đang di chuyển xa về phía Nam của cứ-điểm Aluối và nhập vào sư-đoàn 324B để tạo thành sức mạnh đồng thời cũng bảo vệ căn cứ kho tàng 611.
Hợp đoàn gunships của Tiến vừa đến A Lưới, tôi cắt đặt chiếc 2 của Tiến nhập vào left-echelon-3 do tôi lead, còn riêng sát thủ Tiến đi sau chúng tôi 45 giây với cao độ 300 thước trên mặt đất, vừa đủ một pass 25 giây nhào xuống phun từng đợt 4 trái, chia đều bao phủ ổ phục kích. Ðiểm phục kích nhầm vào khúc quẹo qua trái trên trục đường thẳng, lấy trục trên đầu quân bạn về hướng bắc.
Chúng tôi đang vào đội hình tác chiến: Tôi cẩn thận nhắc lại các anh em đoàn viên xem lại Chicken-plate, check lại giây nịt an toàn sau lưng, kéo kiến che mắt từ helmet xuống, và kéo cổ áo nomex lên cao để không bị phỏng vì các giây cháy từ đuôi hoả tiển phun ra khi tác xạ. Tất cả bật qua VHF 118.5, intercom, trong vị thế sẵn-sàng chiến đấu.
Tôi dùng chiến thuật “độn rừng ngụy âm” bay sát trên ngọn cây, mổi chiếc cách nhau 5 giây an-toàn khoảng cách, riêng theo sau gun Tiến lên cao độ cách 45 giây. Hợp đoàn 3 chiến gunship rà sát trên ngọn cây, ôm sát bên phải con đường thẳng nhập vào khúc quẹo trái trước mặt. Các xạ thủ đang đứng xổng lưng nhoày người ra ngoài với đôi mắt Cú-Vọ soi bói như tìm kiếm bảo vật.
Còn 30 giây đến mục tiêu, tôi ra lệnh bắn … 6 khẩu đồng loạt tác xạ một tuyến lửa trước mặt 75 thước xạ trường; Sáu xạ thủ chồm hẳn ra ngoài dí đầu súng 6 nòng quay tích về trước mũi … một bầu lửa đỏ trước mũi phun ra 4000 viên xuống rừng tre gai, bụi rậm, bên cạnh lưng sườn đồi nhất là dưới gốc các rậm tre nơi nghi ngờ điểm phục kích của T-54. Các anh rải đều các điểm nghi ngờ có sự hoạt động của con người.
Tôi nhớ lại lời nói của Nã Phá Luân “Les sous officiers font l’armeé” [Các Hạ sĩ quan nầy là kẻ quyết định chiến trận] 6 anh không những gan dạ đứng thẳng lưng chiến đấu mà còn kinh nghiệm tác xạ, nên những cây minigun nổ đều với nhịp điệu khi nương khi mạnh.
Khi chúng tôi trên đầu quân cộng phỉ BV 50 thước, một điều quái lạ là chúng tôi không nghe một tiếng súng nào bắn trả. Khác hẳn mọi khi có tiếng lóc cóc, hoặc nổ như bắp rang của AK-47 mỗi lúc mỗi gần hơn. Điều nầy chứng tỏ phương thức oanh kích nầy làm cho địch mất hồn kinh hãi phải tháo chạy hoặc tìm nơi ẩn trú.
Nhưng chả lẽ chúng chết hết? Không phải vậy đâu đừng ham! Vì tiếng mưa bão của đạn đạo từ 6 cây minigun quá ghê gớm nên bọn chúng đành tạm thời núp trước rồi tính sau.
Ðơn vị tùng thiết quân CSBV thuộc bọn sư đoàn 64/320 nầy có kinh nghiệm, vì chúng thừa hiểu muốn chường mặt ra để đối chọi với chúng tôi thì đã bị gục ngã vài giây dưới cơn mưa đạn tàn sát trước mũi trực thăng và không có dịp mở mắt nhìn thấy sát-thủ vừa bay lướt qua trên đó..
Dựa vào thế thượng phong nầy, Chiếc Lead của tôi quẹo gắt qua phải lấy chút cao độ quan sát và làm C&C cho đội hình xạ kích, Tôi quẹo gắt qua phải lead 6 minigun bao vùng trên điểm phục kích bắn xối xả vào luôn chiến xa T-54 và PT-76 nằm chàng ràng trên trục lộ vì quân BV vẩn còn ở trong đó. Cho đến lúc nầy trên cao độ 75 thước vòng tròn chúng tôi vẩn cảm thấy không một tiếng súng nào bắn lên.
Hai chiếc đầu tiên bắt đầu phun ra hoả-tiển chống biển người, ba cụm khói màu đỏ-hồng đang để lại sau đuôi 2 chiếc đầu; Trên cao 300 thước, Tiến bắt đầu phụt ra mỗi lần 4 trái, và rãi đều trên các chiếc T-54 nắm chình-ình cách hai bên vệ đường không xa lắm. Chỉ 25 giây sau qua một pass duy nhứt, 38 trái đã rơi vào đúng mục tiêu.
Lúc nầy Tiến lấy cao độ 75 thước làm trail cho Lưu ở chiếc 2, trong khi chiếc 3 của Lộc lên cao độ 300 thước để lấy trục xạ kích. Khi gun Lộc phóng xuống từng đợt 4 trái vào y chang mục tiêu của Tiến đã giộng vào đó… Lộc đang nối đuôi làm số 3 của lead Lưu; Tôi tách ra lên cao độ để tác xạ, nãy giờ tôi đã quan sát và thấy rõ ràng địch quân đã phóng ra khỏi xe mong chém-vè về cánh rừng trước mặt, nhưng đã bị các xạ thủ theo dõi tiêu diệt một số lớn vì làm sao tránh khỏi căp mắt cú chỉ ở trên tầm quan sát 75 thước!
Cũng đang ở trên cao độ 75 thước, thay phiên 3 chiếc trực thăng cover liên tục bằng lưới đạn 7ly62, giữ khoảng cách đều nhau trên một chu vi hình tròn yểm trợ liên hoàn. Và cứ như thế 6 khẩu minigun tiếp tục khạc ra từng hồi 2 đế 4 ngàn viên để duy trì hệ thống control box không bị overcharge cũng như đè nén (neutralization) không cho địch thủ bắn trả.
Hồi nãy giờ, tôi đã quan sát thật kỹ trên trận chiến, điều đặc biệt là các dấu xe xích song song màu vàng nghệ còn tươi rói, chằng-chịt ấn dấu trên lưng chừng đồi thoai thoải và mất dạng trong đám rừng hình chữ nhựt không có dấu vết thoát ra, mà theo con mắt kinh nghiệm chiến trường, chúng (PT-76) đang giàn hàng ngang trên mé rừng ngó xuống con lộ. Tôi căn dặn Lưu, khi tác xạ nhớ dập theo mục tiêu của tôi mà bồi thêm vì tôi chỉ còn có 8 quả hiếm hoi để chống tăng.
(Sài Gòn trong tôi – Trương Văn Vinh)