CÁI CHẾT CỦA MỘT NGƯỜI VIỆT TÊN NAM (Tường Giang)

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail

Image may contain: 1 person

Tôi được dịp đi miền Tây trong phái đoàn của ông Thứ Trưởng Nội Vụ Lê Công Chất, được gặp tướng Nguyễn Khoa Nam trong dịp đó. Dưới 10 người ngồi chung một cái bàn gỗ nơi một quận nhỏ vùng quê tỉnh Phong Dinh với bữa ăn trưa có thịt rùa.
Hình ảnh tướng Nam với bộ quân phục và nón sắt vẫn còn rõ trong ký ức, dù là tướng, với khuôn mặt cương nghị, nhưng ăn nói nhỏ nhẹ, đáng yêu mến và ngưỡng phục. Buồn ! Cảm ơn những người đã luân phiên post lại bài viết này.
Tường Giang.
Image may contain: 1 person, text
Image may contain: 4 people

Tôi bắt đầu tháng 4 năm nay, khuya 31/3 – 1/4, bằng giấc ngủ chập chờn. Suốt đêm là như thế ! Lãng vãng trong đầu là khuôn mặt một người đàn ông với hai hàng nước mắt !

Người đàn ông đó là thiếu tướng Nguyễn khoa Nam!

Những ngày này, 44 năm xưa, trong khi phân nửa lãnh thổ “di tản”, chiến trường vùng 3 đang sôi động thì “Quân đoàn – Quân khu 4 chưa mất một tấc đất, quân số và vũ khí vẫn còn nguyên vẹn. Chúng ta cứ bình tĩnh chiến đấu, không phải chạy đi đâu cả”, đó là những tuyên bố, nhắc nhở của tướng Nam trong các buổi họp tham mưu.

Hai tháng cuối cùng của VNCH, biết bao nhiêu là hình ảnh tang thương, uất hận đã làm ứa máu trái tim, đứt đoạn lòng người, qua những bài viết, lời kể của các chứng nhân: những người lính, người dân có cơ may rời nước đến được bến “tự do”, những người trở về từ trại tập trung, trở về từ cõi chết … vv Tôi đã thấy, như trước mắt, diễn tiến các cuộc tự sát tập thể của lính mũ xanh, mũ đỏ hay những giây phút cuối cùng của quân nhân các cấp, các binh chủng trên đường lui quân, trong ngày mất nước…

Đó là những hình ảnh làm nước sôi, đá mềm, ngạ quỷ còn phải nhắm mắt, Chúa Phật còn phải thở dài.

Nhưng không biết sao, cái hình ảnh luôn đi về trong tôi, từ gần 20 năm nay, lại là những giọt nước mắt âm thầm của tướng Nguyễn Khoa Nam, trong chiều 30/4 và sáng 1/5, vài mươi phút, trước khi tự sát !

Trung úy Lê Ngọc Danh, tùy viên tướng Nam, thuật lại trong quyển “Nguyễn Khoa Nam” (Hội phát huy văn hóa Việt Nam, 2001).

Chiều 30/4/1975 ( bắt đầu từ 18h30 )

“….. Tư Lệnh đi từ đầu phòng đến cuối phòng hỏi thăm từng bệnh nhân, rồi Tư Lệnh đi qua dãy kế bên và tiếp tục hơn một giờ thăm viếng thương, bệnh binh buồn tẻ và nặng nề. Gần giường một thương binh, anh cụt hai chân, vải băng trắng xóa, máu còn rịn ra lốm đốm đỏ cuối phần chân đã mất. Tư Lệnh đứng sát bên và hỏi:

– Vết thương của em đã lành chưa?

– Thưa Thiếu Tướng, vết thương mới mấy ngày còn ra máu, chưa lành.

Với nét mặt buồn buồn, Tư Lệnh nhíu mày lại làm cặp mắt kiếng đen lay động. Tư Lệnh chưa kịp nói thêm thì anh thương binh này bất chợt chụp tay Tư Lệnh mếu máo:

– Thiếu Tướng đừng bỏ tụi em nhé Thiếu Tướng.

– Qua không bỏ các em đâu. Qua ở lại với các em.

Qua ánh đèn của bệnh viện, tôi thấy Tư Lệnh đưa ta nâng sửa cặp kính đen và hai giọt nước mắt từ từ chảy lăn dài trên khuôn mặt đau thương của ông. Tư Lệnh cố nén xúc động, nhưng người đã khóc, khóc không thành tiếng và những giọt nước mắt tự nhiên tuôn trào. Tư Lệnh vịn vai người thương binh nói trong nghẹn ngào:

– Em cố gắng điều trị… có qua ở đây ….”

Sáng 1/5/1975 ( khoảng 30 phút trước khi tướng Nam tự sát )

“ … Tư Lệnh chầm chậm bước theo nấc thang lên tầng trên, tôi và anh Việt nối bước theo sau. Tư Lệnh ra sân thượng, đứng sát bên lan can, mắt nhìn ra Đại Lộ Hòa Bình trước cửa cửa dinh, tôi đứng bên phải Tư Lệnh, anh Việt ( *) đứng bên trái. Trên lộ, chỉ có vài chiếc xe qua lại, người thưa thớt, khung cảnh vắng vẻ như chiều 30 Tết. Bất chợt, Thiếu Tướng bật khóc. Tư Lệnh cố nén không khóc thành tiếng, nhưng những giọt nước mắt tuôn trào chảy dài trên khuôn mặt đau buồn vì nước mất nhà tan. Tôi cũng khóc theo, anh Việt cũng vậy. Ba người đứng trên sân thượng trước mặt tiền dinh, mặc cho nước mắt tự do tuôn chảy…”.

(*) Trung úy Việt : sĩ quan liên lạc

Tối 30/4 , sau lệnh đầu hàng, trong khi nhiều “đại bàng” tìm cách thoát thân, thì tướng Nam là vị chỉ huy quân sự có cấp bậc cao nhất, có lực lượng hùng hậu nhất, (hơn cả quyền Tổng tham mưu trưởng QLVNCH: Chuẩn tướng nằm vùng Nguyễn Hữu (vô ?) Hạnh), lại bỏ ngày giờ đi thăm hết các thương binh, thể hiện tình “huynh đệ chi binh”, như môt câu trong bài hát của ns Anh Bằng: “… Sống chết có nhau là / huynh đệ chi binh ” !

Nói với người thương binh cụt hai chân: “Qua không bỏ các em đâu. Qua ở lại với các em”. Ông Nam nói và ông Nam làm: ông đã ở lại, vĩnh viễn ở lại, “Người ở lại Tây Đô” không chỉ ở lại với Cần Thơ, với “các em” thương binh trong quân y viện Phan thanh Giản, mà còn ở lại trong lòng người dân Việt Nam Cộng Hòa. Mà không chỉ với người Cộng Hòa, theo như lời kể (2014) của “cựu” tù nhân CS, luật sư Lê Công Định.
 
“Vào ngày 1/5/1980, sau bữa ăn trưa, ba tôi ngồi uống trà và trò chuyện với các anh em chúng tôi về những ngày tháng Tư của 5 năm về trước. Ba tôi, người thuộc bên thắng cuộc phía miền Nam, đã tham gia chiến tranh vì mơ ước hòa bình và, cũng như nhiều người đương thời, ông đã vỡ mộng vài năm sau khi cuộc chiến kết thúc. Ông kể với lòng kính phục về Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, Tư lệnh Quân đoàn 4 của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa (VNCH), vị danh tướng đã tuẫn tiết sau khi Sài Gòn thất thủ”.
 
Ông Định viết thêm:
 
“Trở lại câu chuyện ban đầu, hình ảnh về tướng Nguyễn Khoa Nam do ba tôi kể lại đã khiến tôi lao vào tìm hiểu nhiều hơn về các vị danh tướng VNCH khác, mà thật lòng tôi rất kính trọng, giống ba tôi. Đọc quyển sách “Chân dung các tướng ngụy Sài Gòn” được bên thắng cuộc in và tái bản nhiều lần sau 1975 nhằm mục đích bôi nhọ quân đội và tướng lĩnh của bên thua cuộc, tôi không khỏi bật cười với ý nghĩ rằng chân dung tồi tệ mà tác giả muốn phác họa cho các tướng VNCH thật ra thích hợp và xứng đáng dành cho những sĩ quan Quân Đội Nhân Dân VN thời bình ngày nay hơn.https://www.facebook.com/LSLeCongDi…/posts/1412420875698359… ) !
 
Ở đây, trong một vài buổi dạ tiệc, dạ vũ, với phần đầu chương trình “cùng (?) hát, cùng… chịu trận (!!!)”, thỉnh thoảng tôi lại nghe (!) câu hát “nước mắt đàn ông không rơi từng giọt / nước mắt đàn ông chôn sâu trong lòng…”, một câu tuy “cải lương” nhưng nghĩ lại cũng không sai .

Đàn ông rất ít ai khóc (trừ… ca sĩ Anh Khoa), nói gì đến “lính Dù lên điểm” Nguyễn khoa Nam, vào sinh ra tử hằng ngày, lon lá đều lên ở chiến trường (ngoài 5 năm “chịu trận” với chức vụ Đại Đội Trưởng Kỹ Thuật Nhảy Dù). 1961 – 1972 từ Đại úy trưởng ban 3 / TĐoàn 3 Dù lên đến Thiếu tướng Tư lệnh sư đoàn 7. Chưa nói Tướng Nam, qua ký ức những người tiếp cận, là một người ăn nói điềm đạm, ít khi biểu lộ tình cảm. Thế mà cuối cùng ông lại khóc trước mặt thuộc cấp ! Khóc những hai lần !

Hình dung buổi chiều ghê rợn ấy, buổi chiều 30/4, không ai biết chuyện gì sẽ xảy ra, khi đã có lệnh trên buông súng, khi đang ào ào kẻ chạy, người đi. Nhưng xe Tư Lệnh vẫn cắm cờ, hiên ngang, phom phom vào quân y viện. Hình dung buổi sáng 1/5, từ lầu cao tư dinh, 3 thầy trò im lặng đứng bên nhau nhìn ra Hòa Bình, cái đại lộ thường nhật ngựa xe như nước, bây giờ chỉ hớt hãi dăm bóng người qua. Rồi một người bật khóc, hai người khác khóc theo !

Đó là những người đàn ông, những người trai thời loạn, đã quen tiếng đạn bom, đã kề với cái chết. Thế mà bây giờ lại khóc. Sử sách chỉ ghi điều chánh yếu, không ghi chi tiết nhưng ai dám quả quyết rằng, trước khi tự sát, Hoàng Diệu không khóc, Võ Tánh không khóc, Phan thanh Giản không khóc…. Vv ? Khóc không vì sợ, không vì yếu lòng, “xưa nay chinh chiến mấy ai về”. Nước mắt này là nước mắt uất hận, tức tối, đau thương… Như muốn cắn lưỡi phun máu hỏi trời “Tại sao lại là như thế ?!”

Cũng những ngày này, 47 năm trước, 12/4/1972: Trung tá Nguyễn Đình Bảo, tiểu đoàn trưởng 11 Dù, đã ở lại “Charlie”, sau 5 ngày quần thảo với 1 đối phương đông gấp 6 lần (2 trung đoàn bộ binh + 1 trung đoàn pháo) !

Ông Bảo là đàn em ông Nam. Cả hai ông đều ăn gạo sấy, uống bi-đông Nhảy-Dù từ lúc là sĩ quan mới ra trường lên đến cấp chỉ huy. Khi ông đại tá Nam nắm Lữ Đoàn 3 thì ông thiếu tá Bảo là một tiểu đoàn phó. Bây giờ “người ở lại Charlie”, “kẻ ngã xuống Cần Thơ”.

Charlie hay Cần Thơ đều bắt đầu bằng “C”, khác chăng một bên đồi cao, một bên thành phố !

Khóc anh Bảo, nhạc sĩ Trần thiện Thanh viết: “Nhớ anh trời làm cơn bão”. Cơn bão âm ỉ từ 72 biến thành hồng thủy, địa chấn 75: nước mất, nhà tan, với biết bao nhiêu là xác người Nam Việt: xác lính can trường, xác dân vô tộ . Trong số những cái chết can trường, có cái chết tự sát của một người Việt tên Nam.

Tôi đã trãi qua (hầu như) trắng đêm 1/4/2019 ! Lãng vãng trong đầu là khuôn mặt cương ngh , oai nghiêm của một người đàn ông. Với hai hàng nước mắt !

Người đàn ông đó là Thiếu tướng tư lệnh vùng 4 Nguyễn khoa Nam ! Hai hàng nước mắt đó là những giọt lệ cuối đời ông. Một cuối đời đúng nghĩa. Bởi, chỉ vài mươi phút sau, ông đã kê súng bắn vào màng tang tự sát.

“Tư Lệnh thà chết chứ không bàn giao !”