Dưới đây là bài phát biểu được ghi âm của Luật sư Lâm Lễ Trinh, nguyên Bộ trưởng Nội Vụ và Đại sứ tại Trung Đông thời Đệ nhứt VNCH, hiện là chủ bút tạp chi Anh- Pháp Human Rights / Droits de l’Homme, trong buổi dạ tiệc tở chức ngày 2.11.2001 tại nhà hàng Seafood World, Westminster, Little Saigon, Californie, để kỷ niệm 100 năm của chí sĩ Ngô Đình Diệm (1901-2001).
Suốt 38 năm nay, mỗi khi ngày 1 tháng 11 trở lại, hình ảnh tuẫn tiết của Tổng thống Ngô Đình Diệm vẫn khơi dậy trong tâm thức quần chúng những âm vang chua xót nhưng đồng thời, cũng nhắc nhở những kinh nghiệm bổ ích cho cuộc đấu tranh
tương lai.
Chiều nay, chúng ta, những người dân Việt lưu lạc ở hải ngoại, cùng ngồi với nhau để tưởng niệm vị nguyên thủ đã khai sinh nền Đệ nhứt Cọng hòạ Chúng ta sẽ không phí thời giờ để tố giác, một cách tiêu cực, những sai lầm của Hoa kỳ, hành vi bội phản của các người đội lốt quốc gia và sự phá hoại của Cộng sản. Thật vậy, cho đến giờ phút này, vô số văn khố giãi mật của chính quyền Mỹ, công trình nghiên cứu của các thức giả, những lời thú nhận của một số nhân chứng liên hệ và, đặc biệt, tình trạng khánh tận của xã hội chủ nghĩa đã và đang làm chuyện đó trước công luận quốc tế.
Lịch sử cận đại Việt Nam sẽ mãi ghi lại một điều sáng tỏ:
Quyết định của TT Diệm tiếp xúc vào giờ chót với quân đảo chính chứng minh ông muốn tìm một giải pháp dân tộc ôn hòa.
Sự hy sinh dũng cảm của Tổng thống Diệm và bào đệ Ngô Đình Nhu đã tránh cho miền Nam VN cảnh nồi da xáo thịt giữa người quốc gia và bảo toàn tiềm năng kháng cộng trong giai đoạn cực kỳ nguy kịch. Sự hy sinh ấy còn là một lời kêu gọi thống thiết gởi đến cho cấp chỉ huy Quân đội đừng vong bổn, vọng ngoại và chễnh mảng trong cuộc chống cộng cứu nước. Tiếc thay, lời kêu này không được lắng nghẹ Nhóm tạo phản bị ngoại bang mua chuộc. Với một giá rẽ mạt – 42 ngàn đô, theo lời thú nhận trong Hồi ký của tướng Trần Văn Đôn, một trong những người chu??u đảo chính – họ đã giết lãnh tụ và bán đứng tự do của ba chục triệu đồng bào miền Nam. Họ đã giúp Hoa kỳ thay toàn diện một thế cờ. Với 42 ngàn đô.
Trong những giờ phút cuối cùng cuộc đời, Tổng thống Diệm hoàn toàn cô đơn: đồng minh bội bạc, dân tộc hiểu lầm, người thân trở mặt và kẻ thù cộng sản reo mừng. Cầu nguyện lần chót sáng ngày 1.11.1963 tại thánh đường Cha Tam Chợlớn, với ông Nhu quỳ bên cạnh nhưng không chắc đồng một tâm tư, TT Diệm hẳn vô cùng xót xa cho Đất Nước. Rõ là một tâm trạng chán chường ngút trời , lẻ loi vô tận. Nỗi cô đơn ray rứt của một chiến sĩ cùng đường. Của một dân tộc bị chèn ép. Loại cô đơn từng được nhà đại văn hào Gabriel Garcia Marquez diễn tả sâu sắc trong tuyệt phẩm “One Hundred years of Solitude, Một trăm năm tịch liêu.”
Hồ sơ giải mật của Bộ Ngoại giao Hoa kỳ ghi lại như sau nội dung điện đàm lần chót giữa Diệm và Cabot Lodge:
Diệm: “Vài đơn vị đã nổi loạn và tôi muốn biết thái độ của Chính phủ Mỹ.”
Lodge: ” Tôi không có đủ tin tức để trả lời cho Ngài. Tôi có nghe súng nổ nhưng không biết rỏ tất cả các sự kiện. Bây giờ là 4:30 sáng tại Hoa Thịnh Đốn và Chính phủ Hoa kỳ không có quan điểm gì.”
Diệm: “Tôi đã cố gắng làm bổn phận của tôi.”
Lodge: “Như tôi đã thưa với Ngài sáng nay, Tôi khâm phục can đảm của Ngài và những đóng góp to lớn của Ngài cho quý quốc. Nếu tôi có thể làm gì được cho sự an toàn của bản thân Ngài, xin kêu tôi.”
Tổng thống Diệm liền gát điện thoạị Ông giữ vững khí phách đến cùng. Dù có những sơ hở khó thể tránh trong lúc cầm quyền – lịch sử về sau sẽ phân tích công và tội – ông quyết không làm nhục quốc thể, J.F. Kennedy lẫn Hồ Chí Minh không dám coi thường. Trước sau như một, TT Diệm không nhân nhượng, không đầu hàng. Làm sao có thể ngẫng đầu cao nếu đi bằng đầu gối?
Di nghiệp chính trị của Tổng thống Diệm lưu cho hậu thế là một thông điệp nóng cháy: Triệt để bảo vệ chủ quyền và thể thống quốc gia trong mọi hoàn cảnh. Ngay từ đầu cuộc chiến, Hoa kỳ và VNCH quan niệm khác nhau mối liên hệ đồng minh giữa hai nước. Từ đó sinh ra những bất đồng dẫn đến bất hòa và kết thúc bằng sự bức tử của Miền Nam. Đúng vậy, quyền lợi của Mỹ và VN chênh lệch: Chính phủ Sàigòn chống Bắc Việt để bảo toàn dân chủ và độc lập, trong khi Hoa kỳ dùng VNCH như con cờ thí trong kế hoạch quân bình thế lực tại Á châu, chống Bắc kinh bành trường và gây chia rẻ giữa Nga – Tàu. Quốc hội Mỹ không bao giờ tuyên chiến công khai với Hànội, tránh né bảo đảm an ninh của VNCH bằng một hiệp ước như tại Nam Hàn, không cho Quân dội miền Nam vượt vỹ tuyến 17, khóa tay Hành pháp bằng đạo luật War Power Act và, cuối cùng, không bận tâm thông qua theo thủ tục hiến định Hiệp ước đình chiến Paris.
Sau tháng 11.1963, Mỹ đã dành hết trách nhiệm điều khiển cuộc chiến để đễ bề thao túng. Tùy theo nhu cầu chính sách, Hoa Thịnh Đốn đã ngạo mạn Mỹ hóa, sau đó Việt nam hoá chiến tranh để rồi, năm 1973, hối hả rút khỏi vũng lầy Việt Nam , một erra incognita, xa lạ với Mỹ về tâm lý và tập quán. Đại cường Hoa kỳ thiếu kiên nhẩn, đánh không muốn thắng, không thông hiểu chiến tranh nhân dân, đoán sai quyết tâm của Cộng sản và bỏ rơi Chính phủ miền Nam.
Âm mưu giết hại Tổng thống Diệm là một vết nhơ, một “mối ám ảnh đeo đuổi dai dẵng lương tâm nước Mỹ, quần chúng và nhà lãnh đạo xứ này, tạo ra hội chứng Việt Nam.” (“Anne Blair trong tác phẩm Lodge in VN, nhà xuất bản Yale University Press, New Haven, 1995, trang 190)
Tại Hoa kỳ, có một câu thông dụng “Người quá cố không kể chuyện hoang đường, Dead men tell no tales.”. Cái chết của Tổng thống Diệm, tự nó, đã lớn tiếng tố cáo, mang nặng ý nghĩa và dạy nhiều bài học. Về bạn và thù. Về nhân tình, thế thái. Về Điểm và Diện trong chiến lược trường kỳ.Và bao nhiêu chuyện khác. Ít nữa có hai bài học không thể quên:
Trước hết, một quốc gia không có thân hữu, chỉ có quyền lợị Không một xứ nào liều chết bảo vệ quyền sống còn của một nước khác. Không thể ủy quyền yêu nước cho ngoại bang. Các đại cường dùng chiêu bài Dân chủ, Tự do và Nhân quyền để mặc cả và gây áp lực. Không tự lực tranh thủ kiên trì ,quả cảm và có kế hoạch thì không hưởng được Dân chủ và nhân quyền thật sự.
Bài học thứ hai là bất luận sự liên minh nào với một thế lực bên ngoài, dù mạnh ra sao, rồi cũng sẽ đưa dất nước vào ngõ cụt, nếu không có nhân dân hậu thuẩn. Cái thế dân tộc vô địch và vô song. Không tin tưởng, không tạo ra và tận dụng “thế dân tộc” thì thất bại đương nhiên. Thất bại thê thảm. Chủ thuyết, chế độ, quyền lực…, tất cả đều là phù du, rốt cuộc sẽ tan biến với thời gian. Hư danh, mọi việc chỉ là hư danh! Chỉ có Dân tộc mới trường tồn và vĩnh cửụ Dân tộc bất diệt!
Cộng sản đã thiết lập ở Việt Nam một chế độ quản chế hành chính, khủng bố điển hình: khủng bố tôn giáo, khủng bố sắc tộc thiểu số, khủng bố đối lập và khủng bố quần chúng. Xã hội chù nghĩa, trên đà mạt vận, trước sau gì cũng chấm dứt. Vấn đề cốt yếu không phải là chừng nào CS ra đi mà là chúng ta đã và đang làm gì để xúc tiến việc ấy và, đặc biệt, để thay thế họ? Thay thế cách nàỏ bằng một thể chế khá hơn, sạch sẻ hơn hay không? Chính sự chia rẽ và thiếu quyết tâm của cánh quốc gia giúp cho Cộng sản tồn tại.
********
Để kết luận, thay vì lạc quan tếu hay bi quan thái quá, thiển nghĩ chúng ta nên bình tỉnh, khách quan nhận thức các biến chuyển trọng đại trong nước và bên ngoài, để hành động thích ứng. Thế giới hiện đang lâm vào một sự khủng hoảng vô tiền khoáng hậụ Hoa kỳ đang trực diện một thách thức mới, hiểm độc hơn chiến tranh Việt Nam, vì không có trận địa rỏ ràng, kẻ thù vô danh nhưng hiện diện khắp nơị
Căn nguyên của mọi vấn đề là siêu cường Hoa kỳ quá mạnh nên coi thường đồng minh, hành động đơn phương, tạo khoảng cách nghèo giàu quá sâu và gây bất mãn trong khối quốc gia nhược tiểu.
Thánh chiến có thể bùng nổ, gây điêu linh cho địa cầụ Với tinh thần quyết tử, võ khí thô sơ và chiến lược du kích tinh vi, dùng “gậy ông đập lưng ông” (còn được mệnh danh chiến lược boomerang), khối Hồi giáo cuồng tín đe dọa người Mỹ ngay trên đất Mỹ. Võ lực suông không đem lại bòa bình. Không thể dùng búa tạ để đập ruồi muỗị Mỹ cần tái xét toàn bộ, trong đường hướng thực tế và từ tốn, chính sách đối ngoại, quân sự và viện trơ.. Mỹ cần chứng minh với thế giới quốc gia này là một quốc gia biết thương xót, a compassionate country, như Tổng thống Bush đã hứa khi ra ứng cử. Nếp sống quần chúng không bao giờ trở lại như trước. Hoa kỳ, thức tỉnh, sẽ hồi sinh.
Cuộc chiến hiện nay được các chiến thuật gia mệnh danh “cuộc chiến không đối xứng, assymetric war”,vào dễ, ra khó, như một mê hồn trận.. Lần đầu tiên, một siêu cường dồn hết sức mạnh để tiêu diệt một cá nhân, Ben Laden, vô quốc tịch, và hệ thống khủng bố của y, thay vì chống lại một nước. Bằng mọi giá, thế giới tự do phải thắng. Để cứu nền văn minh nhân loại và lý tưởng dân chủ. Không có sự chọn lựa nào khác. Tổng thống George W. Bush nói chí lý: ” Tự do và sợ hãi đang tử chiến. Thượng đế không trung lập giữa hai bên.”
Cơn lốc toàn cầu sẽ cuốn hút nước Việt Nam hậu tiến để lập một thế quân bình mớị Cuộc diện Việt Nam, bởi vậy, có cơ thay đổi. Sớm hơn chúng ta dự đoán.
Cầu xin hồn thiêng các tiền nhân và chí sĩ Ngô Đình Diệm trợ sức cho các lực lượng quốc gia khai thác vận hội mớI để giật sâp Xã hội chủ nghĩa. Lần này, không thể và không có quyền thất bạị Vì nếu thất bại thì đó sẽ là sự thất bại chung của Đất Nước Việt Nam, của tất cả chúng ta là người dân Việt, bất luận thuộc phía nào.
Xin cám ơn sự chú ý của quý vị.
Đọc những bài tiếng Việt, Anh và Pháp của tác giả Lâm Lễ Trinh hoặc trong tạp chí Anh- Pháp Human Rights / Droits de l’Homme hoặc trên Internet website http://www.centralstation.net/lamletrinh
[Xin phép Cụ LLT cho con post bài này của Cụ lên Net để cho bà con đọc nhân ngày giỗ 40 năm của TT Diệm. Kính cám ơn Cụ.]