Ông Ngô Đình Diệm được Bảo Đại mời làm thủ tướng với toàn quyền dân sự và quân sự ngày 16/6/1954. Ba ngày sau, ông nhận lời. Độ 5 ngày nữa, tức là ngày 24/6/54, ông đáp phi cơ hãng Air France rời Ba Lê và hai ngày sau đến Saigon. Cùng đi với ông, có người em trai là Ngô Đình Luyện, ông Trần Chánh Thành, ông Nguyễn văn Thoại, một giáo sư đại học tại Pháp, hình như là em chồng bà Nguyễn văn Lễ tức bà Cả Lễ, em ruột ông Diệm. Tình cờ cô Thân thị Hoàng, một cô em ruột của một trong hai người soạn tài liệu này, cũng đáp chuyến máy bay này về Saigon sau khi học xong thống kê tại Paris. Do có bà con với ông Trần Chánh Thành về phía bên ngoại, cô Hồng được giới thiệu với ông Diệm và phái đoàn. Oâng Diệm và các ông Luyện, Thành, Thoại đều vui vẻ hân hoan ra mặt. Ngày 26/6/54, phi cơ đáp xuống phi trường Tân Sơn Nhất. Ngoài số người đón tiếp tại phi trường, nhiều nhóm dân chúng chờ đợi hai bên các con đường mà đoàn xe chở thủ tướng Ngô Đình Diệm đi qua, như nhân chứng đại tá Edward Lansdale thuật lại, chứ không phải họ tránh né như ông Joseph Buttinger đã viết. Nhưng đoàn xe chở thủ tướng Diệm chạy nhanh làm dân chúng không thấy rõ mặt thủ tướng, theo nhận xét của đại tá Lansdale. Ngày hôm sau, đại tá Lansdale đến dinh Gia Long gặp thủ tướng Ngô Đình Diệm. Cuộc tiếp xúc đầu tiên này mở đầu sư cộng tác chặt chẽ giữa ông Diệm và chính quyền Mỹ lúc bấy giờ, trong những tháng đầu sau Hiệp Định Geneva tháng 7/1954.
Trong giai đoạn này, nếu thủ tướng Ngô Đình Diệm tiêu biểu cho phe quốc gia VN cần sự ủng hộ của Hoa Kỳ để giành lại chủ quyền từ tay thực dân Pháp, thì Hoa Kỳ cũng cần ông Ngô Đình Diệm để thiết lập một chính quyền vững mạnh tại miền Nam, để làm tiền đồn chống cộng sản tại Đông Nam Á, có lợi cho nền an ninh chiến lược của Hoa Kỳ.
Chương này trình bày thực trạng của quốc gia VN dưới quyền quốc trưởng Bảo Đại, những thử thách mà thủ tướng Ngô Đình Diệm phải đối phó, từ tướng Nguyễn văn Hinh đến Bình Xuyên và các giáo phái trong năm 1954, trong khi lấy lại dần chủ quyền trong các lãnh vực sinh hoạt của xứ sở từ tay thực dân Pháp.
Về Saigon vài hôm, thủ tướng Ngô Đình Diệm thấy rằng đạo chỉ dụ ban cho ông toàn quyền dân sự và quân sự không có gía trị gì cả. Oâng chỉ có quyền với 12 người cảnh sát thay phiên nhau canh gác dinh Gia Long. Vì sao vậy ? Quốc trưởng Bảo Đại và các nội các trước đã làm gì ? Lâu nay quốc trưởng Bảo Đại có guồng máy dân sự và quân sự cai trị quốc gia VN không ?
Trước hết, xin nói về quốc trưởng Bảo Đại. Cuộc sống quốc trưởng của ông Bảo Đại khác xa thời ông ở Côn Minh hay Hương Cảng. Pháp trả lương cho ông mỗi tháng 350,000 mỹ kim tức mỗi năm trên 4 triệu mỹ kim. Oâng có 4 phi cơ và gởi những món tiền khổng lồ tại các ngân hàng Pháp và Thụy Sĩ. Oâng làm chủ nhiều bất động sản tại Pháp và xứ Ma rốc ở Bắc Phi Châu. Bảo Đại cũng nhận tiền do sòng bạc Đại Thế Giới cung cấp. Sòøng bạc này được cao ủy Pháp, linh mục đô đốc Thierry d’Argenlieu cho phép mở trong năm 1946, mặc dầu bác sĩ Nguyễn văn Thinh cầm đầu chính phủ bù nhìn Nam Kỳ tự trị phản đối. Một số người Hoa ở Chợ Lớn đấu thầu được hai năm đầu. Nhưng sau đấy, người Hoa từ Aùo Môn sang tranh thầu được, vì họ chịu trả 400,000 đồng một ngày thay vì 200,000 đồng. Những người này, một mặt trả thuế cho phe kháng chiến để khỏi bị phá hoại, mặt khác mở rộng và canh tân sòng bạc với các hồ lỳ trẻ ăn mặc sang trọng, ca sĩ Việt Hoa, vũ nữ, gái điếm hạng sang và nhân viên bảo vệ. Đến năm 1950, Bảo Đại can thiệp vào vụ đấu thầu. Ông Nguyễn văn Viễn tức Bảy Viễn cầm đầu phe Bình Xuyên lâu nay được người Pháp trả lương và ngự trị vùng Chợ Lớn, trúng thầu với sự hỗ trợ của quốc trưởng Bảo Đại. Bảy Viễn chịu trả mỗi ngày 100,000 đồng cho Bảo Đại, số tiền như vậy cho bà Từ Cung, mẹ của Bảo Đại, 10,000 đồng cho ông Nguyễn Đệ, bí thư của Bảo Đại và 10,000 đồng cho một nhân vật không nếu tên (trong tài liệu của Cao Uûy Pháp).
Tại vùng Saigon-Chợ Lớn, Bảy Viễn không những chỉ làm chủ các sòng bạc Đại Thế Giới và Kim Chung mà có thể nói là y nắm giữ độc quyền về cờ bạc, y thâu thuế các sòng bạc nhỏ khác, y cũng làm chủ hay thâu thuế các nhà điếm như nhà thổ Bình Khang ở Vườn Lài, y độc quyền mua bán thuốc phiện đưa từ Lào về, ăn chia với một số người Pháp gốc đảo Corse. Bảy Viễn cũng kiểm soát đuờng bộ Saigon – Vũng Tàu, đường thủy Saigon – Rừng Sát, thâu thuế việc mua bán củi và than, bò và heo và cả lò heo Chánh Hưng nữa. Phe Bình Xuyên mở rộng sự kiểm soát tại vùng Cần Giờ, Cần Giuôc, Cần Đước (Gò Công) và các toán công an Bình Xuyên còn đứng thâu thuế tại các bên xe ở Vũng Tàu và Đà Lạt nữa. Bảo Đại còn cử một người tay chân của Bảy Viễn là ông Lai văn Sang làm tổng giám đốc công an và cảnh sát quốc gia nữa. Tháng 4/1952, Bảo Đại cho Bảy Viễn quân hàm thiếu tướng và qua năm sau Pháp thưởng cho người này là thiếu tướng Nguyễn văn Viễn huy chương Bắc Đẩu Bội Tinh nữa. Về phần Bảo Đại với vô số tiền, ông chỉ chuyên ăn chơi hưởng lạc. Ông ở Pháp thời gian lâu hơn là ở trong nước. Trước hiệp định Geneva năm 1954, khi nào về nước, ông ít khi ở Hanoi hay Saigon lâu, vì nơi nào Cao Uûy Pháp cũng dành phủ toàn quyền cũ, tượng trưng cho uy quyền tối cao trong nước. Tại Saigon, Bảo Đại chỉ được ở và làm việc tại dinh Gia Long, còn Cao Uûy Pháp làm chủ dinh Norodom, tức phủ toàn quyền cũ, mà sau này ông Diệm đổi tên là dinh Độc Lậïp. Oâng Bảo Đại lên Đàlạt hay đi Ban Mê Thuột, suốt này đi săn bắn, chơi các môn thể thao, còn đêm thì đánh bạc và chơi gái. Linh mục Cao văn Luận có lần đến tiếp xúc với Bảo ĐaÏi vào năm 1948 tại biệt điện cựu hoàng ở Đàlạt và ông thuật lại rằng: “Bảo Đại là con người chán chường và thấm mệt…. Câu chuyện kéo dài được vài phút thì Bảo Đại có vẻ mệt nhọc lắm, nằm chuỗi dài ra trên chiếc ghế bành”.
Tại Pháp, Bảo Đại say mê cờ bạc, đánh thua những món tiền rất lờn tại các sòng bạc ở Monte Calo, tiểu xứ Monaco chẳng hạn, và tiền của, bất động sản cũng mất dần vào các sòng bạc. Của phi nghĩa đâu có bền. Các báo chí Âu Mỹ đều gọi Bảo Đại và cựu Hoàng Farouk của Ai Cập, cũng ăn chơi như vậy, là “những ông vua của các hộp đêm”.
Bảo Đại ký kết một số thỏa ước và hiệp ước với Pháp như đã trình bày, tại Vịnh Hạ Long, hiệp định Elysée năm 1949, và các thỏa ước tại Pau năm 1950. Chính phủ Pháp có tuyên bố nhiều lần trao trả “nền độc lập” cho VN, nhưng người Pháp vẫn nắm giữ mọi quyền hành về quân sự, kinh tế, ngoại giao, tài chánh, hối đoái, quan thuế. Đây chỉ là trò hề chính trị. Một chính khách thuộc đảng xã hộp Pháp, ông Francois Metterand, sau này là tổng thống Pháp, đã từng nhận xét rằng từ 1949 đến 1954 Pháp đã trao trả “nền độc lập toàn vẹn” cho VN 18 lần, và có phải đến lúc này cần trao trả một lần mà thôi, nhưng là thật sự.
Chính quyền Bảo Đại trở nên một sự che đậy cho Pháp tiếp tục thống trị VN. Chính Bảo Đại cũng thừa nhận rằng giải pháp Bảo Đại không giải quyết được gì cả, không phục vụ quyền lợi của dân tộc VN, nhưng là một giải pháp của người Pháp phục vụ quyền lợi của nước Pháp. Các vùng do quân đội Pháp kiểm soát như thành phố Saigon chẳng hạn, đầu rẫy tham nhũng, cờ bạc, đĩ điếm, thuốc phiện và ma túy. Các nhân vật Pháp và Việt, các thương gia, những kẻ buôn lậu, tư sản mại bản làm giàu nhờ chuyển ngân, buôn bán đồng quan Pháp và đồng bạc Đông Dương, vàng lá, hối mại quyền thế, đấu thầu cung cấp cho quân đội Pháp, mậu dịch và bồi thường chiến tranh…. Thí dụ, giá một gờ ram vàng nguyên chất tại Paris chỉ 586 quan nhưng tại Saigon là 1,300 quan, chỉ cần tìm cách chuyển vàng từ Paris về Saigon cũng kiếm được một số tiền lớn. Một hội đồng điều tra của Quốc Hội Pháp cho rằng các tệ doan trên là do chính quyền Pháp gây ra, và dân Việt xem Bảo Đại và các tổng trưởng trong chính quyền của ông là công chức làm việc cho nước Pháp.
Trong tình trạng như thế, thủ tướng Ngô Đình Diệm thực tế vô quyền. Người thật sự có quyền là tướng Pháp Paul Ely, cao ủy Pháp kiểm tổng tư lệnh quân đội Pháp, đóng tại dinh Norodom của toàn quyền Pháp ngày trước tại Saigon. Tướng Ely cầm đầu luôn cả guồng máy dân sự. Quân đội Pháp đóng giữ các vị trí chiến lược vớì sự yểm trợ của các lực lượng bổ sung, như các đơn vị Binh Xuyên dưới quyền ông Bảy Viễn, lực lượng Cao Đài vùng Tây Ninh, các nhóm Hòa Hảo tại tỉnh Cần Thơ và Châu Đốc, và số lính đánh thuế dưới quyền sĩ quan tay lai Leroy ở Bến Tre nữa. Người Pháp trả lương, huấn luyện, trang bị vũ khí và đạn dược cho những số lính này và các chỉ huy họ thống trị các địa phương nơi họ đóng giữ. Người Pháp tổ chức các tiểu đoàn binh sĩ VN thành quân đội “Quốc Gia Việt Nam”. Họ tuyển mộ, huấn luyện, trang bị, trả lương và thăng thưởng các binh sĩ và sĩ quan Việt. Họ đào tạo rất ít sĩ quan Việt và rất ít người có cấp bực trên thiếu tá như đã từng nói trước đây. Dụng ý của Pháp là cần người Việt đi lính làm bia đỡ đạn và công cụ cho họ, dưới quyền chỉ huy của sĩ quan Pháp. Chỉ có bộ tư lệnh Pháp có quyền điều động “quân đội quốc gia VN” và chỉ huy tác chiến. Pháp cử ông Nguyễn văn Hinh, con ông Nguyễn văn Tâm, “Hùm Xám Cai Lậy” và cựu thủ tướng, làm tướng tham mưu trưởng “Quân đội Quốc Gia”. Oâng Hinh được huấn luyện tại Pháp, có vợ đầm và Pháp tịch, và là sĩ quan hiện dịch của không quân Pháp. Nhiều nha, sở, phòng của bộ tham mưu quân đội quốc gia cũng do sĩ quan Pháp phụ trách.
Về an ninh, sở tổng nha công an cảnh sát ở dưới quyền ông Lai văn Sang, một tay chân đắc lực của Bảy Viễn như đã trình bày trước đây, người ta đồn răng Bảo Đại đã bán chức vụ này cho Bình Xuyên.
Về guống máy hành chánh, không có gì đáng kể gọi là tự chủ hay độc lập được. Nhiều chức vụ quan trọng trong các bộ do người Pháp hay người Việt dân Tây, lâu nay có thành tích phục vụ Pháp nắm giữ. Cho đến năm 1954, khi ông Diệm về làm thủ tướng, ngôn ngữ dùng trong các chính phủ Nguyễn văn Xuăn và Trần văn Hữu là tiếng Pháp. Các tỉnh trưởng, tỉnh phó và quận trưởng là các cựu công chức thời Pháp thuộc, hay những kẻ xu thời theo Pháp từ 1945-46.
Người Pháp vẫn điề hành tài chánh, tư pháp và ngoại thương. Ngân hàng Đông Dương của Pháp phát hành bạc giấy cho cả VN, Lào và Miên và phụ trách việc hối đoái nữa. Một số tòa án hỗn hợp Pháp – Việt được thiết lập để xét xử các vụ án liên quan đến người Pháp với một số thẩm phán Pháp hay Việt có Pháp tịch. Các viên chức Pháp cũng điều hành ngành quan thuế và hải cảng Saigon nữa. Ngoài ra từ 1950, số viện trợ Mỹ cho VN cũng phải chuyển qua trung gian Pháp.
Chính quyền cũng không cai trị được phần lớn lãnh thổ nữa. Công an Bình Xuyên lộng hành tại vùng Chợ Lớn, và Saigon, vùng Tây Ninh dưới quyền phe Cao Đài, còn các nhóm Hòa Hảo kiểm soát một số tỉnh miền Tây. Những nơi khác lâu nay do chính quyền Hồ chí Minh cai trị như Cà Mâu và các tỉnh Phú Yên, Bình Định, Quảng Ngãi và một phần tỉnh Quảng Nam tại miền Trung, đang được tiếp thu dần với sự rút lui của các đơn vị kháng chiến về Bắc. Nhưng đảng CS để lại nhiều cán bộ “nằm vùng” hay “đổi vùng” sau các buổi học tập, và chỉ thị phải hoạt động tranh đấu ra làm sao trong giai đọan sắp đến. Trong một số đôi thị, nhất là Saigon, một số người, đảng viên CS hay thân cộng hay nhẹ dạ nghe lời tuyên truyền ngon ngọt đã tổ chức các loại mặt trận, hội, nhóm, nói là để bảo vệ hòa bình, dân chủ và thi hành hiệp định Geneva kiểu như luật sư Nguyễn hữu Thọ, một trí thức miền Nam theo CS và vận động dân chúng biểu tình nữa.
Trong khi ấy chiến tranh đã phá hủy, làm hư hại nhiều đường sá, cầu cống, hệ thống sông đào, kênh, đường xe lửa, hệ thống viễn thông, bưu điện. Tại nhiều vùng, đồng ruộng bị bỏ hoang, vô số nông dân phải rời thôn xóm về cư trú tại các thị trấn và bị thất nghiệp hay bán thất nghiệp. Cùng lúc ấy, đồng bào miền Bắc bắt đầu di tản vào miền Nam.
Trong tình thế như vậy, làm sao có thể đối phó được hiểm họa CS, với chính quyền Hồ chí Minh có quân đội đã từng đánh thắng quân đội Pháp tại Điện Biên Phủ, và đảng CS với cán bộ đã được rèn luyện trong chiến đấu ? Bất cứ lãnh tụ nào thật sự yêu nước đều phải lập ra một chính quyền có` khả năng cai trị toàn miền Nam, từ Nam vĩ tuyến 17 đến tận mũi Cà Mâu, có quyền chỉ huy quân đội, công an, cảnh sát, và có đầy đủ chủ quyền trong mọi lãnh vực chính trị, kinh tế, tài chánh, ngoại tương, quan thuế …vv.. và không còn bị chi phối bởi tàn tích thực dân nào cả. Miền Nam cần một chính quyền thực sự có nền độc lập quốc gia, mới có thể lôi cuốn được sự ủng hộ của dân chúng để chống CS.
Thủ tướng Ngô Đình Diệm biết qúa rõ điều này, và cố gắng làm hết mình để đạt mục đích ấy. Các anh em ông, nhất là hai ông Ngô Đình Luyện và Ngô Đình Nhu và các cộng tác viên như các ông Trần chánh Thành, Trần trung Dung, Nguyễn văn Châu và nhiều vị khác nữa vận động các giới, các tôn giáo, các nhân sĩ cùng các giai tầng trong nước, để ủng hộ thủ tướng Diệm. Hoa Kỳ cũng cho rằng miền Nam phải thực sự độc lập, Pháp phải từ bỏ các đặc quyền thực dân, chính thể miền Nam mới được dân chúng ủng hộ trong sự nghiệp bảo vệ tự do chống CS. Trong giai đoạn này họ tích cực ủng hộ ông Diệm.
Ngoài sự ủng hộ của nhiều tầng lớp dân chúng và Hoa Kỳ, thủ tướng Diệm cũng gặp may là các thuộc địa Pháp tại Bắc Phi nổi dậy và nước Pháp phải lo đối phó, như cần rút quân về để đánh dẹp kháng chiến Angêri. Oâng căn cứ vào các thỏa ước đã ký kết, thừa nhận và hoàn thành nền độc lập của VN, để đòi Pháp trao trả các quyền tự chủ và tài sản của một quốc gia độc lập mà Pháp còn sử dụng hay nắm giữ. Hai tháng sau ngày chính thức nắm quyền, chính quyền của thủ tướng Diệm được Pháp chịu giao trả dinh Norodom, từng tượng trưng cho chính quyền Pháp tại VN và Đông Dương lâu nay, cũng như phủ toàn quyền tại Hanoi. Thủ tướng Diệm tiếp nhận và ông đổi tên là dinh Độc Lập. Bốn ngày sau, tức 11/9/54, Pháp đồng ý hủy bỏ các tòa án hỗn hợp Pháp – Việt và cũng chấp nhận trên nguyên tắc chuyển sự điều hành tư pháp, cảnh sát, an ninh công cộng và hàng không dân sự cho chính phủ Ngô Đình Diệm. Giới thực dân Pháp phải chuyển lại quyền hành mà lâu nay họ nắm giữ, nhưng họ đâu có vui lòng. Đây có lẽ là một trong những nguyên ngân chính đưa đến vụ thử thách đầu tiên mà thủ tướng Diệm phải đối phó: vụ tướng Nguyễn văn Hinh, tham mưu tưởng quân đội quốc gia còn phụ thuộc quân đội Pháp, bất tuân lệnh và chống lại thủ tướng.
Bất cứ nguyên thủ quốc gia nào, ông Diệm cũng vậy, phải nắm toàn quyền chỉ huy và kiểm soát quân đội. Nếu không có quyền chỉ huy quân đội và hệ thống an ninh, thủ tướng chỉ làm bù nhìn và chính quyền không thể nào tồn tại được. Ban đầu, ông Diệm và các anh em ông cố tìm cách kêu gọi và lôi cuốn tướng Hinh ủng hộ chính phủ. Nhưng ông Nguyễn văn Hinh là hạng người bảo hoàng hơn nhà vua, hướng về nước Pháp hơn người Pháp chính cống, lâu nay chỉ biết phục vụ nước Pháp. Nay một vị qun cũ từ miền Trung được làm thủ tướng như cha y, Nguyễn văn Tâm trước kia, mà lại đòi nước Pháp trả lại quyền hành ? Mặt khác có thể Hinh cũng muốn cha ông ta Nguyễn văn Tâm làm thủ tướng trở lại, hoặc đã bị thực dân Pháp xúi dục hay mua chuộc, nên ông lên tiếng chỉ trích thủ tướng Diệm và đòi có một chính quyền mạnh và được dân chúng ủng hộ. Tướng Hinh công khai cho biết đang chuẩn bị đảo chánh, và nói chỉ cần ông cầm ống điện thoại lên là lật đổ được thủ tướng Ngô Đình Diệm.
Ngày 11/9/1954, thủ tướng chánh phủ cho tướng Hinh nghỉ phép 6 tuần và rời khỏi xứ trong vòng 24 giờ. Tướng Hinh chống lại lệnh này bằng cách lái xe mô tô đi chơi trên các đường phố Saigon. Phe đảng Nguyễn văn Hinh điều hành đài phát thanh quân đội lên tiếng đả kích kịch liệt thủ tướng Ngô Đình Diệm hàng ngày cho đến khi đại tá Lansdale thuyết phục và cả mua chuộc được trung uý Nguyễn văn Minh phụ trách đài phát thanh này, thì sự đả kích mới giảm bớt rồi chấm dứt.
Các lãnh tụ Bình Xuyên và các giáo phái Cao Đài, Hòa Hảo, cũng ra mặt ủng hộ tướng Hinh, và chỉ trích chính phủ. Ngày 16/9/54, họ đưa ra một bản tuyên ngôn với lời lẽ rất đạo đức, đòi chấm dứt tình trạng thối nát và giải thoát xứ sở ra khỏi sự thống trị của ngoại bang. Họ cũng phái Bảy Viễn mang bản tuyên ngôn này sang Pháp trình cho Bảo Đại nữa. Ba ngày sau tức 19/1954, tướùng Hinh cũng đưa ra lời tuyên bố với báo chí là chống đối thủ tướng Diệm, và bản sao điện tín tướng Hinh đánh qua Pháp thỉnh cầu quốc trưởng Bảo Đai can thiệp. Cũng trong ngày này, thủ tướng Diệm ra thông cáo buộc tội tướng Hinh là bất tuân lệnh chính phủ, là phiến loạn. Tướng Hinh liền dùng một số quân nhân tin cẩn bảo vệ ngôi nhà ông ở. Vài ngày sau, Hinh lại cho chiến xa đậu bao quanh dinh Độc lâïp. Ba sĩ quan thân tín của Hinh cũng đến bộ quốc phòng đòa bắt tổng trưởng Lê Ngọc Chấn nữa, như đại tá Lansdale đã chứng kiến, khi ông đến bộ quốc phòng hôm ây.
Vào ngày 20/9/54, 9 trong số 15 tổng trưởng trong chính phủ Ngô Đình Diệm từ chức. Những vị này nghĩ rằng chính phủ Ngô Đình Diệm khó lòng tồn tại vì tướng Hinh tuyên bố rằng chính phủ này và quân đội không thể song song tồn tại được. Trong số 9 vị này có kỹ sư Phan khắc Sửu, ông Hồ thông Minh và bác sĩ Pham hữu Chương. Bác sĩ Chương bỏ trốn đi Pháp và bị kết tội là tham nhũng và thâm lạm công qủy. Thủ tướng Diệm lập chính phủ mới với một số người thân tín. Oâng vận động các giáo phái, kêu gọi lòng yêu nước của họ và cũng tìm cách mua chuộc họ khi nào có thể. Vào lúc này, ông Diệm đã được Hoa Kỳ cấp cho một số tiền dùng làm mật phí. Người Mỹ nói chung, kính trọng ông Diệm về vấn đề tiền bạc, vì ông Diệm coi thường của cải vật chất, và có thể nói không giữ riêng cho mình tài sản gì đáng kể.
Trong khi ấy, tướng Hinh chờ lệnh quốc trưởng Bảo Đại để đảo chánh thủ tướng Diệm. Hinh tiếp tục cho xe tăng và binh sĩ bao vây dinh Độc Lập với lý do là để ngăn ngừa CS khai thác vụ khủng hoảng. Không những phe Hinh mà còn nhiều người cũng cho rằng chính phủ Ngô Đình Diệm chắc sẽ bị lật đổ. Nhưng ông Diệm kiên trì và vững tâm đối phó. Bảy Viễn ở Pháp về, sau khi được Bảo Đại tiếp kiến ở Cannes và bắt đầu điều đình với các giáo phái Cao ĐaØi và Hòa Hảo để lập chính phú do y làm thủ tướng. Đại diện của tướng Hinh và các giáo phái mưu đồ với nhau và thỏa thuận tấn công lật đổ chính phủ Ngô Đình Diệm vào ngày 26/9/1954. Nhưng thình lình, các giáo phái tin cho Bảy Viễn biết rằng họ không đồng ý chấp nhận y cầm đầu một chính phủ mới, và họ cũng chống lại việc tướng Hinh và Bảy Viễn yêu cầu Bảo ĐaÏi về nước. Ngày 21/9/54, phe ủng hộ ông Diệm, do bà Ngô Đình Nhu cầm đầu thì phải, tổ chức một cuộc biểu tình và tuần hành lớn để ủng hộ thủ tướng Diệm và đả đảo Pháp. Đoàn biểu tình bị công an xung phong Bình Xuyên chận ngay tại bùng binh chợ Bến Thành, bắn chết 6 người và làm bị thương hàng chục người. Cảnh hỗn loạn xảy ra nhiều nơi trên các đường phố lớn ở Saigon.
Theo linh mục Cao văn Luận, sau vụ này, ông Diệm chán nản, mất tin tưởng, nét mặt buồn thảm, thiểu não, ông cho biết người Pháp không thành thực, họ vẫn dựa vào bọn Bình Xuyên và hai cha con ông Nguyễn văn Tâm/Nguyễn văn Hinh và phá ông, gây ra những khó khăn, ông không làm được gì, mọi mấu chốt quyền hành đều nằm trong tay bọn này hết. Nhiều người gần ông Diệm khuyên ông ra đi, nhưng ông ở lại và tìm cách đối phó. Việc công an Bình Xuyên bắn vào đoàn biểu tình cho thấy cần phải có lực lượng quân sự. Lúc bấy giờ, các giai tầng trong xã hội và dân chúng nói chung, có thiện cảm với ông Diệm, lòng họ hướng về ông. Ngay cả những người không ưa thích ông, vẫn chấp nhận và ủng hộ ông, vì ông tượng trưng cho tinh thần yêu nước và tự chủ, trong khi Bảy Viễn và hai cha con Nguyễn văn Tâm/Nguyễn văn Hinh là những kẻ làm tay sai cho Pháp !
Để đối phó, thủ tướng Diệm cho chuyển một số tiểu đoàn từ Bắc và Trung vào Nam, ông cho thay thế một số chỉ huy trưởng, không qua hệ thống Pháp và tướng Hinh, và chỉ thị mật cho một số tỉnh trưởng và quận trưởng tổ chức những cuộc biểu tình quy mô ủng hộ ông, chống thực dân Pháp và Bảo Đại. Tại các thành phố như Nha Trang, Huế và Saigon, nhiều cuộc biểu tình được tổ chức rầm rộ và liên tiếp, cho thấy phong trào dân chúng ủng hộ thủ tướng Diệm qúa mạnh và công an Bình Xuyên không còn dám đàn áp nữa.
Dĩ nhiên ông Diệm cũng bắt đầu tổ chức một hệ thống công an – cảnh sát riêng, khác với công an Bình Xuyên dưới quyền Lai văn Sang. Oâng cũng có tìm sự cộng tác của một số người trước kia phục vụ trong hàng ngũ chống Pháp. Một số sĩ quan trong quân đội quốc gia cũng ra mặt ủng hộ ông và chống tướng Hinh, như thiếu tá Thái Quang Hoàng tại Phan Rang.
Trong khi ấy đại tá Lansdale và phái đoàn quôn sự Mỹ dưới quyền ông cũng hoạt động rất tích cực. MoÄt toán do thiếu tá Lucien Conein cầm đầu sẽ gặp lại nữa vào năm 1963 phụ trách công tác phá hoại và tâm lý chiến tại Hanoi, Hải Phòng và miền Bắc trước khi quân đội Pháp rút đi theo hiệp định Geneva. Họ huấn luyện các điệp viên nằm vùng và chôn dấu vũ khí, họ tuyên truyền và vận động đồng bào BaÉc di cư vào Nam. Mặt khác, đại tá Lansdale lo ủng hộ thủ tướng Diệm với các công tác công khai, như giúp thành lập một tiểu đoàn phòng vệ phủ thủ tướng với các sĩ quan Phi Luật Tân, và nhất là những vụ vận động, lôi cuốn và mua chuộc bí mật. Trong khi ấy, những người đại diện ông Diệm tiếp xúc với các lãnh tụ chỉ huy các lực lượng quân sự của các giáo phái, kêu gọi lòng ái quốc của họ và cũng điều đình hay mua chuộc, đại tá Lansdale cũng liên lạc không sót một ai, từ Trình minh Thế, Trần văn Soái tức Năm Lửa, Lâm thành Nguyên, Nguyễn giác Ngộ, Nguyễn thành Phương, Ba Cụt ..vv..
Việc người Mỹ ủng hộ thủ tướng Diệm chống lại phe thân Pháp gây ra sự bất mãn, rồi sự va chạm giữa các giới thực dân Pháp và người Mỹ. Tuy đã bị đại bại tại Điện Biên Phủ và thừa nhận nền độc lập của quốc gia VN, nhiều người Pháp như các nhà kinh doanh, một số người Việt có Pháp tịch và lâu nay phục vụ Pháp, các chủ đồn điền cao su, trà, cà phê, các công chức Pháp tại các công sở, nhiều sĩ quan Pháp vẫn còn muốn duy trì sự thống trị của Pháp tại miền Nam để khai thác đến tận cùng, bằng cách lật đổ chính phủ Ngô Đình Diệm và thay thế bằng một chính quyền tay sai như kiểu nội các Nguyễn văn Xuân, trần văn Hữu, Nguyễn văn Tâm và Bửu Lộc. Số người Pháp thực dân, vì quyền lợi của họ, ra sức ủng hộ phe chống đối ông Diệm, điển hình là tướng Hinh, phe Bình Xuyên với Bảy Viễn.
Nhưng chính phủ và người Mỹ vận động có kết qủa hơn. Ngày 24/9/54, một số nhân vật Cao ĐaØi và 4 lãnh Hòa Hảo tham gia chính phủ Ngô Đình Diệm. Trong khí ấy, mối bang giao Mỹ – Pháp đem lại những biến chuyển có lợi cho việc ông Diệm đòi Pháp trả lại các quyền tự chủ cho VN. Tháng 9/1954, Pháp đồng ý tham gia tổ chức Liên Phòng Đông Nam Á do Hoa Kỳ thành lập, để ngăn chận sự bành trướng của phe CS tại ĐNA. Việc Hoa Kỳ lâu nay viện trợ cho quân đội viễn chinh Pháp tại Việt, Miên, Lào, và nay Pháp phải đối phó với các thuộc địa Bắc Phi đòi độc lập hay đang nổi dậy, làm cho người Mỹ có thể dùng áp llực đòi Pháp loại bỏ dần các chính sách hay biện pháp thực dân còn lại tại VN, ví dụ như việc Pháp còn chỉ huy quân đội quốc gia VN, còn đài thọ cho Bình Xuyên và các lực lượng giáo phái bổ sung cho quân đội Pháp, và ngay cả việc dùng ông Bảo Đại làm quốc trưởng nữa. Các đại diện của Pháp và Hoa Kỳ họp tại thủ độ Hoa Thịnh Đốn từ ngày 27 đến 29/9/54 và thỏa thuận với nhau nhiều vấn đề quan trọng: Pháp đồng ý để VN có quyền phát hành tiền tệ bắt đầu ngày 1/1/1955, nghĩa là chấm dứt các hoạt động của ngân hàng Đông Dương, và từ nay VN nhận trực tiếp viện trợ Mỹ không qua trung gian Pháp nữa. Ngoài ra, Pháp cũng chịu hủy bỏ các thỏa ước ký kết tại Pau, Pháp quốc, giữa Bảo Đại và Pháp, cho người Pháp quyền kiểm soát kinh tế, ngoại thương và tài chánh của VN, chuyển quyền chỉ huy quân đội quốc gia cho chính phủ VN, để người Mỹ huấn luyện quân đội Việt, và rút đoàn quân viễn chinh về nước khi nào chính phủ VN yêu cầu.
Những thỏa thuận trên vẫn được giữ kín cho đến khi thủ tướng Pháp Menès France đến viếng Hoa Thịnh Đốn (HTĐ) ngày 20/11/54. Vài tuần lễ sau khi thủ tướng Mendès France về nước, Hạ Viện Pháp thảo luận về những nhượng bộ của Pháp tại HTĐ và và nội các Mendès France bị chỉ trích là đã bán đứng các quyền lợi của Pháp tại VN bằng cách chấp nhận một “giải pháp Mỹ” vễ VN. Tổng trưởng các xứ lliên kết Guy de la Chambre đứng lên bênh vực các thỏa thuận ở HTĐ. Oângnói rằng hai nươci Pháp và Hoa Kỳ hiệp sức với nhau tại Việt-Miên-Lào và chính phủ VN cam kết không đụng chạm đến các quyền lợi kinh tế, thương mại của Pháp tại VN. Điều này cũng đúng thôi. Hoa Kỳ can thiệp vào VN vì nền an ninh chiến lược của Hoa Kỳ, chứ không phải đến tranh giành các quyền lợi kinh tế của Pháp lâu nay có sẵn tại VN. Chính phủ Ngô Đình Diệm cũng ký hai thỏa ước về kinh tế với Pháp ngày 30/12/54 và 30/3/55 bảo đảm các quyền lợi kinh tế của Pháp tại VN, nhất là các đồn điền cao su. Mục đích của thủ tướng Diệm là giải quyết các vấn đề chính trị trước đã. Về chính trị, Pháp phải từ bỏ mọi tàn tích thực dân. VN phải hòan toàn tự chủ và độc lập mới có thể giành được sự ủng hộ và tham gia của dân chúng chống mối đe dọa của CS từ miền Bắc. Về quân sự, Nam VN cần viện trợ quân sự của Hoa Kỳ khi nào bị miền Bắc tấn công với sự trợ giúp của Liên Xô, Trung Cộng và các xứ CS khác, vì nước Pháp không còn có khả năng làm được việc này nữa.
Các điều thỏa thuận tại HTĐ làm cho Pháp không còn có thể đài thọ các lực lượng thân Pháp như từ lâu nay. Pháp sẽ chấm dứt trả lương ch họ. Bắt đầu từ 1955, thủ tướng Diệm nhận viện trợ Mỹ trực tiếp và ông có ngân sách điều hành xứ sở như đài thọ quân đội quốc gia. Như thế, các đơn vị của quân đội quốc gia cũng như các lực lượng quân sự khác phải được đặt dưới quyền chỉ huy của thủ tướng, nếu muốn được đài thọ.
Trong khi ấy, vụ khủng hoảng giữa thủ tướng và tướng Hinh vẫn tiếp diễn. Tướng Hinh và phe thực dân Pháp do phó cao ủy Jean Daridan cầm đầu, tìm mọi cách chỉ trích, đả phá chính phủ và cá nhân thủ tướng Ngô Đình Diệm trên các báo chí tại Pháp, tại Saigon, trên đài phát thanh, trong dư luận. Họ không dám đảo chánh ngay lúc ban đầu, khi thủ tướng Diệm chưa có lực lượng quân sự để bảo vệ chính phủ, vì sợ Hoa Kỳ cúp ngay viện trợ nếu lật đổ chính phủ bằng bạo lực. Còn thủ tướng Diệm vẫn chưa đủ sức trục xuất tướng Hinh ra khỏi xứ. Tướng hInh cứ dọa đảo chánh hếtngày này đến ngày khác. Có lần đại tá Lansdale phải xắp xếp mời các sĩ quan thân tín của tướng của tướng Hinh đáp phi cơ sang Manila, Phi Luật Tân, quan sát và du hí để ngăn ngừa tướng Hinh đảo chánh nếu muốn. Có hôm, sau ngày tướng Hinh dọa đảo chánh, đại tá Lansdale đến dinh thấy chẳng có ai canh phòng cả, còn thủ tướng Diệm vẫn thản nhiên làm việc trên lầu. Sau đấy đại tá Lansdale nhờ tổng thống Magsaysay phái đại tá Arellano, chỉ huy trưởng tiểu đoàn phòng vệ phủ tổng thống Phi, sang giúp việc lập tiểu đoàn phòng vệ cho phủ thủ tướng và huấn luyện quân nhân của tiểu đoàn này như đã nói trước đây.
Ngày 1/10/54, Bảo Đại khuyến cáo thủ tướng Diệm chấp nhận các ông Nguyễn văn Hinh, Bảy Viễn và Nguyễn văn Xuân vào chính phủ. Oâng Diệm từ chối. Tướng Hinh nhiều lần yêu cầu quốc trưởng Bảo Đại ủng hộ ông, chống lại thủ tướng Diệm, nhưng Bảo Đại không dám, hay cả không muốn, vì thấy Pháp suy yếu rồi,nay cần Hoa Kỳ giúp. Hơn nữa, tuớng Ely su khi đi họp ở HTĐ về, cũng cho Bảo Đại biết rằng Pháp đã theo chính sách của Mỹ ủng hộ ông Diệm, và Bảo ĐaÏi không nên làm gì gây ra sự bất bình với người Mỹ.
Trong giai đoạn này, Hoa Kỳ hết long ủng hộ thủ tướng Ngô Đình Diệm. Người Mỹ cho biết họ sẽ can thiệp nếu ông Diệm bị lật đổ. Ngày 15/10/54, trong một báo cáo gởi cho ủy ban ngoại giao thượng viện Mỹ, thượng nghị sĩ Mike Mansfield đả kích những âm mưu lật đổ thủ tướng Diệm tại Saigon và nói rằng nếu ông Diệm bị đảo chánh, Hoa Kỳ nên xét tức khắc việc ngưng tất cả các viện trợ cho VN và các lực lượng liên hiệp Pháp tại Đông Dương, ngoại trừ viện trợ nhân đạo. Chín ngày sau, tức ngày 24/10/54, TT Mỹ Dwight Eisenhower gởi một thông điệp đến thủ tướng Ngô Đình Diệm xác nhận lại sự ủng hộ của Hoa Kỳ, các lời hứa viện trợ và tin cho ông Diệm biết rằng từ đầu năm 1955, Hoa Kỳ sẽ viện trợ trực tiếp cho chính phủ Ngô Đình Diệm, không qua trung gian của Pháp nữa. Trong văn thư này, tổng thống Mỹ cũng hy vọng ông Diệm sẽ thực hiện những cải cách cần thiết.
Đầu tháng 11/1954, TT Eisenhower cử một chiến hữu là tướng Lawton Collins làm đại diện tổng thống và đặc sứ thay thế đại sứ Donald Heth. Tướng Collins đến Saigon ngày 8/11/54 và tuyên bố rằng ông đến VN đêû mang viện trợ Mỹ có thể có được cho chính phủ Ngô Đình Diệm và chỉ chính phủ Diệm mà thôi. Ngày hôm sau, ông đáp phi cơ lên Đàlạt gặp tướng Ely, cao ủy và tổng tư lệnh quân đội Pháp. Hai ông đồng ý chấm dứt vụ tướng Hinh. Ngày 18/11/54, Bảo Đại triệu tập tướng Hinh sang Pháp tham khảo ý kiến. Dĩ nhiên tướng Hinh đâu có muốn đi. Nhưng Pháp đã thỏa thuận với Mỹ rồi, tướng Hinh không thể cưỡng lại được. Sáu ngày sau, tướng Hinh đáp phi cơ đi Pháp và đến cuối tháng 11/1954, Bảo Đại ra chỉ dụ giải chức tướng Hinh. Thủ tướng Diệm cử tuớng Lê văn Tỵ, một quân nhân ủng hộ ông, làm tham mưu trưởng ngày 10/12/54, nhưng còn phải chấp nhận một người thân Pháp là Nguyễn văn Vỹ làm tổng thanh tra.
Như thế, với sự ủng hộ của Hoa Kỳ, thủ tướng Ngô Đình Diệm đã vượt qua thử thách đầu tiên trong khi giành lại dần chủ quyền từ tay Pháp thực dân, ông cũng loại trừ được một người Việt dân Pháp (Nguyễn văn Tâm/Nguyễn văn Hinh), mà lâu nay cả gia đình làm tay sai đắc lực cho Pháp, ra khỏi chức vụ tham mưu trưởng quân đội, và lôi cuốn được một số sĩ quan lâu nay phục vụ trong hàng ngũ Pháp về với chính nghĩa dân tộc, dù đa số có lẽ còn ở trạng thái lưng chừng hay chờ đợi.
Ngày 3/12/54, thủ tướng ký sắc lệnh lập Ngân Hàng Quốc Gia VN một cách gấp rút để có thể hoạt động từ 1/1/55, khi Hoa Kỳ viện trợ trực tiếp cho VN. Trong hai ngày 29 và 30/12/54, ông cũng cho ký kết các thỏa ước về kinh tế vàø thương mại với Pháp, hủy bỏ các sự phụ thuộc vào Pháp trong hai lãnh vực này, dù thỏa ước ngày 30/12/54 có bảo đảm các quyền lợi kinh tế của Pháp, thí dụ các đồn điền cao sư như đã nói đến trước đây. Oâng Diệm cũng cho lập ngay Viện Hối Đoái để phụ trách các giao dịch về ngoại tệ của Ngân Hàng Đông Dương mà Pháp đồng ý đóng cửa ngày 29/12/54.
Những thành tích trên làm tăng uy tín, sự kính trọng và lòng tin tưởng của dân chúng vào thủ tướng Diệm rất nhiều. Ông đã tỏ ra là một người yêu nước quyết tâm giành lại chủ quyền dân tộc, và tận diệt các tàn tích thực dân Pháp còn sót lại tại miền Nam. Nhưng sự thử thách từ 7/7/54 chỉ là những trở ngại đầu tiên. Pháp tuy đã nhượng bộ Hoa Kỳ, vẫn tìm cách đánh đổ thủ tướng Diệm. Tháng 12/1954, khi họp với ngoại trưởng Foster Dulles và ngoại trưởng Anh Anthony Eden, thủ tướng Pháp Mendes France còn đề nghị rằng Hoa Kỳ có thể thay thế thủ tướng Diệm bằng hai cách: hoặc Bảo Đại cử Trần văn Hữu hay Nguyễn văn Tâm hay bác siõ Phan huy Quát làm phó vương, toàn quyền giải quyết sự xung đột tại Saigon, hoặc Bảo Đại về nước lập chính phủ với Trần văn Hữu làm thủ tướng, Nguyễn văn Tâm phụ trách nội vụ và bác sĩ Phan huy Quát quốc phòng. Chính phủ Pháp Menes France muốn tái diễn lại trò thống trị VN, nhưng bị bác bỏ.
Năm kế tiếp đem lại những khó khăn mà đa số quan sát viên cho rằng thủ tướng Diệm khó lòng vượt qua nổi, nhưng làm nổi bật lòng yêu nước nồng nan, đức tính can đảm và gan dạ và sự tin tưởng vào khả năng của ông…
[Hoàng Ngọc Thành & Nhân Thị Nhân Đức, Những Ngày Cuối Cùng Của TT Ngô Đình Diệm, chương hai, trang 65-83]