NIÊN BIỂU VỀ CỐ TỔNG THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM- (Linh mục Phêrô Nguyễn Văn Khải).

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail

NIÊN BIỂU VỀ CỐ TỔNG THỐNG

GIOAN BAOTIXITA NGÔ ĐÌNH DIỆM (1901-1963)

Trong khi chờ đợi một bản tiểu sử đầy đủ và chính xác, tôi tạm liệt kê ra đây một số vài niên biểu liên quan đến cuộc đời Cố Tổng thống Gioan Baotixita Ngô Đình Diệm nhân dịp lễ giỗ ngài lần thứ 56.
1901: Ngày 03 tháng 1 năm 1901, tức ngày 13 tháng 11 năm Canh Tý 1900, Cố Tổng thống Ngô Đình Diệm được sinh ra tại làng Đại Phong, xã Xuân Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.
1906-1912: Ngài học tại nhà với thân phụ ngài là Ngô Đình Khả và sau đó ngài học tiếp tiểu học tại Trường Pellerin của các Sư huynh Lasan tại Huế.
1913-1918: Ngài học tại Trường Quốc học Huế, đồng thời học thêm Hán văn và tiếng Latin tại nhà với thân phụ của ngài. Năm 1917, ngài tốt nghiệp Á khoa và được nhà cấm quyền Pháp cấp học bổng đi du học nhưng ngài chối từ, vì muốn ở Việt Nam để phục vụ dân nước. Ngài ở lại dạy học tại Trường Quốc học.
1918-1921: Theo học Trường Luật và Quản trị – Hành chính Hà Nội (École de Droit e d’Administration de Hanoi), thời bấy giờ thường gọi là Trường Hậu bổ. Năm 1921 ngài tốt nghiệp Thủ khoa.
1921-1922: Ngài được bổ nhiệm về phục vụ tại Thư viện Hoàng gia.
1922-1925: Ngài được bổ nhiệm làm Quyền Tri phủ huyện Hương Thủy, rồi ngay trong năm 1922 ngài được bổ nhiệm chính thức làm Tri huyện Quảng điền.
1925-1927: Ngài làm Tri phủ Hải Lăng. Một huyện lớn hơn và đông dân hơn các huyện ngài làm Tri phủ trước đấy.
1927-1930: Ngài làm Quản đạo tỉnh Ninh Thuận. (Quản đạo là chức vụ quan trọng nhất trong số các viên chức đứng hàng đầu của một Tỉnh).
1930-1933: Ngài làm Tuần vũ tỉnh Bình Thuận . (Tuần vũ là một chức vụ tương đương với chức Tỉnh trưởng sau này).
1933: BỘ TRƯỞNG-THỦ TƯỚNG VÀ TỪ CHỨC: Năm 1933 khi ngài mới 32 tuổi đã được Vua Bảo Đại bổ nhiệm làm Thượng thư Bộ Lại, tương đương Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Ngài cũng được mời làm Tổng Thư ký Hội đồng Canh tân Đất nước, tức là có một vai trò gần như chức vụ Thủ tướng Chính phủ. Vài tháng sau đó, ngài đã rũ áo từ quan để phản đối người Pháp vì các đề án canh tân đất nước của ngài không được họ chấp thuận.
1933-1944: Ngài cư trú tại Huế và dạy học tại Trường Providence Huế. Ngài tự học tập và nghiên cứu thêm về các lĩnh vực khác nhau, đồng thời gặp gỡ và trao đổi với các nhà yêu nước trong ngoài nước để mưu tìm độc lập cho dân tộc, nhất là với Cụ Phan Bội Châu. Ngài cũng khởi xướng và lãnh đạo một Phong trào bi mật có tên là Phục hưng Đại Việt. Lo ngại trước ảnh hưởng và vai trò của ngài trong giai đoạn cuối chiến tranh thế giới II, người Pháp đã mưu toan bắt ngài đưa đi lưu dầy bên Lào, tuy nhiên, ngày ngày 12.07.1944 ngài được người Nhật giúp trốn thoát vào Sài Gòn.
1945-1946: Việt Minh cướp chính quyền, Đồng Minh vào Việt Nam giải giới Nhật. Từ Sài Gòn ngài tìm đường ra Huế. Khi đến Tuy Hòa, ngài bị Việt Minh bắt giữ. Ngài bị giải ra Hà Nội. Tại đây, ông Hồ Chí Minh gặp ngài và mời ngài cộng tác trong Chính phủ VNDCCH, song ngài từ chối và chất vấn lại Hồ Chí Minh về việc ông đã cho giết người anh cả ngài là Ngô Đình Khôi, Tổng đốc Quảng Nam và cháu ngài là Ngô Đình Huân. Bằng cách ứng xử khôn ngoan và bản lĩnh, cuối cùng ông Hồ Chí Minh đã phải trả tự do cho ngài.
Khi được tự do, ngài đến tạm trú tại Tu viện Dòng Chúa Cứu Thế Thái Hà, Hà Nội. (Tòa Tu viện này nay nhà nước chiếm làm Bệnh viện Đống Đa). Mấy tháng sau, ngài vào sống tại Sài Gòn, tiếp tục gặp gỡ các nhà yêu nước, xây dựng các mối tương giao với nhiều người trong ngoài nước để mưu tìm độc lập cho dân tộc. Cũng có khi ngài về ở với người anh là Đức cha Ngô Đình Thục khi ấy đang là Giám mục Vĩnh Long.
1947: Ngài lập một Phong trào Chính trị lấy tên là Mặt trật Quốc gia Thống nhất. Ngài sang Trung Quốc thăm Tưởng Giới Thạch và nghiên cứu cuộc chiến Quốc-Cộng ở đấy. Ngài cũng đến Hong Kong hai lần để gặp vua Bảo Đại. Lần đầu ngài khuyên Nhà Vua nên về nước lập Chính phủ Quốc gia để thúc đẩy nhanh hơn cơ may độc lập cho dân tộc trong lúc cuộc đàm phán giữa Pháp và Việt Nam tại Fontaineblau thất bại. Lần hai khuyên can Nhà Vua không nên ý vào Bản thể chế kèm theo Tuyên Ngôn Vịnh Hạ Long.
1948: Lần thứ hai Vua Bảo Đại mời ngài đứng ra thành lập Chính phủ. Ngài từ chối.
1948-1949: Ngài trở lại Sài Gòn tiếp tục vận động chính trị nhằm mưu tìm độc lập cho Việt Nam.
1950-1951: Ngài đi hành hương Roma nhân dịp Năm Thánh. Đi Nhật gặp Kỳ Ngoại Hầu Cường Để và tìm hiểu cuộc tái thiết nước Nhật sau chiến tranh.
1951-1953: Ngài sang Hoa Kỳ và cư trú tại Chủng viện Lakewood, New Jersy, nghiên cứu lịch sử, thần học và triết học. Ngài cũng gặp gỡ và giao tiếp với giới trí thức, tôn giáo và chính trị Hoa Kỳ.
1953-1954: Từ Mỹ ngài về Pháp để nghiên cứu tình hình chính trị và khả năng mưu tìm độc lập cho Việt Nam. Ngài cũng gặp gỡ nhiều người Việt Nam đang học tập và sinh sống tại Pháp để bàn tính chuyện cứu nước. Không biết cơ duyên nào đã dẫn ngài đến Đan viện Thánh Anrê, vùng Flandre, cách Brussels khoảng hơn 100 km về phía Tây và xin vào tu tại đan viện này từ tháng 5 năm 1953 đến tháng 2 năm 1954 thì làm trợ sĩ.
1954-1955: THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ QUỐC GIA VIỆT NAM. Một lần nữa ngài được vua Bảo Đại mời về Việt Nam thành lập chính phủ. Ngài trả lời rằng ngài đã quyết định đi tu. Tuy nhiên, sau khi Nhà Vua kêu gọi lòng ái quốc của ngài và nói rằng ngài không có quyền từ chối lời đề nghị của Nhà Vua trước sự hưng vong của đất nước, thì ngài đã nhận lời. Ngài ngước nhìn Thánh Giá Chúa, cầu nguyện và trước mặt Nhà Vua, ngài đã thề hứa với Chúa rằng ngài sẽ cố gắng giữ vững đất nước mà Nhà Vua trao cho ngài. NGÀY 26.06.1954 NGÀI TRỞ LẠI SÀI GÒN. NGÀY 07.07.1954 NGÀI NHẬN CHỨC THỦ TƯỚNG.
1955-1963: TỔNG THỐNG VIỆT NAM CỘNG HÒA: Nhằm chặn đứng các mưu toan hạ bệ ngài và giải tán chính phủ đồng thời bảo vệ và phát huy những thành tựu đã đạt được trong việc bảo vệ và xây dựng đất nước, ngài đã đồng ý cho tổ chức cuộc trưng cầu dân ý ngày 23.10.1955. Kết quả người dân Việt Nam đã chọn ngài làm người đứng đầu đất nước thay cho vua Bảo Đại. Ngài trở thành người sáng lập nền Cộng hòa Đệ nhất và trở thành Tổng thống của nước Việt Nam Cộng Hòa.
Ngày 01.11.1963, các quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ, vì ganh tỵ và ghen ghét, vì kiêu ngạo và nông nổi, đã mượn tay một số phản tướng làm đảo chính và giết ngài cách thảm khốc và dã man vào sáng ngày 2.11.1963, sau khi ngài vừa tham dự Thánh Lễ tại nhà thờ Thánh Phanxicô ở Chợ Lớn, Sài Gòn.
1954-1955: CÔNG ĐỨC CỦA TỔNG THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM VỚI NGƯỜI DÂN VIỆT NAM CỘNG HÒA THÌ VÔ KỂ. Trong tác phẩm “Chính quyền Ngô Đình Diệm 1954-1963”, TS. Nguyễn Anh Tuần đã tổng kết rằng:
“Tổng thống Ngô Đình Diệm đã đưa “Việt Nam từ một đất nước lệ thuộc vào thực dân Pháp đã trở thành một quốc gia có đầy đủ chủ quyền và độc lập thực sự. Ông đã biến một vùng đất đầy bất ổng vì nạn sứ quân, bằng đảng, đầy đổ vỡ tang thương vì chiến tranh hỗn loạn, vì sự phá hoại quy mô của Việt Cộng, thành một quốc gia có kỷ cương, ổn định và an bình. Ông đã chuyển một đất nước theo chế dộ quân chủ phong kiến thành một quốc gia có một thể chế cộng hòa và một bản hiến pháp dân chủ tiến bộ, nhưng đồng thời duy trì được một cơ cấu chính quyền mạnh, đầy đủ uy quyền quốc gia, phù hợp với hoàn cảnh của một đất nước mới thu hồi độc lập, đủ sức chống lại những thế lực phản động của Thực Dân, Cộng sản, Phong Kiến và tình trạng chậm tiến cùng chia rẽ tồn tại trên đất nước”.
LỜI TT NGÔ ĐÌNH DIỆM NÓI TRƯỚC KHI CHẾT VÀI THÁNG: “Tôi không phải là thần thánh. Tôi chỉ là một người bình thường. Tôi chỉ biết thức khuya dậy sớm làm việc, một lòng hiến dâng đời tôi cho đất nước và dân tộc. …
Chế độ này tuy còn nhiều khuyết điểm, cũng còn hơn nhiều chế độ khác. Người ta chê là độc tài, nhưng chỉ sợ còn những thứ độc tài khủng khiếp hơn. Rồi kết thúc nài nói: Tôi tiến hãy theo tôi. Tôi lùi hãy giết tôi. Tôi chết hãy nói chí tôi”. /.