Gia Minh, PGĐ Ban Việt ngữ
2015-10-04
2015-10-04
Tín đồ PGHH bên trong Thánh đường DCCT Saigon
Hai nữ tín đồ Phật giáo Hòa Hảo phải chịu tù đày, một người 9 năm và người kia 9 năm 9 tháng, vì công khai phản đối việc cơ quan chức năng không cho họ và đồng đạo thực hành tín ngưỡng đúng theo giáo lý mà Đức Thầy của họ đã dạy.
Dù phải thụ án tù nhưng sau khi ra khỏi nhà tù họ vẫn cương quyết bảo vệ đạo pháp chứ không chấp nhận để Đạo bị quốc doanh hóa, tức chịu sự chi phối về nhiều mặt từ phía chính quyền.
Dù phải thụ án tù nhưng sau khi ra khỏi nhà tù họ vẫn cương quyết bảo vệ đạo pháp chứ không chấp nhận để Đạo bị quốc doanh hóa, tức chịu sự chi phối về nhiều mặt từ phía chính quyền.
Án tù vì bảo vệ Đạo
Bà Dương thị Tròn, một tín đồ Phật giáo Hòa Hảo, ngụ tại tỉnh Đống Tháp vào ngày 2 tháng 10 vừa qua mãn án 9 năm tù giam vì bị kết án ‘gây rối trật tự công cộng’.
Sau khi mãn án về đến nhà, vào sáng ngày 3 tháng 10, bà kể lại với Đài Á Châu Tự Do việc bị cơ quan chức năng địa phương bắt đi và sau đó đưa ra tòa xét xử và tuyên án bà 9 năm tù giam như sau:
Sau khi mãn án về đến nhà, vào sáng ngày 3 tháng 10, bà kể lại với Đài Á Châu Tự Do việc bị cơ quan chức năng địa phương bắt đi và sau đó đưa ra tòa xét xử và tuyên án bà 9 năm tù giam như sau:
“Bởi vì không cho làm lễ của Phật giáo Hòa Hảo: ngày 25 tháng 2 (âm lịch) , ngày 18 tháng 5 (ÂL)- Đức Thầy Vắng Mặt. Lúc trước tôi có đăng bảng biểu ngữ tại nhà ‘Đảng cộng sản đàn áp Phật giáo Hòa Hảo’. Rồi (một dịp cùng tại nhà và bị vây bên ngoài) tôi có la ‘Phật giáo Hòa Hảo Muôn năm’ ba lần ( tôi la chứ chồng tôi không có la), lúc đó mấy ông chưa vảo giải tán, họ chỉ đứng dòm thôi. Đến khi tôi và chồng tôi đi đám ở trên Lai Vung, họ chặn đường trói tôi và chồng tôi rồi bỏ lên xe.
Ra tòa có luật sư đứng lên nói bảo vệ cho chị Dương Thị Tròn, nhưng tôi nói không vì chuyện tôi làm đúng mà họ bắt tôi thành ra tôi không cần luật sư bào chữa.”
Bà Mai Thị Dung, một nữ tín đồ Phật giáo Hòa Hảo khác ở huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang, bị tuyên 2 bản án tổng cộng 11 năm tù cũng với cáo buộc ‘gây rối trật tự công cộng’. Bà được ra tù trước thời hạn 1 năm ba tháng, tức phải thụ án 9 năm 9 tháng. Tuy nhiên theo bà thì tội danh gây rối chỉ là cái cớ để bỏ tù bà và nhiều đồng đạo khác trong đó có cả chồng bà vì họ không chịu theo phái do Nhà nước dựng nên.
Vào chiều ngày 3 tháng 10 bà nhắc lại quan điểm vì sao phải chống lại phái do nhà nước lập nên:
“Tôi phản đối họ vì họ lập nên ban trị sự quốc doanh để họ ‘lấy củi đậu, nấu đậu’ tức tiêu diệt tôn giáo. Khi họ thành lập ban trị sự (trước hết là ban đại diện Phật giáo Hòa hảo), họ cắt xén 80% sấm giảng. Họ tổ chức những ngày lễ trong Đạo tại ấp nào theo ấp nấy, xã nào theo xã nấy chứ không cho qui tụ về nơi thánh địa của Phật giáo Hòa Hảo- nơi Đức Thầy khai sáng nền Đạo. Còn sấm giảng họ cắt bỏ thì nếu không lên tiếng, từ từ họ tiêu diệt luôn.
Họ cũng không giữ giới và tu hành chơn chánh như mình. Họ ra chỉ để trá hình thôi. Những người đại diện cho Phật giáo Hòa hảo Quốc doanh hoàn toàn là đảng viên, họ không biết gì về đạo và cũng không ăn chay gì hết.”
Cương quyết đến cùng
Bị giam giữ trong điều kiện được nhiều cựu tù nhân khi ra khỏi nhà giam khẳng định là vô cùng khắc nghiệt tại Việt Nam, nhất là đối với những tù nhân tôn giáo hay tù chính trị, các phụ nữ lớn tuổi rồi bệnh hoạn như bà Dương Thị Tròn; cũng như có nhiều chứng bệnh như bà Mai Thị Dung là một cực hình.
Tình trạng của bà Mai Thị Dung trong nhà tù từng được cựu tù nhân lương tâm Đỗ thị Minh Hạnh, sau khi ra tù, cho biết. Và cô Đỗ Thị Minh Hạnh từng cam kết sẽ lên tiếng để giúp bà Mai thị Dung được về nhà chữa bệnh.
Dù phải sống trong cảnh đọa đày về mặt thân xác cũng như tinh thần như thế, nhưng mỗi khi cơ quan chức năng luôn đến ép buộc họ phải nhận tội hòng được giảm án về nhà, thì họ một mực chối từ vì khẳng định bản thân không có tội.
Bà Dương thị Tròn kể lại:
“Khi tôi ra tòa và bị mức án 9 năm rồi thì có cậu Hải đến giới thiệu là người của ‘Bộ Chính trị’ nói nếu bà nhận tội chỉ chỉ nửa mức án là được về, còn không nhận tội thì phải ở đủ. Tôi nói tôi thấy đâu có tội gì. Người đó nói bà giăng biểu ngữ và la lối om sòm mà nói không có tội sao.”
Bà Tròn còn cho biết trước khi mãn án 9 năm tù, cơ quan chức năng cũng đến hỏi là sau khi ra khỏi tù còn đấu tranh nữa hay không, bà thẳng thắn trả lời nếu tín hữu Phật giáo Hòa Hảo không theo phái Nhà nước được thực hành đạo đúng theo chân truyền mà Đức Thầy đã dạy thì bà sẽ không đấu tranh nữa; chứ nếu tiếp tục đàn áp thì bà cũng phải lên tiếng; dù nay đã 69 tuổi, sức khỏe yếu kém do 9 năm tù tội.
Bà Mai Thị Dung cũng mạnh mẽ trong khẳng định tiếp tục bảo vệ đạo pháp theo đúng truyền dạy của Đức Huỳnh Giáo Chủ. Bà nói:
“Tôi nghĩ chết ai cũng có một lần chết, nếu mình chết trong danh dự, kiên trì thì thế hệ sau sẽ đi theo. Còn nếu nhận tội để được về sớm thì tôi không làm được.”
Đồng lòng bảo vệ đạo
Bà Mai thị Dung và Dương thị Tròn bị ở tù và chồng của hai bà cũng là cựu tù nhân lương tâm trong những vụ việc cùng với hai bà. Chồng của bà Mai thị Dung là ông Võ Văn Bửu. Cả hai vợ chồng bị bắt lần đầu vào năm 2000 và lúc đó ông chồng bị tuyên án 2 năm, bà vợ bị 18 tháng. Đến năm 2005, cả hai ông bà lại bị bắt cũng vì chống lại việc đàn áp những tín đồ Phật giáo Hòa Hảo không theo phái Nhà nước dựng lên. Ông Võ Văn Bửu lại bị tuyên án 7 năm tù giam; còn bà Mai thị Dung bị cáo buộc hai tội là gây rối trật tự công cộng và giết người; thế nhưng bà phản đối cáo buộc giết người và tòa tuyên cho bà tội gây rối trật tự công cộng tổng cộng 11 năm tù giam.
Hai vợ chồng bà Dương Thị Tròn và Nguyễn Văn Thơ cùng một số đồng đạo khác cũng bị bắt và kết án trong vụ án với cáo buộc như đã nêu. Bà Dương thị Tròn bị tuyên án nặng nhất, còn ông chồng bị 5 năm tù giam. Ngoài ra còn có các ông Nguyễn Văn Điền 7 năm, ông Lê Văn Sóc 6 năm rưỡi, Nguyễn Văn Thùy 5 năm.
Báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc về tự do tôn giáo, tín ngưỡng cho biết sau chuyến đi thực tế tại Việt Nam vào tháng 7 năm ngoái; ông đưa ra một số khuyến nghị đối với Việt Nam. Khuyến nghị đáng lưu ý nhất là yêu cầu chính quyền Hà Nội bãi bỏ qui định các tôn giáo phải đăng ký với nhà nước thì mới được công nhận. Tuy nhiên cho đến nay khuyến nghị đó vẫn không được Việt Nam đáp ứng.