KHÁNH BĂNG VỚI “SẦU ĐÔNG” & “VỌNG NGÀY XANH”

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail

Related imageKhánh Băng (1935 – 2005) là một nhạc sĩ Việt Nam, tác giả của hai nhạc phẩm nổi tiếng Sầu đông và Vọng ngày xanh.
Nhạc sĩ Khánh Băng tên thật là Phạm Văn Minh, sinh năm 1935 tại Thắng Tam, Vũng Tàu. Nghệ danh Khánh Băng được ông ghép từ tên của hai cô bạn học từ thời tiểu học, một người là Khanh còn người kia tên Băng, ông thêm dấu “sắc” thành Khánh Băng.

Năm 1949, Khánh Băng lên Sài Gòn học trung học ở trường Huỳnh Khương Ninh – Đa Kao. Cùng một vài người bạn Vân Hùng, Tùng Lâm… ông lập một ban nhạc cùng nhau thường xuyên tập dượt và chơi miễn phí cho các đám cưới.
Khánh Băng thực sự khởi đầu sự nghiệp ca nhạc năm 1954, được sự hướng dẫn và giúp đỡ của nhạc sĩ Võ Đức Thu, với cây đàn mandoline Khánh Băng thi đậu vào làm nhạc công ở Đài Phát thanh Sài Gòn. Sau đó, được Tùng Lâm tiến cử với nghệ sĩ Trần Văn Trạch, ông chơi đàn ở đoàn Sầm Giang và rồi ở Đài phát thanh Pháp Á. Khánh Băng được coi là người Việt Nam đầu tiên sử dụng đàn guitar điện trên sân khấu, trong thập niên 1960.
Kháng Băng viết nhạc rất sớm, từ những năm học tiểu học, bản thân ông cũng không nhớ bản nhạc đầu tay của mình. Bài hát đầu tiên của ông được phát thanh là Nụ cười thơ ngây, do Minh Trang và Anh Ngọc song ca trên Đài Phát thanh Sài Gòn ngày 15 tháng 3 1955. Khánh Băng bắt đầu thành danh với Vọng ngày xanh được viết năm 1956. Nhạc phẩm đó được nhà văn nữ nổi tiếng Françoise Sagan viết lời Pháp và cũng nhờ Vọng ngày xanh, ông được Hội Tác quyền Thế giới mời gia nhập. Vọng ngày xanh được nhiều ca sĩ như Minh Trang, Lệ Thu, Hùng Cường… trình bày, trong đó thành công hơn cả phải kể đến danh ca Thái Thanh.

Image result for Vọng ngày xanh, Khánh Băng 
Image result for Vọng ngày xanh, Khánh Băng

Hùng Cường – Vọng Ngày Xanh 
*

Vọng Ngày Xanh Khánh Băng-Thu Vàng trình bày 
Trời mưa gió lá cây tơi bời khắp nơi,
Tan nát bao cánh hoa tươi bên thềm gió chiều thét gào não nề
Ôi trời mưa gió điêu tàn gieo bao đau thương
Người nghệ sĩ âm thầm trong đêm gió mưa
Mơ màng nâng tiếng tơ đàn dịu dàng
Cho hết bao niềm hận sầu kiếp người lạc loài
Gợi tình quê hương với bao nhiêu lời thương nhớ

Tình xưa ấy bấy lâu phai mờ dáng ai
Quê cũ nay cách xa ôi muôn trùng
Xế trời gió chiều lạnh lùng
Ôi trời mưa gió điêu tàn gieo bao đau thương
Ngoài xa vắng quay về quê hương dấu yêu
Mong người mẹ chớ ưu sầu làm gì
Khi chí trai nặng lời thề quyết diệt giặc thù
Biên thùy xa xôi biết tìm lại nơi chốn nao

Lòng chạnh nhớ đêm nào ngắm trăng vàng chiếu bên bờ nước xanh mơ hồ
Lòng chạnh nhớ đồng lúa xanh chiều ấy ta nhìn cánh chim trời bay
Lòng chạnh nhớ xuân nào ngắm xuân về bao mạch sống xuân chan hòa
Tình xưa ấy êm đềm với bao niềm nhớ nhung còn lắng sâu muôn đời

Ngày xưa ấy mỗi khi trăng mờ lối đi
Ta nắm tay hát vang câu yêu đời với ngàn tiếng đàn nhịp nhàng
Con thuyền êm lướt trên dòng trong đêm trăng thanh
Lặng nghe gió âm thầm gieo bao nhớ thương
Nay còn đâu mái tranh nghèo ngày nào
Đâu bóng tre làng rì rào lúa đồng ngạt ngào
Biên thùy xa xôi biết tìm lại nơi chốn nào

Trời gió o o o…
Trời gió o o o…
Trời gió o o o o o o o o o …o o  

Khánh Băng viết rất nhiều ca khúc có tiết tấu nhanh, sôi động, thường được gọi là thể loại nhạc kích động. Những bài hát Sầu đông, Có nhớ đêm nào, Tiếng mưa rơi… do ông sáng tác vào khoảng năm 1962 được coi là những bài nhạc trẻ đầu tiên ở Việt Nam. Sầu đông, một trong hai nhạc phẩm nổi tiếng nhất của Khánh Băng cùng Vọng ngày xanh, còn được ông viết thêm lời Pháp. Nó cũng có thêm lời tiếng Anh do một người khác viết.

Related image
Image result for Sầu đông, Khánh Băng

 Khánh Băng cũng viết nhiều ca khúc trữ tình với các bút danh Anh Minh, Nhật Hà… Trong khoảng thời gian từ 1991 đến 1996, trước khi bị mù do ảnh hưởng của bệnh tiểu đường, ông vẫn còn sáng tác được hơn 100 bài, trong đó có những bài hát phổ biến như Trên nhịp cầu tre, Chờ người, Chiều đồng quê… mang phong cách Nam Bộ. Về số lượng ca khúc ông đã viết, theo lời Khánh Băng: “500 thì quá ít mà 1.000 lại hơi nhiều”.

Image result for Trên nhịp cầu tre, Khánh Băng

TRÊN NHỊP CẦU TRE – PHI NHUNG 

Ông mất ngày 9 tháng 2 2005, mùng một Tết Ất Dậu tại nhà riêng, đường Chu Văn An, SaiGon.

https://phailentieng.blogspot.com/2019/07/khanh-bang-voi-sau-ong-va-vong-ngay-xanh.html?fbclid=IwAR1khhT9Nd5VwAenGF7anZwcTP015_2dUUx9NkyUzr405V29eOY_IYwSYHs