TÊN ĐƯỜNG VIỆT NAM TẠI HOUSTON (Hoang Nam Son)

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail

(nguồn: http://vulep-books-links.blogspot.ca/)

Năm 2005, chính quyền thành phố Houston, tiểu bang Texas (Hoa Kỳ) đã quyết định vinh danh người Mỹ gốc Việt và lấy tên của 18 danh nhân Việt Nam như Lê Lợi, Nguyễn Huệ, Hai Bà Trưng, Trần Hưng Đạo, … để đặt tên cho các con đường nằm trong khu downtown Houston, bên cạnh những tên đường của người bản xứ. Sắp tới đây, thành Phố Houston lại chuẩn bị có các bảng tên đường tiếng Việt khác tại vùng Southwest Houston TX.

Ngày 09/5/2015 tại văn phòng Dân biểu Hubert Võ, các đại diện cộng đồng người Việt tại Houston và vùng phụ cận đã thành lập Uỷ Ban Thực Hiện Bảng Tên Đường Việt Nam (UBTĐVN) để tiến hành việc gây quỹ gắn bảng tên đường bằng tiếng Việt Nam trong vùng Southwest Houston. Việc gắn bảng tên Việt Nam đã được chính quyền địa phương cho phép thực hiện trên 12 đoạn đường gồm:

2 đoạn đường Bellaire Blvd. (mang tên Saigon) và Beechnut (mang tên Tự Do) chạy từ Beltway 8 đến Eldridge Pkwy.;

10 đoạn đường từ Bellaire Blvd. chạy đến Beechnut là: Beltway 8 (mang tên Quốc Hận 30-4), Turtlewood Dr. (mang tên Nguỵ Văn Thà), Wilcrest (mang tên Chiến Sĩ Vô Danh QLVNCH), Boone (mang tên Lê Văn Hưng), Belle Park (mang tên Hồ Ngọc Cẩn), S. Kirwood (mang tên Nguyễn Khoa Nam), Cook (mang tên Lê Nguyên Vỹ), Dairy Ashford (mang tên Phạm Văn Phú), Synott (mang tên Nguyễn Văn Long), Eldridge (mang tên Trần Văn Hai).

uybanthuchientenduongvntaihoustonTrong 12 tên đoạn đường Việt Nam được gắn, có 8 đoạn đường mang tên 8 sĩ quan quân đội, cảnh sát cấp tướng, tá của VNCH đã vị quốc vong thân hoặc tuẫn tiết vào ngày 30/4/1975, đó là:

trungtanguyvantha– Trung tá Ngụy Văn Thà (1943 – 1974), Thuyền trưởng Hộ tống hạm Nhựt Tảo HQ10 của VNCH: 10 giờ 22 phút sáng ngày 19 tháng 1 năm 1974, trận giao chiến giữa lực lượng Hải quân VNCH và Hải quân Trung cộng nổ ra tại quần đảo Hoàng Sa. Phía Trung cộng có hai chiến hạm 389 và 396 đồng loạt tấn công soái hạm VNCH là Tuần dương hạm Lý Thường Kiệt HQ16. HQ10 lập tức can thiệp, bắn trúng đài chỉ huy của tàu 389 và làm cháy phòng máy khiến bị hư hại nặng nề, không thể điều khiển được nữa. Các tàu Trung cộng phản pháo HQ10. Hộ tống hạm Nhựt Tảo bị bắn trúng tháp pháo và buồng điều khiển, làm thuyền trưởng và thuyền phó bị thương nặng, tàu bị hư hại nặng, Thuyền trưởng Ngụy Văn Thà ra lệnh cho thủy thủ đoàn dùng bè đào thoát, một số pháo thủ và ông tiếp tục ở lại bắn nổ tung hầm máy tàu 396. Đến 11 giờ 49 phút, các chiến hạm của VNCH rút khỏi vùng giao chiến, hai chiến hạm Trung cộng là 281 và 282 tiến vào tập trung hỏa lực bắn HQ10. Hộ tống hạm Nhựt Tảo chìm cùng Thuyền trưởng Ngụy Văn Thà và một số thủy thủ ở vị trí cách 2,5 hải l‎ý về hướng nam đá Hải Sâm, vào lúc 14 giờ 52 phút ngày 19 tháng 1 năm 1974.

trungtanguyenvanlong4– Trung tá Cảnh Sát Quốc Gia VNCH Nguyễn Văn Long (1919 – 1975), Chánh sở tư pháp Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Quốc Gia khu Một: Ngày 30/4/75, khi quân Việt cộng khởi sự tiến vào trung tâm Saigon, trong số những vị tướng, tá VNCH tuẫn tiết có Trung tá Nguyễn Văn Long. 12 giờ trưa ngày 30/4/75 Trung tá Long đi đến công viên trước Hạ Viện, ông vẫn mặc đồng phục sĩ quan cảnh sát, ngồi trên ghế đá, trầm ngâm hút thuốc, đưa mắt nhìn khắp nơi xung quanh, thỉnh thoảng đưa tay ôm lấy đầu. Bất chợt, ông đứng dậy, chậm rãi bước đến chân tượng đài Thủy Quân Lục Chiến, Trung tá Long đứng thẳng, ngẩng mặt, thản nhiên rút súng ngắn kê vào thái dương bóp cò. Tiếng đạn nổ trùm lấp tiếng hoan hô cộng sản. Trung tá Long đã dùng cây súng tùy thân bắn vào đầu tự sát ngay trung tâm thành phố Sài Gòn. Việt cộng để mặc ông nằm gối đầu trên vũng máu. Phóng viên truyền hình Pháp có mặt ngay sau đó ghi lại hình ảnh này. Dân chúng đứng mặc niệm Trung tá Long, nước mắt đầm đìa.

Máu Trung Tá Long đã thấm xuống lòng đất mẹ.

daitahongoccan– Đại tá Hồ Ngọc Cẩn (1938 – 1975), Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng Chương Thiện VNCH: Ông bất chấp lệnh đầu hàng của Dương Văn Minh ngày 30/4/75, tiếp tục chỉ huy binh sĩ chiến đấu suốt bốn ngày. Trong suốt thời gian này cờ VNCH vẫn tung bay khắp tỉnh Chương Thiện. Ngày 04/5/75 ông bị bắt vì không thể duy trì chiến đấu đơn độc lâu dài. Việt cộng đem ông xử bắn tại sân vận động Cần Thơ. Trước khi chết Đại tá Cẩn dõng dạc: “Nếu tôi thắng trong cuộc chiến, tôi sẽ không kết án các anh như các anh kết án tôi. Tôi cũng không làm nhục các anh như các anh làm nhục tôi. Tôi cũng không hỏi các anh câu mà các anh hỏi tôi. Tôi chiến đấu cho tự do của người dân. Tôi có công mà không có tội. Không ai có quyền kết tội tôi. Lịch sử sẽ phê phán, xét đoán các anh là giặc đỏ hay tôi là ngụy. Các anh muốn giết tôi, cứ giết đi. Đừng bịt mắt. Đả đảo cộng sản. Việt Nam muôn năm”.

chuantuonglenguyenvy– Chuẩn tướng Lê Nguyên Vỹ (1933 – 1975), Tư Lệnh Sư đoàn 5 Bộ Binh VNCH: Khi nghe Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, Trong bữa cơm trưa ông ưu tư nói với các sĩ quan tham mưu: “Lệnh trên đã ban thì phải thi hành. Hơn nữa con em người ta giao cho mình, không lẽ đem nướng vào giờ thứ 25? Đối với các anh em thì tuỳ ý quyết định”. Sau đó ông đi vào trailer nơi làm phòng riêng của Tư lệnh. Ít phút sau hai tiếng nổ khô khan vọng ra, mọi người chạy vào, thấy Tướng Vỹ đã dùng khẩu súng ngắn của ông để tự sát. Vết đạn xuyên từ phía dưới cằm lên đầu. Các sĩ quan hiện diện kính cẩn nghiêng mình, không cầm được nước mắt. Lúc đó là 12 giờ 30 phút ngày 30/4/75.

chuantuongtranvanhai– Chuẩn tướng Trần Văn Hai (1925 – 1975), Tư lệnh Sư đoàn 7 Bộ binh VNCH: Sau khi nhận được lệnh đầu hàng của Dương Văn Minh, vị Tư Lệnh đã triệu tập tất cả sĩ quan và ông đã ngỏ lời cám ơn, chào từ giã các sĩ quan thuộc cấp của mình, ông ra lịnh cho tất cả mọi người trở về gia đình thu xếp, ông nói: “Vận nước đã đến hồi như vậy, không thể làm gì hơn được. Là quân nhân chúng ta phải tuyệt đối chấp hành lịnh thượng cấp”. Tối ngày 30/4/75, mọi người phát hiện, trong văn phòng Tư Lệnh tại căn cứ Đồng Tâm, Tướng Hai ngồi gục đầu mê man bất tỉnh tại bàn làm việc, trên bàn có một ly rượu lớn đã cạn. Các sĩ quan thân cận còn ở lại chở ông xuống bệnh xá sư đoàn cấp cứu, nhưng vì thuốc độc đã ngấm vào máu khá lâu, viên Tư Lệnh không qua được cơn nguy kịch.

chuantuonglevanhung– Chuẩn tướng Lê Văn Hưng (1933 – 1975), Tư Lệnh phó Quân Đoàn IV & Quân Khu 4 Chiến thuật VNCH: Ngày 30 tháng 4 năm 1975, khi được tin Dương Văn Minh ra lệnh đầu hàng, tại Quân đoàn IV ông rất đau buồn. Với tinh thần bất khuất không chịu đào thoát hoặc đầu hàng địch. Theo gương tiền nhân bảo toàn khí tiết. Sau khi gặp mặt thuộc cấp dặn dò, tâm tình và vĩnh biệt gia đình. Ông đã tuẫn tiết tại tư dinh trong trại Lê Lợi, Cần Thơ, ông dùng súng lục bắn vào tim tự sát vào lúc 20 giờ 45. Trước khi nhận lãnh trách nhiệm trước lịch sử và dân tộc để vĩnh biệt, ông đã nói: “Tôi bằng lòng chọn cái chết. Tướng mà không giữ được Nước, không bảo vệ được thành, thì phải chết theo thành”.

thieutuongnguyenkhoanam– Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam (1927 – 1975), Tư lệnh Quân đoàn IV và Quân khu 4 VNCH: 10 giờ 30 phút sáng 30/4/75 Tướng Nam họp với các sĩ quan trực thuộc, ông nói: “Các anh em đều biết đất nước chúng ta đang rẽ vào khúc quanh quan trọng nhất lịch sử. Chúng ta là quân nhân thì phải tuyệt đối tuân lệnh chính phủ. Vậy tôi để các anh trở về đơn vị, tuỳ tiện sắp xếp công việc để bàn giao cho họ (cs) Về phần tôi, mặc dù có sẵn trực thăng, nhưng tôi sẽ không đi đâu hết”. Vào lúc 6 giờ 30 phút rạng sáng ngày 01/5/75, ông ngồi trên chiếc ghế bành, trong phòng làm việc, mặc quân phục đại lễ màu trắng, với đầy đủ huân chương. Ông dùng tay mặt cầm khẩu súng colt 45 bắn vào màng tang bên phải, máu thẫm đầy quân phục.

thieutuongphamvanphu– Thiếu tướng Phạm Văn Phú (1929-1975) là Tư lệnh Quân đoàn II Vùng II Chiến thuật VNCH: Tháng 3/1975, quân đội VNCH ở Tây Nguyên thất thủ, Tướng Phạm Văn Phú bị triệu về Sàigòn. Giữa tháng 4/1975, Tướng Phú lâm bệnh, vào điều trị tại Tổng Y Viện Cộng Hòa. Ngày 29 tháng 4 năm 1975, Tướng Phạm Văn Phú tự sát bằng cách uống một liều thuốc cực mạnh, được gia đình đưa vào bệnh viện Grall cấp cứu, nhưng Tướng Phú mê man cho đến trưa ngày 30/4/1975, ông tỉnh lại được giây lát cất giọng yếu ớt hỏi vợ ngồi bên giường bệnh xem tình hình đến đâu. Nghe tin Dương Văn Minh ra lệnh quân đội bỏ súng đầu hàng và Việt cộng đã vào trung tâm Sài Gòn, ông nhắm mắt ra đi vĩnh viễn.

Ngày 25/5/2015 Văn phòng Dân Biểu Hubert Võ, Nghị viên Richard Nguyễn và UBTĐVN gửi thư vận động cộng đồng tham gia yểm trợ cho kế hoạch gắn bảng tên đường bằng tiếng Việt, trong đó nhấn mạnh:

tuongdaivietmyhouston“… Chúng tôi tin tưởng rằng bây giờ là thời điểm để cộng đồng người Việt Nam chúng ta được công nhận như những sắc dân khác. Chúng tôi chân thành cảm ơn các cơ quan chính quyền địa phương đã giúp đỡ để hoàn thành kế hoạch này, chúng tôi cũng đặc biệt cảm ơn The International Menagement District đã quyết định công nhận sự đa dạng của cộng đồng chúng ta, đồng thời cảm ơn Uỷ Ban Thực Hiện Bảng Tên Đường Việt Nam với các vị đồng Chủ tịch là ông Trương Văn Túc và bác sĩ Alvin Nguyễn đã tích cực hoạt động để biến kế hoạch này thành hiện thực.

Rất nhiều cơ sở thương mại Việt Nam đang hoạt động trên những con đường này, và các cơ sở thương mại cùng những gia đình điều hành là nền tảng vững chắc của cộng đồng người Việt Nam, đã đóng góp rất nhiều cho sự hồi sinh của khu vực. Vì thế, bây giờ là lúc chúng ta phải vinh danh sự thành công và đóng góp của cộng đồng người Mỹ gốc Việt,… chứng tỏ cho mọi người dân trong thành phố niềm hãnh diện của cộng đồng người Việt Nam…”

bangtenduonghoustonNgày 14/6/2015 UBTĐVN tổ chức đêm gây quỹ cho việc gắn bảng tên đường bằng chữ Việt Nam, hàng trăm cư dân gốc Việt đã đến tham dự, ngoài ra còn có sự hiện diện của nhiều thân hào, nhân sĩ, cựu quân nhân VNCH. Các vị dân cử là Dân biểu, Nghị viên cũng có mặt để vinh danh các cá nhân đã có nhiều đóng góp gây quỹ trong việc gắn bảng tên đường Việt Nam. Buổi lễ diễn ra trong không khí xúc động, khi UBTĐVN vinh danh 8 vị sĩ quan anh hùng của VNCH nói trên đã hy sinh, tuẫn tiết vì tổ quốc.bangtenduonghouston_nguyenkhoanam

Kết quả buổi gây quỹ đã khá thành công nhờ vào sự đóng góp tích cực của nhiều người dân trong khu vực, như vậy các bảng tên đường Việt Nam sẽ được treo lên trong thời gian sớm nhất tại vùng Southwest Houston, nơi có rất đông người Mỹ gốc Việt sinh sống và làm việc của tiểu bang Texas.

(Hoang Nam Son)