Kính thưa Quý vị,
Trở về 20 năm trước : ngày mùng 8 tháng 1 năm 1985, Nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam tại Saigon đã hành quyết 3 người Quốc Gia chân chính : Hồ thái Bạch, Lê Quốc Quân và Trần văn Bá về tội « gián điệp phản quốc » …
Trần văn Bá năm đó đúng 40 tuổi.Anh sinh ngày 14 tháng 5 năm 1945 tại Sađéc. Là người con út trong số 3 người con của Cố Dân Biểu Trần Văn Văn, một khuôn mặt lỗi lạc Miền Nam trong suốt 2 nên Cộng Hòa. Ông Văn đã từng tham gia chính phủ Trần Trọng Kim năm 1945 và đã từng giữ chức tổng trưởng Kinh Tế và Kế Hoạch trong chính phủ độc lập đầu tiên của Việt Nam năm 1949.
Sau khi đất nước bị chia đôi, đã quy tụ được lớp trí thức Miền Nam thuộc mọi khuynh hướng và thành lập nhóm « Tự Do Tiến Bộ »,đã từng bị tù chính kiến, đã là Đại Biểu tại Quốc Hội và đóng góp rất nhiều cho sự lớn mạnh của 2 nền Cộng Hòa .
Ngày mùng 7 tháng 12 năm 1969, ông bị ám sát tại Sàigòn, với rất nhiều nguyên nhân khúc mắc.
. Anh Hùng Kháng chiến của dân tộc Việt-Nam bị chế độ Hà Nội xử bắn ngày 8/1/1985
Năm đó Trần Văn Bá mới có 21 tuổi. Anh còn đang học Trung Học. Để tránh mọi bất trắc có thể xảy ra cho người con mới lớn của Ông Trần Văn Văn, Bá đã bị đẩy qua Pháp, « để học xong phần tú tài » . Sẵn mang trong người dòng máu của người Cha luôn luôn khắc khoải về Dân Tộc, về Đất Nước, về 1 miền Nam hiền hòa, thanh bình, hùng mạnh, Trần Văn Bá đã theo học môn Kinh Tế, nghiêng về Chính Trị Kinh Doanh tại Đại Học Nanterre, nơi phát xuất những tư tưởng cực tả của giới trẻ Pháp, Anh cũng đã từng giữ chức Phụ Tá Giảng Viên tại chính Đại Học này và cũng nhờ vậy, Anh cũng đã tự vạch cho mình những đường lối đi ngược lại chủ thuyết Mác Lê.
Trần Văn Bá đắc cử chức chủ Tịch Tổng Hội Sinh Viên Quốc Gia tại Pháp năm 1972. Anh đã hoạt động hăng say và tận tụy để xây dưng một lực lượng Sinh Viên Quốc Gia thật hùng mạnh tại Châu Âu, đã dẫn phái đoàn SV du học trở về thăm quê hương vào những tháng hè năm 73 – 74 trong chương trình « Nối Vòng Tay Lớn », đã tổ chức cuộc xuống đường rầm rộ để ủng hộ Miền Nam và các chiến sĩ vào tháng 4 năm 75 …. 3 ngày sau, Saigòn thất thủ… |
|
Vào dịp Tết đầu tiên sau khi Miền Nam bị nhuộm đỏ, Anh đã đứng ra tổ chức với Sinh Viên Quốc Gia, tại Hội Trường Palais de la Mutualité của Thành Phố Paris, một đêm Tết với chủ đề : « Ta Còn Sống Đây » giương cao ngọn cờ vàng Quốc Gia, hát lớn bài « Hồn Tử Sĩ », trước hàng ngàn kháng giả xúc động đến ứa lệ.
Lớp trẻ SV Quốc Gia tại Âu Châu vào năm 75, trở thành côi cút, không Tổ Quốc, không đàn anh, mất đường về… Tuy vậy, họ chưa bao giờ tuyệt vọng : Trần Văn Bá đã cùng nhóm SV QG kiên trì tiếp tục con đường đấu tranh cho Chính Nghĩa, cho 1 Miền Nam không cộng sản. Bá đã trở thành linh hồn của Lớp Trẻ Tỵ Nạn
Vì chỉ tin là ” Những thay đổi, những cách mạng về tình trạng đất nước chỉ có thể phát xuất từ Quốc Nội, do chính những Anh Em Kháng Chiến tại Quê nhà ” … Bá đã bay qua Bangkok, ngày 6 tháng 6 năm 1980. Anh đã lặn lội vượt đất Thái, băng qua Campuchia và xâm nhập Việt Nam hơn 10 lần.
Từ thành phố Saigòn, năm 82, anh đã viết về cho Anh Em SV tại Paris :
« …Phần tôi cũng bình thản thôi, cực thì có, nhưng tôi vẫn trọn vẹn với con người của tôi, với quê huơng nghèo đói. Con đường tôi chọn rất chông gai, nhưng dù sao tôi cũng phải đi tới cùng… »
Trần Văn Bá bị nhà cầm quyền CS bắt đêm 11 tháng 9 năm 1984 tại tỉnh Minh Hải Cà Mâu. Ngày 18 tháng 12, Tòa án Nhân Dân xử 21 can phạm tại Nhà Hát Lớn Sàigòn ( Trụ sở Quốc Hội cũ ). Trần Văn Bá là người thứ nhì trong danh sách những người bị xử.
Anh đã từ chối không ký vào bản xin nhà cầm quyền ân xá, khi bị kết án tử hình cùng với 4 can phạm khác.
Sáng ngày mùng 9 tháng 1 năm 1985, tin anh bị hành quyết ngày hôm trước tại Nghĩa Trang Quân Đội Thủ Đức, đã làm rúng động và gây phẫn nộ trong mọi giới chức tại Pháp….
Trần văn Bá đã ở căn nhà nầy ( Liège – Bỉ)
Trần Văn Bá
Anh đã nằm xuống nơi miền quê hương khốn khổ.
Anh đã nằm xuống cho trọn giấc mơ mà Anh vẫn thường ấp ủ
« Kháng chiến phải thật sự phát xuất từ quê nhà… »
Anh đã ra đi, đã lội qua Biển Đông để « vá trời lấp biển »
để câu nói của anh « Mưa sẽ từ dưới đất mưa lên »
sẽ như một lời nhắn nhủ với lớp đàn em, với Thế Hệ Trẻ.
Anh về, để lượm lại những vũ khí đã rơi rớt ngày 30 tháng Tư,
để lượm lại những huy chương đã bị lớp đàn anh bỏ lại sau lưng.
Anh về, để thắp sáng Chính Nghĩa Quốc Gia, để cấy lại
một mùa mạ mới cho Miền Nam Việt Nam.
Anh đã về và đã chết như một Kinh Kha Đất Việt….
Nhưng thật sự, Anh không chết đâu Anh :
Anh đã đi vào Lịch Sử Dăn Tộc.
Anh vẫn sống trong lòng Lớp Trẻ.
Bởi vì, vẫn còn nhưng con đường mang tên Trần Văn Bá.
Từ Liège – Bỉ Quốc, đến Virginia – Mỹ Quốc,
Và mai đây, sẽ ở ngay tại quê nhà, tại Việt Nam.
Còn chúng tôi, lớp người Tỵ Nạn Hải Ngoại,
Vẫn coi anh như một Đứa Con Hiếm Quý của Miền Nam Cộng Hòa,
Vẫn coi anh như một chiến sĩ của Dân Tộc tự do, nhân hậu và bác ái…