Bông lúa chín là bông lúa cúi đầu là một câu thành ngữ ở Nhật Bản – 実(みの)る程頭(ほどあたま)の下(さ)がる稲穂(いな. Tuy là thành ngữ nhưng khi ngẫm nghĩ thì sẽ có khá nhiều bạn hiểu theo một cách khác nhau. Ba năm trước mình cũng từng viết một bài viết tương tự giải thích cho các bạn về câu thành ngữ này. Cho đến hôm nay, khi đọc lại bài viết cũ mình vẫn thấy nó còn thiếu một cái gì đó nên mình muốn viết lại cảm nhận để các bạn hiểu hơn về câu thành ngữ này
Bông lúa chín là bông lúa cúi đầu
Chắc nhiều bạn sẽ thắc mắc câu thành ngữ này bắt nguồn từ đâu ở Nhật Bản. Câu trả lời là ở mọi nơi vì thành ngữ là những câu nói thường được hiểu theo nghĩa khác so với nghĩa đen của câu. Khi đã trở thành thành ngữ thì chứng tỏ ý nghĩa của câu thành ngữ đó đã được công nhận là đúng trong thực tiễn. Trở lại với câu thành ngữ Bông lúa chín là bông lúa cúi đầu – 実(みの)る程頭(ほどあたま)の下(さ)がる稲穂(いな, câu thành ngữ này theo nghĩa đen rất dễ hiểu. Cây lúa chắc ở Việt Nam không ai còn lạ lẫm gì. Khi lúa ra bông thì nó vẫn vươn thẳng lên, đến khi bông lúa có hạt thì bắt đầu trĩu dần xuống và đến khi lúa đã chín vàng cũng là lúc bông lúa nặng nhất và bị rủ xuống do trọng lượng của bông lúa quá nặng.
Hiểu theo một nghĩa khác, hình ảnh bông lúa chín thể hiện hình ảnh của con người Nhật Bản. Khi bông lúa còn nhỏ cho đến khi lúa ra bông tương ứng với người thanh niên chưa trưởng thành. Khi lúa bắt đầu phát triển bông lúa cũng là lúc người thanh niên trưởng thành. Càng về sau khi bông lúa chín dần cũng là lúc con người trưởng thành hơn. Đến khi lúa chín là lúc con người trưởng thành. Hình ảnh bông lúa cúi đầu cũng là hình ảnh của người Nhật khiêm tốn cúi đầu thể hiện sự kính trọng với những người khác.
Hình ảnh bông lúa cúi đầu làm cho chúng ta liên tưởng ngay đến phong tục cúi đầu chào của người Nhật. Khi người Nhật cúi đầu chào tức là họ thể hiện sự tôn trọng của họ với bạn. Họ cúi đầu càng thấp chứng tỏ bạn càng được tôn trọng hơn. Điều này cũng tương tự như bông lúa chín, khi bông lúa chín thì nó cúi đầu thể hiện sự trưởng thành của một con người. Càng là người trưởng thành thì càng là người phải biết cúi đầu, phải biết tôn trọng người khác trước khi muốn người khác tôn trọng mình.
Hình ảnh người Nhật cúi đầu
Trong một vài năm trở lại đây, hình ảnh một người chủ cây xăng tại Việt Nam là người Nhật Bản đã đứng ở lối ra để cúi đầu chào khách mỗi khi khách đổ xăng xong. Hình ảnh này được các phương tiện truyền thông ở Việt Nam đăng tải rất nhiều và cũng tốn không ít giấy mực để nói về hành động này. Đây có thể nói chỉ là một hành động tương đối bình thường tại Nhật Bản nhưng ở Việt Nam thì nó lại rất mới mẻ.
Nếu xét theo góc độ văn hóa thì việc cúi đầu chào khách là rất bình thường ở Nhật. Còn ở Việt Nam thì hành động này hơi lạ nhưng nếu bạn suy nghĩ một chút sẽ thấy việc cúi đầu chào khách tương đương với nói câu chào hay đại loại như cảm ơn bạn đã ghé qua nhà hàng, cảm ơn bạn đã sử dụng dịch vụ, … Nếu bạn so sánh vậy thì sẽ thấy hành động của ông chủ cây xăng là rất bình thường chỉ có điều họ dùng văn hóa của nước họ mà thôi. Tuy nhiên, hành động này lại làm chúng ta liên tưởng đến hình ảnh trong câu thành ngữ 実(みの)る程頭(ほどあたま)の下(さ)がる稲穂(いな – Bông lúa chín là bông lúa cúi đầu vì không phải ông chủ nào cũng chịu khó đứng trước cửa tiệm của mình để cảm ơn khách hàng ngày cả đúng không nào.
Qua câu thành ngữ này, người Nhật muốn nhắn nhủ với những thế hệ sau về việc cần phải thể hiện sự đúng mực và biết tôn trọng người khác. Khi còn trẻ, có thể bản thân vẫn bồng bột và vươn cao như cây lúa nhưng khi trưởng thành thì cần phải biết “cúi đầu” như bông lúa. Đây không chỉ là lời nhắn nhủ mà còn là giá trị cốt lõi trong văn hóa của người Nhật Bản.