Điều trần về gian lận bầu cử tại thành phố Gettysburg tiểu bang Pennsylvania ngày 25/11/2020
Hôm thứ Tư ngày 25/11/2020, đội ngũ luật sư của TT. Trump đã chấp nhận điều trần công khai trước Thượng viện Pennsylvania tại thành phố Gettysburg, hãy ghi nhớ ngày này vì đây là phiên điều trần quan trọng nhất trong lịch sử nước Mỹ, không kém gì trận Gettysburg 157 năm trước của nội chiến Nam – Bắc nước Mỹ.
Tại phiên điều trần, luật sư riêng của Tổng thống Trump đã cung cấp nhân chứng, đây là lần đầu tiên công chúng Mỹ được nghe lời khai từ những người trong cuộc và họ cũng đã ký vào bản tuyên thệ. Về cơ bản, lĩnh vực hoạt động của các nhân chứng là luật sư và chuyên gia dữ liệu, lời khai của họ là khách quan, và đáng tin cậy, khó có thể nghi ngờ các vi phạm và gian lận được họ liệt kê. Tại buổi điều trần, TT. Trump cũng phát biểu qua phone. Trước đó, các tổ chức truyền thông cánh tả, mạng xã hội và công cụ tìm kiếm đã nghi ngờ một cách thiên kiến rằng, đội TT. Trump cáo buộc vô căn cứ. Theo đó, mọi cáo buộc gian lận đưa lên mạng Internet đều bị dán nhãn là “thuyết âm mưu”. Phiên điều trần Gettysburg là lần đầu tiên mà đội TT. Trump cho nhân chứng công khai trước mọi người, còn luật sư Giuliani cũng tiết lộ ông có bằng chứng, vật chất và một số lượng lớn các bức ảnh đã được lưu lại.
Anh Justin Qweder là giám sát viên bầu cử được chứng nhận, trong quá trình kiểm phiếu, anh đã đảm nhận giám sát bầu cử trong 10 ngày (85 giờ), anh ấy làm chứng về những hiện tượng mà anh ấy quan sát được.
Ví dụ, hàng trăm nghìn lá phiếu gửi qua thư bằng bưu điện đã được tính mà không có phía giám sát. Trong khu vực kiểm phiếu, đây là một sảnh dài và rộng 350 feet (chừng 3 feet = 1 m), các quan chức bố trí một hàng rào vây quanh cách xa khoảng 50 feet, tất cả giám sát viên đều được ngăn cách bên ngoài hàng rào, người gần nhất cách chừng 10 feet và người xa nhất cách chừng 200 feet. Đồng thời, số nhân viên kiểm phiếu, soát phiếu trong hàng rào có cả trăm nhân viên, trong trường hợp này thì giám sát viên không thể nhìn rõ tiến trình kiểm phiếu, và không cách nào sửa được sai sót có thể xảy ra trong việc kiểm phiếu, càng không thể thắc mắc sai sót trong việc kiểm phiếu.
Điều đáng ngờ hơn là việc giải quyết các phiếu mơ hồ, tức là những phiếu mà cử tri đánh dấu vào phiếu không ngay ngắn, làm máy kiểm phiếu không đọc được. Trường hợp này phải có hai người kiểm phiếu giải quyết, một người đọc kết quả từ lựa chọn của cử tri trên phiếu, còn người kia lấy bút màu hồng ghi lại nội dung bầu chọn trên phiếu trống, sau đó chuyển vào máy kiểm phiếu để quét. Giới chức cho biết có khoảng 5000 phiếu bầu mơ hồ như vậy, nhưng con số thực tế có lẽ cao hơn. Ngày 12/11, giới chức phụ trách cho các giám sát viên biết rằng, những lá phiếu mơ hồ được điền bằng bút màu hồng đã được sửa chữa, vì máy kiểm phiếu không thể đọc được loại bút đó, cần phải kiểm tra lại số phiếu mơ hồ. Biện pháp cụ thể là, đưa cho nhân viên làm nhiệm vụ một cây bút đen cùng đống phiếu mơ hồ và phiếu trống, nhân viên làm việc cứ vậy một mình điền vào phiếu, không phải hai người cùng thời thực hiện, không có giám sát viên kiểm tra. Sau khi kiểm tra viên phát hiện ra điều này, đã tìm gặp quan chức trực kiểm phiếu, lúc này người đó mới cho kiểm tra viên xem.
Một giám sát viên khác tên là Kim Peterson, cô này khai rằng do ở khoảng cách xa nên cô không thể nhìn rõ được, mặc dù có màn hình, nhưng màn hình bị mờ nên không nhìn rõ được.
Một giám sát viên khác là Leah Hoops trú ở Delaware, cô làm chứng rằng người quản lý máy kiểm phiếu là một nhân viên của ông Bernie Sanders (TNS Sander đảng Dân Chủ), và không có một chút chuyên môn về hệ thống điều hành kiểm phiếu. Cô Leah tiết lộ rằng, cô ấy đã là tình nguyện viên được ba ngày, cô thấy trong trung tâm kiểm phiếu có nhiều lối ra vào, nhân viên ra vào với các thùng phiếu và suốt quá trình kiểm phiếu không có quản lý. Có nhiều phòng trong trung tâm kiểm phiếu, những nhân viên làm nhiệm vụ cứ ra vào trong tình trạng không có giám sát, khi giám sát viên yêu cầu vào phòng xem xét thì bị từ chối một cách thô bạo. Sau khi bị luật sư chất vấn thì cuối cùng, người làm nhiệm vụ kiểm phiếu mới thả lỏng quan điểm, nhưng chỉ cho phép giám sát viên vào hai tiếng một lần, mỗi lần 5 phút và đứng cách 20 feet.
Gây sốc hơn nữa là lời nhân chứng Stansdrome cũng sống ở Delaware, ông là cựu chiến binh và hiện là nhà phân tích dữ liệu có chuyên môn về phân tích gian lận đầu tư. Ông làm giám sát viên ở Chester và đi cùng với một nhân viên kiểm phiếu của đảng Cộng Hòa, cả Chester chỉ có hai giám sát viên đảng Cộng Hòa. Sau đó ông đến trung tâm kiểm phiếu để quan sát, thấy có hơn chục giám sát viên Dân Chủ kiểm tra phiếu bầu dành cho đảng Cộng Hòa. Dựa trên kinh nghiệm làm nhà khoa học dữ liệu và theo dõi gian lận đầu tư, ông tin rằng có 100,000 đến 150,000 phiếu bầu không rõ nguồn gốc, trong khi toàn bộ hạt Deleware chỉ có 425,000 cử tri đã ghi danh, tại sao nói như vậy? Bởi vì nhân viên làm việc đã tách rời bì thư và lá phiếu đã gửi qua bưu điện, làm như vậy khác gì phá hủy bằng chứng về tính hợp pháp của là phiếu bầu? Dù bạn kiểm tra lại phiếu bầu như thế nào, thì lần nào cũng có kết quả như nhau, nhưng không biết phiếu bầu đó có hợp lệ hay không, vì cái gốc là bì thư đã mất. Ông Stansdrome cho biết, theo quan sát của ông thì mọi mắt xích trong toàn bộ quá trình bầu cử đều có sơ hở, từ bỏ phiếu, vận chuyển hòm phiếu, kiểm phiếu. Các thủ tục bầu cử riêng của hạt Deleware đã không được tuân thủ. Điều đáng ngạc nhiên hơn là ông Stansdrome cho biết, ông còn thấy người quản lý kiểm phiếu cầm từng thẻ USB cắm vào máy kiểm để tải kết quả đếm mà không có sự giám sát nào trong toàn bộ quá trình này, hành động này đã được ông ghi lại làm chứng. Khi đó có vài người đã nhìn thấy hành động này, bao gồm giám sát viên phe đảng Dân Chủ. Tính đến ngày lấy lời khai thì phát hiện thiếu 46 chiếc USB, trong những chiếc USB bị thiếu này chứa thông tin 50,000 phiếu bầu, ít nhất 50.000 thông tin về phiếu bầu.
Vào thời điểm đó, ông và một giám sát viên khác của đảng Dân Chủ đồng thời thấy rằng, vẫn còn 60.000 đến 70.000 phiếu bầu gửi qua bưu điện còn để trong phòng chưa được mở. Lúc đó tổng số 120.000 phiếu bầu qua thư đã được kiểm đếm, như vậy phải giải thích thế nào về số phiếu gửi qua bưu điện chưa được mở? Ông Stansdrome nhiều lần yêu cầu cơ quan thực thi pháp luật thường xuyên sao chép dữ liệu của máy kiểm phiếu và lưu lại để làm bằng chứng cho quá trình kiểm, nhưng đều bị từ chối. Chỉ hai ngày trước phiên điều trần, ông Stansdrome được biết rằng tất cả dữ liệu kiểm kê và thông tin lưu trữ tiến trình kiểm của 5 máy kiểm ở hạt Delaware đã biến mất.
Nghe câu chuyện, có thể các bạn tưởng rằng những tiết lộ như vậy chắc chắn gây náo động trên các tổ chức truyền thông Mỹ. Nhưng không hề, cứ như không có gì, các tổ chức truyền thông cánh tả đưa tin rằng TT. Trump đã phát biểu tại phiên điều trần qua telephone, với tiêu đề đều là những gì được sử dụng làm bằng chứng của TT. Trump không tồn tại.
Hiện giới truyền thông cánh tả và đảng Dân Chủ đang làm mọi cách để kết thúc kiểm phiếu càng sớm càng tốt và xác minh kết quả kiểm phiếu. Thẩm phán tiểu bang Pennsylvania đã phán quyết rằng, trước phiên điều trần thì không thể chứng minh được kết quả kiểm phiếu. Nhưng chính quyền tiểu bang Pennsylvania ngay lập tức kháng cáo, đã trực tiếp kháng cáo lên Tòa Án Tối Cao Pennsylvania. Vì sao? Là vì Tòa Án Tối Cao Pennsylvania có 5 thẩm phán cánh tả, chiếm đa số.
Vừa xem phiên điều trần, tôi vừa thở dài, khiến tôi nhớ đến thời nội chiến nước Mỹ. Năm 1863 là năm nội chiến nước Mỹ bước sang năm thứ ba. Cuối tháng Sáu thì quân đội miền Nam vừa thắng trận ở Chancellorsville tiểu bang Virginia, vào ngày 1/7 năm đó đã theo chỉ huy của Tướng Lee đã vượt sông Podoma tại một địa điểm có tên là Gettysburg và tiến vào Pennsylvania. Quân tiên phong của quân miền Nam đã đối đầu với quân của tướng George G. Meade (George G. Meade) của quân miền Bắc. Ngày hôm sau, quân tiếp viện của miền Nam và miền Bắc đến, cả hai bên đều giao tranh đối đầu bằng nhiều lực lượng, quân đội miền Nam chia hai cánh trái phải tấn công quân miền Bắc. Giao tranh đến ngày thứ ba thì tướng Lee ra lệnh tấn công trực diện vào khu trung tâm của quân miền Bắc, địa điểm là đồi Nghĩa Trang ở Gettysburg, đây là trận Pickett’s Charge nổi tiếng. Mặc dù cuộc tấn công gây thiệt hại nặng nề cho quân miền Bắc, nhưng không chọc thủng được tuyến phòng thủ miền Bắc, quân đội miền Nam cũng bị thương vong hàng nghìn người. Vào ngày 4/7, Tướng Lee biết rằng chiến thắng là vô vọng, ông đã ra lệnh đánh giáp lưng sông Podoma và chờ đợi cuộc tấn công của quân đội miền Bắc, tuy nhiên Tướng Mead đã không phát động cuộc tấn công, vào buổi tối đó quân đội miền Nam rút lui. Đây là chiến thắng quân sự lớn đầu tiên mà quân đội miền Bắc giành được trong nội chiến Nam – Bắc nước Mỹ, và cũng là trận đánh tốn kém nhất, quân miền Bắc bị thương vong 23,000 người còn quân đội miền Nam bị thương vong 28,000 người. Ngày 19/11/1863, bài phát biểu của Tổng thống Lincoln tại Gettysburg chỉ có vẻn vẹn 272 từ, nhưng bài phát biểu đó đã trở thành bài diễn văn tổng thống nổi tiếng nhất trong lịch sử nước Mỹ. Có thể nói trận Gettysburg là một bước ngoặt trong Nội chiến Nam – Bắc nước Mỹ.
Đông Phương