6 Lời Tiên Tri của các vị quốc phụ Hoa Kỳ đang ứng nghiệm
Chúng Sẽ tiêu diệt nền Cộng Hòa Tam Quyền Phân Lập Pháp Trị
Và biến Mỹ Quốc thành nền Dân Chủ Mỵ Dân
Tập Trung Chuyên Chế mang Bản Sắc Đảng CS Tàu
- Quốc phụ Benjamin Franklin: Một bộ máy quan liêu được trả lương có thể tạo ra các chính trị gia chuyên nghiệp.
- Tổng thống Jefferson lo sợ rằng Tòa án Tối cao sẽ bị chính trị hóa
- Tổng thống Madison: Những người tay không tấc sắt và các kênh truyền thông thiên vị sẽ sinh ra chế độ chuyên chế.
- Tổng thống Washington: Các phe phái chính trị sẽ chia cắt đất nước.
- Quốc phụ Benjamin Franklin: Đừng đặt an toàn lên trên tự do.
- Tổng thống Adams lo lắng rằng các thế hệ tương lai sẽ coi tự do là điều đương nhiên.
Thành Dung, Vision Times
Khi “Hiến pháp” Hoa Kỳ được xây dựng, những vị quốc phụ Hoa Kỳ về cơ bản đã ủy thác quyền quản lý của chính chúng ta cho người dân của đất nước này. Khi làm như vậy, họ cũng chấp nhận sự mong manh bởi khiếm khuyết trong nhân tính của con người, đồng thời nhận thức được rằng cuộc thử nghiệm này của Hoa Kỳ đầy rẫy nguy hiểm: Lòng tham và sự tha hóa là những đặc trưng không thể tránh khỏi của con người.
Nhà văn Rikki Schlott có trụ sở tại New York đã viết trên Daily Wire ngày 19/2 rằng từ Tổng thống Washington đến Tổng thống Jefferson, những vị cha lập quốc đã sử dụng “Hiến pháp” để cung cấp cho người dân Mỹ một khuôn khổ thành công, đồng thời cũng để lại lời cảnh báo tiên tri rằng thí nghiệm tuyệt vời này của Hoa Kỳ có thể gặp sai sót. Họ đã để lại 6 dự ngôn ‘ớn lạnh’, hiện đang dần ứng nghiệm.
- Quốc phụ Benjamin Franklin: Một bộ máy quan liêu được trả lương có thể tạo ra các chính trị gia chuyên nghiệp.
Năm 1787, quốc phụ Franklin đứng tại Hội nghị Lập hiến ở Philadelphia và cảnh báo rằng không được trả lương cao cho Quốc hội (các nghị sĩ).
“Thưa ngài, có 2 niềm đam mê có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự việc của nhân loại: Đó là tham vọng và lòng tham: Tình yêu quyền lực và tình yêu tiền bạc …Khi đặt một địa vị danh giá, đồng thời cũng là một vị trí vụ lợi, trước mặt những người này, họ sẽ dùng sức mạnh áp đảo để có được nó.”
Mối lo ngại của ông Franklin rõ ràng đã không được coi trọng. Nhóm dân biểu đầu tiên nhận mức lương hàng ngày là 6 đô la, và hiện nay mức lương cơ bản của các dân biểu là 174.000 đô la, cao hơn 90% những người có thu nhập ở Mỹ. Số tiền này còn chưa bao gồm các khoản phụ cấp bổ sung có thể lên đến hàng triệu đô la mỗi năm.
Ông Franklin cũng cảnh báo rằng phẩm chất của các nhà lãnh đạo bị mức lương cao thu hút là: “Nó sẽ không thu hút những người khôn ngoan và hiền lành, yêu chuộng hòa bình và có trật tự, cũng như những người đáng tin cậy nhất; mà chỉ thu hút những kẻ to gan và bạo lực. Những người này có niềm đam mê mãnh liệt và không ngừng theo đuổi sự ích kỷ. Những người này sẽ vào chính phủ của bạn và trở thành người cai trị của bạn.”
Trên thực tế, văn phòng chính trị đã thay đổi từ vị trí một công chức thành con đường dẫn tới sự nghiệp đầy lợi nhuận, tạo ra những “chính trị gia chuyên nghiệp” đáng sợ. Có lẽ không có tấm gương nào tốt hơn ông Biden, người từng trở thành thượng nghị sĩ trẻ tuổi thứ 6 ở tuổi 30 và hiện là tổng thống cao tuổi nhất của Hoa Kỳ ở tuổi 78. Theo Forbes, gia tộc Biden đã kiếm được 16,7 triệu USD sau khi rời Nhà Trắng của TT. Obama.
- Tổng thống Jefferson lo sợ rằng Tòa án Tối cao sẽ bị chính trị hóa
Trong một bức thư gửi ông Nathaniel Macon năm 1821, TT. Jefferson bày tỏ lo ngại về việc chính trị hóa quyền tư pháp.
“Chính phủ của chúng ta hiện đang bước trên một con đường ổn định, để chỉ ra con đường dẫn đến sự hủy diệt. Đó là hợp nhất trước tiên, sau đó là hủ bại… Động lực để hợp nhất sẽ là cơ quan tư pháp liên bang; hai chi nhánh (quyền lực) còn lại sẽ là công cụ để hủ bại và bị hủ bại.”
Hồ sơ bỏ phiếu biểu quyết xác nhận của Quốc hội trong lịch sử của tòa án cho thấy kể từ cảnh báo của TT. Jefferson, Tòa án Tối cao đã đột ngột bị chính trị hóa. Đây là một hiện tượng tương đối mới: Chỉ trong những năm 1980, những người được bổ nhiệm thường được nhất trí xác nhận, gồm cả 3 đề cử của Tổng thống Reagan.
Kể từ đó, việc xác nhận bổ nhiệm đã trở thành trò tung hứng đảng phái, phản ánh rằng mọi người đã từ bỏ các cuộc bổ nhiệm dựa trên thành tích về pháp lý, mà có khuynh hướng trung thành với đảng phái. Lần lặp lại gần đây nhất là việc bổ nhiệm bà Amy Coney Barrett vào tháng 10/2020. Không một đảng viên Đảng Dân chủ nào bỏ phiếu cho bà ấy, và những lời chỉ trích bà ấy trở nên gay gắt đến mức bà ấy thậm chí còn bị gọi là “mối nguy hiểm cho nền văn minh tương lai”.
Những vị quốc phụ của chúng ta đã hình dung ra một Tòa án Tối cao có thể bảo vệ Hiến pháp phi đảng phái chính trị. Năm 2020, chỉ có 17% người Mỹ bày tỏ sự tin tưởng của họ vào Tòa án Tối cao. Rõ ràng là thể chế này đang quay lưng lại với những người dân mà nó cần bảo vệ.
- Tổng thống Madison: Những người tay không tấc sắt và các kênh truyền thông thiên vị sẽ sinh ra chế độ chuyên chế.
Trong cuốn tự truyện của mình vào năm 1830, TT. Madison đã vạch ra những điều kiện tiên quyết cho chế độ chuyên chế: “Kẻ áp bức chỉ có thể thực hiện chế độ chuyên chế sau khi họ có quân đội thường trực, báo chí bị nô dịch và người dân bị tước đoạt vũ khí.”
Những lời cảnh báo của TT. Madison đã thực sự ứng nghiệm vào năm 2020, từ sự đe dọa trắng trợn của chính quyền Biden đến Tu chính án thứ hai và chủ nghĩa đảng phái cực đoan của các kênh truyền thông truyền thống. Tỷ lệ báo cáo tích cực giữa một số tổng thống gần đây đã dao động rất nhiều: Từ báo cáo tích cực 5% về TT. Trump đến báo cáo tích cực 42% về TT. Obama.
Trên thực tế, các kênh truyền thông chia các chính trị gia thành những người“luôn luôn đúng” và những người “luôn luôn sai”. Với kiểu tiêu đề như “Đệ nhất phu nhân Jill Biden đội khăn trùm đầu khi đi mua sắm, mọi người nghĩ rằng nó trông đẹp”, mô hình này dường như sẽ được tiếp tục. Không có gì lạ về kỷ lục 1/3 người Mỹ nói rằng họ hoàn toàn không tin tưởng vào giới truyền thông.
- Tổng thống Washington: Các phe phái chính trị sẽ chia cắt đất nước.
Trong bài phát biểu chia tay vào ngày 17/9/1796, khi ông Washington rời nhiệm kỳ tổng thống, ông đã đưa ra một cảnh báo nghiêm khắc đối với hệ thống chính trị dựa trên đảng phái: “Các mục tiêu của người dân trong hiện tại và tương lai bất kể được [các phe phái chính trị] đáp ứng như thế nào, chúng có thể sẽ trở thành động lực mạnh mẽ trong quá trình phát triển của thời gian và vạn vật. Thông qua những động lực này, những kẻ gian xảo, tham vọng và vô nguyên tắc sẽ có thể lật đổ sức mạnh của nhân dân, chiếm đoạt quyền lực của chính quyền và sau đó phá hủy động lực đã mang lại cho họ sự cai trị bất công này.”
Trên thực tế, giới lãnh đạo chính trị Mỹ đã tan rã theo đường lối đảng phái, khoảng cách giữa hai phe Dân chủ và Cộng hòa ngày càng lớn. Theo dự đoán của TT. Washington, các chính trị gia đang hoạt động vì sự phát triển tốt hơn của đảng mình, do đó đã đánh mất mục tiêu chung của họ: Phục vụ người dân Mỹ.
Điều này chưa bao giờ đúng như trong thời đại Covid-19. Theo thông lệ, các nhà lãnh đạo đảng phái nhất quyết nhồi nhét các biện pháp cứu trợ khẩn cấp gây tranh cãi vào hàng trăm trang của các dự luật cứu trợ. Trong quá trình này, họ cố tình cản trở việc hỗ trợ cần thiết cho công dân, nhằm thực hiện chương trình nghị sự của đảng mình.
Vì vậy, ngôn luận đã phát triển thành một cuộc đối đầu giữa chúng ta và họ, thậm chí là giữa thiện và ác. Hầu hết chúng ta đều nghĩ xấu về nhau. Theo một cuộc thăm dò năm 2020, 78% đảng viên Dân chủ tin rằng Đảng Cộng hòa đã bị những kẻ phân biệt chủng tộc tiếp quản, trong khi 81% đảng viên Cộng hòa tin rằng Đảng Dân chủ đã bị những người theo chủ nghĩa xã hội tiếp quản.
Các đảng phái chính trị không chỉ khiến chúng ta ghét các chính trị gia, chúng còn khiến chúng ta nghĩ xấu về nhau. Một cuộc khảo sát năm 2017 thậm chí còn cho thấy đảng Dân chủ tin rằng 50% đảng viên Cộng hòa ủng hộ chủ nghĩa dân tộc da trắng. Hậu quả của kiểu chiến tranh đảng phái này có thể rất thảm khốc. Một cuộc thăm dò vào tháng 10 năm ngoái cho thấy gần 2/3 người Mỹ tin rằng đất nước đang trên bờ vực của một cuộc nội chiến khác.
- Quốc phụ Benjamin Franklin: Đừng đặt an toàn lên trên tự do.
Tại một hội nghị ở Pennsylvania năm 1755, ông Franklin đã chỉ trích việc sẵn sàng từ bỏ tự do trong một bức thư trả lời thống đốc rằng: “Những ai sẵn sàng từ bỏ tự do cơ bản và mua một chút sự an toàn tạm thời thì không xứng đáng được tự do và cũng không đáng được an toàn.”
Có lẽ ví dụ tốt nhất về việc từ bỏ tự do vì an toàn là trong một trận đại dịch. Bất chấp các dữ liệu ngày càng phát triển và tỷ lệ tử vong cực kỳ thấp ở các nhóm không có nguy cơ cao, quốc gia này đã tiến đến giai đoạn trì trệ kéo dài gần 1 năm và không có hồi kết.
Vì sự an toàn, các quyền tự do vô tận và quyền tự do dân sự đã bị gạt sang một bên. Từ tiền phạt do vận hành các tổ chức nhỏ như Atilis Gym ở New Jersey cho đến việc hạn chế sử dụng dàn nhạc cụ hơi trong bữa tối Lễ Tạ ơn ở California. Tình hình trở nên nghiêm trọng đến mức Tòa án Tối cao thậm chí đã phải bảo vệ quyền hiến định được tự do tham gia vào các hoạt động tôn giáo.
Chủ nghĩa khủng bố và văn hóa an toàn không ngừng leo thang khiến những người sợ hãi tuân thủ. Nhưng việc sẵn sàng từ bỏ tự do này có thể dựa trên những thông tin sai lệch. Một cuộc khảo sát vào tháng 6 năm ngoái cho thấy ước tính số người chết trung bình do Covid-19 ở Hoa Kỳ gấp 225 lần số người chết thực tế được báo cáo.
Dưới chiêu bài an toàn, nhà cầm quyền đã tận dụng tối đa sự cuồng loạn để chiếm đoạt quyền lực chưa từng có. Còn chúng ta lại có nguy cơ mất tự do khi tuân theo các lệnh phong tỏa ngày càng vô căn cứ và nghiêm trọng. Đây không chỉ là sự tự do, mà trong quá trình này, chúng ta đang phá hủy nền kinh tế của mình, thậm chí gây ra những tổn hại không thể cứu vãn được cho con cái của chúng ta.
- Tổng thống Adams lo lắng rằng các thế hệ tương lai sẽ coi tự do là điều đương nhiên.
Trong một bức thư gửi người vợ Abigail của mình năm 1777, TT. Adams than thở rằng những hy sinh của thế hệ lập quốc Hoa Kỳ có thể sẽ bị con cháu mình lãng quên: “Hỡi hậu thế! Các bạn sẽ không bao giờ biết đến thế hệ của chúng tôi, vì cái giá phải trả để duy hộ tự do cho các bạn thật lớn biết bao! Tôi hy vọng các bạn sẽ tận dụng nó. Nếu không, trên thiên đàng tôi sẽ hối hận vì đã cố gắng hết sức để bảo vệ điều này.”
Ngày nay, những lời cảm thán này khiến lòng người không khỏi chua xót. Mặc dù chúng ta đang sống ở quốc gia tự do nhất trong lịch sử, nhưng một cuộc thăm dò vào tháng 6/2020 cho thấy tỷ lệ công dân tự hào là người Mỹ đã đạt một mức thấp mới. Có lẽ là bởi hầu hết người Mỹ không bao giờ biết đến cuộc sống tự do là như thế nào, nếu không có TT. Adams và thế hệ cách mạng, và chúng ta đã không biết ơn đầy đủ về nền tự do khó giành được này.
Trong số học sinh lớp 8, chỉ có 18% hiểu biết về lịch sử Hoa Kỳ, và chỉ 7% người Mỹ có thể kể tên bốn vị tổng thống trước đó – tất nhiên gồm cả TT. Adams. Vậy tại sao 244 năm sau, lời kêu gọi của TT. Adams lại khiến hậu thế đắng lòng? Chúng ta không quên những hy sinh mà ông ấy đã thực hiện để bảo vệ tự do cho chúng ta, bởi thậm chí ngay từ đầu chúng ta còn không biết đến những hy sinh này.
Thành Dung, Vision Times