44 NĂM TƯỞNG NHỚ TRẬN CHIẾN THẮNG AN LỘC ĐƯỢC 3 NGÀN NGƯỜI VIỆT QUỐC GIA HƯỞNG ỨNG

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail

ORANGE COUNTY (TMN News).- Trong 2 ngày ‘Ghi  dấu 44 năm Chiến thắng An-Lộc’ với 3 buổi họp mặt và cầu nguyện tại Thủ Đô tị nạn Little Saigon  (Nam CA) quy tụ hơn 3 ngàn quan khách và quý đồng hương tham dự, đã được dư luận chung coi là cuộc họp mặt lớn mang nhiều ý nghĩa nhất cho Quốc Gia Dân Tộc hơn 41 năm qua.

Một số cựu quân nhân QLVNCH bày tỏ thắc mắc rằng tại sao một Chiến Thắng vĩ đại của QLVNCH như vậy (hơn cả Trận Điện Biên Phủ năm 1954), mà nhiều cơ quan truyền thông báo chí Việt Ngữ và quốc tế rất ít khi tìm hiểu và đào sâu Trận An-Lộc từng điểm mặt Đảng CSVN cuộc thua trận vô cùng nhục nhã, mặc dù chúng được cả khối CS Quốc Tế trợ giúp. Nhiều báo chí ngoại quốc và sử gia Tây Phương từng so sánh Trận An-Lộc không thua gì những trận đánh lớn nhất khắp hành tinh. Đặc biệt tạp chí Paris Match số 1206 năm 1972 đã so sánh Trận An-Lộc ngang tầm với 2 trận lừng danh trong quân sử quốc tế là Verdun và Stalingrad.

Trong khi trận Long Tân (Bà Rịa) ngày 18/8/1966 chỉ có 18 quân nhân Úc tử trận + 25 binh sĩ bị thương và 245 bộ đội VC thiệt mạng, mà  nước Úc hãnh diện làm lễ tưởng niệm ‘Chiến thắng Long Tân’ long trọng hàng năm.

Thắc mắc nữa là suốt 44 năm qua (1972-2016), Chính Phủ VNCH trước năm 1975 và nhiều tổ chức Người Việt Quốc Gia ở hải ngoại sau 1975 đã chưa 1 lần tưởng nhớ hoặc cầu nguyện cho gần 10 ngàn quân dân Miền Nam đã hy sinh để ngăn chặn được bọn bộ đội VC tàn ác tại An-Lộc, khiến chúng không thể tiến vào Saigon ‘tắm máu’ quân dân ta trong mùa hè 1972.

Điểm đáng ghi nhận là đa số cơ quan truyền thông báo chí  khắp hải ngoại đã phổ biến rộng rãi 2 ngày tưởng nhớ ‘chiến trường An-Lộc’, trong số này phải kể tới 4 nhật báo Người Việt, Viễn Đông, Việt Báo, Việt-Mỹ, cùng 2 đài phát hình toàn cầu (SBTN-TV & Hồn Việt TV).

Trong  gần 3 tháng qua, hơn 300 báo/đài và websites khắp thế giới tự do đã đề cập tới biến cố ‘Ngày An-Lộc’ tại Quận Cam như 1 sự kiện lịch sử tị nạn. Nhóm phái viên TMN News chúng tôi xin gởi tới quý vị bản tường trình khá đầy đủ sau đây:

44 năm trôi qua, tập thể Ngưòi Việt toàn cầu lần đầu tiên tưởng nhớ quy mô 10 ngàn quân dân VNCH đã thảm tử tại chiến trường An Lôc. Đây là trận chiến lớn nhất trong cuộc đấu tranh Quốc Cộng 86 năm qua. Hai ngày “Ghi dấu 44 năm Chiến thắng An-Lộc & Hội ngộ Quân Đoàn III” đã diễn ra trong ngày 8 và 9 tháng 7 năm 2016 tại Thủ đô tị nạn Little Saigon, miền Nam California, với Lễ truy điêu & cầu nguyện đầy cảm động sau đây:– Dạ Hội & truy điệu tối Thứ Sáu ngày 8/7 tại Seafood Palace Restaurant số 6731 Westminster Ave, Westminster, CA 92683. Ngay cửa vào nhà hàng, chiếc trực thăng gắn 1 ngôi Sao cấp Tướng và 4 xe jeep Quân Đội đã chào đón quý khách.

Quân Cảnh & con trai Tướng Nhật (giữa) trước Trực Thăng của Cha anh. Photo by Mạnh Hiền.

– Cầu Siêu lúc 2:30G trưa Thứ Bảy ngày 9/7 cho 10 ngàn quân dân đã nằm xuống An Lộc, tại Chùa Bảo Quang, thành phố Santa Ana.

– Cầu Hồn lúc 6:30G tối Thứ Bảy ngày 9/7 cho 10 ngàn quân dân đã bỏ mạng ở tỉnh lỵ An Lộc, tại Nhà Thờ Kiếng (Christ Cathederal) thành phố Garden Grove.

Nhạc phẩm mới “An-Lộc vang danh thế giới” gây xúc động lớn.

Đông đảo Quân Dân Cán Chánh VNCH và đồng bào đứng chật kín nhà hàng 800 ghế ngồi, để nghiêm chỉnh chào cờ Việt-Mỹ và mặc niệm, điều động bởi Toán Quân Quốc Kỳ liên quân QLVNCH gồm 10 chiến sĩ đủ các quân binh chủng QLVNCH. 4 MCs thay nhau giới thiệu toàn bộ chương trình Dạ Hội, gồm: Nhà báo Bùi Quốc Hùng (Tổng Thư Ký An-Lộc Foundation), nữ chủ đài Như Hào (Chủ Nhân Mẹ Việt Nam FM Radio), ca sĩ Đào Anh Tuấn (Cựu Trung Úy Phi Công QLVNCH) & B1c sĩ Nha Khoa Lý Văn Quý..

Mặc niệm vừa dứt, hội trường như bừng vỡ giữa tiếng súng nổ và đạn bom vang rền và khói bay mù mịt trên sân khấu, trong vòng 3 phút.

Trong bầu không khí chiến đấu, Ông Chủ Tịch An-Lộc Foundation (ALF), thi văn sĩ Quốc Nam (Cựu SVSQ Võ Bị Dalat khóa 22, nguyên Chủ Tịch Khu Hội Phế Binh Quân Khu 3 VNCH, Tổng Giám Đốc Global Saigon HD Radio 24/7 suốt 23 năm qua) dõng dạc đọc diễn văn khai mạc. Ông nói:

“Là một người lính hiện dịch của QLVNCH, chúng tôi nhận lãnh nhiệm vụ Chủ Tịch An-Lộc Foundation từ năm 2012 để chuyển dịch Anh Ngữ bộ sử liệu chính thống “Chiến thắng An-Lộc 1972” và vận động đưa vào dòng Quân Sử Thế Giới. Đảng CSVN đưa chủ thuyết Mác-Lê vào đất nước Việt Nam gần 90 năm qua, đã gây ra biết bao nhiêu tội ác. Trong cuộc đấu tranh Quốc-Cộng đó, chúng đã thổi phồng trận chiến Điện Biên Phủ 55 ngày đêm năm 1954 là vĩ đại nhất, nhưng thực sự trận này phần lớn do Hồng Quân Trung Cộng đánh giúp. Trong khi đó, chiến trường An Lộc 93 ngày đêm từ chiến, quân số CSVN đông hơn 4 lần quân VNCH và với xe tăng đại pháo tối tân, nhưng cuối cùng chúng thua nhục nhã. Phải công nhận rằng các quân binh chủng QLVNCH đều dũng mãnh với tinh thần và kỹ thuật tác chiến rất cao. Chiến thắng An Lộc của QLVNCH năm 1972 quả là một chiến công thần thánh, cả khối Công Sản Quốc Tế đã thua chạy trước sự tự vệ kiên cường của các chiến sĩ chúng ta”.

Chấm dứt bài diễn văn, ông Quốc Nam bày tỏ tâm sự của ông và đồng đội của ông qua nhạc phẩm “Người rời cuộc chiến” do ông soạn lời và cố nhạc sĩ Ngọc Sơn phổ nhạc, qua tiếng hát của một Phi Công Trực Thăng đã lao mình vào vòng lửa đạn An-Lộc. Đó là cựu Trung Úy Đào Anh Tuấn, ca sĩ nổi bật của cộng đồng VN California với giọng hát điêu luyện và truyền cảm. Anh đã cất lên lời cầu nguyện: “Chiến chinh kéo dài, xin những người thương xót quê hương, ngồi lại đây hát bài thánh ca Do Thái. Xin quê hương về nguồn gốc ca dao, Xin quê hương yên lặng nghe nguyện cầu: Hỡi Thượng Đế, con chắp tay cầu xin, Nhà Việt Nam yêu dấu biết đến bao giờ an bình”.

Chủ Tịch ALF Quốc-Nam đã long trọng mời Ông Nguyễn Ngọc Ánh (cựu SVSQ Võ Bị Dalat khóa 16, cựu Tỉnh Trưởng Bình Tuy, nguyên Phụ Tá Hành Quân Trung Tướng Tư Lệnh Quân Đoàn III đặc trách chiến trường An-Lộc & ngoại biên, Chủ Biên bộ sử liệu “Chiến thắng An-Lộc 1972”) nói tổng quát về Trận Chiến An-Lộc. Ông Ánh mở đầu bài nói chuyện bằng cách nhắc tới một số vị sĩ quan cao cấp QLVNCH có công lớn trong trận An-Lộc nay đã khuất bóng. Đó là Trung Tướng Nguyễn Văn Minh (Tư Lệnh Quân Đoàn III QK 3), Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng (Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh, Tư Lệnh Chiến trường An-Lộc), Chuẩn Tướng Trần Văn Nhựt (Tỉnh Trưởng kiêm Tiểu khu trưởng Bình Long, cuối cùng là Tư lệnh Sư Đoàn 2BB). Ông cảm tạ tất cả những Quân Cán Chánh VNCH đã góp công giữ vững được An-Lộc trước sự cường tập của Bắc Quân quá đông đảo, đặc biệt là một số Chiến Sĩ Anh Hùng có mặt trong ngày hội ngộ hôm nay. Theo ông Ánh, nếu mặt trận An-Lộc bị phá vỡ, thì xe tăng đại pháo của bộ đội CSVN chăc chắn sẽ tiến về Thủ đô Saigon và “tắm máu” quân dân ta ngay trong mùa hè 1972, còn hơn cả mặt trận Huế Mậu Thân 1968.

Kế tiếp là phần phát biểu của cựu Đại Tá Phan Văn Huấn (nguyên Liên Đoàn Trưởng LĐ 81 Biệt Cách Dù, chiến sĩ anh hùng đầu tiên ở An-Lộc được vinh thăng Đại Tá tại mặt trận). Ông Huấn nhấn mạnh, chiến thắng An-Lộc 1972 không phải nhờ một mình Biệt Cách Dù, mà là công sức của tất cả các đơn vị tham chiến, kể cả anh em địa phương quân, nghĩa quân, Cảnh Sát v.v…

Sau phần phát biểu của 3 diễn giả tiêu biểu nêu trên, nghệ sĩ/nhà thơ Phi Loan ngâm bài thơ “An-Lộc vang danh thế giới” của Quốc Nam, với tiếng sáo danh tiếng Ngọc Nôi. Tiếp theo đó là nhạc phẩm cùng tên của Nguyên Hà & Quốc Nam, được cất lên bởi ban tứ ca gồm các ca sĩ Dạ Lan, Đào Anh Tuấn, Mai Vy & Minh Hạnh. Nhạc phẩm mới này đã thực sự gây được xúc động toàn thể hội trường, khiến cử tọa vỗ tay tán thưởng như không muốn dứt. Đoạn kết bản nhạc, Tứ Ca hát: “An Lộc Trận thắng lớn hơn Khe Sanh, Điện Biện Phủ (chỉ là trò dối trá). Quân ta từng chiến thắng Cộng Quân. Chưa bao giờ thua trận bọn xâm lăng. Diệt tận cùng bọn Chủ Nghĩa Mác-Lê”.

Đến lễ truy điệu 10 ngàn Quân Dân Miền Nam bị Cộng Quân sát hại tại An-Lộc, tất cả người tham dự đả đứng dây. Chủ Tịch ALF Quốc Nam đã mời quý vị Đại Diện các quân binh chủng VNCH lên thắp hương trước bàn thờ Tổ Quốc & Linh Vị quân dân thảm tử. Đó là cựu Đại Tá Hứa Yến Lến (Sư Đoàn 18BB), cựu Đại Tá Phan Văn Huấn (Biệt Cách Dù 81), cựu Trung Tá Trần Khắc Thuyên (Sư Đoàn 21BB), cựu Trung Tá Võ Ý (Không Quân), Bác sĩ/Võ sư/GS Phạm Gia Cổn (Nhẩy Dù), Tổng Hội Trưởng Cựu SVSQ/TVBQG Tsu A Cầu & cựu Trung Úy Nguyễn Huyên (Sư Đoàn 5BB), cùng bà Quả Phụ Tướng Trần Văn Nhựt, cựu Trung Tá Nguyễn Hạnh Nhơn (Chủ Tịch Hội HO Cứu Trợ TPB & Quả Phụ VNCH).

Những nhân vật cao cấp làm Lễ Truy Điệu 10 ngàn quân dân chết tại An-Lôc. Photo by Mạnh Hiền.

Giữa chương trình, 30 chiến sĩ anh hùng của trận chiến An-Lộc đã được vinh danh trước công luân. Đông nhất là quý Sĩ Quan của 2 binh chủng tổng trừ bị là Nhẩy Dù và Biệt Cách Dù. Dịp này, ALF đã tặng quý vị này mỗi vị một huy hiệu “Bình Long Anh Dũng” của Tổng Thống VNCH (bản sao thêu mỹ thuật lồng trong khung kính), được lần lượt trao tay bởi Vị Phụ Tá Tư Lệnh Quân Đoàn III Nguyễn Ngọc Ánh và cựu Trung Tá Nguyễn Đức Tâm (Chi Hội Tưởng Gia Đình Mũ Đỏ Nam California). Hai lực lượng hiện diện trong buổi vinh danh đông nhất là Sư Đoàn Nhẩy Dù (gồm Tiểu đoàn 1: Tiểu Đoàn Trưởng La Trinh Tường, BS/GS Phạm Gia Cổn, MĐ Hoàng Tân Kỳ, MĐ Lê Thúy; Tiểu Đoàn 2: TĐT Ngô Lê Tĩnh; Tiểu Đoan 8: MĐ Nguyễn Phước Bảo Huệ, MĐ Huỳnh Hữu Hạnh, MĐ Trần Văn Nam, MĐ Nguyễn Ngọc Nhơn) + Biệt Cách Dù 81 (Cựu Đại Tá Phan Văn Huấn, 2 cựu Thiếu Tá Phạm Châu Tài & Đào Minh Hùng, 2 cựu Đại Úy Lê Đác Lực, Nguyễn Ngọc, 2 cựu Trung Úy Nguyễn Anh Phong, Ngô Đa, 2 cựu Trung Sĩ Võ Đồng & Trần Hưng Việt, Binh Nhì Cao Xuân Vân).

An Lộc Foundation trao quà lưu niệm Logo “Bình Lòng Anh Dũng” tới những Chiến Sĩ Anh Hùng của Chiến trận An-Lôc. Hàng đầu (từ trái qua phải): Chủ Tịch ALF Quốc Nam, Cựu Đại Tá BCD Phan Văn Huấn, Cựu Tỉnh Trưởng Bình Tuy Nguyễn Ngọc Ánh & 1 Chiến Sĩ An-Lộc. Photo by Mạnh Hiền.

Riêng Bác sĩ quân y Chu Phú Chung (Y Sĩ Trực Ty Y Tế tỉnh Bình Long) từng trong vòng lửa đạn An-Lộc, mặc thường phục, cũng đã được Nha sĩ Lý Văn Qúy trao tận tay món quà “Bình Long Anh Dũng”.

Chương trình văn nghệ xen kẽ 29 tiết mục gồm 40 nam nữ nghệ sĩ trình diễn. Với Ban tù ca Xuân Điềm và Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ. Hai ban hợp ca này đã hợp ca xuất sắc 4 nhạc phẩm: Khúc quân ca & Ta là Lính của Xuân Điếm/Lê Xuân + Thắp sáng VN của Anh Bằng/Cao Minh Hưng & Anh không chết đâu em (hợp ca, múa). Cùng các ca sĩ: Phương Hồng Quế, Trang Thanh Lan, Mai Ngọc Khánh, Đào Anh Tuấn, Dạ Lan, Mai Vy, Kevin Khoa, Minh Hạnh, Xuân Thanh, Lan Hương.

Dịp trọng đại này, Họa sĩ kiêm Điêu khắc gia Phạm Thông (tác giả 2 pho tuợng Đức Thánh Trần ở Bến Bạch Đằng Saigon & ở khu trung tâm Phố Bolsa, Westminster City) gởi tặng ALF bức tranh rất mỹ thuật “An-Lộc Địa”, và được đem đấu giá vào phút cuối Dạ Hội, đã được Bác sĩ Alan Trần mua với giá 700 Mỹ-kim.

3 ngàn Người Việt Quốc Gia tưởng nhớ 10 ngàn Quân Dân VNCH bị VC sát hại  tại An-Lôc.

Thứ Bảy ngày 9 tháng 7/2016, ALF và Ban Tổ Chức “Ngày ghi dấu 44 năm Chiến thắng An-Lộc” đã mời được đông đảo Người Việt Quốc Gia tham dự 2 buổi cầu nguyện cho 10 ngàn người chết tại An-Lộc như sau:

– Lúc 2:30G trưa ngày 9/7 Lễ Cầu Siêu tại Chùa Bảo Quang, với sự chủ lễ của Hòa Thượng Thích Quảng Thanh và 2 vi Thượng Toa. Buổi Lễ trang trọng và phát biểu của Hòa Thượng, cùng Sử Gia/GS Phạm Cao Dương & Kỹ sư Trương Ngãi Vinh (Chủ Tịch Cộng Đồng VN Nam Calỉonia).

– Lúc 6:30G chiều Lễ Cầu Hồn được cử hành long trọng tại Nhà Thờ Kiếng (Christ Cathederal, khu thánh đuờng Công Giáo lớn nhất Hoa Kỳ, cũng là thắng cảnh nổi danh của miền Tây Hoa Kỳ). Thánh Lễ đồng tế bởi nhị vị Linh Mục Trần Quân & Nguyễn Thành. Hơn 2 ngàn giáo dân & Chìến sĩ QLVNCH đã đứng ngồi tràn ngập nhà thờ. Điều đáng ghi nhận 2 vòng hoa tưởng niệm quân dân VNCH tại Trận An-Lộc của Cộng Đồng VN Nam Calỉfonia & Cộng Đồng VN San Diego, đã trưng bày nơi trang trọng nhất của Dạ Hội, 2 Lễ Cầu Siêu & Cầu Hồn nêu trên.

Ban Tổ Chức 2 Ngày An-Lộc 8 & 9 tháng 7/2016, gồm: Cựu Thiếu Tá BCD Đào Minh Hùng, Bà Võ Ngọc Hoa, BS Nha Khoa Lý Văn Quý, Nhà truyền thông Như Hảo, nhà báo/nhạc sĩ Nguyên Hà, và thi văn sĩ Quốc-Nam.

Tóm lại, phái viên chúng tôi ghi nhận gần 3 ngàn Người Việt Quốc Gia đến từ nhiều nơi trên thế giới (đặc biệt Miền Nam & Bắc California) đã tham dự 3 buổi tập họp cho “2 ngày Ghi Dấu 44 năm Chiến Thắng An-Lộc”. Đặc biệt giới truyền thông tại Nam Cali đã hỗ trợ “2 ngày An-Lộc” rất tốt đẹp, trong đó phải kể tới 2 đài truyền hình phổ biến lớn SBTN & Hồn Việt, cùng 3 nhật báo Người Việt, Việt Báo & Viễn Đông.

Đông đảo nhân vật quan trọng tham dự Dạ Hội + 2 Lễ Cầu Nguyện tại Chùa Bảo Quang & Nhà Thờ Kiếng, phái viên chúng tôi không thể ghi nhận đầy đủ. Ngoài những vị đã nêu trên đây, xin ghi nhận thêm sau đây:  Quý Vị Đại Diện Hội Cựu Chiến Binh Hoa Kỳ chiến đấu tại Việt Nam, Kỹ sư trẻ Trương Ngãi Vinh (Chủ Tịch Cộng Đồng VN Nam California), Nghị viên Phát Bùi (Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Nam California), Ông Nguyễn Văn Lực (Chủ Tịch Cộng Đồng VN San Diego), Ông Phan Kỳ Nhơn (Chủ Tịch Liên Ủy Ban Chống CS & Tay Sai), Cựu Dân Biểu/nhà văn Nguyễn Lý Tưởng (Chủ Tịch Trung Ương Đại Việt Cách Mạng Đảng), Tiến sĩ Nguyễn Bá Tùng (Trưởng Ban Điều Hợp Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam), GS/Sử gia & Bà Phạm Cao Dương, Nhà biên khảo Phạm Trần Anh (Chủ Tịch Diên Hồng Thời Đại VN), Cựu Luật sư Nguyễn Văn Giỏi (Đồng Chủ Tịch sáng lập Tượng Đài Chiến Sĩ Việt-Mỹ Westminster), GS UCLA Jeffrey Miller (Viện sĩ Hàn Lâm Viện Khoa Học & Nghệ Thuật Hoa Kỳ) & phu nhân, Nữ tác giả Nguyễn Thị Mắt Nâu (Chủ Tịch Trung Tâm Văn Bút Tây Nam Hoa Kỳ), Tiến sĩ Phạm Lễ (Chủ Nhiệm tạp chí CM đến từ Bắc Cali), Dr. Kimberly Hồ, TQLC Trần Vệ (nguyên THT Tổng Hội cựu SVSQ/TVBQGVN), nhà văn Huy Phương (Show “Huyn Đệ Chi Binh” của SBTN-TV), nữ sĩ Dương Hồng Anh & Nhóm Văn Chương Phụ Nữ Nam California, nữ tác giả Nguyễn Thụy Minh Ngữ (Chủ Nhiệm Tiểu Thuyết nguyệt san), bà Nguyễn thị Ngọc Cẩm (Hội Trưởng Hội Phụ Nữ Mê-Linh tiểu bang Washington), Ông Trần Hữu Nghĩa & gia đình cố Chuẩn Tướng Trần Văn Nhựt, KQ Bùi Đẹp (Trung Tâm Trưởng Tập Thể Chiến Sĩ  Nam California), 3 phụ nữ từng sống trong Chế Độ CSVN, gồm Trần Khải Thanh Thủy, Nhà báo tự do Tạ Phong Tần & SV Nguyễn Diệu Hương (Chuẩn Tiến Sĩ bộ môn Lịch sử tại University of Washington) v.v…

Được biết ALF đã hoạch định Chương Trình Tưởng Nhớ 10 ngàn quân dân VNCH hy sinh để ngăn cản Cộng Quân tràn ngập Miền Nam VN năm 1972, để người Việt Quốc Gia được yên thân tới năm 1975, và nhờ đó khoảng 4 triệu người tị nạn được hưởng Tự Do Dân Chủ như hiện nay ở hải ngoại. Mọi ủng hộ Tinh thần hoặc Tài chánh cho Dự Án “Chuyển Anh Ngữ bộ sử liệu An-Lộc 1972 và vận động đưa vào động Lịch Sử Quốc Tế”, quý vị vui lòng liên lạc: An-Lộc Foundation P.O.Box 18104 Seattle, WA 98118 USA; Email: anlocfoundation@gmail.com./. (Tin Miền Nam News Agency, since 1970)