“Tín ngưỡng của tôi rất đơn giản, tín ngưỡng của tôi là lòng tốt.”- Dalai Lama.
Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14, vị lãnh đạo về tôn giáo và chính trị của nhân dân Tây Tạng, ngài được phong tước vị vào 1940 tại Lhasa, thủ đô của Tây Tạng. Cho đến cuối thập niên 50, tình hình căng thẳng giữa Tây Tạng và Trung Quốc ngày càng gay gắt, mặc dù đã đến Bắc Kinh để thương thuyết hòa bình nhưng không nhận được kết quả, nhiều cuộc biểu tình khắp các tỉnh ở Tây Tạng nổ ra đã bị quân đội Trung Quốc đàn áp quyết liệt.
Đức Đạt Lai Lạt Ma tại một buổi diễn thuyết ở đại học Colorado, Hoa Kỳ.
Năm 1959, Đức Đạt Lai Lạt Ma cùng 80,000 dân Tây Tạng phải vượt dãy Himalaya, lưu vong sang miền Bắc Ấn Độ và tiếp tục đấu tranh cho sự độc lập của Tây Tạng. Ngài là một trong những người có tầm ảnh hưởng lớn trên toàn cầu, được xem là một trong những thánh nhân của thế kỷ XX.
Sau đây là nguyên tắc để cuộc sống trở nên tốt đẹp và hạnh phúc hơn của Đức Đạt Lai Lạt Ma.
Nguyên tắc 1.
Chúng ta luôn có những giai đoạn trong cuộc sống mà phải đối mặt với nhiều cuộc tranh chấp, mâu thuẫn với nhiều người, cha mẹ, người mình thương, vợ chồng hay anh em, bạn bè,…Tốt hơn hết là chúng ta nên cẩn thận trong hành động lẫn lời nói khi bản thân đang tức giận và không để cái tôi thắng thế. Những lời nói của ta lúc tức giận có thể là những lời gây tổn thương và để lại những vết đen trong mối quan hệ đó mãi về sau.
Nguyên tắc 2.
Ba mươi phút đến 1 giờ một mình mỗi ngày là khoảng thời gian tuyệt vời để tĩnh tâm. Dành một ít thời gian cho bản thân mỗi ngày, chúng ta có thể ngồi uống trà, đi dạo một tí hoặc ngâm mình thư giãn trong bồn nước ấm để tự suy nghĩ và trò chuyện với bản thân. Dù không nhiều nhưng đủ để chúng ta làm trơn tru luồng suy nghĩ của mình và trở nên minh mẫn sáng suốt hơn.
Nguyên tắc 3.
Hầu hết chúng ta có xu hướng mang những chuyện quá khứ của người khác vào trong quá trình bất đồng mâu thuẫn với người đó, để có thể chiếm ưu thế hơn. Hãy dừng việc đó lại ngay lập tức. Hãy đàm phán để tìm giải pháp cho vấn đề hiện tại với đối phương, những gì xảy ra trong quá khứ sẽ và nên ở lại trong quá khứ.
Nguyên tắc 4.
Trên con đường đi đến sự thành công của bản thân, chúng ta phải hy sinh khá nhiều thứ của bản thân, chúng ta thức khuya dậy sớm, chúng ta từ bỏ những bữa tiệc cuối tuần, chúng ta làm việc chăm chỉ không còn thời gian cho gia đình và bạn bè, đôi khi thất bại lại không nhận được sự cảm thông. Tuy nhiên, mấu chốt nằm ở chỗ chúng ta quyết định đi tiếp hay dừng lại..
Nguyên tắc 5.
Mắc phải lỗi lầm là một điều hết sức tự nhiên của con người, và đó là cách mà chúng ta học, con người học từ những lần vấp ngã. Nên một điều hết sức quan trọng là mỗi khi vấp ngã, chúng ta có hiểu được vì sao mình vấp ngã để lần sau ta có thể đi vững hơn, đó gọi là bài học. Chúng ta thấy nhiều người hoặc chính bản thân mình bị 1 sai lầm và lặp đi lặp lại, hãy bình tâm, mọi thứ trên cuộc đời đến với chúng ta đều mang một ý nghĩa gì đó, hãy nhìn nhận và lắng nghe nó.
Nguyên tắc 6.
Respect for yourself: Tôn trọng bản thân
Respect for others: Tôn trọng mọi người
Responsibility for all your actions: Trách nhiệm trong từng hành động của bản thân
3R là một trong những quy tắc quan trọng nhất chúng ta nên theo đuổi để có một cuộc sống an lạc.
Nguyên tắc 7.
Rất nhiều bài học và trải nghiệm cuộc sống chúng ta chỉ có thể nhận ra khi đi du lịch, rất nhiều nền văn hóa, thế giới rộng mở mà chúng ta chưa từng biết đến. Mỗi năm một lần, hãy lên kế hoạch cho những nói bạn muốn đến và lần lượt chinh phục chúng.
Nguyên tắc 8.
Đức Đạt Lai Lạt Ma từng nói: “Tôn giáo của tôi rất đơn giản. Không cần nhiều chùa chiền hay đền thờ. Tâm trí và trái tim của chúng ta là những ngôi đền. Triết lý của chúng ta là lòng tốt”.Không quá khó để sống tốt và đối xử tốt với mọi người. Trên thực tế, đó là một việc dễ dàng thực hiện mà không tốn kém. Chúng không những đem lại cho người khác sự hạnh phúc và họ sẽ nhớ về ta mà còn khiến ta cảm thấy bình thản trong tâm hồn.
Nguyên tắc 9.
Những hành động hay lời nói làm hại hay tổn thương người khác sẽ không mang lại gì cho chúng ta ngoài sự toại nguyện nhất thời và sau đó là sự giằng xé và ám ảnh. Những lời nói dối, buôn dưa lê, bắt nạt, đả thương,…đều sẽ gây nghiệp lớn mà chúng ta sẽ sớm gặt quả báo sau này. Nhân quả là có thật.
Nguyên tắc 10.
Âm thanh của sự im lặng chính là âm nhạc với đôi tai của ngài và cũng nên là âm nhạc với đôi tai của chúng ta. Đôi khi chúng ta nhận ra thật tốt khi giữ im lặng và không nói thêm bất cứ lời nào. Hoặc đôi khi chúng ta rất muốn nói cho ai đó rằng chúng ta nghĩ như thế nào về họ, tốt nhất vẫn nên giữ im lặng.
Những câu nói hay và ý nghĩa khác của Đức Đạt Lai Lạt Ma.
Đức Đạt Lai Lạt Ma khi còn ở Tây Tạng.
Nếu một khó khăn có thể sửa chữa được, nếu một tình huống mà bạn có thể làm cái gì đó cho nó, thì không cần thiết để lo lắng. (nhưng) Nếu nó không còn sửa chữa được, thì cũng không lợi chi trong việc lo lắng..
Theo quan điểm Phật giáo thì quan hệ giữa nam với nam, giữa nữ với nữ là những hành vi tình dục sai trái. Còn theo quan điểm của xã hội, quan hệ đồng giới mà có sự đồng tình của cả hai người thì có thể có lợi, mang đến niềm vui cho nhau, và vô hại.
Hạnh phúc không phải là thứ có sẵn, nó đến từ chính hành động của bạn.
Nếu bạn có khả năng, hãy giúp đỡ kẻ khác. Nếu không làm được vậy thì ít nhất đừng hại họ..
Dalai Lama XIV Tenzhin Gyatso
Đức Đạt Lai Lạt Ma đã nhận được nhiều giải thưởng danh giá trong đó có giải Nobel Hòa Bình. Ngài dành phần lớn cuộc đời của mình để đấu tranh cho sự an lạc cho con người và cuộc đời, mặc dù gặp nhiều khó khăn trở ngại, lan truyền nhiều thông điệp đến tất cả mọi người trên thế giới về lòng tốt, về sự giúp đỡ, về hòa bình,…Mặc dù vẫn còn lưu vong trên đất Ấn Độ và đã kết thúc với vai trò lãnh đạo chính trị nhưng trái tim ngài vẫn hướng về Tây Tạng và hướng về một thế giới an lạc hạnh phúc.
BeInspired Channel.