VỀ MỘT CA SĨ HÁT QUÊN TÊN NƯỚC MÌNH (nhạc sĩ Đức Tiến)

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail

Việc hát quên lời là một câu chuyện tai nạn thường tình của một ca sĩ , ca sĩ Tuấn Ngọc cũng vậy . Cái kẹt của ông trong tai nạn lần này là vì tên tuổi của ông khá lớn trong giới yêu nhạc Việt Nam. Và độ nổi tiếng của ông phủ khắp cả nước Việt Nam nhiều thế hệ là không thể phủ nhận . Nhưng ông lại quên tên nước mình trong một bài hát của một nhạc sỹ tên tuổi hơn ông gấp nhiều lần. Nếu không gọi là quên thì cũng có thể gọi bôi tên nước mình.
Nhiều người bênh vực ông , nhiều người trách ông hát sai lời bài hát của NS Lam Phương trong câu hát kinh điển trong bài Tình Bơ Vơ , câu gốc là :” Trời vào thu VIỆT NAM buồn lắm em ơi.” Thì ông Tuấn Ngọc lại hát ” Trời vào thu , chiều nay buồn lắm em ơi !.
Là một ca sỹ bán chuyên nghiệp khi chọn một bài hát , hoặc bất cứ ai yêu thích ca hát khi hát lên một bài hát ắt phải thích ít nhất vài câu trong bài hát. Đó là sự cơ bản của người thích hát. Tình bơ Vơ của ns Lam Phương cần xác tín rằng câu hay nhất trong một bản tình ca tưởng rằng đơn thuần với phiên khúc trưởng và điệp khúc thứ là : Trời vào thu VIỆT NAM BUỒN LẮM EM ƠI. Dĩ nhiên vẫn có người thích các câu khác như ” cho anh xin một đêm trăn trối …” nhưng đại đa số thì có tên nước mình là ai cũng nhớ.
Vậy hà cớ gì một ca sỹ lão làng như ông Ngọc lại quên cả tên nước mình để thay vào chữ ” chiều nay “.
Với góc độ chữ nghĩa thì chữ” chiều nay” là vẫn thua ông bảy lính chế độ cũ dưới quê tôi thường hát nhạc chế mỗi khi nhậu , ông bảy hát như vầy : trời quào thu ,Miềng Nam buồn lắm ơi .
Nhưng ông Ngọc không phải là một người hát nhạc chế như ông bảy , ông Ngọc là một ngôi sao lâu năm ông có quyền quên lời ,hoặc hát tới chữ Việt Nam ông sợ hát thì im luôn đi để đóng cho tròn vai sợ hãi, thì có khi dư luận thấy thương ông hơn vì trước ông đã có cô Khánh Ly bị cúp điện bởi Gia Tài Của Mẹ và Chế Linh bị bịnh trước giờ diễn, khán giả cũng đủ thông minh để nhận diện ai là kẻ đổi trắng thành đen trong âm nhạc.
Đổi hai chữ Việt Nam thành Chiều Nay , có thể giúp ông Ngọc sáng đèn trong một đêm diễn và được tặng nhiều thuốc bổ sức khỏe để không bị bịnh như Chế Linh ở nhà hát lớn Hà Nội nhưng nó không thể làm cho ông Ngọc được kính trọng như trước nữa. Vì điều đó sẽ khiến cho nhiều người tự đặt câu hỏi rằng : Bao nhiêu tiền để ông Ngọc quên tên nước mình.
Cá nhân tôi là một người viết nhạc , khi thay chữ Việt Nam bằng chữ Chiều Nay là một sự khập khiễng , khiên cưỡng trong ngữ nhạc nếu không nói là xào chẻ.
Chữ Chiều là ngôn ngữ diễn tả của nỗi buồn trong văn chương , nếu viết” Chiều nay buồn lắm em ơi ” thì bị dư ý , mà dư ý thì không có trong âm nhạc của Ns Lam Phương.
Nếu ns Lam Phương còn sống, đem ra so sánh hai câu hát giữa chú bảy và ông Ngọc thì tôi nghĩ chắc chắn ns Lam Phương bụm miệng cười ra nước mắt .