Tập Cận Bình muốn làm “thiên tử”
Trung Cộng muốn thay Mỹ đóng vai siêu cường (anh cả) chuyện này cả thế giới đều biết tham vọng này qua những lời bóng gió của Tập và truyền thông của Bắc Kinh bấy lâu nay. Mãi đến khi Tập Cận Bình đến thăm Moscow ba ngày (20-22/03/2023) vừa rồi, đã chính thức tuyên bố “Cùng nhau [Trung-Nga] chúng ta nên thúc đẩy những thay đổi chưa từng xảy ra trong 100 năm qua” và tạo ra “thế giới đa cực” để đối đầu với phương Tây do Mỹ dẫn đầu.
Đây chẳng khác gì một lời tuyên chiến phân biệt bạn /thù rõ rệt, mặc dù chưa nã súng vào nhau. Nhưng nó báo hiệu một tương lai của thế giới đầy biến động với những “cạnh tranh khốc liệt” trên mọi lĩnh vực: chính trị, ngoại giao, kinh tế, khoa học, kỹ thuật công nghệ, văn hóa, thể thao… Nếu hai bên cứ tiếp tục làm theo điều mình muốn, thì xung khắc càng ngày càng lớn, càng sâu – khó có đường lui để giải quyết – nó sẽ tạo bế tắc, thì đại chiến thứ III sẽ là phương tiện để giải quyết.
Đây là khúc quanh quan trọng nhất trong lịch sử nhân loại. Có thể nói loài người còn tồn tại hay biến mất trên quả đất này! Khi khí mù chất phóng xạ nguyên tử ngập đầy không khí, quả đất lúc đó không còn hâm nóng nữa mà nóng đỏ rực lửa. Những người hiếm hoi còn sống sẽ trở về với thời nguyên thủy, bị nhiễm tia phóng xạ giống như ma quỷ sống vất vưởng trên mặt đất.
Tờ báo báo Mỹ Wall Street Journal chuyên đưa tin về kinh doanh, kinh tế và tài chính.. Ít khi có những lạm bàn chính trị, nhưng nay trước tình trạng thế giới như vậy, họ ăn ngồi không yên cũng đưa lên một bài viết về chính trị với đề tài “Trung Cộng bắt đầu thách thức vị thế “anh cả” thế giới của Mỹ”
Đại ý tờ báo mô tả: Khi Tập Cận Bình tiếp tục ở nhiệm kỳ thứ ba làm Chủ Tịch kiêm Bí thư Quân Ủy Trung Ương của nước này, thì Tập tạm ngừng thủ đoạn “đả hổ diệt ruồi” để triệt hạ đối thủ trong nội bộ. Không những hạ đối thủ mà Tập còn đuổi người tiền nhiệm từng nâng đỡ ông ta là Hồ Cẩm Đào ra khỏi hội trường đại hội để nâng vị thế của mình và dằn mặt những thế lực của những người lãnh đạo Trung Cộng tiền nhiệm đang muốn đóng vai công thần…
Sau đại hội ĐCST, Tập Cận Bình thâu tóm quyền lực tuyệt đối trong nước với 1.4 tỷ dân, Tập mà còn biểu hiện ý đồ táo bạo hơn muốn là “anh cả” thay thế vai trò siêu cường của Mỹ trên thế giới này.
Trung Cộng hiện tự xem là một cường quốc số một trên thế giới và đã bắt đầu vung cánh tay dài ra đóng vai trò này. Trước đây, Trung Cộng không muốn can dự vào các cuộc xung đột ở xa lãnh thổ. Nay thì cho thấy họ đã và đang lôi kéo các nước có cùng chí hướng về phía mình để phò đường đi của Trung Cộng hơn là đóng góp vào lợi ích các vấn đề toàn cầu.
Trung Cộng đã chấm dứt tình trạng cách ly với thế giới kéo dài 3 năm khi họ thực hiện chính sách chống dịch dã man “Zero COVID” đã làm cho phương Tây vốn đã thiếu thân thiện với Trung Cộng trong việc che dấu nguồn gốc đại dịch, lại càng càng kém thân thiện với TC hơn.
Đứng trước tình trạng đất nước gặp khó khăn, Bắc Kinh hình như lợi dụng chiến dịch “zero Covid” để che dấu những khó khăn kinh tế đang lao dốc. Một vài tỉnh và thành phố tại Trung Cộng người dân như dở sống dở chết.
Nhưng mà Trung Cộng lại không ngừng phô trương sức mạnh quân sự và bắt đầu đưa ra những lý thuyết thâu tóm toàn cầu để “định hình một thế giới phù hợp hơn với mưu đồ làm “anh cả” của Tập”.
Đầu tháng này, qua sự kiện bắt tay làm hòa giữa Ả Rập Xê-út (Saudi Arabia) và Iran đã gây tiếng vang trên chính trường quốc tế khi đứng trung gian để thuyết phục hai nước lớn thường ngoại giao được Tập Cận Bình là trung gian thành công. Đặc biệt là các nước Trung Đông phái hồi giáo Sunni and Shia không đội trời chung với nhau.
Thừa thắng xông lên, Tập muốn đóng một vai trò trung gian trong nỗ lực chấm dứt chiến tranh Nga-Ukraine với “12 điểm”. Nhưng tập đi Moscow nhiều ngày: ăn uống, hội bàn, ra tuyên cáo chung với Putin có lợi cho Nga. Điều này, tự nó nó đã giết chết vai trò trung gian chiến tranh Nga-Ukraine rồi. Lời hứa hẹn này đã có lúc làm cho thủ tướng Đức tin tưởng, Nay “cháy nhà ra mặt chuột” chắc ông … trố mắt nhìn vai trò của anh trung gian hòa giải mà đã chọn phe thân Nga mất rồi. Lá bài trung gian Trung Cộng trong cuộc dàn xếp hòa bình Nga-Ukraine đã bị tiêu rụi..
Hơn thế nữa, vào sáng thứ Tư (22/3) khi Tập mớ rời Moscow, Nga tung ra đợt khủng bố mới vào Ukraine gồm hỏa tiễn và máy bay tự sát không người lái, khiến 40 người dân thiệt mạng. Đó có phải là hành động Trung Cộng muốn làm “anh cả” nhưng Putin không muốn làm “đàn em”.
Có thể xem cách Trung Cộng thể hiện hiên ngang để can thiệp vào những cuộc xung đột đó đánh dấu một giai đoạn mới về cách họ xác định bản thân trong vai trò toàn cầu, thông điệp của Trung Cộng không còn phải theo trật tự toàn cầu do Mỹ lãnh đạo. Nó đặt ra một một thách thức đối với Washington – nơi định hình cục diện thế giới mà họ xác định gồm mô hình dân chủ và mô hình độc tài.
Đã từ lâu Trung Cộng áp dụng chiến lược “ẩn mình chờ thời” trong khi dần dần tăng cường sức mạnh kinh tế, chính trị và quân sự.
Chiến lược đó đang bắt đầu hoàn toàn thay đổi khi lợi ích kinh tế và chính trị của Trung Cộng mở rộng ra toàn cầu với các dự án cơ sở hạ tầng liên quan đến chiến lược “Vành đai và Con đường” ở châu Mỹ Latinh, châu Phi, Đông Nam Á. Trung Cộng bỏ hàng trăm tỷ đô la đầu tư trên khắp thế giới và số lượng cộng đồng Hoa Kiều ngày càng tăng, ngoài ra Trung Cộng cũng có nhu cầu mạnh mẽ đối với các nguồn lực chiến lược ở nước ngoài.
Ngoài việc can thiệp vào cuộc chiến xâm lược Ukraine của Nga, Saudi Arabia -Iran, Tập Cận Bình trong vài tuần qua đã tiết lộ 3 sáng kiến mới để mở rộng tầm ảnh hưởng trên toàn cầu: Sáng kiến Phát triển Toàn cầu (Global Development Initiative), Sáng Kiến An Ninh Toàn Cầu (Global Security Initiative), và Sáng Kiến Văn Minh Toàn cầu (Global Civilization Initiative). Mặc dù thiếu các chi tiết cụ thể các sáng kiến này như thế nào, nhưng chiều hướng chung của các sáng kiến này nhằm định hình vị thế của Trung Cộng là nước mà những bên đang cảnh giác và không thiện cảm với chính sách Toàn Cầu Hóa của Mỹ hiện nay đều có thể hợp tác thương mại, tìm kiếm bảo đảm an ninh và nhận được sự tôn trọng từ Bắc Kinh.
https://vietquoc.org