TIN BẦU CỬ TT HOA KỲ (Dec.09th.2020)

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail

HÔM NAY: HAI SỰ KIỆN QUAN TRỌNG LIÊN QUAN ĐẾN BẦU CỬ TẠI MỸ:

TNS Roy Blunt: Chủ Tịch Ủy Ban Quốc Hội Hỗn Hợp về Nghi Lễ Nhậm Chúc [TT]

Hôm nay có 2 sự kiện quan trọng liên quan đến bầu cử tại Mỹ:
1) Thứ nhất là Ủy Ban Quốc Hội Hỗn Hợp về Lễ  Nhậm Chức [Tổng Thống] tại Quốc Hội Hoa Kỳ chưa công nhận ông Joe Biden là đắc cử.
2) Ba tiểu bang Texas, Louisiana, Alabama kiện 4 tiểu bang Georgia, Michigan, Pennsylvania và Wisconsin vi phạm hiến pháp bầu cử Liên Bang.

Ủy Ban Quốc Hội Hỗn Hợp về Lễ Nhậm Chức [Tổng Thống]  (JCCIC – Joint Congressional Committee on Inaugural Ceremonies)  – Ủy ban này gồm 6 thành viên trong đó có 3 Thượng Nghị Sĩ  (TNS) và 3 Dân Biểu (DB). 3 thành viên thuộc đảng Cộng Hòa  (R) và 3 thuộc đảng Dân Chủ (D). Hiện Ủy Ban này gồm những gồm TNS Roy Blunt (R), TNS Mitch McConnel (R) TNS Amy Klobuchar (D), DB Nancy Pelosi (D – Chủ Tịch Hạ Viện), DB Teny H. Hoyer (D) và DB Kevin McCarthy (R) – Chủ Tịch Ủy Ban này là TNS Roy Blunt thuộc đảng Cộng Hòa.

Theo CBS News ngày 8/12/2020 đưa tin: “Congressional Republicans refuse to acknowledge they are preparing for Biden’s inauguration”  (Những thành viên Quốc Hội của Đảng Cộng Hòa từ chối thừa nhận sự chuẩn bị nhậm chức của ông Biden).

Đó là tin quan trọng Ủy Ban Quốc Hội Hỗn Hợp về Lê Nhậm Chức [Tổng Thống] khi Ủy Ban này họp ngày 8/12/2020  để bàn về việc tổ chức lễ nhậm chức của tân Tổng Thống Hoa kỳ ngày 20/01/2021. Buổi họp đã thông qua nghị quyết không công nhận ông Joe Biden là tổng thống đắc cử là do có một nửa số ủy viên bác bỏ nghị quyết này.  Theo thông lệ thì ngày 8/12, Ủy Ban Quốc Hội Hỗn Hợp về Lễ Nhậm Chức (JCCIC) triệu tập buổi họp bàn đến cách thức, nghi lễ về nhậm chức Tổng Thống mới, nhưng Ủy Ban này hôm qua đã bỏ phiếu từ chối chấp thuận ông Joe Biden là tổng thống đắc cử. Các ủy viên của JCCIC của Đảng Cộng hòa nói rằng họ phản đối nghị quyết bởi vì trước tiên phải hoàn tất các quy trình liên quan đến bầu cử, sau đó mới có thể xác nhận tổng thống đắc cử. 

Thượng Nghị Sĩ Blunt tuyên bố: “Công việc của Ủy Ban Quốc Hội Hỗn Hợp về Lễ nhậm chức không phải là vượt trước tiến trình bầu cử và quyết định ai sẽ nhậm chức. Thách thức mà JCCIC phải đối diện là tổ chức Lễ Nhậm chức an toàn trong tình hình đại dịch toàn cầu. Tôi hy vọng rằng trong tương lai, các thành viên của JCCIC sẽ tuân thủ truyền thống hợp tác lưỡng đảng lâu đời của Ủy Ban và tập trung vào nhiệm vụ hiện tại”.

Khi trao đổi với giới truyền thông, Lãnh Đạo Đa số Thượng viện, Thượng Nghị Sĩ Cộng Hòa Mitch McConnell nhấn mạnh việc Cử tri Đoàn sẽ gặp mặt để bỏ phiếu bầu tổng thống vào ngày 14/12 tới đây. Ông McConnell cho biết Cử tri Đoàn sẽ tổ chức cuộc họp vào ngày 14/12 để bỏ phiếu, sau đó buổi lễ tuyên thệ của tổng thống tiếp theo sẽ diễn ra vào ngày 20/1.

Trên tinh thần đó thì cánh cửa đầu tiên tiến hành nhậm chức đã khép lại với ông Joe Biden… Ông Biden hay Trump còn nhiều đoạn đường chiến binh cam go phải vượt qua ở tiểu bang, liên bang và Quốc Hội Hoa Kỳ… God Bless America

2) Ba tiểu bang Texas, Louisiana, Alabama kiện 4 tiểu bang Georgia, Michigan, Pennsylvania và Wisconsin vi phạm hiến pháp bầu cử Liên Bang:

Tổng Chưởng Lý tiểu bang Texas Ken Paxton

Vụ kiện do Tổng Chưởng Lý Texas thuộc đảng Cộng Hòa Ken Paxton loan báo, được đệ trình trực tiếp lên Tối cao Pháp viện chứ không đi qua tòa dưới.

Theo việc kiện này, Tiến Sĩ Hoàng Anh Tuấn có nhận xét trên Facebook như sau:

Đơn kiện của bang Texas dài 92 trang, nội dung có mấy điểm chính, xoay quanh Mục III, Điều II, của Hiến pháp Mỹ:

– Cơ quan mục vụ (Office of the Secretary of State), Tối Cao Pháp Viện (tòa án cao nhất tại Tiểu Bang) của các tiểu bang trên tự ý đề ra các quy định, thay đổi luật bầu cử ngay trước khi diễn ra Bầu Cử ngày 3/11. Đáng ra việc thay đổi này phải do Quốc Hội các tiểu bang tiến hành.
– Cùng các quy định sửa đổi về bầu cử, nhưng khi áp dụng lại không thống nhất giữa các địa hạt trên cùng một tiểu bang.
– Các quy định kéo dài kiểm phiếu sau khi thời hạn bỏ phiếu kết thúc là vi hiến.
– Rất nhiều sai sót xảy ra trong quá trình kiểm, đếm phiếu như lỗi máy đếm phiếu Dominion, sự can thiệp và sai sót có chủ ý của con người, phiếu gửi bằng thư thiếu đối chiếu chữ ký, nhiều người đi bỏ phiếu trực tiếp nhưng không bỏ được vì đã có người khác “bỏ giúp cho” trước đó…

Kết luận của đơn khiếu kiện của bang Texas:

– Yêu cầu Tòa án Tối cao “vào cuộc”, nghe cáo buộc của nguyên đơn.
– Không công nhận các phiếu đếm từ sau 8 giờ tối ngày bầu cử 3/11 và các phiếu bầu bằng thư phải được đối chứng chữ ký.
– Để nghị Quốc Hội tiểu bang quyết định danh sách đại cử tri theo Hiến Pháp chứ không phải là do Thống Đốc tiểu bang theo thông lệ hiện hành.

Ngay sau khi Texas có đơn kiện lên tòa án tối cao thì các tiểu bang như Alabama và Louisiana cũng “hùa theo” Texas tham gia vào kiện bốn tiểu bang nêu trên. Có thể trong vài ngày tới, danh sách các bang tham gia kiện MI, WI, PA và GA sẽ tăng lên và không chỉ dừng ở con số 3 tiểu bang nêu trên.

Một số nhận xét:

– Việc một số tiểu bang đi kiện một hoặc một số tiểu bang khác vì vi phạm luật bầu cử liên bang theo Mục III, Điều II, của Hiến pháp Mỹ là điều rất hi hữu. Trong thời kỳ đầu của nền Cộng Hòa Hoa Kỳ, việc kiện tụng này đã có xảy ra, nhưng sau đó hầu như không được các tiểu bang sử dụng hoặc vận dụng.

– Các tiểu bang đi kiện là những tiểu bang mà Tổng Chưởng Lý (Bộ Trưởng Tư Pháp Tiểu Bang) là những người thuộc đảng Cộng Hòa. Theo luật Hoa Kỳ thì các ông Tổng Chưởng Lý tiểu bang chịu trách nhiệm về các vấn đề pháp lý trong tiểu bang mình phụ trách và có toàn quyền thay mặt tiểu bang đệ đơn kiện pháp lý lên Tòa Án Tối Cao liên bang hoặc Tòa Án Tối Cao phụ trách các khu vực. Hiện tại, trong 50 bang có 23 tiểu bang có Tổng Chưởng Lý là các Đảng viên đảng Cộng Hòa.

– Nội dung kiện thì không phải là điều mới. Suốt thời gian dài từ sau cuộc bầu cử ngày mùng 3/11 đến nay, Tổng thống Trump, nhóm pháp lý và các đồng minh trong Đảng Cộng Hòa của TT Trump đã có gần 50 vụ kiện với các nội dung tương tự ở rất nhiều tòa án các cấp ở tiểu bang, nhưng hầu hết đều bị bác bỏ và chỉ có 1, 2 trường hợp đưa đến Tòa An Tối Cao, nhưng cũng không được Tòa Án Tối Cao chấp nhận thụ lý hồ sơ.

Điểm mới duy nhất của các vụ kiện mới lần này là một số tiểu bang đi kiện một số tiểu bang khác.

Lý do của bên đi kiện đưa ra là tuy việc quản lý bầu cử ở cấp tiểu bang nằm trong phạm vi quản lý ở cấp tiểu bang và các bang tự chịu trách nhiệm về công việc của mình. Tuy nhiên, vấn đề ở đây là liên quan đến bầu cử Tổng thống Mỹ, người quản lý công việc của cả quốc gia. Do đó, sai sót ở một hoặc vài tiểu bang sẽ dẫn đến thay đổi kết quả chung cuộc, và từ đó ảnh hưởng đến các tiểu bang khác.

– Về phía Tòa Án Tối Cao Pháp Viện, thông thường họ rất ngại và không muốn xử lý các vụ kiện kiểu này. Theo truyền thống, các tiểu bang ở Mỹ có quyền tự trị rất cao liên quan đến công việc nội bộ của mình.

Phán quyết của Tối Cao Pháp Viện có thể tạo ra tiền lệ xấu vì các tiểu bang có thể tiếp tục kiện tụng lẫn nhau về bất cứ vấn đề gì và do đó tạo sự hỗn loạn về mặt pháp lý.

Chẳng hạn, nếu vụ kiện này của bang Texas mà được thụ lý, thì có khả năng trong tương lai các tiểu bang khác như Utah có thể sẽ kiện bang Texas về các điều khoản liên quan đến việc khai thác dầu khí, và từ đó ảnh hưởng đến giá dầu và thu nhập của người dân ở tiểu bang Utah.

– Tuy nhiên, tất cả các điều trên cũng chỉ là giả định. Chưa rõ Tòa án Tối cao Mỹ có thụ lý hay không và nếu thụ lý thì sẽ ra phán quyết ra sao vì có nhiều điều khá bất thường diễn ra trong năm bầu cử Tổng thống Mỹ 2020. Cả hai phía đảng Cộng Hòa và Dân Chủ vẫn giằng đấu nhau hết sức quyết liệt và chưa bên nào cho thấy dấu hiệu thỏa hiệp, ít nhất đến lúc này.

Tổng thống Trump, vẫn như tính cách của mình, quyết tâm đi đến cùng. Và cũng có một hy vọng của ông Trump là nếu sự việc được chuyển lên Tòa án Tối cao và nếu Tòa án Tối cao chịu “lắng nghe” thì vẫn còn cơ hội “lật lại” thế cờ.

Cơ sở của hy vọng này là hiện 6/9 Thẩm phán Tòa án Tối cao là các Thẩm phán bảo thủ, trong đó có 3 Thẩm phán được bổ nhiệm trong nhiệm kỳ đầu của Tổng thống Trump.

Còn chúng ta, cũng như mọi lần, tiếp tục theo dõi