THƯỢNG SĨ NGUYỄN NGỌC ÁNH SƯ ĐOÀN 9BB/QLVNCH

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail

Tháng Tư Quốc Nạn (4/1975)

Hào Kiệt Phương Nam – Cái Chết Hào Hùng Giờ Thứ 25

May be an image of 1 person and text that says 'Sài Gòn trong tôi Sư Đoàn 9 BB VNCH'

Một Chiến Sĩ Sư Đoàn 9 Bộ Binh QLVNCH (Hình minh họa, không phải nhân vật trong bài viết)

May be an image of ‎2 people, outdoors and ‎text that says '‎Gòn SàiGòn trong tôi SD ۔ BB VNCH‎'‎‎

May be an image of 2 people and text that says 'Sài Gòn trong tôi SD 9 BB VNCH'

May be an image of 2 people

Các Chiến Sĩ Sư Đoàn 9 Bộ Binh QLVNCH đang hành quân tại Vùng IV

May be an image of text that says 'QUÂN LỰC VIỆT NAM CỌNG 9 HÃA TÓC CHIÉN TÓC THÁNG'

Quân Kỳ Sư Đoàn 9 Bộ Binh – Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa

“Anh bỏ trường xưa,
bỏ áo thư sinh theo tiếng gọi lên đường
Anh đi vì đất nước khổ đau,
anh đi … anh quên thân mình….”
(Nhac phẩm “Cho người vào cuộc chiến”, nhac sĩ Phan Trần)
Từ xưa tới nay, khi nói về một chiến công, khi ca tụng một anh hùng, người ta thường có thói quen nhắc nhở đến những vị tướng tá trong quân đội hoặc những người có tiếng tăm trong xã hội mà nhiều người biết đến, chứ ít ai nhắc nhở hay đi tìm hiểu những hành động anh hùng của những con người, mà tên tuổi của họ còn xa lạ với mọi người… mà thực ra, nếu chúng ta đem những hành động dũng cảm của họ ra so sánh, chưa hẳn ai đã hơn ai. Tôi cho đây là một sự thiếu sót lớn lao của những người cầm bút, của những nhà viết sử trong thời gian qua.
Nếu viết về những hành động dũng cảm, gương hy sinh của những chiến sĩ trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà (QL/VNCH) suốt 20 năm cầm súng chiến đấu để ngăn chặn làn sóng xâm lăng của bọn giặc cướp cộng phỉ phương bắc, thì không phải chỉ có những sự hy sinh của cố Đại Tướng Đỗ Cao Trí, Trung Tướng Nguyễn Viết Thanh, Đại Tá Nguyễn Đình Bảo, … mà theo tôi, sự hy sinh của những vị tướng, tá trên đây cũng không khác gì những hành động và sự hy sinh đầy quả cảm của trên nửa triệu chiến sĩ QL/VNCH khác đã nằm xuống trên khắp chiến trường từ miền Nam ra đến miền địa đầu giới tuyến trong suốt 20 năm chiến đấu chống giặc vừa qua.
Cũng như tất cả mọi người, tôi khâm phục những hành động gan dạ, dũng cảm và ca tụng những chiến công hiển hách của những anh hùng đó, dù biết trước khi bước vào cuộc chiến sẽ gặp biết bao hiểm nguy, có thể hy sinh tính mạng. Thế nhưng, họ vẫn hăng hái vào cuộc, chấp nhận những rủi may và thua thiệt cho mình không ngoài mục đích cao cả: Ngăn chặn làn sóng xâm lăng của bọn cộng phỉ bắc việt, bảo vệ sự Độc Lập cho Tổ Quốc, Tự Do cho toàn dân.
Chiến tranh là những bất trắc, hiểm nguy luôn luôn rình rập vây quanh. Người chiến sĩ đã chấp nhận vào cuộc là đã chấp nhận đoạn kết của những sự rủi may xảy đến cho bản thân mình bất cứ lúc nào. Hành động lao lên phía trước trong lưới đạn của quân thù của người binh nhì bộ binh cũng có giá trị tương đương như hành động phác họa kế hoạch hành quân và thị sát mặt trận để chỉ huy của một ông tướng.
Hai nhiệm vụ tuy khác nhau, nhưng đều có chung một mục đích: tìm và diệt quân thù!. Quân đội rất cần những cấp chỉ huy giỏi và cũng không thể thiếu những anh chiến sĩ gan dạ, kiên cường.
Nhân tưởng niệm ngày mất Việt Nam Cộng Hòa 30/ 04/ 1975, tôi xin được kể về cái chết của một người lính chiến, một cái chết hào hùng ở vào giờ thứ 25…(Sài Gòn trong tôi/ Nguyễn Phúc An Sơn/ Đông Phương)
***​
Là người quân nhân, trong cuộc đời lính chiến của mình, ai không một lần được chứng kiến những chiến công hiển hách của đơn vị hoặc một sự hy sinh anh dũng của đồng đội mình. Bởi vậy, suốt hơn 5 năm sống trong quân ngũ, tôi đã được chứng kiến khá nhiều gương hy sinh của cấp chỉ huy, bạn bè và những thuộc cấp của mình.
Nhưng có lẽ ấn tượng sâu sắc nhất vẫn mãi mãi in đậm trong tâm hồn tôi cho đến bây giờ, chính là cái chết của Thượng Sĩ Ánh, người trung đội trưởng trẻ tuổi và tài năng của Đại Đội tôi…
Thượng Sĩ Nguyễn Ngọc Ánh, 21 tuổi, Trung Đội Trưởng Trung Đội 2, Đại Đội 4, Tiểu Đoàn 3, Trung Đoàn 15, Sư Đoàn 9 Bộ Binh có lẽ là một Thượng Sĩ trẻ nhất của QL/VNCH.
Gặp và biết được Ánh, khi tôi được thuyên chuyển về Tiểu Đoàn 3/15, và được Tiểu Đoàn đưa xuống làm đại đội trưởng Đại Đội 4, thay thế cho vị ĐĐT tiền nhiệm vừa thuyên chuyển nhận công tác khác. (Sài Gòn trong tôi/ Nguyễn Phúc An Sơn/ Đông Phương)
Cũng như các đơn vị trưởng khác, trước khi tiếp xúc với anh em binh sĩ trong đại đội, tôi cho mời tất cả các cấp chỉ huy từ Tiểu Đội trưởng trở lên, để làm quen và tìm hiểu tâm tình của anh em binh sĩ trong đại đội. Ấn tượng in đậm trong tâm hồn tôi mạnh nhất là hình ảnh một anh lính rất sữa: nhỏ con, dáng dấp trắng trẻo như một thư sinh, rụt rè, bẽn lẽn khi phải tự giới thiệu về mình: E…m, em Trung Sĩ Nhất Nguyễn Ngọc Ánh, số quân…
Trong lúc cậu ta đang tự giới thiệu về mình, Thiếu Úy Quang (ĐĐ phó) nói nhỏ vào tai tôi:
– Nó thì lúc nào cũng như con gái vậy, nhưng trung úy coi chừng lầm chết… mỗi lần đụng địch là tự nhiên nó lì lợm và dữ như cọp vậy.
Từ ấn tượng ban đầu tốt đẹp đó, dần dần tình cảm tôi dành cho Ánh không còn đơn thuần là tình cảm của một cấp chỉ huy đối với một thuộc cấp, mà tôi coi nó như một người em ruột của mình. Ngược lại, Ánh cũng rất qúi trọng và không hề giấu diếm tôi điều gì về cuộc đời và gia đình Ánh:
– Trung Úy biết không?
Tôi ngắt ngang:
– Lại Trung Úy, em quên những điều anh dặn rồi à?
– Dạ, em nhớ, nhưng tại em quen miệng… Thưa anh, ba em bị bọn cộng phỉ giết chết (vì ông là Phó Xã Trưởng An Ninh) lúc em mới 16 tuổi, mỗi lần nghĩ đến cái chết của ổng là em không sao học được nữa. Anh biết không, bọn nó tàn ác lắm, nó đập đầu ổng chết rồi còn tàn nhẫn moi óc ra ngoài… Sau khi chôn cất ba em xong, em đã tình nguyện nhập ngũ 3 lần, nhưng không ai nhận em cả vì họ cho rằng em còn quá nhỏ, và họ khuyên em lên về nhà tiếp tục đi học. Đằng đẳng 2 năm, nói là đi học chứ thật ra đầu óc em lúc nào cũng chỉ ẩn hiện những hình ảnh về cái chết thương tâm của người cha, và những căm thù món nợ máu phải trả cho ông già. 18 tuổi, em tình nguyện ngay vào sư đoàn 9, và được cho đi học khóa Hạ Sĩ Quan tại TTHL/Đồng Đế Nha Trang. Ra trường em may mắn được đổi về Tiểu đoàn này cho đến ngày nay…
Ánh không kể về những chiến công của mình, về sự gan dạ và cái lon Trung Sĩ Nhất đặc cách được gắn tại mặt trận của mình, chỉ sau một năm có mặt tại đơn vị. Càng gần gũi Ánh, càng chứng kiến sự gan dạ, khôn ngoan và tài lãnh đạo chỉ huy của Ánh, tôi càng khâm phục và thương nó nhiều hơn. (Sài Gòn trong tôi/ Nguyễn Phúc An Sơn/ Đông Phương)
Có nhiều lúc, chứng kiến những hành động quá hăng say của Ánh trong chiến đấu, tôi đã phải kêu máy dzũa cậu ta một cách thậm tệ. Cũng vì cậu ta vì quá hăng say chiến đấu, đôi lúc đã quên mình là cấp chỉ huy, lao lên tuyến đầu làm nhiệm vụ của một người lính khinh binh. Bất luận lúc nào, khi nghe tiếng súng nổ là cậu ta như con hổ dữ lao lên phía trước với hai trái lựu đạn trong tay, nhào vào những dãy hố phòng thủ của địch, mặc cho lưới đạn đan kín tứ bề.
Chỉ tội cho cậu hiệu thính viên, vừa phải khó nhọc bám theo Ánh truyền và nhận lệnh, vừa phải nghe những lời la hét giận dữ của tôi… và lần nào cũng như lần ấy, điệp khúc: Xin Alfa thông cảm, em thấy mục tiêu ngon quá, phải tấn công nhanh mới kịp…
Có một điều khá lạ lùng là, như có một phép mầu nào đó che chở: chẳng có một viên đạn nào thèm đụng đến cậu ta. Và một lần nữa, TSI Nguyễn Ngọc Ánh nhận cấp Thượng Sĩ đặc cách tại mặt trận sau một trận đánh giải tỏa tỉnh lộ từ quận Cai Lậy (Định Tường) vào tỉnh Kiến Tường, với thành tích: Tiêu diệt trọn vẹn một trung đội súng nặng của bọn cộng phỉ, tịch thu hàng chục cây súng, trong đó có 1 súng cối 82 ly, 1 đại liên 12 ly 8, 2 B.40… trong lúc cậu ta vừa tròn 21 tuổi. (Sài Gòn trong tôi/ Nguyễn Phúc An Sơn/ Đông Phương)
Thà chết không hàng giặc
Khi tiếng súng đã im bặt vào những ngày cuối cùng của cuộc chiến tháng 4/1975, Ánh lại trở về thế giới rụt rè, e lệ cố hữu. Nếu ai chưa từng chứng kiến những hành động gan dạ và dũng cảm của Ánh ngoài mặt trận, khó có ai lại tin được rằng cậu bé với dáng dấp thư sinh đó, lại là một cấp chỉ huy khôn ngoan, dạn dày kinh nghiệm, đã gây ra không biết bao nhiêu thiệt hại đáng kể cho bọn giặc cướp cộng phỉ bắc việt xâm lược …
Thượng Sĩ Nguyễn Ngọc Ánh, 21 tuổi đời, còn quá trẻ và cấp bậc thì quá nhỏ nhoi trong quân đội. Thế nhưng, anh có đủ tư cách, phẩm chất của một người lính chân chính. Hành động của anh thật xứng đáng là hành động của một anh hùng:
Anh đã can đảm dùng súng tự kết liễu đời mình, sau khi nhận được lệnh tùy nghi của Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng, do tôi ban lại. Anh đã hành xử đúng phẩm cách của một cấp chỉ huy: thà tự xử mình, chứ dứt khoát không để những kẻ tử thù xử mình.
Tiếng súng tuẫn tiết lúc 10 giờ 25 phút, ngày 1/5/1975 tại phi trường Mộc Hóa, tỉnh Kiến Tường của Thượng Sĩ Nguyễn Ngọc Ánh đã để lại ấn tượng không phai trong tâm hồn tôi, và là bài học nhắc tôi luôn nhớ: là chiến sĩ QL/VNCH, tôi phải luôn luôn sống xứng đáng với tâm niệm Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm.
Người Chiến Sĩ Anh Hùng Thượng Sĩ Nguyễn Ngọc Ánh đã oai dũng và hiên ngang ra đi không một lời giã biệt, không có lá Quốc Kỳ VNCH phủ ấm thân Anh, nhưng tấm gương hy sinh cao cả của Anh vẫn còn mãi lưu danh cho hậu thế nối tiếp bởi cuộc chiến này vẫn chưa hề thực sự chấm dứt.
(Sài Gòn trong tôi/ Nguyễn Phúc An Sơn/ Đông Phương)
*** Sư Đoàn 9 Bộ Binh là một trong ba đại đơn vị Sư Đoàn Bộ Binh chủ lực của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, trực thuộc Quân Đoàn 4 và Quân Khu 4, và là một trong mười một sư đoàn bộ binh tinh nhuệ của Quân Lực VNCH. Sư Đoàn 9 Bộ Binh được thành lập vào ngày 1 Tháng Giêng, 1962, tại Phú Thạnh, Bình Định, theo Nghị Định số 004-QP/NĐ, do Đại Tá Bùi Dzinh làm Tư Lệnh.
Trong biến cố 1 Tháng Mười Một, 1963, Sư Đoàn 9 Bộ Binh là đơn vị duy nhất đưa quân về tiếp cứu thủ đô Sài Gòn nhưng nhiệm vụ đã không hoàn thành.
Những chiến tích đáng ghi nhớ mang lại danh tiếng cho Sư Đoàn 9 Bộ Binh VNCH là cuộc hành quân Toàn Thắng của Quân Đoàn 4 tại vùng Lưỡi Câu, Mỏ Vẹt nằm sát biên giới Việt Miên vào đầu năm 1970, và các cuộc hành quân Long Phi càn quét hậu cần bọn phỉ quân cộng sản bắc việt tại Ba Thu, đánh tan sào huyệt, triệt đường chuyển quân và tiếp vận cho công trường 9 cộng phỉ, mưu toan xâm nhập đồng bằng Cửu Long, đánh vào tận sào huyệt bọn cộng phỉ ngay trên đất Cambodia, giải tỏa áp lực cộng phỉ tại vùng biên giới. Từ đó, Sư Đoàn 9 Bộ Binh được mệnh danh là “Sư Đoàn Mũi Tên Thép.”
(Sài Gòn trong tôi)