Nếu chúng ta còn nhớ nguồn cội Bách Việt và câu chuyện Cha Rồng Mẹ Tiên thì hãy cùng nhau gọi Tết của Việt tộc là TẾT NGUYÊN ĐÁN.
” Truyền thuyết xa xưa kể lại rằng Đế Chuyên Húc, ông vua Việt cổ thời Cổ Đại gọi tháng giêng là NGUYÊN, gọi mồng một là ĐÁN rồi ghép lại là Nguyên Đán tức mồng một tháng giêng. Tầm nguyên ngữ nghĩa của hai chữ Nguyên Đán sẽ cho ta thấy rõ hơn ý nghĩa và tầm quan trọng của Tết Nguyên Đán. Nguyên là mới bắt đầu, Đán là một chữ tượng hình, ở bên trên là chữ nhật chỉ mặt trời, bên dưới là chữ nhất thay cho mặt bằng phẳng khiến chúng ta liên tưởng mặt trời từ từ lên cao, tượng trưng cho một ngày mới bắt đầu. Nguyên Đán là ngày đầu năm đầu tháng giêng Âm lịch. Do đó, Tết Nguyên Đán là ngày đầu tiên của tiết đầu của một năm mới. “
Đây là công trình nghiên cứu lịch sử của Sử Gia Phạm Trần Anh.
Tên gọi Lunar New Year mới được sử dụng trên thế giới, khi người Việt Nam khuyến cáo với các nước sở tại rằng tết Âm lịch tức tết theo Trăng là của chung đối với các nước Châu Á – Gọi là Chinese New Year là không đúng. Và trong bối cảnh thế giới bừng tỉnh trước một China đểu cáng, thì sự chấp nhận đặt lại tên Chinese New Year thành tên Lunar New Year là thoả đáng cho mọi người.
Nhưng, như thế vẫn không đủ đối với một người Việt và tỷ người Việt, bởi Tết Việt chính là tinh hoa của lịch sử là văn hoá của thiên cổ. TẾT NGUYÊN ĐÁN
Tết Việt, thật ra có ba lần tết. một là tết Nguyên Đán, hai là Tết Đoan Ngọ và Tết Trung Thu. Bởi người dân Bách Việt chính là chủ nhân của vùng đất rộng lớn có hai con sông hùng vĩ là sông Hoàng Hà và Dương Tử. Những câu chuyện về Thần Nông, Phục Hy, Nữ Oa, Vua Nghiêu Vua Thuấn đều là của tộc Việt, cho đến những câu chuyện về vùng đất trung nguyên mang bóng dáng của những anh hùng sĩ tử nhà tu nhà thơ đều xuất phát từ những con người của nước Việt cổ, người Việt cổ có tên là Bách Việt.
Khi nhà Thương là tộc người Mông Hán mà quê hương của họ là sa mạc và chiến mã xâm lấn đã chiếm được nhà Hạ – quê hương của Bách Việt phù sa màu mỡ và lễ hội quanh năm…Thì sự đánh cắp quy mô lớn đã được bao bọc bằng một cách duy nhất là viết lại lịch sử, viết lại địa danh, tiêu hủy sách vỡ và đánh lạc hướng thế hệ trẻ về nguồn gốc chính mình.
Nhiều người hiện nay tuy chống Trung cộng nhưng không chống từ ngọn gốc. nếu chúng ta còn nghĩ rằng chúng ta chịu ảnh hưởng Tàu nên ăn tết tàu, rồi trong một luć cao trào chống tàu lên đỉnh thì có người ra ý kiến là không ăn tết tàu nữa mà chỉ ăn tất tây thôi. Thật buồn, bởi vì rất nhiều trí thức muốn thế. trí thức hiện nay mà không tìm hiểu lịch sử thì cũng thành nhắm mắt xuôi theo sự thế xoay vần, rất thụ động và làm mất ý nghĩa Tết của người Việt.
Trong màn sương u tịch đó, có những con người nương theo chứng tích lịch sử và chứng tích khoa học khảo cổ để tìm về nguồn cội. Xin giới thiệu với quý đồng bào ” Sử gia Phạm Trần Anh ” Sách của Ông viết về nguồn gốc dân tộc Việt là dựa trên các bằng chứng lịch sử và khoa học khảo cổ. Giở lại trang sử Việt đã bị giặc tàu làm phai mờ lệch lạc và trờ thành chính sử dạy lại cho nhiều thế hệ Việt lạc. Văn học Việt, văn hóa Việt đã ẩn tàng trong kinh sách và những câu chuyện dân gian được truyền tụng. Than ơi, chúng ta không còn quan tâm đến nữa…
Một dân tộc bị đánh cắp lịch sử văn hiến lãnh thổ , bị đồng hoá cãm thấy thuộc Hán mê quần áo nhà Thanh và bỏ mặc tiếng gọi của Cha Rồng Mẹ Tiên, của Hai Bà Trưng trong thời kỳ 40-43 sau công nguyên. Từ sau cuộc khởi nghĩa này, bọn Hán tộc đã thay đổi tất cả các địa danh lịch sử, đem tên Mê linh, tên sông hát Giang thuộc quận Trường Sa, gần Động Đình Hồ – nơi di tích Cha Rồng Mẹ Tiên của tộc Việt, dời hết xuống phiá Nam Giao Chỉ…Để rồi chúng ta không còn nhớ lãnh thổ của Việt tộc đã từng rộng lớn như thế nào sau những lần Bắc thuộc.
Xin hãy nhớ rằng, chúng ta không bị lệ thuộc hay ảnh hướng Tàu mà chính Tàu đã mạo nhận văn minh Bách Việt là của họ.
Đốt pháo theo quan niệm xưa là xua đuổi tà ma và cũng là đón rước Ông Bà Thần linh. Giây phút Giao thừa thiêng liêng là đây…
Ai nghèo đốt một dây pháo nhỏ, ai giàu có đốt càng dài dây pháo càng hăng khoe sang khoe giàu.
Tiếng trống đùng đùng không thay được tiếng pháo, tiếng trống chỉ có thể giục giả tiến quân, chỉ có thể làm người người múa tay nhảy nhót. Tóm lại tiếng trống không xua được cái xấu gọi là tà ma.
Từ giây phút của mồng 1 tháng Giêng, người Việt theo năm tháng càng thêm thắt nhiều ý nghĩa mà câu chuyện bánh Chưng bánh Dầy – Cha Trời vuông, Mẹ Đất tròn của người con Lang Liêu thời Vua Hùng thứ Sáu vẩn còn truyền tụng và được dân Việt gìn giữ cho đến tận hôm nay.
Tết Việt là tết nhớ Tổ Tiên, tết của rạo rực dù ai giàu dù ai nghèo cũng giống nhau niềm rạo rực ấy. tết của loto bầu cua cá cọp, tết của hoa mai hoa đào và muôn hoa khoe sắc.
Con người có thể thay đổi từ duyên dáng lịch sự đến khô cộc thô thiển khi mua hoa về chưng tết. Nhưng hoa không có tội, bán hoa không được tội là do người không có tiền, không có tiền là do không có việc làm, không có việc làm là do cơ chế kinh tế…một nước làm dân nghèo càng nghèo, dân giàu càng giàu thì chỉ có bất hạnh đang được che giấu trước con mắt thế gian
Kết luận :
Người người gọi Tết Dương lịch là tết Tây, và gọi tết Âm lịch là Tết Ta. Nhưng Tết Nguyên Đán là cái tên của lịch sử Bách Việt và mỗi người nên thuộc lòng rồi kể lại cho thế hệ trẻ biết và hảnh diện đó là tết của dân tộc Bách Việt – Mà người nắm giữ truyền thừa là Tộc Lạc Việt của chúng ta.
Năm mới sắp đến, em ít có vui vì nhớ tết nghèo gia đình Việt Nam nhưng luôn có niềm rạo rực khó tả truyền thừa lan tỏa trong tâm hồn, có lẽ đó là tết của Tổ tiên, của Ngoại của Nội, của Ba Má và những người kể lại chuyện xưa….
Nhớ gần đây nước Tàu còn ăn cắp áo dài của Việt và cho là trang phục của Tàu, việc hiển hiện trước mắt còn gì để nói…
Chuyện lịch sử còn dài, chỉ sợ không có người nghe.
Cũng như nước Mỹ bây giờ, lịch sử dự̣ng nước cũng đã bị đánh cắp , bị sửa đổi và nhồi nhét sai lầm cho thế hệ mới lớn.
Chúng ta mất nước từ từ cũng vì đó. Từ một dãy đất Xích Quy rộng lớn về phương Nam, Ông Nội tổ là Kinh Dương Vương, bây giờ chỉ còn lại một hình cong chữ S.
Nhưng thật ra cái đuôi sau cùng là công lao mở mang bờ cỏi của các vị Vua nhà Nguyễn.
Bọn ma nó không cho đốt pháo vì nó sợ, đánh trống lèo tèo vài tiếng không xua nổi con ma nhà họ cộng.
Thi Ca