TAY SÚNG BẮN TỈA HUYỀN THOẠI CỦA TQLC HOA KỲ ĐỤNG ĐỘ VỚI NHỮNG TAY SÚNG BẮN TỈA CỦA CỘNG PHỈ (Nguyễn Phúc An Sơn/Brian Vũ/SaiGonTrongToi)

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail

*** Bí mật chiến tranh Việt Nam

May be an image of 1 person, outdoors and text that says 'Sài Gòn trong tôi Carlos Hathcock US Marines Sniper'

May be an image of 1 person, outdoors and text that says 'Sài Gòn trong tôi Carlos Hathcock US Marines niper'

May be an image of 1 person, standing, outdoors and text that says 'Sài Gòn trong tôi Carlos Hathcock US Marines Sniper 1'

May be an image of 1 person, playing a musical instrument, outdoors and text that says 'Sài Gòn Gontrongo Carlos Hathcock Marines Sniper'

May be an image of 2 people and text

********

Rất lâu trước khi Chris Kyle được xem là “Tay súng bắn tỉa của Mỹ”, Carlos Hathcock của Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ đã là một huyền thoại bắn tỉa trong chiến tranh Việt Nam.
Hathcock đã tự học bắn khi còn là một cậu bé, giống như Alvin York và Audie Murphy trước anh ấy. Anh ta đã mơ ước trở thành một người lính Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ cả đời và nhập ngũ năm 1959 khi mới 17 tuổi. Hathcock là một tay bắn súng xuất sắc khi đó, giành chức vô địch giải bắn súng Wimbledon Cup vào năm 1965, một năm trước khi anh đến Việt Nam và thay đổi bộ mặt chiến tranh của Mỹ mãi mãi.
Hathcock ra quân năm 1966 với tư cách là một quân nhân, nhưng ngay lập tức xung phong về đơn vị chiến đấu và nhanh chóng được điều động về Trung Đội Bắn Tỉa Thủy Quân Lục Chiến Số 1, đóng tại Đồi 55, phía nam Đà Nẵng. (Sài Gòn trong tôi/ BV/ Nguyễn Phúc An Sơn)
Đây cũng là nơi mà Hathcock bắt đầu mang biệt danh là “Lông Trắng” (White Feather) – vì anh ta luôn đội một chiếc mũ lông trắng trên chiếc mũ bụi của mình, không cho bọn phỉ quân bắc việt phát hiện ra anh ta – và nơi anh ta sẽ đạt được danh hiệu là tay súng bắn tỉa chết chóc nhất trong Chiến Tranh Việt Nam trong các nhiệm vụ mà thoat nghe qua, người ta tưởng như chúng được lấy ra từ các trang truyện tranh Marvel.
“Lông Trắng” và tên chỈ huy cộng phỉ cao cấp
Sáng sớm và đầu giờ tối là thời điểm yêu thích của Hathcock để tấn công. Điều này rất quan trọng khi anh tình nguyện tham gia một nhiệm vụ mà anh không biết gì về nó.
“Ánh sáng đầu tiên và ánh sáng cuối cùng là thời điểm tốt nhất,” Hathcock nói. “Vào buổi sáng, họ sẽ ra ngoài sau một đêm ngủ ngon, hút thuốc, cười đùa. Khi trở lại vào buổi tối, họ mệt mỏi, lâng lâng, không chú ý đến từng chi tiết.”
Hathcock đã quan sát tận mắt điều này, trong tầm kiểm soát, khi cố gắng “khử” một tên sĩ quan cấp Tướng của bọn phỉ quân đội bắc việt.
Ba ngày trước khi mãn thời hạn ở Việt Nam, Hathcock tình nguyện thi hành một nhiệm vụ quan trọng, mà chi tiết không được cho biết, trước khi chấp nhận thi hành. Trong những ngày sau đó, Hathcock bò thấp từng li từng tí, chiêu thức mà hắn gọi là “tẩy giun”, hơn 1500 thước để đến gần tên tướng phỉ quân bắc việt. Đây là lần duy nhất anh ta tháo chiếc lông vũ khỏi mũ của mình.
“Trong một khoảng thời gian như vậy, bạn có thể quên chiến lược, quên các quy tắc và cuối cùng là chết”, Hathcock nói. “Tôi không muốn bất cứ ai chết, vì vậy tôi đã tự mình nhận nhiệm vụ, nghĩ rằng tôi giỏi hơn những người còn lại, bởi vì tôi đang huấn luyện họ.”
Hathcock di chuyển đến một con đường gần trại lính Bắc Việt. (Sài Gòn trong tôi/ BV/ Nguyễn Phúc An Sơn)
“Có hai chiếc .51 sinh đôi bên cạnh tôi,” Hathcock kể. “Tôi bắt đầu “tẩy giun” hai bên mình để giữ cho đường mòn của tôi thật “mỏng”.
“Tên tướng phỉ quân bắc việt bước ra một mái hiên và ngáp dài. Tên phụ tá của tên tướng bước đến trước mặt hắn ta và sau khi tên phụ tá rời đi, tên tướng phỉ quân bắc việt đã trúng đạn đổ gục xuống chết tại chỗ, một viên đạn xuyên tim hắn ta. Hathcock ở cách đó 700 thước.
“Tôi phải chạy đi thật nhanh. Khi tôi chạy, mọi người đều chạy đến hướng cái cây vì đó là nơi tôi ẩn nắp.” (Sài Gòn trong tôi/ BV/ Nguyễn Phúc An Sơn) Những tên lính cộng phỉ đã tìm kiếm Hathcock trong ba ngày trời nhưng đã không bao giờ nhìn thấy anh ta.
Edward Land, sĩ quan chỉ huy của Hathcock cho biết: “Carlos đã trở thành một phần của môi trường. “Anh ấy hoàn toàn hòa nhập với môi trường. Anh ấy có đủ kiên nhẫn, nhiệt huyết và lòng dũng cảm để thực hiện những nhiệm vụ quan trọng. Anh ấy cảm thấy rất mạnh mẽ rằng mình đang cứu sống những người lính Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ.”
“Tôi thực sự không thích giết chóc”, Hathcock từng nói với một phóng viên. “Bạn sẽ phải phát điên khi thích chạy quanh khu rừng, giết người. Nhưng nếu tôi không hạ được kẻ thù, bọn chúng sẽ giết những người bạn chiến đấu của tôi.” Cứu mạng những người Mỹ là điều mà Hathcock rất tâm đắc.
“Rắn hổ mang”
Câu chuyện nổi tiếng nhất của Hathcock có lẽ phải kể về cuộc đọ sức của anh với “Cobra” (Rắn hổ mang), một tay súng bắn tỉa của bọn phỉ quân bắc việt được cử đến khu vực hoạt động của Hathcock với nhiệm vụ duy nhất là giết Hathcock. Tay súng bắn tỉa cộng phỉ đã “dằn mặt” Hathcock bằng cách giết một người đàn ông ngay bên ngoài khu vực sinh sống của Hathcock.
“Tôi đã thề, ngay tại đó và sau đó, rằng tôi sẽ tìm được hắn ta bằng cách này hay cách khác.” Hathcock nói. (Sài Gòn trong tôi/ BV/ Nguyễn Phúc An Sơn)
Hathcock thừa nhận rằng tên xạ thủ cộng phỉ “Rắn hổ mang” cũng có kỹ năng khá; vì vậy trò chơi bắt đầu dành cho ai có thể lấy mạng ai trước. “Anh ấy đã gần trở nên giỏi như tôi nhưng không thể bằng tôi được.”, Hathcock nói. “Trình độ hắn ta chưa đủ tốt như vậy.”
Trong khi đang đi qua khu rừng rậm, Hathcock vấp phải một cái cây gãy đổ trên nền đất. Vào đúng thời điểm này, tên xạ thủ cộng phỉ “Rắn hổ mang” đã bắn vào anh ta, nhưng đường đạn đã đi trượt mục tiêu. Thay vào đó, viên đạn đã bắn trúng vào bi đông của người trợ thủ (markman) đi cùng nhưng không gây thương tích gì.
Sau khi bắn trật mục tiêu, ” tên xạ thủ bắn tỉa “Cobra” rời khỏi vị trí của mình, như bất kỳ tay bắn tỉa giỏi nào sẽ làm, và hai tay thiện xạ đối lập sẽ kết thúc ở phía đối diện với nơi họ xuất phát.
Nhưng tên xạ thủ cộng phỉ “Rắn hổ mang” đã phạm phải một sai lầm nghiêm trọng chết người của lính bắn tỉa. Hắn ta đã đặt mình vào tình thế vô cùng ngớ ngẩn và bất lợi; đó là hướng trực tiếp về phía mặt trời. (Sài Gòn trong tôi/ BV/ Nguyễn Phúc An Sơn)
Hathcock ngay lập tức chớp lấy cơ hội ngàn năm có một và nổ súng ngay lập tức. “Tôi đoán là mặt trời ló dạng khỏi ống kính trong ống kính của hắn ta.”, anh nói. “Tôi đã nhìn thấy ánh sáng ngay đó và tôi bắn ngay vào nơi ánh sáng lóe lên… Nhìn qua mọi thứ, tôi chỉ là người kích hoạt nhanh nhất, nếu không, hắn ta sẽ giết tôi.”
Hathcock trở về Hoa Kỳ với thành tích 93 lần tiêu diệt địch được xác nhận và kỷ lục thế giới về người bắn tỉa lâu nhất vẫn không bị phá vỡ trong 35 năm. Do những hoàn cảnh phức tạp trong chiến tranh Việt Nam, con số kẻ địch bị Hathcock tiêu diệt có thể sẽ cao hơn rất nhiều. Bản thân Hathcock ước tính con số này là 300 đến 400 mạng
Tay súng bắn tỉa trứ danh của TQLC Hoa Kỳ Hathcock còn có một trận đụng độ cân não và nảy lửa với một tên nữ xạ thủ bắn tỉa Việt Cộng, có biệt danh là Apache. Cuộc đụng độ giữa hai tay súng bắn tỉa này diễn ra trong khu vực Đồi 55, thuộc B5, Cao Nguyên Trung Phần Việt Nam, vào năm 1968.
Khi đó, tin tình báo quân sự Hoa Kỳ xác định tên nữ xạ thủ cộng phỉ bắc việt có biệt danh “Apache” là mục tiêu số một cần phải phải bị tiêu diệt. Cái tên Apache này, tên cộng phỉ gái ác độc, bệnh hoạn, và khát máu nầy thích tra tấn tù binh Hoa Kỳ và VNCH một cách dã man, và thường để cho họ mất máu đến chết. Sở thích của y thị là cắt mí mắt của tù binh Mỹ để làm thành tích và kỷ niệm. (Sài Gòn trong tôi/ BV/ Nguyễn Phúc An Sơn)
Cuộc đụng độ giữa Lông Trắng và tên nữ xạ thủ cộng phỉ Apache
Gần đây, đài truyền hình History Channel có phát đi một phim tài liệu tựa đề “Bắn tỉa: Những nhiệm vụ chết người nhất (Sniper: Deadliest missions) thông qua những lời tường thuật của tay xạ thủ khét tiếng Hoa Kỳ là Carlos Hathcock, và Đại Úy Edward James Land.
Phim tài liệu chủ yếu nói về cuộc đụng độ nguy hiểm giữa tay súng bắn tỉa Hathcock “Lông Trắng” với một tên nữ xạ thủ bắn tỉa cộng phỉ, có biệt danh là Apache, xảy ra vào năm 1968 ở Đồi 55 (Hill 55) còn gọi là Núi Đất, phía Tây Nam Đà Nẵng, tỉnh Quảng Nam, là khu B5 của bọn cộng phỉ.
Ngọn đồi 55 có vị trí chiến thuật, kiểm soát được cả một vùng chung quanh, nên TQLC Hoa Kỳ mở cuộc hành quân chiếm lấy. Bọn cộng phỉ bắc việt chôn mìn dầy đặc cả khu vực để bảo vệ an toàn khu của bọn chúng. Tuy nhiên, TQLC Hoa Kỳ, với sự yểm trợ của Tiểu Đoàn 3 Công Binh Hoa Kỳ, đã phá hủy bãi mìn và tiến chiếm ngọn đồi vào đầu tháng 1 năm 1966.
Sau đó, Sư Đoàn 1 Bộ Binh đã đặt những khẩu đại bác 105mm trên căn cứ đó, đồng thời, Đại Úy Edward James Land, điều khiển một tổ bắn tỉa, với xạ thủ trứ danh là Carlos Hathcock, để bảo vệ căn cứ trên ngọn đồi. (Sài Gòn trong tôi/ BV/ Nguyễn Phúc An Sơn)
Cuộc đụng độ sinh tử
Ngoài việc treo giải thưởng 30,000 đồng cho cái đầu của Lông Trắng, bọn phỉ quyền Hà Nội còn điều một tổ bắn tỉa vào mặt trận B5, do tên tướng Hoàng Minh Thảo chỉ huy. Tổ bắn tỉa của bọn cộng phỉ có nhiệm vụ triệt hạ xạ thủ Lông Trắng.
Ngày 1-5-1968, Bộ Tư Lệnh B5 cộng phỉ ra lịnh cho trung đoàn 27 bao vây căn cứ Mỹ trên ngọn đồi 55. Một trung đội cộng phỉ được giao nhiệm vụ tổ chức công sự, đào giao thông hào chiến đấu để quấy rối đơn vị Hoa Kỳ trong khi chờ đợi Hà Nội điều một tổ lính bắn tỉa vào. Nhiệm vụ của trung đội cộng phỉ này là vừa gây tiếng nổ quấy phá, vừa bảo vệ tổ bắn tỉa, cách căn cứ Mỹ khoảng 1 km.
Ngày 10-5-1968, tổ bắn tỉa từ Hà Nội vào đến nơi. Tổng cộng có năm tay súng bắn tỉa với 5 khẩu súng trường do Hungary sản xuất, đã vào vị trí ở suối Lăng Gô. Bọn cộng phỉ đào công sự chiến đấu dưới những bụi tre trụi lá vì bom khai quang. (Sài Gòn trong tôi/ BV/ Nguyễn Phúc An Sơn)
Về phía Hoa Kỳ, sau khi biết tin bọn phỉ quyền Hà Nội đưa đội bắn tỉa vào Nam, thì tất cả các xạ thủ bắn tỉa của Hoa Kỳ đều được lệnh mang lông trắng trên mũ, để đánh lừa bọn cộng phỉ. Việc làm nầy, tuy vậy, cũng có phần nguy hiểm, và có thể đe dọa đến tính mạng của những người mang lông trắng, vì lông trắng là mục tiêu hàng đầu mà bọn xạ thủ cộng phỉ đều được lệnh phải tiêu diệt. Hôm đó, Hathcock và trợ thủ là John Roland Burke, bị bọn xạ thủ cộng phỉ theo dõi và bám sát ở khu vực Đồi 55.
Sau khi vào vị trí và quan sát, theo dõi một thời gian, Hathcock nhìn thấy một tia sáng, phản chiếu do ánh mặt trời, phát ra từ một ống nhắm sau một bụi tre. Ngay lập tức, Hathcock nhanh tay nhắm đích và bóp cò trước. Viên đạn của Hathcock đi xuyên qua ống nhắm trên thân súng, đi vào mắt tên nữ xạ thủ cộng phỉ, giết chết y thị ngay lập tức ở khoảng cách 500 yards (457m).
Trường hợp nầy cho thấy 2 tay bắn tỉa đã nhắm đúng vào nhau, nhưng trời hại tên cộng phỉ gái ác ôn man rợ, vì tia sáng lóe lên do phản chiếu ánh mặt trời. Dù sao, Hathcock cũng hú hồn, hú vía vì thoát chết trong cái tíc tắc.
Trong cuộc phỏng vấn của John Plaster, Hathcock cho biết: “Chỉ huy tổ bắn tỉa ở Đồi 55, là một tên cộng phỉ nữ ác ôn khát máu có biệt danh là Apache, vì y thị đã có thành tích tra tấn tù binh Mỹ và VNCH man rợ, để cho họ mất máu rồi chết. (Sài Gòn trong tôi/ BV/ Nguyễn Phúc An Sơn)
Thiếu Tá Edward James Land thêm vào: “Tình báo quân sự Mỹ đã xác định, mục tiêu số một phải tiêu diệt, là tên nữ xạ thủ bắn tỉa của bọn cộng phỉ, có biệt danh là Apache, nổi tiếng hung ác về việc tra tấn tù binh một cách tàn bạo và ác độc, giống như bộ lạc sắc tộc da đỏ Apache, tên nữ cộng phỉ ác ôn khát máu này thường hay lột da đầu binh sĩ Mỹ.
Hathcock còn kể rằng, tên nữ xạ thủ cộng phỉ Apache có sở thích bệnh hoạn, ác độc và man rợ là cắt mí mắt của tù binh Mỹ để làm thành tích và kỷ niệm.
Carlos N. Hathcock sinh ngày 20-5-1942 tại Little Rock, Arkansas, là xạ thủ bắn tỉa TQLC/HK, đạt kỷ lục bắn hạ 93 tên phỉ quân cộng sản bắc việt trong Chiến Tranh VN. Bọn cộng phỉ đã treo giải thưởng cái đầu của anh giá 30,000 đồng, một số tiền rất lớn so với những giải thông thường là 2,000 đồng bạc VN trong thời đó. Bọn cộng phỉ gọi Hathcock là “Lông Trắng” vì anh thường cài cái lông trắng trên chiếc mũ ngụy trang.
Hathcock được tưởng thưởng Huy Chương Sao Bạc năm 1996. (Sài Gòn trong tôi/ BV/ Nguyễn Phúc An Sơn)
Tay súng bắn tỉa huyền thoại của TQLC Hoa Kỳ qua đời ngày 22/ 02/ 1999. Khi đó, anh ta mới 56 tuổi.
Những xạ thủ bắn tỉa Hoa Kỳ trong chiến tranh Việt Nam
Vì lý do bí mật quân sự, nhiều xạ thủ bắn tỉa của quân đội Hoa Kỳ đạt nhiều thành tích trong chiến tranh Việt Nam, nhưng không được biết đến; trong đó có Trung Sĩ Adelbert Waldron. Trung Sĩ Adelbert F. Waldron III (14/3/1933-18/10/1995) cũng là một tay súng bắn tỉa cừ khôi của quân đội Hoa Kỳ, phục vụ trong Sư Đoàn 9 Bộ Binh.
Năm 2011, Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ công khai xác nhận kỷ lục của Trung Sĩ Adelbert Waldron đã hạ 109 địch quân trong chiến tranh Việt Nam. Trước đó, trong thời gian chiến tranh Việt Nam, năm 1969, Waldron cũng đã được thưởng hai huy chương về thành tích đã đạt của mình./
(Sài Gòn trong tôi/ BV/ Nguyễn Phúc An Sơn)