TÀU CỌNG TIẾP TỤC GẬM NHẤM BIỂN ĐÔNG

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail

Trung Quốc tiếp tục xây dựng phi pháp ở đá Vành Khăn

Ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc tạo ra những thay đổi cấu trúc trái phép trên đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Công ty Simularity có trụ sở tại Florida, Mỹ cùng đối tác Allsource Analysis công bố báo cáo tháng hai có tiêu đề “Công trình mới trên đá Vành Khăn”, chỉ ra những thay đổi đáng kể tại 7 khu vực của thực thể này. Trung Quốc dường như đã tiến hành các hoạt động xây dựng trái phép vào cuối năm 2020, bất chấp Covid-19.

Khu một tại đá Vành Khăn vào ngày 7/5/2020 và 4/2/2021. Ảnh: Simularity.

Hình ảnh chụp vị trí được Simularity gọi là Khu một cho thấy nó là bãi trống tính đến 7/5/2020. Nhưng một bức ảnh khác chụp khu vực này ngày 4/2/2021 cho thấy “một cấu trúc hình trụ kiên cố đường kính 16 m đã được thi công từ đầu tháng 12/2020”. Simularity đánh giá đây có thể là tháp ăng ten.

Trong khi đó, Khu hai vào ngày 7/5/2020 đầy những cấu trúc hình chữ nhật lớn giống như container hoặc nhà ở. Tuy nhiên, vào ngày 4/2/2021, những cấu trúc này không còn. Thay vào đó, một cấu trúc bê tông với mái vòm xuất hiện, đây có thể là một cấu trúc radar.

Khu 4 và 7 cũng từng có nhiều cấu trúc hình chữ nhật, nhưng chúng đã không còn vào đầu tháng hai. Mặt khác, Khu 5 và Khu 6 “dường như là cấu trúc mới ven biển, có thể được xây dựng từ ngày 22/10 đến ngày 23/11/2020”.

Đá Vành Khăn nằm trong số 7 thực thể thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng phi pháp và bồi đắp trái phép thành đảo nhân tạo. Trung Quốc đã ngang nhiên xây dựng đường băng, cảng neo đậu và triển khai radar tại đây.

Việt Nam nhiều lần lên án hoạt động phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông. Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và căn cứ pháp lý để khẳng định chủ quyền với Trường Sa và Hoàng Sa, phù hợp với luật pháp quốc tế. Mọi hoạt động của các bên tại Trường Sa và Hoàng Sa mà không có sự cho phép của Việt Nam đều vô giá trị.

(Theo ABS-CBN )

Đây là tiến trình xâm chiếm Biển Đông của tàu cọng.

Vừa rồi có tin tàu cọng đưa tàu khảo sát vào Vùng Đặc Quyền Kinh tế EEZ của Việt Nam để lấy mẫu và thử tàu lặn.

Như vậy, bất chấp việc Mỹ cảnh cáo trung cọng về việc gây sức ép với Vncs và các nước khác trên Biển Đông, tàu cọng vẫn tiếp tục “ công việc Quân sự hóa “ và chuẩn bị khai thác trên Biển Đông.

Xin nhắc lại đây Quá trình tàu cọng quân sự hóa khu vực Trường Sa:

TIẾN TRÌNH XÂY ĐẢO NHÂN TẠO CỦA TRUNG QUỐC TẠI TRƯỜNG SA TÍNH ĐẾN 1 THÁNG 3, 2015

CHIẾN LƯỢC CỦA TRUNG QUỐC

Âm mưu khống chế Biển Đông nhất là Trường Sa của Trung Quốc trong mấy năm gần đây rất là rõ ràng từ việc lập thành phố Tam Sa, lập khu vực nhận diện phòng không tại Biển Hoa Đông và sau đó có thể là Biển Đông,

Tiến trình xây dựng các đảo nhân tạo có thể chia ra làm 2 cấp:

– Cấp I: Xây các cơ sở quân sự như bến tàu, cơ sở quân sự, phủ xanh các đảo và đưa dân ra ở. Có thể xây phi trường ngắn hơn 1,000 m cho các phi cơ trực thăng.

– Cấp II: Xây phi trường quân sự từ 1,500 m đến 4,000 m cho các phản lực cơ chiến đấu tùy theo kế hoạch của Trung Quốc và phản ứng của các nước trong vùng.

ĐÁ CHỮ THẬP: Truyền thông Trung Quốc nói nhiều về bãi đá Gạc Ma nhưng về phương diện chiến lược, bãi đá Chữ Thập quan trọng hơn nhiều. Đá này nằm ở vị trí cách biệt với các thực thể khác của quần đảo, nằm về phía tây nam của bãi san hô Tizard (Tizard Bank) thuộc cụm Nam Yết và về phía đông bắc của cụm Trường Sa. Đá Chữ Thập được coi là có giá trị chiến lược quan trọng đối với Trung Quốc do vị trí tương đối biệt lập, không gần bất kỳ nơi nào do các nước khác kiểm soát trong một bán kính 70 km, cách trung tâm chỉ huy lực lượng Việt Nam tại Trường Sa khoảng 110 km, và cách bộ chỉ huy của Philippines khoảng 225 km. Bãi đá Chữ Thập là một rặng san hô hình bầu dục chiều dài tính theo trục Đông bắc-Tây nam là 14 hải lý (25.93 km) và chiều rộng là 4 hải lý (7.4 km); tổng diện tích đạt 110 km². Giáo sư Jin Canrong tại Đại học Nhân Dân Trung Quốc đã tiết lộ với báo Bưu Điện Hoa Nam buổi sáng (South China Morning Post) rằng một kế hoạch xây đảo nhân tạo tại Đá Chữ Thập đã được đệ trình lên chính phủ Trung Quốc. Hòn đảo nhân tạo này sẽ có diện tích gấp đôi căn cứ quân sự Diego Garcia rộng 4.4 km² của Mỹ tại Ấn Độ Dương. Không ảnh của khu vực được công bố ngày 25/9/2014 trên trang web của DigitalGlobe, một công ty ảnh vệ tinh thương mại của Mỹ, cho thấy là Trung Quốc đã gia tăng diện tích Đá Chữ Thập lên hơn 11 lần, từ 0.08 km² lên thành 0.96 km², biến bãi đá nhỏ này thành một thực thể địa lý còn lớn hơn cả đảo Ba Bình (Itu Aba Island: 0.46 km²) mà Đài Loan đang chiếm đóng dưới tên gọi Thái Bình và việc cải tạo vẫn còn tiếp diễn. Việc mở rộng bãi đá Chữ Thập được đẩy nhanh hơn dự kiến – giáo sư chuyên nghiên cứu quan hệ quốc tế tại Đại học Nhân dân Bắc Kinh nhận định.

ĐÁ GẠC MA: Đá Gạc Ma, cách bãi đá Chữ Thập khoảng 85 hải lý về phía Đông, có một vị thế chiến lược quan trọng. Hình ảnh vệ tinh chụp từ tháng ngày 14/01/2015 cho thấy Bắc Kinh đã bồi đắp đảo Đá Gạc Ma (Johnson South Reef hay Mabini Reef), mà Trung Quốc chiếm của Việt Nam năm 1988, thành một đảo có diện tích lớn gấp 200 lần so với diện tích ban đầu. Trang mạng WantChinaTimes của Đài Loan ngày 24/02/2015, đã cho biết thông tin nói trên, trích dẫn tuần báo quốc phòng của Anh, Jane’s Defence Weekly. Theo tuần báo này, hình ảnh vệ tinh chụp ngày 14/01/2015 do công ty Airbus Defence & Space cung cấp cho thấy Đá Gạc Ma, thuộc quần đảo Trường Sa, nay có diện tích 75 ngàn m², trên đó có một công trình rất lớn đang được xây dựng. Diện tích đảo hiện nay lớn gấp 200 lần so với cách đây 10 năm, vì hình ảnh vệ tinh chụp vào ngày 01/02/2004 cho thấy đảo này lúc mới được bồi đắp chỉ có diện tích 380 m².

CÁC VỊ TRÍ KHÁC: Trung Quốc cũng đang bồi đắp 3 đảo khác chiếm của Việt Nam là Đá Châu Viên (Cuateron Reef), Đá Tư Nghĩa (Hughes Reef) và Đá Ga Ven (Gaven Reef). Hai đảo này được bồi đắp và cải tạo gần giống nhau, cho thấy Trung Quốc đã đề ra một khuôn mẫu chung cho các cơ sở sẽ được xây dựng trên đây. Ví dụ, bãi đá Đá Tư Nghĩa, được thiết kế như một pháo đài, vừa có bãi đáp trực thăng, vừa có cầu tàu cho chiến hạm cập bến. Kiến trúc tương tự cũng được ghi nhận trên các đảo khác.

Ngoài ra, Trung Quốc đang phát triển nhiều cảng nổi để hỗ trợ cho quá trình cải tạo các đảo nhân tạo ở quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa theo hãng tin IHS Jane’s dẫn lời quan chức từ Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Tàu biển Trung Quốc (CSSRS).

 

Và bây giờ là tiếp tực công việc theo kế hoạch trên đá Vành Khăn.

 

Còn csVN nói rằng:

Việt Nam nhiều lần lên án hoạt động phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông. Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và căn cứ pháp lý để khẳng định chủ quyền với Trường Sa và Hoàng Sa, phù hợp với luật pháp quốc tế. Mọi hoạt động của các bên tại Trường Sa và Hoàng Sa mà không có sự cho phép của Việt Nam đều vô giá trị.

Vì sách lược 4 Không: “ Không đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng vũ lực trong bang giao Quốc tế “ nghĩa là chỉ nói miệng tài thì làm thế nào gìn giữ CHỦ QUYỀN QUỐC GIA cho được?!

Còn nói bằng cớ về chủ quyền thì đây:

 

Hoàng Sa – Trường Sa thuộc Chủ Quyền Bất Khả Tranh Cải của Việt Nam

 

Trích: ” Paris: Tin vui cho Việt Nam: Lần đầu tiên từ lâu truyền thông Việt về Biển đảo HS/TS đươc công luận & báo chí Pháp và UNESCO tích cực ủng hộ chiếu tướng BK !! // Bưu Chính Pháp phát hành Bộ Tem cò Biển đảo VN // Pháp đang tăng cường… ” ( Thaison Nguyen )

 

Để đáp lời Giáo sư Thaison Nguyen, xin gởi lại một bản sưu khảo và một bài ca xác quyết: ” Hoàng Sa – Trường Sa thuộc Chủ Quyền Bất khả Tranh cải của Việt Nam. “

 

Nhật ký Biển Đông Hoàng Sa – Trường Sa hai mảnh Việt Nam trôi dạt trên biển Đông

Lịch sử Hoàng Sa thời Chúa Nguyễn và Nhà Nguyễn

Bản đồ Đông Nam Á do người phương Tây vẽ năm 1606, Hoàng Sa (Pracel) được ghi thuộc Champa tại vị trí trong đất liền giữa Cinoa (Thuận Hóa) và Champa là Cofta de Pracel (bằng tiếng Latin).

Quần đảo Hoàng Sa (Paracel), với tên gọi “Baixos de Chapar ou de Pulls Scir“, tức là Bãi cát Chămpa (bãi đá ngầm), nằm trong Vịnh Cochinchine (Golfe de la Cochin Chine), phần phía đông bắc của bản đồ khu vực Đông Nam Á do Jean-Baptiste Nolin (1657-1708) vẽ xong năm 1687.

Quần đảo Hoàng Sa (Isles Pracel) cùng với tên gọi “Baixos de Chapar de Pullo Scir“, trong bản đồ của Joachim Ottens (1663 – 1719) vẽ xong năm 1710.

Bản đồ Đàng NgoàiViệt Nam(Ton Kin), Đàng TrongViệt Nam (Cochin Chin) cùng quần đảo Hoàng Sa (le Paracel) (có cùng một cách tô đường viền màu xanh dương nhạt), Lào(Laos), Trung Hoa(Chine) cùng đảo Hải Nam(Hainam I.), năm 1771. Trong bản đồ gốc cương vực Vương quốc Trung Hoađược giới hạn bằng đường viền màu vàng và không bao gồm quần đảo Hoàng Sa (le Paracel).

Bản đồ đường qua xứ Quảng Namthời Lê trung hưng, theo Thiên Nam lộ đồ vẽ lại năm 1741(bản sao chép của Dumoutier). Bãi cát vàng (鐄葛?) trên bản đồ tức là Hoàng Sa

Hoàng Sa (phía dưới, bên trái, ghi là “Bãi Cát Vàng”), trong tập Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư do Đỗ Bá biên soạn năm Chính Hòa thứ 7 (1686) đời Lê Hy Tông

Bản đồ Biển Đôngcủa Robert Sayer (1725-1794), nhà xuất bản Luân đôn in năm 1791 ghi chú là:Paracel Bank (quần đảo Hoàng Sa) vẽ theo Dự thảo Hàng hải chỉ nam của xứ An Nam (Cochin China Đàng Trong) năm 1764.

Các quần đảo Hoàng Sa (黄沙) và Trường Sa (tức Vạn lý Trường Sa,萬里長沙) được thể hiện trong Đại Nam nhất thống toàn đồ(năm 1834-1840).

Bản đồ Paracels Islands (Hoàng Sa) một phần của CochinChine (Vương quốc An Nam) năm 1827.

Quần đảo Hoàng Sa trên bản đồ của Đức năm 1876 vẽ vùng Viễn Ấn Hinter-Indienvới lời ghi rõ quần đảo thuộc xứ “Annam”

Châu bản triều Nguyễn(阮朝硃本) về việc xây đền thờ ở Hoàng Sa(黄沙寺) của đội Hoàng Sa do Phạm Văn Nguyên (笵文原) chỉ huy, (Văn bản soạn ngày 13 tháng 7 âm lịch năm Ất Mùi, Minh Mạng 16, tức ngày 5 tháng 9 năm 1835).

Châu bản triều Nguyễn về thực thi chủ quyền ở Hoàng Sa (黄沙), ngày 13 tháng 7 năm Đinh Dậu niên hiệu Minh Mạngthứ 18 (ngày 13 tháng 8 năm 1837).

Những người đánh cá Việt Nam sống trên các đảo tuỳ theo mùa nhưng từ bao giờ thì không thể xác định được. Những người đánh cá từ các quốc gia láng giềng khác nhau thường xuyên lui tới đảo này trong hàng thế kỉ và những người đi biển có nguồn gốc ở xa hơn (người Ấn ĐộẢ RậpBồ Đào NhaTây Ban NhaHà Lan) đã biết và nói về các đảo này từ lâu.[8]Trong số đó, có các nhà hàng hải Pháp xuống tàu từ cảng La Rochelle, ngày 7 tháng 3 năm 1568cùng với các nhà bác học dòng Tên đi Viễn Đông đã đến Hoàng Sa.[9]

Đầu thế kỉ 17Chúa Nguyễntổ chức khai thác trên các đảo. Đội Hoàng Sa và Đội Bắc Hải có nhiệm vụ ra đóng ở hai quần đảo, mỗi năm 8 tháng để khai thác các nguồn lợi: đánh cá, thâu lượm những tài nguyên của đảo và những hoá vật do lấy được từ những tàu đắm. Theo Phủ biên tạp lục(1776) của Lê Quý Đônthì: “Phủ Quảng Ngãi huyện Bình Sơncó xã An Vĩnh ở gần biển, ngoài biển về phía Đông Bắc có nhiều cù lao, các núi linh tinh hơn 130 ngọn, cách nhau bằng biển, từ hòn này sang hòn kia phải đi một ngày hoặc vài canh thì đến. Trên núi có chỗ có suối nước ngot. Trong đảo có bãi cát vàng dài, ước hơn 30 dặm, bằng phẳng rộng lớn, nước trong suốt đáy… Các thuyền ngoại phiên bị bão thường đậu ở đảo này. Trước họ Nguyễnđặt đội Hoàng Sa 70 suất, lấy người xã An Vĩnhsung vào, cắt phiên mỗi năm cứ tháng 2 nhân giấy sai đi, mang lương đủ ăn 6 tháng, đi bằng 5 chiếc thuyền câu nhỏ, ra biển 3 ngày 3 đêm thì đến đảo ấy. Ở đây tha hồ bắt chim bắt cá mà ăn. Lấy được hóa vật của tàu ([nước ngoài bị đắm vì bão]),… Đến kỳ tháng 8 thì về, vào cửa Eo, đến thành Phú Xuânđể nộp,… Họ Nguyễn đặt đội Bắc Hải, không định bao nhiêu suất, hoặc người thôn Tứ Chính ở Bình Thuận, hoặc người xã Cảnh Dương, ai tình nguyện đi thì cấp giấy sai đi,…, cho đi thuyền câu nhỏ ra các xứ Bắc Hải, cù lao Côn Lôn và các đảo ở Hà Tiên,…, cũng sai cai đội Hoàng Sa kiêm quản… Hoàng Sa gần phủ Liêm Châu đảo Hải Nam, người đi thuyền có lúc gặp thuyền cá Bắc Quốc,…”.[10]Lịch triều hiến chương loại chíviết: “Xã An Vĩnh, huyện Bình Dương ở gần biển. Ngoài biển, phía Đông Bắc có đảo [Hoàng Sa] nhiều núi linh tinh, đến hơn 130 ngọn núi. Đi từ núi [chính] ra biển ([tức sang các đảo khác]) ước trừng một vài ngày hoặc một vài trống canh. Trên núi có suối nước ngọt. Trong đảo có bãi cát vàng, dài ước 30 dặm, bằng phẳng rộng rãi… Các đời chúa[Nguyễn] đặt đội Hoàng Sa 70 người, người làng An Vĩnh, thay phiên nhau đi lấy hải vật. Hàng năm, cứ đến tháng 3, khi nhận được lệnh sai đi, phải đem đủ 6 tháng lương, chở 5 chiếc thuyền nhỏ ra biển, 3 ngày 3 đêm mới đến đảo ấy ([tức Hoàng Sa])… Đến tháng 8 thì đội ấy lại về, vào cửa Yêu Môn (tức cửa Thuận An) đến thành Phú Xuân, đưa nộp.”[11]

Năm 1686: (năm Chính Hòathứ 7) Đỗ Bá Công biên soạn Thiên Nam Tứ chí Lộ Đồ Thư trong Hồng Đức Bản Đồ hay Toản Tập An Nam Lộ trong sách Thiên Hạ Bản Đồ. Tấm bản đồ trong Thiên Nam Tứ Chí Lộ Đồ được vẽ theo bút pháp đương thời với lời chú rất rõ ràng: “Giữa biển có một dải cát dài gọi là Bãi Cát Vàng (Hoàng Sa) dài tới 400 dặm… Họ Nguyễn mỗi năm và cuối mùa Đông đưa 18 chiếc thuyền đến đấy lấy hàng hoá, được phần nhiều là vàng bạc, tiền tệ, súng đạn…”, còn bản đồ vẽ trong Toản Tập An Nam Lộ thì ghi chú rất rõ địa danh Bãi Cát Vàng trên biển khơi phía trước của những địa danh trên đất liền như các cửa biển Đại Chiêm, Sa Kỳ, Mỹ Á, phủ Quảng Nghĩa và các huyện Bình Sơn, Chương Nghĩa, Mộ Hoa.

Năm 1695: nhà sư Thích Đại Sán(1633– 1704, hiệu Thạch Liêm, quê ở tỉnh Giang TâyTàu, đến Phú Xuântheo lời mời của chúa Nguyễn Phúc Chu) đã nhắc đến địa danh “Vạn lí Trường Sa” ngoài Biển Đông (ám chỉ quần đảo Hoàng Sa[12][13]) trong quyển 3 của tập sách Hải ngoại kỉ sự. Trích một đoạn sách do Nguyễn Phương và Nguyễn Duy Bột (Viện đại học Huế – Ủy ban Phiên dịch Sử liệu Việt Nam, 1963) dịch: “Khách có người bảo: mùa gió xuôi trở về Quảng Đôngchừng vào độ nửa tháng trước sau tiết lập thu; chừng ấy, gió tây nam thổi mạnh, chạy một lèo gió xuôi chừng bốn năm ngày đêm có thể đến Hổ Môn. Nếu chờ đến sau mùa nắng, gió bấc dần dần nổi lên, nước chảy về hướng đông, sức gió nam yếu, không chống nổi dòng nước chảy mạnh về đông, lúc ấy sẽ khó giữ được sự ổn tiện vậy. Bởi vì có những cồn cát nằm thẳng bờ biển, chạy dài từ đông bắc qua tây nam; đống cao dựng đứng như vách tường, bãi thấp cũng ngang mặt nước biển; mặt cát khô rắn như sắt, rủi thuyền chạm vào ắt tan tành; bãi cát rộng cả trăm dặm, chiều dài thăm thẳm chẳng biết bao nhiêu mà kể, gọi là Vạn lí Trường Sa, mù tít chẳng thấy cỏ cây nhà cửa; Nếu thuyền bị trái gió trái nước tất vào, dầu không tan nát, cũng không gạo không nước, trở thành ma đói mà thôi. Quãng ấy cách Đại Việt bảy ngày đường, chừng bảy trăm dặm. Thời Quốc vương trước, hằng năm sai thuyền đánh cá đi dọc theo bãi cát, lượm vàng bạc khí cụ của các thuyền hư tất vào. Mùa thu nước dòng cạn, chảy rút về hướng đông, bị một ngọn sóng đưa đi thuyền có thể trôi xa cả trăm dặm; sức gió chẳng mạnh, sợ có hiểm hoạ Trường Sa.”[13][14]

Năm 1698: Quần đảo trở nên nổi tiếng trong các biên niên sử hàng hải với vụ đắm tàu Amphitrite dưới thời vua Louis XIVtrong khi đi từ Pháp sang Tàu.[15]

Năm 1753: Có 10 người lính của Đội Bắc Hải đến quần đảo Trường Sa: 8 người xuống đảo, còn 2 người thì ở lại canh thuyền. Thình lình cơn bão tới và thuyền bị trôi dạt đến cảng Thanh Lan của Tàu. Chính quyền Trung Hoa cho điều tra, và khi biết các sự kiện, đã cho đưa 2 người lính Việt Nam về. Lê Quý Đôn viết: “Tôiđã từng thấy một đạo công văn của quan chính đường huyện Văn Xương Quỳnh Châu gửi choThuận Hóanói rằng: năm Càn Longthứ 18 (1753), có 10 tên quân nhân xã An Vĩnh tổng Cát Liềm huyện Chương Nghĩa phủ Quảng Ngãinước An Nam, một ngày tháng 7 đến Vạn lý Trường Satìm kiếm các thứ, có 8 tên lên bờ tìm kiếm, chỉ để 2 tên giữ thuyền, bị gió đứt dây thuyền, giạt vào Thanh Lan cảng, quan ở đấy xét thực, đưa trả về nguyên quán…“.[10][16]

Năm 1816: Vua Gia Longchính thức chiếm hữu đảo, ra lệnh cắm cờ trên đảo và đo thuỷ trình.[17]

Hai trang sách Đại Nam Thực lục Chính biên (大南實錄), bằng chữ Hán do Quốc sử quán triều Nguyễnbiên soạn, viết về việc Nhà Nguyễn Việt Nam chính thức xác lập chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa với tư cách là một quốc gia, gồm: 01 trang ở Đệ nhất kỷ quyển 52 và 01 trang ở Đệ nhị kỷ quyển 122.

Năm 1835: Vua Minh Mạngcho xây đền, đặt bia đá, đóng cọc, và trồng cây. Đội Hoàng Sa và Đội Bắc Hải được trao nhiều nhiệm vụ hơn: khai thác, tuần tiễu, thu thuế dân trên đảo và nhiệm vụ biên phòng bảo vệ hai quần đảo. Hai đội này tiếp tục hoạt động cho đến khi người Pháp vào Đông Dương.

Năm 18471848