TẬP CẬN BÌNH: CON CÓC MUỐN LÀM CON BÒ !

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail

Máy bay ném bom H-6K của Trung Cộng 

Những yếu tố cần thiết về quân sự không có mà  Tập Cận Bình không có mà muốn làm bá quyền thế giới… Tập đang hoang tưởng.

1) Không quân Trung Cộng còn kém:

Ngày 22/11 khi tập trận chung với Nga tên biển Tây Thái Bình Dương Trung Cộng đã điều động 4 máy bay ném bom tối tân H-6K do Bắc Kinh biến chế tập trận chung với 2 máy bay TU-95 của Nga. Theo tờ South China Morining Post (SCMP) thì các chuyên gia quân sự nhận định rằng trong cuộc tập trận chung này Trung Cộng đã để lộ những nhược yếu của máy bay ném bom của Trung Cộng và chắc chắn sẽ hạn chế tham vọng của Bắc Kinh.

Máy bay ném bom H-6K của Trung Cộng lộ điểm yếu khi tuần tra chung với Nga.

Trong một bản chi tiết các chuyên viên quân sự không quân cho biết so với các máy bay ném bom của Nga, máy bay ném bom Trung Cộng bị giới hạn ở tầm bay xa. Sự tương phản này sẽ ảnh hưởng đến khả năng tác chiến của không quân Trung Cộng. Hiện nay Trung Cộng có từ 160-180 máy bay ném bom H-6 được xem như là tối tân nhất của không quân Bắc Kinh.

H-6 này chỉ có tầm hoạt động 6,000 km, không tiếp tế nhiên liệu trên không được. Chỉ có một số ít máy bay đời H-6N có thể tiếp nhiên liệu trên không. Đây là bất lợi trong việc hoạt động tầm xa, không quân của TC chưa ra khỏi đất liền làm sao mà đòi chinh phục mặt biển “Vành Đai và Con Đường”.

Trong khi Tu-95 của Nga là máy bay ném bom chiến lược, có trang bị hệ thống phóng hỏa tiễn. Tu-95 có tầm bay đến 15000 km.

Máy bay ném bom thuộc thế hệ cũ

Jon Grevatt, nhà phân tích quốc phòng châu Á-Thái Bình Dương nhận định, những hạn chế về tầm bay và trọng tải của máy bay ném bom H-6 của Trung Cộng sẽ làm “sức mạnh” không quân của Trung Cộng không đáng lo ngại.

“H-6 cũng nhái lại một loại máy bay cũ của Nga Tu-16 Barsuk, loại này được không quân Nga đưa vào hoạt động từ những năm 1950. Mặc dù Trung Cộng đã chế biến, song máy bay vẫn thuộc thế hệ cũ. Chúng không thể tiếp nhiên liệu để bay xa hay chở khối lượng vũ khí giống như máy bay ném bom của Nga và Mỹ

2) Hải quân Trung Cộng còn kém so với Đài Loan

Tàu ngầm của Trung Cộng

Theo CNN, một kế hoạch thành lập hạm đội tàu ngầm của Đài Loan mà Tổng Thống Thái Anh Văn đã công bố “cột mốc lịch sử mới về ý định thành lập hạm đội tàu ngầm diesel-điện hiện đại, nhằm thể hiện sức mạnh ý chí của hòn đảo này”.

Phó Giám đốc Chương trình Nghiên cứu An ninh tại Đại học Massachusetts, Owen Cote cho biết, Đài Loan sẽ có nhiều thuận lợi hơn khi sử dụng các tàu ngầm đối phó lại hạm đội Trung Cộng.

Khả năng chống tàu ngầm của Trung Cộng rất yếu, đồng thời điều kiện âm thanh ở những vùng nước cạn và ồn ào này (biển Đài Loan) là vô cùng khó khăn ngay cả đối với các loại vũ khí chống tàu ngầm tôi tân của Nhật Bản và Mỹ”. Còn Trung Cộng thì rất kém về khả năng chống tàu ngầm.

Theo kế hoạch của Đài Loan, ở giai đoạn đầu họ sẽ chế tạo 8 tàu ngầm, một trong số đó đã được đóng tại nhà máy ở Cao Hùng. Theo dự kiến, các cuộc thử nghiệm trên biển của tàu ngầm Đài Loan sẽ bắt đầu vào năm 2025. Hoa Kỳ sẵn sàng chuyển ngư lôi Mark 48 cho Đài Bắc để trang bị cho tàu ngầm này.

Phóng viên người Mỹ Brad Landon cho rằng, hạm đội tàu ngầm tối tân của Đài Loan có thể ngăn chặn cuộc tấn công của Trung Cộng, giữ cho Đài Loan an toàn trong nhiều thập niên.

Nguồn tin khác về quốc phòng dấu tên cho biết: Các tàu ngầm trong tương lai của Đài Loan sẽ trở thành các vũ khí tàng hình trên biển. Các tàu ngầm này sẽ sử dụng động cơ diesel-điện với độ ồn thấp và rất chạy rất êm. Ngoài ra chúng sẽ được trang bị thêm các phương tiện không người lái hoạt động dưới nước. Sự chọn lựa này rất thông minh vì nó tiết kiệm ngân sách, dễ chế tạo và rất phù hợp với phòng thủ trên eo biển đôi bờ Đài-Trung. Còn dùng tàu ngầm hạt nhân không cần thiết và rất tốn kém nó sử dụng chạy lâu ngày dưới lòng biển không cần tiếp tế nhiên liệu.

3) Xe tăng mới chế Type-15 kém xa khi lâm trận với Ấn Độ?

Xe tăng Type-15 mới chế của Trung Cộng bị nhiều trục trặc kỹ thuật

Theo Topwar, quân đội Trung Cộng tiến hành các cuộc diễn tập quân sự ở vùng giáp ranh khu vực tranh chấp Ladakh với Ấn Độ, với sự tham gia của xe tăng Type-15.

Xe tăng Type-15 Đây là loại xe tăng nhẹ hoạt động ở địa hình đồi núi. Trọng lượng của xe tăng Type-15 chứa khoảng 36 tấn. Động cơ 1,000 mã lực, điều khiển điện tử. Chạy nhanh 70 km/h, khả năng di động giảm ở địa hình đồi núi.

Cuộc diễn tập xe tăng của quân đội Trung Cộng thu hút sự chú ý của New Delhi. Các phương tiện truyền thông Ấn Độ, Trung Cộng đang tổ chức nhiều cuộc tập trận ở khu vực giáp Ladakh và các vùng phụ cận.

Ladakh hiện là khu vực tranh chấp, nơi các cuộc đụng độ giữa quân nhân Ấn Độ và Trung Cộng diễn ra từ vài tháng trước. Quân đội Ấn Độ cũng đã điều động xe tăng T-72 và T-90 hiện được cho là có ưu thế do Nga đến vùng đồi núi Ladakh.

Trong chiến tranh chờ lúc lâm trận mới chế vũ khí là không bao giờ có sự chiến thắng, thiếu tầm nhìn xa trông rộng và luôn đi sau người khác.

Nhìn ba mặt chiến lược về chiến tranh:  không quân, hải quân, thiết giáp quyết định chiến trường thì Bắc Kinh rất yếu, không biết trông người, trông mình vì vậy cho nên đánh đâu thua đó.  Từ một đảo quốc nhỏ bé Đài Loan, Ấn Độ…

4) Không thể thành cường quốc mà muốn làm chủ thế giới! Trung Cộng thúc đẩy tham vọng về chiến lược toàn cầu.

Với vũ khí như vậy, sợ rằng Trung Cộng không đủ sức phòng thủ an ninh cho TC thì làm sao Bắc Kinh có đủ tư cách đối đầu với Mỹ, Pháp, Anh, Nhật và các đồng minh trên các chiến trường Biển Đông.

Quả thật người ta nói “con cóc mà muốn làm con bò” thì rất phù hợp với Tập Cận Bình hiện nay. Trung Cộng bé như con cóc nhưng muốn phình bụng lớn để làm con bò đòi làm bá quyền thế giới.

Trung Cộng “con cóc muốn làm con bò”

Theo tờ Hoàn Cầu Thời Báo (Global Times) Ngày 26/12/2020 Trung Cộng sửa đổi luật phòng thủ quốc gia, nhằm thúc đẩy chính sách đối ngoại ưu tiên của nước này về chiến lược an ninh toàn cầu.

Theo đó, luật sửa đổi trên dự kiến ​​sẽ có hiệu lực vào ngày 1/1/2021, sau khi Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (cơ quan lập pháp cao nhất của Trung Cộng) thông qua. Thông tin trên được Tân Hoa Xã công bố vào ngày 26/12.

Giới chuyên viên trên thế giới lại bình luận loạn xạ cho rằng Bắc Kinh không chỉ quan tâm đến lợi ích quốc gia, mà còn của các quốc gia khác (sic)! Và một chính sách đối ngoại ưu tiên của Bắc Kinh là nhằm “giữ hòa bình thế giới” vào thời điểm mà các thế lực xấu cố gắng phá hủy. Trên thực tế, đây là lí do và cách thức mà Trung Cộng sẽ thúc đẩy mạnh mẽ chiến lược bá quyền của mình.

Trong khi đó, đại diện Cục Lập Pháp Quân Ủy Trung Ương Trung Cộng nhấn mạnh, Bắc Kinh thực hiện chính sách mang tính chất phòng thủ và sẽ tích cực thúc đẩy hợp tác quân sự quốc tế, chống lại các hành động xâm lược và bành trướng.

Theo luật quốc phòng sửa đổi, mọi người dân Trung Cộng đều phải tham gia bảo vệ tổ quốc. Tất cả các tổ chức chính trị, các nhóm dân sự, doanh nghiệp sẽ tham gia hỗ trợ phát triển quốc phòng.

Nhà bình luận Trung Cộng Song Zhongping cho rằng Bắc Kinh cần tăng cường khả năng quốc phòng của mình, bao gồm cả các mục tiêu ở nước ngoài. Điều này sẽ cho phép Trung Cộng đảm nhận trách nhiệm về an ninh khu vực và toàn cầu. Đồng thời, điều này sẽ giúp Bắc Kinh tăng cường ảnh hưởng quân sự trên trường quốc tế.

Đó là cách bào chửa cho tham vọng bá quyền “Vành Đai, Con Đường” của Tập Cận Bình và đảng Cộng Sản Tàu.

Nhưng tiết thay chỉ là “con cóc mà muốn làm con bò” – thùng rỗng kêu to

Lê Hoành Sơn