TÂM THƯ: CHỮ NGHĨA TIẾNG VIỆT (Hoài Nam)

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail
Open photo
Bấy lâu nay, nỗi băn khoăn lo ngại về việc dùng từ của bọn Cọng sản Việt Nam cứ ray rứt trong lòng của mọi người. Sợ rằng nền văn hóa cổ truyền của cha ông chúng ta để lại sẽ bị hủy hoại bởi bọn Việt Cọng rừng rú thất học này.
Nói về vấn đề ngu muội trong việc sử dụng từ ngữ của tập đoàn CSVN, thật ra vô cùng vô tận, không sao kể hết. Có nhiều nhà Ngôn ngữ học Việt Nam đã không ngừng lên tiếng chỉ trích vấn đề này mà chúng ta cũng đã từng nghe thấy.
Kể từ 1975, CSVN nhồi nhét vào đầu óc thế hệ trẻ ở nhà trường cái chủ nghĩa quái thai vô đạo, do vậy mới làm cho nền văn hóa Việt Nam bị băng hoại dần dà đến cỡ hết chỗ khó bề phục hưng. Ðiều này ai cũng đang thương tâm lưu ý.
Ðã thế, tại hải ngoại, nay cũng có nhiều bậc trí thức (không biết vì vô tình lỡ ấn sai nút bàn phím, hay là cố ý) đang sử dụng chữ nghĩa lạ lùng có tính cách “thêm mắm thêm muối” nên trở thành lặp tự tối nghĩa. Tôi cứ đắn đo hoài, không biết có nên nói ra hay không.
Nhưng nếu không nói, thì với kiểu này, dần dà đi đến thói quen “xưa bày nay làm” chắc sẽ dẫn đến nhiều điều lộn xộn, phiền toái về sau. Do đó, tôi đành phải lên tiếng. Xin qúy tri thức giả niệm tình thông cảm nếu có điều gì xúc phạm. Sau đây là một vài từ ngữ thường hay thấy:
Chữ “Trình bày” thì lại viết là “Trình bầy”.
Chữ “Dạy dỗ, Thầy dạy” thì viết là “Dậy dỗ, Thầy dậy”.
Chữ “Bề dày” thì lại viết là “Bề dầy”.
Chữ “Tàu bè” thì viết là “Tầu bè”. “Chau mày” thì viết là “châu mầy”.
Chữ “Ðày đọa” thì lại viết “Ðầy đọa”.
Chữ “Nhạy cảm, nhạy bén” thì viết là “Nhậy cảm, nhậy bén”.
Chữ “Lay động” thì lại viết là “Lây động”.
Chữ “Nhảy dù” thì viết là “Nhẩy dù”.
Chữ “Bay nhảy, Dạ dày” thì viết là “Bây nhẩy, Dạ dầy”.
V.v. và v.v
Tóm lại, những từ có nguyên âm “a”, qúy vị sửa lại thành “â”, nhưng thật ra chẳng thêm nghĩa gì mới lạ cả, để dẫn đến sai, luộm thuộm và tối nghĩa. Thật kỳ lạ hết sức!
Thiết nghĩ, trong cách phát âm, tùy theo dân sinh trưởng ở miền, địa phương nào thì nói giọng của miền hoặc địa phương ấy. Nhưng khi viết là phải viết cho đúng chữ. Chẳng hạn, người Sài Gòn phát âm “Tôi đi dề”, nhưng không khi nào viết “Tôi đi dề”; mà chỉ viết “Tôi đi về”!
Ở đây cũng vậy, mặc dù chúng ta phát ngôn có âm thanh “Trình bầy, dậy dỗ” v.v., nhưng khi đặt bút, chúng ta phải viết “trình bày, dạy dỗ” v.v.
Khi đọc những tờ báo của đảng Cọng sản Việt Nam, chẳng ai trong chúng ta không cảm thấy ấm ức trong lòng và không khỏi bồn chồn lo lắng cho nỗi nguy hại hiện đang làm suy sụp nền văn hóa xứ Việt, bởi do cách dịch thuật và sử dụng từ ngữ một cách vô cùng yếu kém của chúng.
Hiện trạng đang bị mục nát, hư hỏng, băng hoại không những về nền văn hóa, mà kể cả các mặt luân lý, đạo đức, thuần phong, mỹ tục, kinh tế, khoa học, kỹ thuật v.v. kể từ khi lũ ác đảng CSVN thống trị hai miền Nam Bắc đã đến mức vô phương cứu chữa. Chúng đã tiêm nhiễm vào đầu óc của bao thế hệ trên đất nước những từ ngữ u mê tối nghĩa qua các phương diện học đường, truyền tin. Vừa qua, tên Hán gian Bùi Hiền đã Hán hóa ngôn ngữ Việt, cũng đủ để chứng minh cho nỗi lo âu của tôi về tiến trình hủy diệt nền văn hóa Việt Nam của đảng Cộng sản là không ngoa.
Kinh tế, khoa học, kỹ thuật thì dễ cải tiến; nhưng về các mặt văn hóa, luân lý, đạo đức, mỹ tục, thuần phong, mỗi khi băng hoại thì quả khó bề phát huy, khó lòng tẩy não! Do vậy, muốn cứu lấy sự băng hoại này, điều kiện cần và đủ là phải tiêu diệt bè lũ ác đảng CSVN.
Xin mở ngoặc để nói thêm rằng, trên đây chỉ mới lo ngại cho sự suy sụp của nền văn hóa cổ truyền xứ Việt mà phải tẩy trừ ác đảng CSVN. Huống chi, tội của chúng đã tăng trưởng đến trăm ngàn lần vì đã mang đất biển, Hoàng Sa, Trường Sa dâng cho kẻ thù truyền kiếp là Tàu Cọng, thì bổn phận và trách nhiệm của mỗi một người con dân Việt là phải cùng góp tay tiêu diệt chế độ vô luân bất đạo này!
Hiện nay, đối với người Việt hải ngoại, đấu tranh trực diện với bè lũ ác đảng CSVN để bảo tồn và cải tiến nền văn hóa quả thật đã quá chua cay rồi. Do đó, nếu chúng ta cứ tiếp tục chấy “Từ ngữ Việt Nam” theo cách thức trên, thì thật rối rắm qúa! Chúng ta nên thận trọng trong vấn đề sử dụng từ ngữ qua cách viết văn của mình.
Nếu cách thức “chấy tự” như kiểu trên cứ tiếp diễn, dần dà nó sẽ trở thành thói quen trong ngôn ngữ. Về sau, bắt buộc những nhà Ngôn ngữ học phải đặt thêm những từ đó vào Tự Điển Tiếng Việt, thiết nghĩ chỉ lủng củng, luộm thuộm, cọng thêm từ mà chẳng thêm nghĩa gì mới.
Kính mong qúy tri thức giả niệm tình nếu lời góp ý này xúc phạm hoặc làm phật lòng qúy vị.
Ða tạ
Hoài Nam